Công tác lễ tân - Cơ quan đại diện ngoại giao
 
Cập nhật đến tháng 01/2014
 
Cập nhật đến tháng 01/2014
 
​Cập nhật đến tháng 01/2014
 
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
Danh sách các Cơ quan Đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự, Cơ quan Đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Việt Nam Cơ quan đại diện ngoại giaoBài viếtDanh sách các Cơ quan Đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự, Cơ quan Đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Việt Nam /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Cập nhật đến 25-12-2019
3/6/2020 16:00NoĐã ban hành

​Bấm vào văn bản đính kèmDANH SACH CO QUAN DAI DIEN NGOAI GIAO.pdf

Hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 88/2012/NĐ-CPPhóng viên báo chíBài viếtHướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 88/2012/NĐ-CP/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA NGHỊ ĐỊNH 88/2012/NĐ-CP
3/6/2020 15:00NoĐã ban hành

1. Cấp phép hoạt động báo chí tại Việt Nam cho phóng viên nước ngoài không thường trú

Tên thủ tục hành chính

Cấp phép hoạt động báo chí tại Việt Nam cho phóng viên

nước ngoài không thường trú

Trình tự thực hiện

- Phóng viên nước ngoài có yêu cầu hoạt động báo chí tại Việt Nam gửi hồ sơ tới Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc các cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện Việt Nam)

- Bộ Ngoại giao thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép (trong trường hợp được chấp thuận) hoặc gửi văn bản thông báo (trong trường hợp không chấp thuận đối với đề nghị của phóng viên).

- Sau khi vào Việt Nam, phóng viên nước ngoài đến cơ quan hướng dẫn phóng viên của Bộ Ngoại giao (Trung tâm Hướng dẫn Báo chí nước ngoài) hoặc một cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy nhiệm để nhận Giấy phép hoạt động báo chí và hướng dẫn hoạt động. 

Cách thức thực hiện- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Vụ Thông tin Báo chí (Bộ Ngoại giao) hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Thành phần hồ sơ

1. Thành phần hồ sơ:

- 01 Đơn đề nghị hoạt động báo chí tại Việt Nam dành cho phóng viên không thường trú được đại diện có thẩm quyền của cơ quan báo chí nước ngoài ký duyệt (theo mẫu 01/BC-BNG ban hành kèm theo Thông tư 06/2012/TT-BNG ngày 10/12/2012 về việc ban hành biểu mẫu triển khai thực hiện một số Điều của Nghị định 88/2012/NĐ-CP).

- 01 bản chụp hộ chiếu của phóng viên nước ngoài.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ bản chính.

Thời hạn giải quyết10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ.

Đối tượng thực hiện

thủ tục hành chính

Phóng viên nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.

Cơ quan thực hiện

thủ tục hành chính

Vụ Thông tin Báo chí (Bộ Ngoại giao)

Kết quả thực hiện

thủ tục hành chính

Giấy phép hoạt động báo chí.
Phí, lệ phí Miễn phí.
Yêu cầu, điều kiện của    thủ tục hành chính (nếu có)

-Hồ sơ nộp ít nhất 10 ngày làm việc trước ngày dự định vào Việt Nam.

-Sau khi vào Việt Nam, phóng viên nước ngoài đến cơ quan hướng dẫn phóng viên (Trung tâm Hướng dẫn Báo chí Nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao) hoặc một cơ quan được Bộ Ngoại giao chấp thuận để nhận Giấy phép hoạt động báo chí và được hướng dẫn hoạt động.

Mẫu đơn, tờ khai hành chính, mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

- Đơn đề nghị hoạt động báo chí tại Việt Nam dành cho phóng viên không thường trú (Mẫu số 01/BC-BNG ban hành kèm theo Thông tư 06/2012/TT-BNG ngày 10/12/2012).

- Mẫu Giấy phép hoạt động báo chí tại Việt Nam (kèm theo)

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999 (Điều 19a khoản 2).

- Nghị định 88/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam (Điều 4).

- Thông tư 06/TT-BNG ngày 10/12/2012 của Bộ Ngoại giao về việc ban hành biểu mẫu triển khai thực hiện một số Điều của Nghị định số 88/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

 

2. Lập Văn phòng thường trú của báo chí nước ngoài tại Việt Nam

Tên thủ tục hành chính

Lập Văn phòng thường trú của báo chí nước ngoài tại

Việt Nam

Trình tự thực hiện

- Cơ quan báo chí nước ngoài có yêu cầu lập Văn phòng thường trú tại Việt Nam gửi hồ sơ tới Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

- Bộ Ngoại giao thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép lập Văn phòng thường trú tại Việt Nam cho cơ quan báo chí nước ngoài nếu được chấp thuận.

- Phóng viên thường trú của Văn phòng thường trú đến Bộ Ngoại giao nhận Giấy phép mở văn phòng báo chí thường trú tại Việt Nam (trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo chấp thuận).

Cách thức thực hiện- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Vụ Thông tin Báo chí (Bộ Ngoại giao) hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Thành phần hồ sơ

1. Thành phần hồ sơ:

- 01 Đơn đề nghị thành lập Văn phòng báo chí thường trú tại Việt Nam được người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của cơ quan báo chí nước ngoài ký duyệt, đóng dấu (theo mẫu 02/BC-BNG ban hành kèm theo Thông tư 06/2012/TT-BNG ngày 10/12/2012 về việc ban hành biểu mẫu triển khai thực hiện một số Điều của Nghị định 88/2012/NĐ-CP).

- 01 bản chụp Giấy chứng nhận tư cách pháp nhân của cơ quan báo chí nước ngoài đã được hợp pháp hóa (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước liên quan là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại).

- 01 bản thông tin cơ bản về cơ quan báo chí nước ngoài.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết60 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện  

thủ tục hành chính

Cơ quan báo chí nước ngoài.

Cơ quan thực hiện

thủ tục hành chính

Vụ Thông tin Báo chí (Bộ Ngoại giao).

Kết quả thực hiện

thủ tục hành chính

Giấy phép lập Văn phòng báo chí thường trú tại Việt Nam.
Phí, lệ phí Miễn phí.
Yêu cầu, điều kiện của    thủ tục hành chính (nếu có)Không.
 Mẫu đơn, tờ khai hành chính, mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

- Đơn đề nghị thành lập Văn phòng thường trú tại

Việt Nam (Mẫu 02/BC-BNG ban hành kèm theo Thông tư 06/2012TT-BNG ngày 10/12/2012).

- Mẫu Giấy phép mở Văn phòng báo chí thường trú (kèm theo).

Căn cứ pháp lý của

thủ tục hành chính

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999 (Điều 19a khoản 2).

- Nghị định 88/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam (Điều 7).

- Thông tư 06/TT-BNG ngày 10/12/2012 của Bộ Ngoại giao về việc ban hành biểu mẫu triển khai thực hiện một số Điều của Nghị định số 88/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

 

 

 

 

 

3. Cấp Thẻ phóng viên nước ngoài cho phóng viên thường trú tại Việt Nam.

3.1 Cấp Thẻ phóng viên nước ngoài cho phóng viên thường trú tại Việt Nam.

Tên thủ tục hành chínhCấp Thẻ phóng viên nước ngoài cho phóng viên thường trú tại Việt Nam (cấp lần đầu).
Trình tự thực hiện

- Phóng viên thường trú có yêu cầu cấp Thẻ phóng viên nước ngoài gửi hồ sơ tới Bộ Ngoại giao.

- Bộ Ngoại giao thẩm định hồ sơ và cấp Thẻ phóng viên nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp, Bộ Ngoại giao có thông báo bằng văn bản.

Cách thức thực hiện- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Vụ Thông tin Báo chí (Bộ Ngoại giao).
Thành phần hồ sơ

1. Thành phần hồ sơ:

- 01 văn bản đề nghị cấp mới/cấp lại/gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài được đại diện có thẩm quyền của văn phòng thường trú ký duyệt, đóng dấu về việc ban hành biểu mẫu triển khai thực hiện một số Điều của Nghị định 88/2012/NĐ-CP).

- 01 bản chụp hộ chiếu của phóng viên thường trú.

- 02 ảnh chân dung 3cm x 4cm của phóng viên thường trú.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ bản chính.

Thời hạn giải quyết03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị.

Đối tượng thực hiện 

thủ tục hành chính

Phóng viên nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

Cơ quan thực hiện

thủ tục hành chính

Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao.

Kết quả thực hiện

thủ tục hành chính

Thẻ phóng viên nước ngoài.
Phí, lệ phí Miễn phí.

Yêu cầu, điều kiện của thủ tục hành chính

(nếu có)

-Trường hợp từ chối, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho phóng viên nước ngoài.

-Thẻ phóng viên nước ngoài có giá trị không quá 12 tháng, phù hợp với thời hạn thị thực nhập – xuất cảnh của phóng viên.

Mẫu đơn, tờ khai hành chính, mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

- Văn bản đề nghị cấp mới/Thẻ phóng viên nước ngoài (Mẫu 03/BC-BNG ban hành kèm theo Thông tư 06/2012/TT-BNG ngày 10/12/2012).

- Mẫu Thẻ phóng viên nước ngoài (kèm theo)

Căn cứ pháp lý của

thủ tục hành chính

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999 (Điều 19a khoản 2).

- Nghị định 88/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam (Điều 12 khoản 1).

- Thông tư 06/TT-BNG ngày 10/12/2012 của Bộ Ngoại giao về việc ban hành biểu mẫu triển khai thực hiện một số Điều của Nghị định số 88/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

 

3.2 Cấp lại Thẻ phóng viên nước ngoài cho phóng viên thường trú tại Việt Nam.

Tên thủ tục hành chínhCấp lại Thẻ phóng viên nước ngoài cho phóng viên thường trú tại Việt Nam.
Trình tự thực hiện

- Phóng viên thường trú có yêu cầu cấp lại Thẻ phóng viên nước ngoài do bị hỏng, bị mất, gửi hồ sơ tới Bộ Ngoại giao.

- Bộ Ngoại giao thẩm định hồ sơ và cấp lại Thẻ phóng viên nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp lại, Bộ Ngoại giao có thông báo bằng văn bản.

Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện đến Vụ Thông tin Báo chí (Bộ Ngoại giao).

- Thông qua hệ thống bưu chính.

Thành phần hồ sơ

1. Thành phần hồ sơ:

- Bản khai Đơn đề nghị cấp mới/cấp lại/gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài được đại diện có thẩm quyền của văn phòng thường trú ký duyệt, đóng dấu (theo mẫu 05/BC-BNG ban hành kèm theo Thông tư 06/2012/TT-BNG ngày 10/12/2012 về việc ban hành biểu mẫu triển khai thực hiện một số Điều của Nghị định 88/2012/NĐ-CP).

- Bản chụp hộ chiếu của phóng viên thường trú.

- 02 ảnh chân dung 3cm x 4cm của phóng viên thường trú.

- Thẻ phóng viên nước ngoài (trường hợp Thẻ bị hỏng).

- Đơn trình bày mất Thẻ phóng viên nước ngoài có xác nhận của cơ quan công an (trường hợp Thẻ bị mất).

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ bản chính.

Thời hạn giải quyết03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chínhPhóng viên nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

Cơ quan thực hiện

thủ tục hành chính

Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao.

Kết quả thực hiện

thủ tục hành chính

Thẻ phóng viên nước ngoài.
Phí, lệ phí Miễn phí.

Yêu cầu, điều kiện của

thủ tục hành chính (nếu có)

-Chậm nhất 15 ngày làm việc trước khi Thẻ phóng viên nước ngoài hết hạn, phóng viên thường trú phải làm thủ tục gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài, nếu được Bộ Ngoại giao cho phép tiếp tục làm phóng viên thường trú.

-Thẻ phóng viên nước ngoài có giá trị không quá 12 tháng, phù hợp với thời hạn thị thực nhập – xuất cảnh của phóng viên.

- Trường hợp từ chối, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho phóng viên nước ngoài.

Mẫu đơn, tờ khai hành chính, mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

- Văn bản đề nghị cấp lại thẻ phóng viên nước ngoài (Mẫu 05/BC-BNG ban hành kèm theo Thông tư 06/2012/TT-BNG ngày 10/12/2012).

- Mẫu Thẻ phóng viên nước ngoài (kèm theo).

Căn cứ pháp lý của

thủ tục hành chính

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999 (Điều 19a khoản 2).

- Nghị định 88/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam (Điều 12 khoản 2).

- Thông tư 06/TT-BNG ngày 10/12/2012 của Bộ Ngoại giao về việc ban hành biểu mẫu triển khai thực hiện một số Điều của Nghị định số 88/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

 

3.3 Gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài cho phóng viên thường trú tại Việt Nam.

Tên thủ tục hành chínhGia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài cho phóng viên thường trú tại Việt Nam.
Trình tự thực hiện

- Phóng viên thường trú có yêu cầu gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài nộp hoặc gửi hồ sơ tới Bộ Ngoại giao.

- Bộ Ngoại giao thẩm định hồ sơ và gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài. Trường hợp từ chối gia hạn, Bộ Ngoại giao có thông báo bằng văn bản.

Cách thức thực hiện- Nộp hồ sơ trực trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện đến Vụ Thông tin Báo chí (Bộ Ngoại giao).
Thành phần hồ sơ

1. Thành phần hồ sơ:

- Bản khai Đơn đề nghị cấp mới/cấp lại/gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài được đại diện có thẩm quyền của văn phòng thường trú ký duyệt, đóng dấu (theo mẫu 05/BC-BNG ban hành kèm theo Thông tư 06/2012/TT-BNG ngày 10/12/2012 về việc ban hành biểu mẫu triển khai thực hiện một số Điều của Nghị định 88/2012/NĐ-CP).

- 01Thẻ phóng viên nước ngoài của phóng viên thường trú.

- 01 bản chụp hộ chiếu của phóng viên thường trú.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chínhPhóng viên nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

Cơ quan thực hiện

thủ tục hành chính

Vụ Thông tin Báo chí (Bộ Ngoại giao).

Kết quả thực hiện

thủ tục hành chính

Thẻ phóng viên nước ngoài đã được gia hạn.
Phí, lệ phí Miễn phí.

Yêu cầu, điều kiện của

thủ tục hành chính (nếu có)

- Chậm nhất 15 ngày làm việc trước khi Thẻ phóng viên nước ngoài hết hạn, phóng viên thường trú phải làm thủ tục gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài.

- Thẻ phóng viên nước ngoài có giá trị không quá 12 tháng, phù hợp với thời hạn thị thực nhập – xuất cảnh của phóng viên.

- Trường hợp từ chối, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho phóng viên nước ngoài.

Mẫu đơn, tờ khai hành chính, mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

- Văn bản đề nghị cấp/gia hạn thẻ phóng viên nước ngoài (Mẫu 05/BC-BNG ban hành kèm theo Thông tư 06/2012/TT-BNG ngày 10/12/2012 về việc ban hành biểu mẫu triển khai thực hiện một số Điều của Nghị định 88/2012/NĐ-CP).

- Mẫu Thẻ phóng viên nước ngoài (kèm theo).

Căn cứ pháp lý của

thủ tục hành chính

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999 (Điều 19a khoản 2).

- Nghị định 88/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam (Điều 12 khoản 3).

- Thông tư 06/TT-BNG ngày 10/12/2012 của Bộ Ngoại giao về việc ban hành biểu mẫu triển khai thực hiện một số Điều của Nghị định số 88/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

 

4. Cấp phép hoạt động thông tin, báo chí tại các địa phương của Việt Nam cho Văn phòng thường trú báo chí nước ngoài tại Việt Nam

Tên thủ tục hành chínhCấp phép hoạt động thông tin, báo chí tại các địa phương  của Việt Nam cho Văn phòng thường trú báo chí nước ngoài tại Việt Nam.
Trình tự thực hiện

- Văn phòng thường trú có yêu cầu hoạt động thông tin, báo chí tại các địa phương của Việt Nam gửi hồ sơ tới Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời thông báo tới  Vụ Thông tin Báo chí (Bộ Ngoại giao).

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trả lời Văn phòng thường trú bằng văn bản.

Cách thức thực hiện- Nộp hồ sơ trực tiếp, qua bưu điện hoặc fax đến Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thành phần hồ sơ

1. Thành phần hồ sơ:

- 01 văn bản đề nghị hoạt động báo chí của Văn phòng thường trú báo chí nước ngoài tại Việt Nam được đại diện có thẩm quyền của văn phòng thường trú ký duyệt, đóng dấu (theo mẫu 04/BC-BNG ban hành kèm theo Thông tư 06/2012/TT-BNG ngày 10/12/2012 về việc ban hành biểu mẫu triển khai thực hiện một số Điều của Nghị định 88/2012/NĐ-CP).

- 01 bản chụp Thẻ phóng viên nước ngoài của phóng viên thường trú.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chínhVăn phòng thường trú báo chí nước ngoài tại Việt Nam.

Cơ quan thực hiện

thủ tục hành chính

Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Kết quả thực hiện

thủ tục hành chính

Văn bản chấp thuận.
Phí, lệ phí Miễn phí.

Yêu cầu, điều kiện của

thủ tục hành chính (nếu có)

Văn phòng thường trú thông báo cho Vụ Thông tin Báo chí (Bộ Ngoại giao) về yêu cầu hoạt động thông tin, báo chí tại địa phương.
Mẫu đơn, tờ khai hành chính, mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

- Văn bản đề nghị hoạt động báo chí của Văn phòng thường trú báo chí nước ngoài tại Việt Nam (Mẫu 04/BC-BNG ban hành kèm theo Thông tư 06/2012/TT-BNG ngày 10/12/2012).

- Giấy phép hoạt động báo chí (kèm theo).

Căn cứ pháp lý của

thủ tục hành chính

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999 (Điều 19a khoản 2).

- Nghị định 88/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam (Điều 13 khoản 3, 4).

- Thông tư 06/TT-BNG ngày 10/12/2012 của Bộ Ngoại giao về việc ban hành biểu mẫu triển khai thực hiện một số Điều của Nghị định số 88/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

 

5. Cấp phép làm trợ lý báo chí của Văn phòng thường trú báo chí nước ngoài tại Việt Nam

Tên thủ tục hành chínhCấp phép làm trợ lý báo chí của Văn phòng thường trú báo chí nước ngoài tại Việt Nam
Trình tự thực hiện

- Văn phòng thường trú có yêu cầu thuê trợ lý báo chí gửi hồ sơ tới Bộ Ngoại giao.

- Bộ Ngoại giao thẩm định hồ sơ và trả lời Văn phòng thường trú bằng văn bản.

Cách thức thực hiện- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Vụ Thông tin Báo chí (Bộ Ngoại giao).
Thành phần hồ sơ

1. Thành phần hồ sơ:

- 01 văn bản đề nghị chấp thuận trợ lý báo chí được đại diện có thẩm quyền của văn phòng thường trú ký duyệt, đóng dấu (theo mẫu 06/BC-BNG ban hành kèm theo Thông tư 06/2012/TT-BNG ngày 10/12/2012 về việc ban hành biểu mẫu triển khai thực hiện một số Điều của Nghị định 88/2012/NĐ-CP).

- 01 bản thông tin cá nhân có xác nhận của chính quyền địa phương đối với người được đề nghị cấp phép làm trợ lý báo chí.

- 02 ảnh chân dung 3cm x 4cm của người được đề nghị cấp phép làm trợ lý báo chí.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện

thủ tục hành chính

Văn phòng thường trú báo chí nước ngoài tại Việt Nam.

Cơ quan thực hiện

thủ tục hành chính

Vụ Thông tin Báo chí (Bộ Ngoại giao).

Kết quả thực hiện

thủ tục hành chính

Văn bản chấp thuận.
Phí, lệ phí Miễn phí .

Yêu cầu, điều kiện của

thủ tục hành chính (nếu có)

Không.
Mẫu đơn, tờ khai hành chính, mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)Đơn đề nghị chấp thuận trợ lý báo chí (Mẫu 06/BC-BNG ban hành kèm theo Thông tư 06/2012/TT-BNG ngày 10/12/2012.

Căn cứ pháp lý của

thủ tục hành chính

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999 (Điều 19a khoản 2).

- Nghị định 88/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam (Điều 14 khoản 1).

- Thông tư 06/TT-BNG ngày 10/12/2012 của Bộ Ngoại giao về việc ban hành biểu mẫu triển khai thực hiện một số Điều của Nghị định số 88/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

 

6. Cấp phép làm cộng tác viên của Văn phòng thường trú báo chí nước ngoài tại Việt Nam

Tên thủ tục hành chínhCấp phép làm cộng tác viên của Văn phòng thường trú báo chí nước ngoài tại Việt Nam
Trình tự thực hiện

- Văn phòng thường trú có yêu cầu thuê cộng tác viên gửi hồ sơ tới Bộ Ngoại giao.

 

- Bộ Ngoại giao thẩm định hồ sơ và trả lời Văn phòng thường trú bằng văn bản.

Cách thức thực hiệnNộp hồ sơ trực tiếp qua bưu điện đến Vụ Thông tin Báo chí (Bộ Ngoại giao).
Thành phần hồ sơ

1. Thành phần hồ sơ:

- 01 văn bản đề nghị chấp thuận cộng tác viên báo chí được đại diện có thẩm quyền của văn phòng thường trú ký duyệt, đóng dấu (theo mẫu 06/BC-BNG ban hành kèm theo Thông tư 06/2012/TT-BNG ngày 10/12/2012 về việc ban hành biểu mẫu triển khai thực hiện một số Điều của Nghị định 88/2012/NĐ-CP).

- 01 bản thông tin cá nhân của người được đề nghị chấp thuận làm cộng tác viên.

- 01 ảnh chân dung 3cm x 4cm của người được cử làm cộng tác viên.

- 01 văn bản chính thức của cơ quan đại diện nước ngoài cam kết từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ của cộng tác viên này kể từ thời điểm được chấp thuận làm cộng tác viên báo chí (đối với trường hợp cộng tác viên là vợ hoặc chồng của thành viên cơ quan đại diện nước ngoài và được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao).

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chínhVăn phòng thường trú báo chí nước ngoài tại Việt Nam.

Cơ quan thực hiện

thủ tục hành chính

Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao.

Kết quả thực hiện

thủ tục hành chính

Văn bản chấp thuận.
Phí, lệ phí Miễn phí.

Yêu cầu, điều kiện của thủ tục hành chính (nếu có)

 

Không
Mẫu đơn, tờ khai hành chính, mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)Đơn đề nghị chấp thuận trợ lý/cộng tác viên báo chí (Mẫu 06/BC-BNG ban hành kèm theo Thông tư 06/2012/TT-BNG ngày 10/12/2012 về việc ban hành biểu mẫu triển khai thực hiện một số Điều của Nghị định 88/2012/NĐ-CP).

Căn cứ pháp lý của

thủ tục hành chính

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999 (Điều 19a khoản 2).

- Nghị định 88/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam (Điều 15 khoản 1).

- Thông tư 06/TT-BNG ngày 10/12/2012 của Bộ Ngoại giao về việc ban hành biểu mẫu triển khai thực hiện một số Điều của Nghị định số 88/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

 

 

 

7. Cấp Giấy phép phát hình quốc tế cho phóng viên nước ngoài tại Việt Nam qua mạng lưới viễn thông công cộng.

Tên thủ tục hành chínhCấp Giấy phép phát hình quốc tế cho phóng viên nước ngoài tại Việt Nam qua mạng lưới viễn thông công cộng
Trình tự thực hiện

- Phóng viên nước ngoài tại Việt Nam có yêu cầu phát hình quốc tế qua mạng lưới viễn thông công cộng, gửi hồ sơ tới Bộ Ngoại giao.

- Bộ Ngoại giao thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép phát hình quốc tế cho phóng viên. Trường hợp từ chối, Bộ Ngoại giao có thông báo bằng văn bản.

Cách thức thực hiện-Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Vụ Thông tin Báo chí (Bộ Ngoại giao).
Thành phần hồ sơ

1. Thành phần hồ sơ:

- 01 Tờ khai xin cấp phép phát hình quốc tế.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ.

Đối tượng thực hiện

thủ tục hành chính

Phóng viên nước ngoài tại Việt Nam.

Cơ quan thực hiện

thủ tục hành chính

Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao.

Kết quả thực hiện

thủ tục hành chính

Giấy phép phát hình quốc tế.
Phí, lệ phí Miễn phí.

Yêu cầu, điều kiện của

thủ tục hành chính (nếu có)

Phóng viên nước ngoài thực hiện thủ tục phát hình đi quốc tế qua mạng lưới viễn thông công cộng phải là phóng viên nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo Giấy phép hoạt động báo chí hoặc có Thẻ phóng viên báo chí nước ngoài do Bộ Ngoại giao cấp còn hiệu lực.
Mẫu đơn, tờ khai hành chính, mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)Giấy phép phát hình quốc tế tại Việt Nam (kèm theo).

Căn cứ pháp lý của

thủ tục hành chính

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999 (Điều 19a khoản 2).

- Nghị định 88/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam (Điều 16 khoản 2).

- Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/BNG-TCBĐ ngày 26/9/2001 hướng dẫn việc phát hình đi quốc tế của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam qua mạng lưới viễn thông công cộng. 

 

8. Sửa đổi/bổ sung/gia hạn Giấy phép phát hình đi quốc tế cho phóng viên nước ngoài tại  Việt Nam qua mạng lưới viễn thông công cộng.

 

Tên thủ tục hành chínhSửa đổi/bổ sung/gia hạn Giấy phép phát hình đi quốc tế cho phóng viên nước ngoài tại Việt Nam qua mạng lưới viễn thông công cộng
Trình tự thực hiện

- Phóng viên nước ngoài tại Việt Nam có nhu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn Giấy phép phát hình đi quốc tế qua mạng lưới viễn thông công cộng gửi hồ sơ đề nghị tới Bộ Ngoại giao.

- Bộ Ngoại giao thẩm định hồ sơ; cấp lại Giấy phép phát hình quốc tế cho phóng viên; trường hợp từ chối cấp phép có thông báo bằng văn bản.

Cách thức thực hiện- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Vụ Thông tin Báo chí (Bộ Ngoại giao).
Thành phần hồ sơ

1. Thành phần hồ sơ:

- 01 Tờ khai xin cấp phép phát hình đi quốc tế, trong đó nêu rõ lý do sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn giấy phép phát hình đi quốc tế.

- 01 bản sao Giấy phép phát hình đi quốc tế cần được sửa đổi/bổ sung/gia hạn.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chínhPhóng viên nước ngoài tại Việt Nam.

Cơ quan thực hiện

thủ tục hành chính

Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao.

Kết quả thực hiện

thủ tục hành chính

Giấy phép phát hình quốc tế
Phí, lệ phí (quy định rõ miễn phí, lệ phí hoặc mức thu phí, lệ phí)Miễn phí.

Yêu cầu, điều kiện của

thủ tục hành chính (nếu có)

Phóng viên nước ngoài thực hiện thủ tục phát hình đi quốc tế qua mạng lưới viễn thông công cộng phải đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo Giấy phép hoạt động báo chí  hoặc có thẻ phóng viên báo chí nước ngoài do Bộ Ngoại giao cấp còn hiệu lực.
Mẫu đơn, tờ khai hành chính, mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)Giấy phép phát hình quốc tế tại Việt Nam.

Căn cứ pháp lý của

thủ tục hành chính

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999 (Điều 19a khoản 2).

- Nghị định 88/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam (Điều 16 khoản 2).

- Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/BNG-TCBĐ ngày 26/9/2001 hướng dẫn việc phát hình đi quốc tế của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam qua mạng lưới viễn thông công cộng. 


​Bấm vào văn bản đính kèm​Thu tuc hanh chinh.ND 88 NDCP.doc


THÔNG TƯ 05/2017/TT-BNG Sổ tay Lễ tânBài viếtTHÔNG TƯ 05/2017/TT-BNG /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
HƯỚNG DẪN VỀ NGHI LỄ ĐỐI NGOẠI VÀ ĐÓN, TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI THĂM ĐỊA PHƯƠNG
3/6/2020 15:00NoĐã ban hành

BỘ NGOẠI GIAO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 05/2017/TT-BNGHà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2017

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ NGHI LỄ ĐỐI NGOẠI VÀ ĐÓN, TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI THĂM ĐỊA PHƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 26/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;

Căn cứ Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghthức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đi ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Ngoại vụ và Cục trưởng Cục L tân Nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành Thông tư hướng dẫn về nghi lễ đi ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài thăm địa phương.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn về nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài thăm các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh hay địa phương).

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là đoàn thể); các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân tại địa phương thực hiện nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài thăm địa phương.

Điều 2. Nguyên tắc về tổ chức nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài thăm địa phương

1. Nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài thăm địa phương phải phù hợp với yêu cầu chính trị, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm góp phần tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác của Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế.

2. Mức độ và nghi lễ tổ chức đón, tiếp khách nước ngoài thăm địa phương phù hợp với quy định về thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước; trên cơ sở yêu cầu, mục đích của chuyến thăm; nguyên tắc đối đẳng trong quan hệ quốc tế; trọng thị, chu đáo, an toàn, hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm, không lãng phí, không phô trương hình thức và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Điều 3. Đón tiếp khách nước ngoài thăm địa phương theo lời mời của Lãnh đạo cấp cao và các cơ quan Trung ương

1. Khách nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội và lãnh đạo cơ quan Trung ương các đoàn thể trong chương trình thăm Việt Nam có chương trình thăm địa phương: Nghi lễ tổ chức đón, tiếp các khách này tại địa phương thực hiện theo quy định tại Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài (sau đây gọi tắt là Nghị định số 145/2013/NĐ-CP) và hướng dẫn trực tiếp của cơ quan Trung ương chủ trì đón tiếp.

2. Khách nước ngoài thăm Việt Nam (chương trình khách chỉ thăm địa phương) trên danh nghĩa theo lời mời của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội và cơ quan Trung ương các đoàn thể mà lãnh đạo tỉnh hay lãnh đạo đoàn thể cấp tỉnh được ủy quyền thay mặt chủ trì đón tiếp: Tùy theo cấp bậc, chức vụ của khách và danh nghĩa chuyến thăm, mức độ và nghi lễ tổ chức đón, tiếp theo quy định tại Nghị định số 145/2013/NĐ-CP hoặc quy định của Thông tư này và chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan Trung ương liên quan, cụ thể như sau:

a) Ban Đối ngoại Trung ương: Nếu là khách mời của Lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Văn phòng Trung ương và các ban của Đảng.

b) Bộ Ngoại giao: Nếu là khách mời của Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Ngoại giao.

c) Văn phòng Quốc hội: Nếu là khách mời của Chủ tịch Quốc hội và Phó Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, lãnh đạo các Ủy ban và ban của Quốc hội.

d) Tương ứng với bộ, ngành và cơ quan Trung ương các đoàn thể: Nếu là khách mời của lãnh đạo bộ, ngành và cơ quan Trung ương các đoàn thể.

Điều 4. Đón tiếp khách nước ngoài thăm địa phương theo quan hệ đảng và lực lượng vũ trang

1. Khách là lãnh đạo Đảng cầm quyền nước ngoài hoặc tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương nước ngoài có quan hệ chính thức với Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đây gọi tắt là Đảng cầm quyền) thăm địa phương theo lời mời của Tỉnh ủy, lãnh đạo Tỉnh ủy và Đảng ủy các cấp, lãnh đạo các cấp ủy Đảng của địa phương theo quan hệ đảng, nghi lễ và tổ chức đón, tiếp theo quy định của Đảng và hướng dẫn của Ban Đối ngoại Trung ương.

2. Khách nước ngoài là quân đội, cảnh sát, công an, an ninh nước ngoài thăm địa phương theo lời mời của các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân tại địa phương (quân đội và công an), nghi lễ tổ chức đón tiếp theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an.

Điều 5. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. "Địa phương nước ngoài" là một chủ thể trực thuộc Trung ương nước ngoài, tùy theo tổ chức hành chính của mỗi nước có thể là nước cộng hòa, bang, khu tự trị, tỉnh, thành phố hay vùng lãnh thổ tương đương với cấp tỉnh hay thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam.

2. "Lãnh đạo cao cấp địa phương nước ngoài" là Người đứng đầu tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Chính quyền hay Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền hay lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài và là đối tác của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh (sau đây gọi tắt là lãnh đạo cao cấp tỉnh).

3. "Đoàn thể cấp tỉnh" là cơ quan cấp tỉnh của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế. "Đoàn thể cấp huyện" là cơ quan cấp huyện, quận, thị và tương đương các tổ chức trên.

4. "Lãnh đạo huyện địa phương nước ngoài" là Người đứng đầu tổ chức Đảng cầm quyền cấp huyện, Người đứng đầu Chính quyền cấp huyện hay Người đứng đầu Cơ quan dân cử cấp huyện đồng thời là lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền, Người đứng đầu Chính quyền cấp huyện, Người đứng đầu Cơ quan dân cử cấp huyện và cấp hành chính tương đương của nước ngoài và các cấp phó, là đối tác đồng cấp của Bí thư và Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện và lãnh đạo cấp hành chính tương đương trực thuộc tỉnh hay thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam (sau đây gọi tắt là lãnh đạo huyện).

5. "Thăm chính thức tỉnh/thành phố (tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương)" "Thăm làm việc tỉnh/thành phố (tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương)" và "Thăm tỉnh/thành phố (tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương)" là danh nghĩa chuyến thăm, chỉ tính chất của chuyến thăm dành cho khách nước ngoài thăm địa phương theo lời mời của địa phương, trong đó thăm chính thức là chuyến thăm được địa phương tổ chức đón, tiếp với mức độ lễ tân cao nhất.

"Thăm cá nhân" là chuyến thăm Việt Nam của khách nước ngoài với tư cách cá nhân và với mục đích là thăm quan, du lịch, chữa bệnh hay nghỉ dưỡng.

6. "Khách mời tham dự sự kiện tại địa phương" là khách nước ngoài được địa phương mời tham dự các sự kiện do địa phương tổ chức: Lễ kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước, ngày lễ của địa phương; Tết; hội chợ; hội nghị, hội thảo quốc tế; lễ hội; thi đấu thể thao quốc tế; lễ khởi công, lễ khánh thành công trình, dự án.

7. "Đoàn Lãnh sự" là tập thể các vị đứng đầu các Tổng Lãnh sự quán, Lãnh sự quán nước ngoài (sau đây gọi tắt là Cơ quan Lãnh sự) đóng tại một địa phương Việt Nam.

8. "Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam" là Đại sứ quán; Tổng Lãnh sự quán, Lãnh sự quán và Văn phòng đại diện các tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc hay liên chính phủ tại Việt Nam.

Chương II

ĐÓN TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI THĂM THEO LỜI MỜI CỦA ĐỊA PHƯƠNG

Điều 6. Khách nước ngoài thăm theo lời mời địa phương

Khách nước ngoài thăm theo lời mời của địa phương, bao gồm:

1. Nguyên lãnh đạo cấp cao nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo địa phương nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện, tổ chức thuộc Liên hợp quốc; lãnh đạo các cơ quan thuộc bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; lãnh đạo các cơ quan thuộc tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện, tổ chức thuộc Liên hợp quốc và cấp tương đương.

2. Lãnh đạo sở, ngành của địa phương nước ngoài; lãnh đạo huyện địa phương nước ngoài; lãnh đạo các đoàn thể cấp tỉnh, lãnh đạo các đoàn thể cấp huyện của địa phương nước ngoài và cấp tương đương.

3. Người đứng đầu và thành viên các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

4. Đại diện các tổ chức kinh tế, thương mại, phi chính phủ nước ngoài và các tổ chức, cá nhân nước ngoài khác.

Điều 7. Danh nghĩa khách nước ngoài thăm địa phương

1. "Thăm chính thức tỉnh/thành phố (tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương)" là danh nghĩa chuyến thăm dành cho khách nước ngoài là lãnh đạo bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; thành viên Hoàng gia nước ngoài; lãnh đạo các tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện, tổ chức thuộc Liên hợp quốc; lãnh đạo cao cấp địa phương nước ngoài và cấp tương đương, thăm địa phương theo lời mời chính thức của lãnh đạo cao cấp tỉnh (Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh).

2. "Thăm làm việc tỉnh/thành phố (tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương)" là danh nghĩa chuyến thăm dành cho khách nước ngoài là cấp phó của "lãnh đạo cao cấp địa phương nước ngoài"; lãnh đạo các cơ quan thuộc bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; lãnh đạo các cơ quan thuộc tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện, tổ chức thuộc Liên hợp quốc và cấp tương đương, thăm địa phương theo lời mời chính thức của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.

3. "Thăm tỉnh/thành phố (tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương)" là danh nghĩa chuyến thăm đối với khách nước ngoài là lãnh đạo sở, ngành địa phương nước ngoài; lãnh đạo huyện địa phương nước ngoài; lãnh đạo các đoàn thể cấp tỉnh và cấp huyện địa phương nước ngoài và các khách nước ngoài khác thăm địa phương theo lời mời của lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo sở, ngành; lãnh đạo huyện; lãnh đạo các đoàn thể cấp tỉnh, lãnh đạo các đoàn thể cấp huyện của địa phương Việt Nam.

Điều 8. Phối hợp với cơ quan Trung ương khi mời và đón, tiếp khách nước ngoài nguyên là lãnh đạo cấp cao nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo bộ, ban, ngành và Ủy ban Quốc hội nước ngoài; thành viên của Hoàng gia nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện, tổ chức thuộc Liên hợp quốc và cấp tương đương, thăm địa phương theo lời mời của lãnh đạo tỉnh

1. Bộ Ngoại giao: Xin ý kiến chính thức trước khi mời và tham khảo ý kiến về đề án tổ chức đón tiếp đối với khách mời là: Thành viên của Hoàng gia nước ngoài; nguyên Nguyên thủ Quốc gia, nguyên Người đứng đầu Chính phủ, nguyên Phó Nguyên thủ Quốc gia, nguyên phó của Người đứng đầu Chính phủ nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc.

2. Ban Đối ngoại Trung ương: Xin ý kiến chính thức trước khi mời và tham khảo ý kiến về đề án tổ chức đón tiếp đối với khách mời là: Lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng cầm quyền nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các ban và cấp tương đương của Đảng cầm quyền nước ngoài.

3. Văn phòng Quốc hội: Xin ý kiến chính thức trước khi mời và tham khảo ý kiến về đề án tổ chức đón tiếp đối với khách mời là: Nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các Ủy ban và cấp tương đương của Quốc hội nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các tổ chức nghị viện quốc tế.

4. Bộ, ngành tương ứng: Xin ý kiến chính thức trước khi mời và tham khảo ý kiến về đề án tổ chức đón tiếp đối với khách mời là: Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của bộ, ngành nước ngoài và cấp tương đương.

Điều 9. Đón tiếp khách nước ngoài thăm chính thức địa phương

1. Đón, tiễn tại sân bay:

a) Thành phần:

Chủ trì: Giám đốc Sở Ngoại vụ hoặc Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đối với tỉnh không có Sở Ngoại vụ/Chánh Văn phòng Tỉnh ủy (nếu khách là Người đứng đầu tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương nước ngoài, lãnh đạo Đảng cầm quyền nước ngoài hoặc là lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương đồng thời là Người đứng đầu Chính quyền hay Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài là khách mời của Bí thư Tỉnh ủy và khách mời khác của Bí thư Tỉnh ủy)/Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh (nếu khách là Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài là khách mời của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh và khách mời khác của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh).

Đại diện Đại sứ quán, Cơ quan Lãnh sự nước khách; Văn phòng đại diện tổ chức quốc tế khách tại Việt Nam (nếu có và tham dự). Đại diện các tổ chức và công dân nước khách tại địa phương (nếu có và có yêu cầu tham dự).

b) Cách thức:

Thu xếp phòng VIP đón, tiễn khách tại sân bay. Tùy theo điều kiện và quy định về an ninh hàng không tại sân bay, thu xếp đón, tiễn đoàn tại chân cầu thang máy bay, đầu đường ống hoặc tại một điểm trang trọng phù hợp với khách VIP.

Tặng hoa Trưởng đoàn và Phu nhân/Phu quân (nếu có).

2. Lễ đón:

a) Địa điểm: Tại Trụ sở cơ quan tỉnh/Nhà khách tỉnh hay tại một địa điểm thích hợp.

b) Tổ chức:

Chủ trì: Người đứng ra mời khách (sau đây gọi là chủ chính);

Thành phần: Phu nhân/Phu quân chủ chính (nếu có); thành phần tham gia đón, tiễn đoàn tại sân bay; lãnh đạo các sở, ngành, huyện, đoàn thể tương ứng với thành phần đoàn và phù hợp với nội dung, mục đích, yêu cầu chuyến thăm.

Trường hợp chủ chính là Bí thư Tỉnh ủy:

Nếu khách là Người đứng đầu tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương nước ngoài, lãnh đạo Đảng cầm quyền hoặc lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương đồng thời là Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài: Một lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tham dự.

Nếu khách là lãnh đạo Đảng cầm quyền hoặc lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương đồng thời là Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài: Một lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh tham dự.

Đối với các khách nước ngoài khác: Bố trí lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh tham dự lễ đón do Bí thư Tỉnh ủy quyết định tùy theo yêu cầu quan hệ giữa hai bên và mục đích, nội dung chuyến thăm.

Cách thức:

Chủ chính và Phu nhân/Phu quân (nếu có) đón Trưởng đoàn khách và Phu nhân/ Phu quân (nếu có) tại nơi xe đỗ.

Tặng hoa Trưởng đoàn khách và Phu nhân/Phu quân (nếu có).

Chủ chính giới thiệu với Trưởng đoàn khách và Phu nhân/Phu quân (nếu có) các thành viên chủ nhà. Trưởng đoàn khách giới thiệu với chủ chính và Phu nhân/ Phu quân (nếu có) các thành viên của đoàn.

Chủ chính, Trưởng đoàn khách cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có) chụp ảnh chung. Vị trí chụp ảnh theo hướng đối diện nhìn vào, từ trái qua phải thứ tự như sau: Phu nhân/Phu quân khách (nếu có), Trưởng đoàn khách, chủ chính và Phu nhân/Phu quân chủ chính (nếu có).

Chủ chính cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có) tiếp xã giao chào mừng đoàn.

3. Hội đàm làm việc:

Chủ trì: Hai Trưởng đoàn.

Địa điểm: Tại Trụ sở cơ quan tỉnh/Nhà khách tỉnh hoặc tại một địa điểm thích hợp.

Thành phần tham dự phía tỉnh: Tương ứng với thành phần tham dự hội đàm của đoàn khách và yêu cầu nội dung trao đổi.

Nếu Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội đàm làm việc, cùng tham dự có:

a) Nếu khách là Người đứng đầu tổ chức Đảng cầm quyền địa phương nước ngoài, lãnh đạo Đảng cầm quyền hoặc lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương đồng thời là Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài: Một lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Nếu khách là lãnh đạo Đảng cầm quyền hoặc lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương đồng thời là Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài: Một lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh.

c) Đối với các khách nước ngoài khác: Bố trí lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh tham dự hội đàm do Bí thư Tỉnh ủy quyết định tùy theo yêu cầu quan hệ giữa hai bên và nội dung hội đàm.

Gặp hẹp: Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm, hai Trưởng đoàn có thể gặp riêng.

4. Hội đàm với đối tác:

a) Nếu chủ chính là Bí thư Tỉnh ủy, ngoài hội đàm làm việc với tỉnh do Bí thư Tỉnh ủy chủ trì, phù hợp với nội dung làm việc và nguyện vọng của khách có thể tổ chức hội đàm làm việc riêng:

Nếu khách là Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền hay lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài, có thể tổ chức hội đàm làm việc riêng với Ủy ban nhân dân tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì.

Nếu khách là Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài đồng thời lãnh đạo Đảng cầm quyền hay lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài, có thể tổ chức hội đàm làm việc riêng với Hội đồng nhân dân tỉnh do Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh chủ trì.

Đối với các khách nước ngoài khác: Thu xếp hội đàm làm việc riêng với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh tùy theo yêu cầu quan hệ giữa hai bên, mục đích chuyến thăm, nội dung làm việc và đề nghị của khách.

b) Làm việc riêng với thành viên đoàn: Lãnh đạo sở, ngành, huyện, đoàn thể có thể tổ chức làm việc riêng với đối tác là thành viên đoàn.

5. Chiêu đãi:

a) Chủ trì: Chủ chính cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có).

b) Thành phần tham dự:

Phía Việt Nam: Thành phần tham gia lễ đón, hội đàm làm việc, đón tiễn tại sân bay.

Phía khách: Các thành viên đoàn; đại diện Đại sứ quán, Cơ quan Lãnh sự nước khách, Văn phòng đại diện tổ chức quốc tế khách tại Việt Nam (nếu có).

c) Nghi thức: Chủ chính phát biểu chào mừng, chúc rượu. Trưởng đoàn khách phát biểu đáp từ.

Tùy theo điều kiện của địa phương có thể tổ chức một số tiết mục biểu diễn nghệ thuật đặc trưng của địa phương trong chiêu đãi.

6. Tiếp xã giao: Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao Người đứng đầu Chính quyền, Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài và các khách nước ngoài khác thăm chính thức tỉnh theo lời mời của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hay Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, phù hợp yêu cầu, mục đích chuyến thăm và nguyện vọng của khách.

7. Tiễn đoàn kết thúc chuyến thăm: Không tổ chức lễ tiễn.

8. Thăm quan: Nếu thời gian chuyến thăm cho phép và yêu cầu đón tiếp, nguyện vọng của khách, thu xếp cho khách đi thăm quan, làm việc với các tổ chức, cơ sở hoặc di tích lịch sử hay danh lam thắng cảnh.

Tùy theo yêu cầu và tính chất của chương trình thăm quan, một lãnh đạo tỉnh hoặc người chủ trì đón, tiễn sân bay (quy định tại Mục a, Khoản 1) tháp tùng đoàn tham quan.

9. Đối với khách có quan hệ đặc biệt: Có thể xem xét biện pháp lễ tân sau:

a) Đón tại sân bay: Một lãnh đạo tỉnh hoặc chủ chính trực tiếp đón đoàn tại sân bay.

b) Chiêu đãi: Mời cùng tham dự chiêu đãi một số lãnh đạo tỉnh, đoàn thể, hội hữu nghị với quốc gia khách (nếu có), nhân sĩ, trí thức, đại diện tổ chức và doanh nghiệp có nhiều quan hệ với nước khách tại địa phương (doanh nghiệp của Việt Nam, đầu tư của nước khách hay liên doanh với nước khách) và đại diện một số tổ chức, công dân tiêu biểu nước khách đang làm việc, học tập tại địa phương (nếu có).

c) Mời cơm thân: Ngoài chiêu đãi do chủ chính chủ trì, có thể thu xếp một lãnh đạo cao cấp khác của tỉnh cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có) mời cơm thân mật. Thành phần mời dự cơm thân chỉ gồm một số đoàn viên quan trọng hoặc chỉ mời Trưởng đoàn khách cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có).

Điều 10. Đón tiếp khách nước ngoài thăm làm việc địa phương

1. Đón, tiễn tại sân bay:

a) Thành phần:

Chủ trì: Lãnh đạo Sở Ngoại vụ hoặc lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đối với tỉnh không có Sở Ngoại vụ/lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy (nếu khách thăm theo lời mời của lãnh đạo tỉnh với chức danh là Phó Bí thư Tỉnh ủy)/lãnh đạo Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh (nếu khách thăm theo lời mời của lãnh đạo tỉnh với chức danh là Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh).

Đại diện Đại sứ quán, Cơ quan Lãnh sự nước khách, Văn phòng đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam (nếu có và có yêu cầu tham dự).

b) Cách thức:

Tặng hoa Trưởng đoàn khách và Phu nhân/Phu quân (nếu có).

Đối với khách là lãnh đạo địa phương nước ngoài và cấp tương đương: Cách thức đón, tiễn tại sân bay tương tự như đối với khách thăm chính thức địa phương.

Đối với khách mời khác: Đón, tiễn khách tại ga đi, ga đến.

2. Đón, hội đàm làm việc và các hoạt động:

Không tổ chức lễ đón.

Người chủ trì, địa điểm, thành phần tham dự hội đàm làm việc giữa hai đoàn và tổ chức các hoạt động khác trong chuyến thăm: Nguyên tắc tương tự như đối với khách nước ngoài thăm chính thức địa phương.

3. Chào lãnh đạo cao cấp của tỉnh:

Căn cứ vào quan hệ, yêu cầu đón tiếp, đề nghị của khách và nội dung trao đổi, bố trí lãnh đạo cao cấp tỉnh tiếp:

a) Bí thư Tỉnh ủy tiếp: Cấp phó của Người đứng đầu tổ chức Đảng cầm quyền địa phương nước ngoài, cấp phó của Người đứng đầu Chính quyền hay Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền hoặc lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương nước ngoài và là khách mời của Phó Bí thư Tỉnh ủy.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp: cấp phó của Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài và là khách mời của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

c) Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp: Cấp phó của Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài và là khách mời của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.

d) Đối với các khách nước ngoài khác: Bố trí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hay Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp đoàn tùy theo yêu cầu quan hệ giữa hai bên, mục đích của chuyến thăm, nội dung làm việc và đề nghị của khách.

4. Chiêu đãi:

a) Chủ trì: Chủ chính cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có).

b) Thành phần dự:

Phía Việt Nam: Thành phần tham gia đón, tiễn tại sân bay; hội đàm làm việc.

Phía khách: Các thành viên đoàn; đại diện Đại sứ quán, Cơ quan Lãnh sự nước khách; Văn phòng đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam (nếu có).

c) Nghi thức: Chủ chính phát biểu chào mừng, chúc rượu. Trưởng đoàn khách phát biểu đáp từ.

5. Đối với khách có quan hệ đặc biệt: Có thể xem xét biện pháp lễ tân sau:

a) Mời cơm thân: Có thể thu xếp một lãnh đạo cao cấp của tỉnh cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có) mời cơm thân mật. Thành phần mời dự cơm thân chỉ gồm một số đoàn viên quan trọng hoặc chỉ mời Trưởng đoàn khách cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có).

b) Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao: Ngoài việc chỉ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hay Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp, thu xếp cho khách chào Bí thư Tỉnh ủy phù hợp với nguyện vọng của khách.

Điều 11. Đón tiếp nguyên lãnh đạo cấp cao nước ngoài; nguyên lãnh đạo bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; nguyên lãnh đạo địa phương nước ngoài; nguyên lãnh đạo các tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện và nguyên lãnh đạo các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, thăm địa phương theo lời mời của địa phương

1. Đón, tiễn tại sân bay:

a) Thành phần:

Chủ trì: Lãnh đạo Sở Ngoại vụ hoặc lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đối với tỉnh không có Sở Ngoại vụ/lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy (nếu khách thăm theo lời mời của lãnh đạo Tỉnh ủy)/lãnh đạo Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh (nếu khách thăm theo lời mời của lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh).

Đại diện Đại sứ quán, Cơ quan Lãnh sự nước khách; Văn phòng đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam (nếu có và có yêu cầu tham dự).

b) Cách thức: Tương tự như đối với khách thăm chính thức địa phương.

2. Tiếp đoàn:

a) Chủ trì: Chủ chính cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có).

b) Thành phần dự:

Phía Việt Nam: Thành phần tham gia đón, tiễn tại sân bay; đại diện các cơ quan, tổ chức liên quan đến mục đích chuyến thăm của khách.

Phía khách: Các thành viên đoàn; đại diện Đại sứ quán, Cơ quan Lãnh sự nước khách, Văn phòng Đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam (nếu có).

3. Chiêu đãi:

a) Chủ trì: Chủ chính cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có).

b) Thành phần dự:

Phía Việt Nam: Thành phần tham gia đón, tiễn tại sân bay và tham dự tiếp đoàn; nguyên lãnh đạo tỉnh (là người xây dựng quan hệ với khách khi đương chức).

Phía khách: Các thành viên đoàn; đại diện Đại sứ quán, Cơ quan Lãnh sự nước khách; Văn phòng Đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam (nếu có).

c) Nghi thức: Chủ chính phát biểu chào mừng, chúc rượu. Trưởng đoàn khách phát biểu đáp từ.

4. Các hoạt động khác: Việc tổ chức các hoạt động khác cho khách trong thời gian thăm Việt Nam phù hợp với yêu cầu, mục đích của chuyến thăm và nguyện vọng của khách.

5. Tiếp xã giao đối với khách mời của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh: Một lãnh đạo cao cấp tỉnh tiếp hoặc tiếp và mời cơm thân mật đoàn.

Điều 12. Đón, tiếp khách nước ngoài là lãnh đạo sở, ngành địa phương nước ngoài; lãnh đạo huyện địa phương nước ngoài; lãnh đạo các cơ quan trực thuộc bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; lãnh đạo các cơ quan thuộc tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện, tổ chức thuộc Liên hợp quốc và cấp tương đương thăm địa phương

1. Tổ chức đón, tiễn, làm việc, chiêu đãi và các chương trình hoạt động

a) Tổ chức đón tiếp: Khách của cơ quan, đoàn thể nào cơ quan, đoàn thể đó chủ trì tổ chức đón, tiễn và các hoạt động của đoàn trong thời gian khách thăm địa phương.

b) Chủ trì đón tiếp: Chủ chính.

c) Thành phần phía địa phương tham dự làm việc, chiêu đãi: Tương ứng với thành viên đoàn và đại diện lãnh đạo Sở Ngoại vụ/đại diện lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh nếu địa phương không có Sở Ngoại vụ; đại diện các sở, ngành liên quan đến nội dung của chuyến thăm.

2. Tiếp xã giao: Một lãnh đạo tỉnh tiếp đoàn nếu là khách mời của lãnh đạo sở, ngành, huyện và đoàn thể cấp tỉnh của địa phương.

Đối với khách mời thăm, làm việc tại huyện thị vùng xa, căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp.

Điều 13. Đón tiếp khách nước ngoài tham dự sự kiện do tỉnh chủ trì tổ chức

Việc đón tiếp khách nước ngoài tham dự sự kiện do địa phương tổ chức hoặc đăng cai tổ chức, thực hiện theo đề án và kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phù hợp với các quy định có liên quan của Việt Nam, thông lệ quốc tế và thông lệ của sự kiện quốc tế đó và điều kiện thực tế địa phương.

1. Đón, tiễn: Chỉ tổ chức đón, tiễn tại sân bay hay cửa khẩu biên giới, nhà ga, cảng biển khi khách đến và đi. Một tổ công tác gồm một số cán bộ do một lãnh đạo cấp sở chịu trách nhiệm chủ trì đón, tiễn và hỗ trợ các thủ tục cho khách khi đến và khi đi.

2. Chiêu đãi: Khách nước ngoài tham dự sự kiện được mời tham dự chiêu đãi chung theo chương trình chung.

Một lãnh đạo cao cấp tỉnh và Phu nhân/Phu quân (nếu có) có thể tổ chức chiêu đãi hẹp với thành phần là các Trưởng đoàn cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có) và có thể một số thành viên quan trọng của mỗi đoàn.

3. Làm việc: Ngoài chương trình chung của sự kiện, nếu do yêu cầu trao đổi về quan hệ giữa hai bên, tỉnh tổ chức làm việc riêng với đoàn.

4. Thăm quan: Thu xếp chương trình cho khách thăm quan cơ sở tại địa phương liên quan đến sự kiện, danh lam, thắng cảnh Việt Nam như là một hoạt động của sự kiện hoặc như một hoạt động bên lề sự kiện.

Điều 14. Đón, tiễn khách nước ngoài thăm địa phương tại cửa khẩu biên giới, ga tàu, cảng biển

Cách thức: Tương tự như đón, tiễn tại sân bay phù hợp với điều kiện thực tế tại cửa khẩu, nhà ga, bến cảng.

Thành phần: Ngoài thành phần như đón, tiễn tại sân bay có đại diện cơ quan quản lý cửa khẩu, nhà ga, cảng biển.

Điều 15. Đón, tiễn khách nước ngoài thăm tỉnh bằng đường bộ (khách thăm hai hay nhiều địa phương trong chương trình thăm Việt Nam)

Tại địa giới tỉnh, tổ chức chức đón, tiễn kỹ thuật với thành phần tương tự như đón, tiễn tại sân bay.

Nếu cơ sở vật chất trên đường tại khu vực địa giới tỉnh cho phép, đoàn xe có thể dừng lại để tỉnh tiễn, chào tạm biệt và tỉnh đón, chào đón đoàn. Nếu điều kiện cơ sở vật chất không phù hợp, đoàn xe không dừng lại, xe cảnh sát dẫn đường (nếu có) và xe chở cán bộ tỉnh đi tiễn tách ra khỏi đoàn xe, xe cảnh sát dẫn đường (nếu có) và xe chở cán bộ tỉnh đi đón nhập vào đoàn xe phù hợp với sơ đồ đội hình đoàn xe.

Điều 16. Đón tiếp Người đứng đầu Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam chào xã giao, chào từ biệt lãnh đạo tỉnh hay đi thăm, làm việc tại tỉnh và thành viên Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam đi thăm, làm việc tại địa phương

1. Thu xếp chuyến thăm:

a) Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam: Phối hợp với tỉnh để thu xếp chương trình và tự thu xếp về hậu cần, ăn ở, đi lại trong thời gian thăm, làm việc tại địa phương.

b) Tỉnh phối hợp với Bộ Ngoại giao thu xếp đón tiếp:

Với Cục Lễ tân Nhà nước và Vụ Khu vực: Đối với Đại sứ, Đại biện nước ngoài tại Hà Nội chào xã giao sau khi nhận nhiệm vụ và chào từ biệt lãnh đạo tỉnh trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Với Vụ Khu vực: Đối với Đại sứ, Đại biện và viên chức ngoại giao nước ngoài tại Hà Nội đi thăm, làm việc với địa phương.

Với Vụ các Tổ chức quốc tế: Đối với Trưởng đại diện hay thành viên Văn phòng đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc và tổ chức quốc tế liên chính phủ khác tại Việt Nam chào xã giao, chào từ biệt lãnh đạo tỉnh; đi thăm, làm việc với địa phương.

Với Cục Lãnh sự và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (nếu Cơ quan Lãnh sự nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh): Tổng Lãnh sự, viên chức lãnh sự nước ngoài chào xã giao, chào từ biệt lãnh đạo tỉnh; đi thăm, làm việc với địa phương.

2. Tổ chức đón tiếp:

a) Tổ chức chương trình: Thu xếp cho khách chào, làm việc với lãnh đạo tỉnh và làm việc với sở ngành, đoàn thể hay cơ sở phù hợp với yêu cầu và mục đích chuyến thăm của khách và của địa phương.

b) Thành phần tham dự cùng lãnh đạo tỉnh tiếp, làm việc: Lãnh đạo Sở Ngoại vụ hoặc lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh nếu tỉnh không có Sở Ngoại vụ (nếu lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp)/lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy (nếu lãnh đạo Tỉnh ủy tiếp)/lãnh đạo Văn phòng Hội đồng nhân dân (nếu lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp) và đại diện các sở, ngành, huyện, thị phù hợp với yêu cầu, nội dung buổi tiếp, làm việc.

Điều 17. Đón tiếp Đoàn Ngoại giao, Đoàn Lãnh sự thăm địa phương hoặc tham dự sự kiện do địa phương tổ chức

1. Phối hợp tổ chức đón tiếp:

a) Lãnh đạo tỉnh chủ trì mời Đoàn Ngoại giao tại Hà Nội, Đoàn Lãnh sự tại địa phương hoặc một số Người đứng đầu Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thăm hay tham dự sự kiện do địa phương tổ chức.

b) Tỉnh có văn bản chính thức trao đổi thống nhất với Bộ Ngoại giao trước khi mời.

2. Nguyên tắc xếp chỗ các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam khi tham dự sự kiện

a) Xếp thứ tự giữa các Đại sứ quán hay các giữa Tổng Lãnh sự quán: Theo thứ tự vần chữ cái A, B, C tên nước cử bằng tiếng Việt.

b) Xếp chỗ trong Đoàn Ngoại giao (các vị Đại sứ, Đại biện và Đại biện lâm thời):

Theo thứ tự Người đứng đầu Đại sứ quán: Trưởng đoàn Ngoại giao và các vị Đại sứ khác theo thứ tự thời gian trình Quốc thư lên Chủ tịch nước, tiếp theo là các Đại biện và Đại biện lâm thời theo thứ tự thời gian được giới thiệu với Bộ Ngoại giao.

Theo thứ tự khối Người đứng đầu Đại sứ quán: Trưởng đoàn Ngoại giao, khối các Đại sứ, khối các Đại biện và khối các Đại biện lâm thời.

c) Xếp chỗ trong Đoàn Lãnh sự (các vị Tổng Lãnh sự):

Theo thứ tự các Tổng Lãnh sự: Trưởng đoàn Lãnh sự và các vị Tổng Lãnh sự khác theo thứ tự thời gian chính thức nhận Giấy Chấp nhận lãnh sự (Exequatur).

Theo thứ tự khối Người đứng đầu Cơ quan Lãnh sự: Trưởng đoàn Lãnh sự, khối các Người đứng đầu Cơ quan Lãnh sự và khối các đại diện Cơ quan Lãnh sự (thay mặt Người đứng đầu Cơ quan Lãnh sự).

d) Xếp chỗ theo khối Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam: Khối các Đại sứ quán, khối các Văn phòng Đại diện tổ chức thuộc Liên hợp quốc và tổ chức quốc tế liên chính phủ, khối các Cơ quan Lãnh sự.

đ) Cục Lễ tân Nhà nước có trách nhiệm thường xuyên cập nhật danh sách Đoàn Ngoại giao; Cục Lãnh sự, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (đối với Cơ quan Lãnh sự tại Thành phố Hồ Chí Minh) có trách nhiệm thường xuyên cập nhật danh sách Đoàn Lãnh sự tại địa phương và cung cấp cho địa phương khi được yêu cầu.

Điều 18. Treo cờ nước ngoài đón tiếp khách nước ngoài tại địa phương

1. Quy định chung:

a) Chỉ treo Quốc kỳ nước ngoài; cờ Liên hợp quốc hay cờ tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện khi treo cùng Quốc kỳ Việt Nam.

b) Chỉ treo Quốc kỳ nước ngoài khi quốc gia đó đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

c) Đối với chuyến thăm của lãnh đạo cao cấp địa phương nước ngoài, chỉ treo cờ địa phương khách thăm (nếu có và khách có yêu cầu) khi treo cùng với Quốc kỳ Việt Nam và Quốc kỳ nước khách.

d) Treo Quốc kỳ Việt Nam cùng Quốc kỳ nước khách hoặc cờ Liên hợp quốc, cờ của tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện: Quốc kỳ Việt Nam ở bên phải, Quốc kỳ nước khách hay cờ Liên hợp quốc, cờ của tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện ở bên trái theo hướng nhìn từ ngoài vào hoặc từ dưới lên.

đ) Trường hợp địa phương khách thăm có cờ địa phương và khách có yêu cầu treo cờ địa phương khách trong chuyến thăm, Quốc kỳ Việt Nam, Quốc kỳ nước khách và cờ địa phương khách thăm được treo theo thứ tự như sau: Cờ Việt Nam ở giữa, cờ nước khách bên trái và cờ địa phương khách thăm bên phải theo hướng nhìn từ ngoài vào hoặc từ dưới lên.

e) Trong phòng khánh tiết có đặt tượng hoặc treo ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cờ được treo theo thứ tự như sau: Tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở giữa, bên phải là Quốc kỳ Việt Nam, bên trái lần lượt từ giữa ra là Quốc kỳ nước khách và tiếp theo là cờ địa phương khách thăm (nếu có và khách có yêu cầu) theo hướng nhìn từ dưới lên.

2. Đón tiếp thành viên Hoàng gia nước ngoài; lãnh đạo cao cấp địa phương nước ngoài; lãnh đạo bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; lãnh đạo tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện, tổ chức thuộc Liên hợp quốc và cấp tương đương trở lên thăm chính thức địa phương:

Treo Quốc kỳ Việt Nam, Quốc kỳ nước ngoài, cờ Liên hợp quốc hay cờ tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện và cờ địa phương khách thăm (nếu có và khách có yêu cầu) tại các địa điểm phù hợp với yêu cầu đối ngoại, không gian nơi tổ chức, điều kiện của địa phương và chương trình đón tiếp: Lễ đón (ngoài trời nơi tổ chức lễ đón), nơi ở của Trưởng đoàn khách và trong các phòng: Phòng tiếp xã giao của lãnh đạo tỉnh, phòng hội đàm làm việc với lãnh đạo tỉnh, phòng họp báo, phòng chiêu đãi do lãnh đạo tỉnh chủ trì và đặt Quốc kỳ Việt Nam và Quốc kỳ nước ngoài hay cờ tổ chức quốc tế có kích thước nhỏ (cờ bàn) trên bàn hội đàm và bàn ký kết thỏa thuận giữa hai bên.

3. Đón tiếp cấp phó của lãnh đạo cao cấp địa phương nước ngoài và cấp tương đương thăm làm việc địa phương:

Treo Quốc kỳ Việt Nam, Quốc kỳ nước ngoài và cờ địa phương khách thăm (nếu có và khách có yêu cầu) tại các địa điểm phù hợp với yêu cầu đối ngoại, không gian nơi tổ chức, điều kiện của địa phương và chương trình đón tiếp: Phòng hội đàm, phòng tiếp xã giao của lãnh đạo tỉnh và đặt Quốc kỳ Việt Nam, Quốc kỳ nước ngoài có kích thước nhỏ (cờ bàn) trên bàn hội đàm và bàn ký kết thỏa thuận giữa hai bên.

4. Đón tiếp Đại sứ, Tổng Lãnh sự nước ngoài và Trưởng đại diện các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên chính phủ tại Việt Nam chào xã giao lãnh đạo tỉnh, đi thăm, làm việc tại địa phương:

Phù hợp chương trình đón tiếp, thông lệ lễ tân ngoại giao và điều kiện của địa phương, đặt Quốc kỳ Việt Nam và Quốc kỳ nước khách, cờ Liên hợp quốc hoặc cờ tổ chức quốc tế liên chính phủ có kích thước nhỏ (cờ bàn) trên bàn khi lãnh đạo tỉnh tiếp xã giao, hội đàm làm việc với lãnh đạo tỉnh và ký kết thỏa thuận giữa địa phương với Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

5. Đón tiếp lãnh đạo sở, ngành, huyện địa phương nước ngoài; lãnh đạo các cơ quan trực thuộc bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài, tổ chức thuộc Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện và cấp tương đương; thành viên các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; lãnh đạo, đại diện các tổ chức nước ngoài là đối tác của các đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện; lãnh đạo, đại diện các tổ chức kinh tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài thăm và làm việc tại địa phương:

Phù hợp với thông lệ lễ tân ngoại giao và điều kiện thực tế của địa phương trong tổ chức đón tiếp, nếu có ký kết thỏa thuận giữa sở, ngành, huyện của địa phương nước ngoài; cơ quan thuộc bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; cơ quan trực thuộc tổ chức thuộc Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện; cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam với địa phương, có thể đặt Quốc kỳ Việt Nam và Quốc kỳ nước ngoài hoặc cờ Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện có kích thước nhỏ (cờ bàn) trên bàn ký kết.

Nếu đoàn thể mời khách và tổ chức đối tác có cờ riêng (cờ của tổ chức và khách có yêu cầu) thì đặt cờ của đoàn thể và cờ tổ chức khách thăm kích thước nhỏ (cờ bàn) trên bàn làm việc và bàn ký kết thỏa thuận giữa hai bên.

6. Đón tiếp khách nước ngoài tham dự sự kiện do địa phương tổ chức:

Treo Quốc kỳ Việt Nam, Quốc kỳ nước ngoài, cờ tổ chức quốc tế, cờ địa phương nước ngoài, cờ tổ chức nước ngoài theo quy định của Việt Nam, quy định tại Khoản 1 Điều này và phù hợp với thông lệ lễ tân ngoại giao, quy định hay tiền lệ lễ tân trong tổ chức sự kiện đó.

Nếu chưa có quy định hay chưa có tiền lệ lễ tân về việc treo cờ khi tổ chức sự kiện đó, tỉnh xin ý kiến Bộ Ngoại giao (Cục Lễ tân Nhà nước) về việc treo cờ nước ngoài, cờ tổ chức quốc tế, cờ địa phương nước ngoài, cờ tổ chức nước ngoài tham dự sự kiện và thứ tự cờ khi treo.

Điều 19. Khẩu hiệu chào mừng và trang trí pa nô, phông

1. Đón tiếp khách nước ngoài thăm địa phương:

Không trang trí băng rôn, pa nô, khẩu hiệu chào mừng khách nước ngoài thăm địa phương. Nếu trong chương trình đón tiếp có lễ ký kết thỏa thuận giữa hai bên, tại phòng ký kết có thể trang trí phông.

2. Đón tiếp khách nước ngoài tham dự sự kiện:

Việc trang trí băng rôn, pa nô, khẩu hiệu chào mừng phù hợp với thông lệ lễ tân tổ chức của sự kiện, theo đề án và kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt với số lượng hợp lý, hình thức phù hợp và tại những địa điểm cần thiết. Cách thức bài trí băng rôn, pa nô và sử dụng tiếng nước ngoài phù hợp với quy định của Việt Nam và thông lệ tổ chức sự kiện đó.

Điều 20. Trình bày và sử dụng tiếng nước ngoài viết phông và khẩu hiệu

1. Trình bày phông, khẩu hiệu bằng hai thứ tiếng:

Nếu thứ tự từ trên xuống dưới, nội dung bằng tiếng Việt ở trên, nội dung bằng tiếng nước ngoài ở dưới. Nếu chia hai bên, nội dung bằng tiếng Việt ở bên phải, nội dung bằng tiếng nước ngoài ở bên trái theo hướng đối diện nhìn vào.

Cỡ chữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài tương đương nhau. Nếu tiếng Việt và tiếng nước ngoài cùng hệ ngôn ngữ thì viết bằng cùng một phông chữ.

2. Dùng tiếng nước ngoài:

a) Đón tiếp khách nước ngoài thăm địa phương: Tiếng nước ngoài là ngôn ngữ phổ thông nước khách thăm hoặc bằng một ngôn ngữ quốc tế thông dụng trên cơ sở thỏa thuận với khách.

b) Sự kiện quốc tế được địa phương đăng cai hoặc do địa phương tổ chức: Tiếng nước ngoài là ngôn ngữ theo quy định hay thông lệ của sự kiện hoặc bằng một ngôn ngữ quốc tế thông dụng.

Điều 21. Xe ô tô phục vụ đoàn

1. Khách nước ngoài thăm theo lời mời của địa phương:

a) Đoàn khách với trưởng đoàn là nguyên lãnh đạo cấp cao nước ngoài; thành viên Hoàng gia nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện và tổ chức thuộc Liên hợp quốc; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo địa phương nước ngoài và cấp tương đương: Bố trí xe riêng (xe 4 chỗ) cho Trưởng đoàn khách và Phu nhân/Phu quân (nếu có), các đoàn viên khác bố trí xe chung nhiều chỗ trong các chương trình hoạt động chung.

Trong trường hợp Phu nhân/Phu quân có hoạt động riêng hoặc đoàn viên có hoạt động làm việc riêng tách khỏi đoàn, việc bố trí loại xe cho các hoạt động riêng tùy thuộc vào số lượng người cùng tham gia một cách hợp lý (cho cả khách và chủ nhà tháp tùng).

b) Đoàn khách nước ngoài khác: Bố trí xe chung cho toàn đoàn, loại xe phù hợp với số lượng đoàn viên.

2. Khách nước ngoài tham dự sự kiện do địa phương tổ chức:

Bố trí xe cho khách như đối với một đoàn khách nước ngoài thăm tỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này khi từng đoàn hoạt động riêng.

Các hoạt động chung theo chương trình của sự kiện, bố trí xe phù hợp với thông lệ lễ tân của sự kiện, điều kiện thực tế của địa phương. Tùy theo cách thức tổ chức về lễ tân và chương trình hoạt động, có thể bố trí đội hình xe cho từng đoàn hoặc bố trí xe chung nhiều chỗ riêng cho các Trưởng đoàn khách cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có) và xe chung nhiều chỗ cho đoàn viên của các đoàn.

Điều 22. Xe cảnh sát dẫn đường

1. Khách nước ngoài thăm theo lời mời của địa phương:

a) Nguyên lãnh đạo cấp cao nước ngoài; thành viên Hoàng gia nước ngoài; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; lãnh đạo các tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện và tổ chức thuộc Liên hợp quốc; lãnh đạo cao cấp địa phương nước ngoài và cấp tương đương: Có xe cảnh sát dẫn đường trong các hoạt động chính thức.

b) Khách nước ngoài khác: Trên cơ sở tình hình thực tế giao thông của địa phương, yêu cầu an ninh và an toàn giao thông đối với khách, việc đề xuất bố trí xe cảnh sát dẫn đường trong các hoạt động của đoàn phù hợp với hướng dẫn của Bộ Công an.

2. Khách nước ngoài tham dự sự kiện do địa phương tổ chức:

a) Các đoàn khi hoạt động riêng: Bố trí xe cảnh sát dẫn đường theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

b) Các hoạt động chung theo chương trình của sự kiện: Bố trí xe cảnh sát dẫn đường cho đoàn xe gồm các xe của Trưởng đoàn khách và Phu nhân/Phu quân (nếu có) hoặc một đội hình chung gồm xe cho tất cả các đoàn để đảm bảo an ninh và an toàn giao thông, phù hợp với đề án tổ chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hướng dẫn của Bộ Công an.

Điều 23. Đón tiếp khách nước ngoài thăm cá nhân

1. Đối với lãnh đạo cấp cao nước ngoài thăm cá nhân tại địa phương thực hiện theo quy định của Đảng, Nghị định số 145/2013/NĐ-CP và hướng dẫn của cơ quan Trung ương chủ trì đón tiếp.

2. Đối với lãnh đạo địa phương nước ngoài thăm cá nhân: Trên cơ sở trao đổi thống nhất với phía khách, nếu sân bay, cửa khẩu, nhà ga, cảng biển khách đến và đi thuộc địa phận tỉnh, lãnh đạo Sở Ngoại vụ (nếu tỉnh có Sở Ngoại vụ)/lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy hay Hội đồng nhân dân tỉnh phù hợp với chức danh của khách, đại diện cho tỉnh đón, tiễn và thu xếp một lãnh đạo tỉnh phù hợp với chức vụ của khách tiếp xã giao và mời cơm thân.

3. Đối với lãnh đạo bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; tổ chức thuộc Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện thăm cá nhân tại địa phương: Trên cơ sở trao đổi thống nhất với cơ quan Trung ương (bộ, ngành, Ban Đối ngoại Trung ương hay Văn phòng Quốc hội) và thống nhất với khách, cách thức đón tiếp tương tự như với lãnh đạo địa phương nước ngoài thăm cá nhân.

Điều 24. Thu xếp chào Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội và Cơ quan Trung ương các đoàn thể

Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo bộ, ban, ngành và Ủy ban của Quốc hội; lãnh đạo cơ quan Trung ương các đoàn thể tiếp.

1. Thủ tục thu xếp cho khách chào Lãnh đạo Đảng, Nhà nước: Thực hiện theo quy định của Đảng và Nghị định số 145/2013/NĐ-CP .

2. Thủ tục thu xếp cho khách chào lãnh đạo bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội và cơ quan Trung ương các đoàn thể: Tỉnh liên hệ trực tiếp với bộ, ngành; Ban Đối ngoại Trung ương; Văn phòng Quốc hội hay cơ quan Trung ương các đoàn thể liên quan để thu xếp.

Điều 25. Đài thọ

Các đoàn khách nước ngoài thăm địa phương hoặc tham dự sự kiện do địa phương tổ chức, theo lời mời của địa phương được được đài thọ theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính, quan hệ của địa phương với khách và phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở có đi có lại.

Điều 26. Tặng phẩm

1. Chỉ tặng cho Trưởng đoàn khách và Phu nhân/Phu quân (nếu có). Trường hợp đặc biệt, có tặng phẩm tặng các thành viên đoàn.

2. Tặng phẩm là sản phẩm đặc trưng của địa phương hoặc Việt Nam, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.

3. Mức độ tặng phẩm thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

4. Cách thức trao tặng phẩm cho khách thực hiện trên cơ sở trao đổi thống nhất với đoàn.

Chương III

TIỄN VÀ ĐÓN LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC ĐI THĂM, DỰ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ Ở NƯỚC NGOÀI

Điều 27. Tiễn, đón Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi thăm, dự hội nghị quốc tế ở nước ngoài qua cửa khẩu quốc tế tại địa phương

1. Tiễn và đón Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại sân bay quốc tế Nội Bài theo quy định của Đảng và Nghị định số 145/2013/NĐ-CP .

2. Tiễn và đón Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại cửa khẩu quốc tế tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác như sau:

a) Thành phần lãnh đạo tỉnh tham gia cùng lãnh đạo cơ quan Trung ương tiễn và đón Lãnh đạo cấp cao của Đảng không giữ chức vụ Nhà nước: Thực hiện theo quy định của Đảng và hướng dẫn của Ban Đối ngoại Trung ương.

b) Thành phần lãnh đạo tỉnh tham gia cùng lãnh đạo cơ quan Trung ương tiễn và đón Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội: Một lãnh đạo tỉnh.

c) Tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan của tỉnh phối hợp với cơ quan Trung ương tổ chức đoàn, thu xếp các thủ tục xuất, nhập cảnh và các thủ tục liên quan khác cho đoàn tại cửa khẩu.

Chương IV

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG LỄ TÂN ĐỐI NGOẠI KHÁC

Điều 28. Tiếp khách kỷ niệm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Tại địa phương có Đoàn Lãnh sự: Hàng năm, tùy theo yêu cầu, điều kiện thực tế và chương trình hoạt động đối ngoại của địa phương, lãnh đạo địa phương quyết định việc tổ chức chiêu đãi đối ngoại nhân dịp kỷ niệm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh. Chiêu đãi tiếp khách đối ngoại nếu được tổ chức, thực hiện như sau:

a) Danh nghĩa mời và chủ trì chiêu đãi:

Năm lẻ 5 và năm tròn: Bí thư Tỉnh ủy/Thành ủy.

Năm khác: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Thành phần khách nước ngoài: Đoàn Lãnh sự tại địa phương, đại diện các tổ chức thuộc Liên hợp quốc và tổ chức quốc tế liên chính phủ tại thành phố và đại diện doanh nghiệp, hội, đoàn, cá nhân tiêu biểu nước ngoài đang làm việc, học tập tại địa phương và khách nước ngoài thăm địa phương trong thời gian tổ chức tiếp khách.

c) Hình thức chiêu đãi: Tiệc rượu.

2. Tại địa phương khác: Tùy theo yêu cầu đối ngoại, điều kiện thực tế của địa phương, lãnh đạo tỉnh quyết định việc tổ chức chiêu đãi đối ngoại nhân dịp kỷ niệm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh. Chiêu đãi nếu được tổ chức, thực hiện quy định tại Mục a và c Khoản 1 Điều này. Thành phần khách nước ngoài mời tham dự là đại diện các doanh nghiệp, tổ chức, hội, cá nhân nước ngoài tiêu biểu đang làm việc, học tập tại địa phương và khách nước ngoài thăm địa phương trong thời gian tổ chức tiếp khách.

Điều 29. Dự chiêu đãi kỷ niệm Quốc khánh nước ngoài, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

1. Dự chiêu đãi kỷ niệm Quốc khánh nước ngoài, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam theo lời mời của Đại sứ quán nước ngoài tại Hà Ni

a) Thành phố Hà Nội: Một cấp phó lãnh đạo thành phố tham dự. Trường hợp đặc biệt: Một lãnh đạo cao cấp thành phố tham dự.

b) Các tỉnh giáp giới Hà Nội: Tỉnh quyết định tham dự phù hợp với quan hệ giữa hai nước, quan hệ của tỉnh với Đại sứ quán và điều kiện cụ thể của địa phương.

Một lãnh đạo tỉnh hoặc Giám đốc Sở Ngoại vụ/Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (nếu tỉnh không có Sở Ngoại vụ) đại diện cho địa phương tham dự. Nếu tỉnh không cử đại diện tham dự trực tiếp, thay mặt địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có "Thư chúc mừng" gửi Người đứng đầu Cơ quan đại diện.

c) Các địa phương khác: Thay mặt địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có "Thư chúc mừng" gửi Người đứng đầu Cơ quan đại diện.

Trường hợp do yêu cầu đối ngoại và quan hệ với Cơ quan đại diện, lãnh đạo tỉnh quyết định việc trực tiếp tham dự,

d) Địa phương thông báo cho Bộ Ngoại giao (Cục Lễ tân Nhà nước) khi lãnh đạo tỉnh tham dự.

2. Dự chiêu đãi kỷ niệm Quốc khánnước ngoài, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam theo li mời của Cơ quan Lãnh sự:

a) Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng: Một cấp phó lãnh đạo thành phố tham dự là khách chính. Trường hợp đặc biệt: Một lãnh đạo cao cấp thành phố tham dự là khách chính.

b) Các tỉnh giáp giới Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng: Tỉnh quyết định tham dự phù hợp với quan hệ giữa hai nước, quan hệ của tỉnh với Cơ quan Lãnh sự và điều kiện cụ thể của địa phương.

Một lãnh đạo tỉnh hoặc Giám đốc Sở Ngoại vụ/Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (nếu tỉnh không có Sở Ngoại vụ) đại diện cho địa phương tham dự.

Nếu tỉnh không cử đại diện tham dự trực tiếp, thay mặt địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có "Thư chúc mừng" gửi Người đứng đầu Cơ quan Lãnh sự.

c) Các địa phương khác: Thay mặt địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có "Thư chúc mừng" gửi Người đứng đầu Cơ quan Lãnh sự.

Trường hợp do yêu cầu đối ngoại và quan hệ với Cơ quan Lãnh sự, lãnh đạo tỉnh quyết định việc tham dự trực tiếp.

d) Địa phương thông báo cho Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự, đối với tổng Lãnh sự quán tại thành phố Đà Nẵng hoặc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, đối với Tổng Lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh) khi lãnh đạo tỉnh tham dự.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2017.

2. Các địa phương xem xét:

a) Xây dựng quy định việc mời khách nước ngoài thăm địa phương phù hợp với quy định về thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại tại địa phương.

b) Hướng dẫn về tổ chức đón, tiếp khách nước ngoài khác thăm địa phương theo lời mời của địa phương.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Ngoại giao để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương, các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương các hội, đoàn thể;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Ngoại giao;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Ngoại giao;
- Cục Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp);
- Lưu: VT (HC), CNV.


KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC


(Đã ký)


Bùi Thanh Sơn
Nghị định số 88/2012/NĐ-CP Phóng viên báo chíBài viếtNghị định số 88/2012/NĐ-CP /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam
3/6/2020 11:00NoĐã ban hành

CHÍNH PHỦ
_________

Số:    88     /2012/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________
Hà Nội, ngày 23    tháng 10 năm 2012


NGHỊ ĐỊNH
Quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài,
cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam

___________

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; 

Căn cứ Luật báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;

Căn cứ Luật xuất bản ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xuất bản ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Luật điện ảnh ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện ảnh ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28 tháng 4 năm 2000;

Căn cứ Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại     Việt Nam ngày 23 tháng 8 năm 1993;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.


Chương I
 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Nghị định này quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam và trách nhiệm của Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý nhà nước đối với hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. 

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Báo chí nước ngoài là cơ quan thông tấn, phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử và các loại hình báo chí khác của nước ngoài.

2. Văn phòng báo chí nước ngoài thường trú là Văn phòng đại diện của báo chí nước ngoài tại Việt Nam, sau đây gọi là Văn phòng thường trú.

3. Phóng viên nước ngoài là phóng viên, biên tập viên làm việc cho báo chí nước ngoài.

4. Phóng viên nước ngoài thường trú là phóng viên nước ngoài được báo chí nước ngoài cử làm việc tại Văn phòng thường trú theo chế độ phóng viên thường trú tại Việt Nam, sau đây gọi là phóng viên thường trú.

5. Phóng viên nước ngoài không thường trú là phóng viên nước ngoài vào Việt Nam hoạt động thông tin, báo chí ngắn hạn và không được hưởng chế độ phóng viên thường trú, sau đây gọi là phóng viên không thường trú.

6. Trợ lý báo chí là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng chính thức cho Văn phòng thường trú tại Việt Nam để hỗ trợ phóng viên thường trú và Văn phòng thường trú trong các hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam.

7. Cộng tác viên là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú và làm việc hợp pháp ở Việt Nam được Văn phòng thường trú tuyển dụng để hỗ trợ cho một số hoạt động thông tin, báo chí cụ thể của phóng viên thường trú, Văn phòng thường trú trong một thời gian nhất định.

8. Cơ quan đại diện nước ngoài là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên chính phủ và các cơ quan khác của nước ngoài được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự ở Việt Nam.

9. Tổ chức nước ngoài là cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ và các tổ chức nước ngoài khác tại Việt Nam.

10. Hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài tại Việt Nam là các hoạt động thu thập thông tin, tư liệu, hình ảnh, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, quay phim, tiếp xúc, phỏng vấn, thăm địa phương, cơ sở và các hoạt động khác nhằm phục vụ cho việc viết tin, bài, sản xuất phụ trương, đặc san, chuyên san, làm phóng sự về Việt Nam của báo chí nước ngoài, trừ các thể loại phim thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật điện ảnh.

11. Ấn phẩm thông tin nước ngoài là bản tin, thông cáo báo chí, phụ trương, tài liệu, tờ rơi, tờ gấp, bản đồ, lịch, tranh, ảnh, băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình và những ấn phẩm thông tin khác do cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam xuất bản và lưu hành tại Việt Nam.

12. Họp báo là hoạt động họp, gặp gỡ do các cơ quan, tổ chức, đoàn đại biểu, cá nhân người nước ngoài tổ chức tại Việt Nam có mời đại diện cơ quan báo chí, công dân Việt Nam tham dự để thông báo, công bố, tuyên bố, giải thích về một vấn đề thuộc thẩm quyền, có liên quan đến nhiệm vụ và lợi ích của các cơ quan, tổ chức, đoàn đại biểu, cá nhân đó.

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam

1. Mọi hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam chỉ được phép tiến hành sau khi có sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền quy định tại Nghị định này và phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.

2. Các hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định này được xử lý theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

Chương II
 HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, BÁO CHÍ
CỦA BÁO CHÍ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Mục 1
PHÓNG VIÊN KHÔNG THƯỜNG TRÚ

Điều 4. Thủ tục cấp phép hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên không thường trú

1. Phóng viên nước ngoài có yêu cầu hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp, qua bưu điện, fax hoặc thư điện tử đến Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc các cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) ít nhất 10 ngày làm việc trước ngày dự định vào Việt Nam.

Hồ sơ đề nghị hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam gồm:

a) Văn bản đề nghị hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.

b) Bản chụp hộ chiếu của phóng viên nước ngoài.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có ý kiến trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận bằng văn bản cho phóng viên nước ngoài. Trong trường hợp được chấp thuận, Bộ Ngoại giao sẽ cấp Giấy phép hoạt động báo chí cho phóng viên nước ngoài.  

3. Sau khi vào Việt Nam, phóng viên nước ngoài đến cơ quan hướng dẫn phóng viên (Trung tâm Hướng dẫn Báo chí Nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao) hoặc một cơ quan được Bộ Ngoại giao chấp thuận để nhận Giấy phép hoạt động báo chí và được hướng dẫn hoạt động. 

Điều 5. Hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên không thường trú

1. Khi hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam, phóng viên không thường trú phải mang theo Giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Ngoại giao cấp và hộ chiếu; phải hoạt động theo đúng mục đích và chương trình đã được ghi trong Giấy phép và theo sự hướng dẫn của cơ quan hướng dẫn phóng viên.

2. Chương trình hoạt động của phóng viên không thường trú có thể được điều chỉnh, bổ sung sau khi được phép của Bộ Ngoại giao.

Điều 6. Phóng viên nước ngoài đi theo đoàn khách nước ngoài

1. Đối với các phóng viên nước ngoài đi theo đoàn khách nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo Đảng và Nhà nước hoặc Bộ Ngoại giao để đưa tin về chuyến thăm, cơ quan chủ quản Việt Nam có trách nhiệm làm các thủ tục nhập - xuất cảnh cần thiết và thông báo cho Bộ Ngoại giao biết để phối hợp. Phóng viên nước ngoài được phép đưa tin các hoạt động theo chương trình chính thức của đoàn khách nước ngoài.

Trường hợp phóng viên nước ngoài có yêu cầu hoạt động thông tin, báo chí nằm ngoài chương trình hoạt động chính thức của đoàn khách nước ngoài, phóng viên phải có văn bản đề nghị gửi Bộ Ngoại giao và phải tuân thủ các quy định như đối với phóng viên không thường trú quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị định này.

2. Đối với phóng viên nước ngoài đi theo đoàn khách nước ngoài theo lời mời của các cơ quan khác của Việt Nam để đưa tin về chuyến thăm, cơ quan chủ quản Việt Nam cần làm thủ tục với Bộ Ngoại giao như đối với phóng viên không thường trú và hoạt động dưới sự hướng dẫn của Trung tâm Hướng dẫn Báo chí Nước ngoài (Bộ Ngoại giao) hoặc một cơ quan được Bộ Ngoại giao chấp thuận.


Mục 2
VĂN PHÒNG THƯỜNG TRÚ, PHÓNG VIÊN THƯỜNG TRÚ

Điều 7. Thủ tục lập Văn phòng thường trú

1. Cơ quan báo chí nước ngoài có nhu cầu lập Văn phòng thường trú tại Việt Nam gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị lập Văn phòng thường trú trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Hồ sơ đề nghị lập Văn phòng thường trú tại Việt Nam gồm:

a) Văn bản đề nghị của người đứng đầu cơ quan báo chí nước ngoài hoặc của người được người đứng đầu cơ quan báo chí nước ngoài ủy quyền theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.

b) Bản chụp Giấy chứng nhận tư cách pháp nhân của cơ quan báo chí nước ngoài đã được hợp pháp hóa, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước liên quan là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

c) Thông tin cơ bản về cơ quan báo chí nước ngoài.

2. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Ngoại giao sẽ cấp Giấy phép lập Văn phòng thường trú tại Việt Nam cho cơ quan báo chí nước ngoài nếu được chấp thuận.

Điều 8. Thủ tục cử phóng viên thường trú

1. Cơ quan báo chí nước ngoài có đề nghị cử phóng viên thường trú gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Hồ sơ đề nghị cử phóng viên thường trú gồm:

a) Văn bản đề nghị cử phóng viên thường trú của người đứng đầu cơ quan báo chí nước ngoài hoặc người được người đứng đầu cơ quan báo chí nước ngoài ủy quyền theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.

b) Thông tin cá nhân của người được cử làm phóng viên thường trú.

c) Bản chụp hộ chiếu của người được cử làm phóng viên thường trú.

d) Nếu người được cử làm phóng viên thường trú là vợ hoặc chồng của thành viên cơ quan đại diện nước ngoài và được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện nước ngoài phải có văn bản cam kết từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ từ thời điểm được chấp thuận làm phóng viên thường trú.

2. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải có văn bản thông báo ý kiến chấp thuận hoặc không chấp thuận phóng viên nước ngoài được báo chí nước ngoài cử làm phóng viên thường trú.

3. Trường hợp cần có thị thực, phóng viên nước ngoài đến cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để hoàn tất thủ tục xin cấp thị thực nhập cảnh sau khi được Bộ Ngoại giao chấp thuận làm phóng viên thường trú tại Việt Nam.

Điều 9. Hoạt động của Văn phòng thường trú

1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Ngoại giao, phóng viên thường trú của Văn phòng thường trú phải đến Bộ Ngoại giao trao Thư bổ nhiệm của cơ quan báo chí nước ngoài và nhận Giấy phép lập Văn phòng thường trú tại Việt Nam do Bộ Ngoại giao cấp.

2. Trưởng Văn phòng thường trú là người đại diện hợp pháp của Văn phòng trường trú.

3. Văn phòng thường trú được phép đặt trụ sở tại Hà Nội hoặc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi dự kiến sẽ đặt văn phòng thường trú.

Văn phòng thường trú được phép cử phóng viên thường trú tại địa phương khác với nơi đặt trụ sở Văn phòng thường trú sau khi được sự đồng ý của Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Văn phòng thường trú đề nghị cử phóng viên thường trú. Văn phòng thường trú chịu trách nhiệm về hoạt động của phóng viên thường trú tại các địa phương.

Khi có nhu cầu cử phóng viên thường trú tại các địa phương khác của Việt Nam, cơ quan báo chí nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao. Thành phần hồ sơ tương tự như hồ sơ đề nghị cử phóng viên thường trú làm việc tại Văn phòng thường trú quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định này.

Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cử phóng viên thường trú, Bộ Ngoại giao đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Văn phòng thường trú dự kiến cử phóng viên thường trú cho ý kiến. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan báo chí nước ngoài.

4. Văn phòng thường trú phải thông báo cho Bộ Ngoại giao địa điểm đặt trụ sở Văn phòng thường trú 30 ngày trước khi chính thức hoạt động tại trụ sở đó. Khi thay đổi địa điểm đặt trụ sở Văn phòng thường trú, Văn phòng thường trú phải thông báo trước cho Bộ Ngoại giao ít nhất 30 ngày làm việc.

5. Văn phòng thường trú có yêu cầu làm con dấu; xin cấp chứng nhận tạm trú, đi lại và các yêu cầu khác phục vụ cho hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam cần gửi văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao giới thiệu với các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam để làm thủ tục cần thiết theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.

6. Giấy phép lập Văn phòng thường trú mặc nhiên mất hiệu lực trong trường hợp Văn phòng thường trú không có phóng viên thường trú hoạt động tại Việt Nam trong thời gian 180 ngày liên tục.

7. Văn phòng thường trú phải thông báo cho Bộ Ngoại giao về việc đóng cửa Văn phòng thường trú ít nhất 30 ngày làm việc trước ngày đóng cửa Văn phòng thường trú và nộp lại Giấy phép lập Văn phòng thường trú cho Bộ Ngoại giao ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa Văn phòng thường trú.

8. Khi có yêu cầu thay thế, bổ sung phóng viên thường trú, Văn phòng thường trú phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết quy định tại Điều 8 của Nghị định này.

9. Khi có nhu cầu cử phóng viên tăng cường cho Văn phòng thường trú, Trưởng Văn phòng thường trú phải có văn bản đề nghị gửi Bộ Ngoại giao như các quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị định này đối với phóng viên không thường trú. Phóng viên tăng cường không được hưởng quy chế phóng viên thường trú.

10. Cha, mẹ, vợ/chồng, con và thân nhân khác của phóng viên thường trú không được hưởng quy chế phóng viên thường trú và phải tuân thủ mọi quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Điều 10. Thị thực nhập cảnh cho phóng viên thường trú 

Việc cấp, từ chối cấp hoặc hủy thị thực đối với phóng viên thường trú thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Phóng viên thường trú được cấp thị thực mới trong trường hợp được Bộ Ngoại giao cho phép tiếp tục hưởng quy chế phóng viên thường trú tại Việt Nam.

Điều 11. Phóng viên thường trú kiêm nhiệm

1. Phóng viên thường trú được phép kiêm nhiệm làm phóng viên thường trú cho Văn phòng thường trú của một cơ quan báo chí nước ngoài khác tại Việt Nam. Báo chí nước ngoài được phép cử phóng viên thường trú của mình ở một nước khác kiêm nhiệm làm phóng viên thường trú tại Việt Nam.

2. Các quy định đối với phóng viên thường trú kiêm nhiệm được thực hiện như các quy định đối với phóng viên thường trú. Trường hợp phóng viên thường trú được đề nghị kiêm nhiệm làm phóng viên thường trú cho Văn phòng thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài khác, cần có thư chấp thuận của cơ quan báo chí của phóng viên thường trú.

Điều 12. Thẻ phóng viên nước ngoài

1. Phóng viên thường trú được Bộ Ngoại giao cấp Thẻ phóng viên nước ngoài, có giá trị không quá 12 tháng, phù hợp với thời hạn thị thực nhập - xuất cảnh của phóng viên. Phóng viên thường trú có đề nghị cấp Thẻ phóng viên nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao.

Hồ sơ đề nghị cấp Thẻ phóng viên nước ngoài gồm: 

a) Văn bản đề nghị cấp Thẻ phóng viên nước ngoài của phóng viên thường trú theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.

b) Bản chụp hộ chiếu của phóng viên thường trú.

c) 02 ảnh chân dung 03 cm x 04 cm của phóng viên thường trú.

2. Phóng viên thường trú có đề nghị cấp lại Thẻ phóng viên nước ngoài do bị hỏng, bị mất gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao.

Hồ sơ đề nghị cấp lại Thẻ phóng viên nước ngoài gồm: 

a) Văn bản đề nghị cấp lại Thẻ phóng viên nước ngoài của phóng viên thường trú theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.

b) Bản chụp hộ chiếu của phóng viên thường trú.

c) 02 ảnh chân dung 03 cm x 04 cm của phóng viên thường trú.

d) Thẻ phóng viên nước ngoài (trong trường hợp thẻ bị hỏng).

đ) Đơn trình bày mất Thẻ phóng viên nước ngoài có xác nhận của cơ quan công an (trong trường hợp thẻ bị mất).

3. Chậm nhất 15 ngày làm việc trước khi Thẻ phóng viên nước ngoài hết hạn, phóng viên thường trú phải làm thủ tục gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài nếu được Bộ Ngoại giao cho phép tiếp tục làm phóng viên thường trú. Phóng viên thường trú có đề nghị gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn thẻ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao.

Hồ sơ đề nghị gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài gồm:

a) Văn bản thông báo tiếp tục cử phóng viên thường trú tại Việt Nam của người có thẩm quyền của cơ quan báo chí nước ngoài theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.

b) Thẻ phóng viên nước ngoài của phóng viên thường trú.

c) Bản chụp hộ chiếu của phóng viên thường trú.

4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Ngoại giao hoàn thành việc cấp, cấp lại hoặc gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài. Trong trường hợp từ chối cấp, cấp lại hoặc gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho phóng viên nước ngoài.

5. Khi hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam, phóng viên thường trú phải mang theo Thẻ phóng viên nước ngoài, hộ chiếu và xuất trình cho các cơ quan chức năng của Việt Nam khi được yêu cầu.

6. Khi phóng viên thường trú chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, Văn phòng thường trú phải thông báo cho Bộ Ngoại giao bằng văn bản ít nhất 15 ngày làm việc trước khi phóng viên chấm dứt hoạt động và phải nộp lại Thẻ phóng viên nước ngoài cho Bộ Ngoại giao trước khi phóng viên xuất cảnh Việt Nam.

Điều 13. Hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên thường trú 

1. Đối với các yêu cầu phỏng vấn lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, Văn phòng thường trú gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp, qua bưu điện hoặc fax đến Bộ Ngoại giao.

2. Đối với các yêu cầu tiếp xúc, phỏng vấn lãnh đạo các Bộ, ban, ngành của Việt Nam, Văn phòng thường trú gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp, qua bưu điện hoặc fax đến các Bộ, ban, ngành liên quan, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị, các Bộ, ban, ngành có trách nhiệm trả lời Văn phòng thường trú bằng văn bản.

3. Đối với các hoạt động thông tin, báo chí tại địa phương của Việt Nam, Văn phòng thường trú gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp, qua bưu điện hoặc fax đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm trả lời Văn phòng thường trú bằng văn bản. Phóng viên thường trú chỉ được hoạt động thông tin, báo chí tại địa phương khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Hồ sơ đề nghị hoạt động thông tin, báo chí gồm:

a) Văn bản đề nghị hoạt động thông tin, báo chí theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.

b) Bản chụp Thẻ phóng viên nước ngoài của phóng viên thường trú.

Điều 14. Trợ lý báo chí của Văn phòng thường trú

1. Văn phòng thường trú được phép thuê trợ lý báo chí để hỗ trợ các hoạt động của Văn phòng thường trú, phóng viên thường trú. Văn phòng thường trú có đề nghị thuê trợ lý báo chí gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng thường trú.

Hồ sơ đề nghị cấp phép làm trợ lý báo chí gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp phép làm trợ lý báo chí của Trưởng Văn phòng thường trú theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.

b) Thông tin cá nhân có xác nhận của chính quyền địa phương đối với người được đề nghị cấp phép làm trợ lý báo chí.

c) 02 ảnh chân dung 03 cm x 04 cm của người được đề nghị cấp phép làm trợ lý báo chí.

2. Trợ lý báo chí được phép thực hiện các công việc hỗ trợ hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên thường trú và Văn phòng thường trú tại Việt Nam như chụp ảnh, quay phim, phiên dịch và các công việc hành chính hỗ trợ cho hoạt động của Văn phòng thường trú. Trợ lý báo chí không được hưởng quy chế phóng viên thường trú và không được tiến hành các hoạt động thông tin, báo chí thay phóng viên thường trú.

3. Bộ Ngoại giao là cơ quan cung ứng trợ lý báo chí cho các Văn phòng thường trú. Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý trợ lý báo chí phải thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Điều 15. Cộng tác viên của Văn phòng thường trú

1. Khi có nhu cầu thuê cộng tác viên, Văn phòng thường trú gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng thường trú.

Hồ sơ đề nghị cấp phép cho cộng tác viên gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp phép làm cộng tác viên cho Văn phòng thường trú của Trưởng Văn phòng thường trú theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.

b) Thông tin cá nhân của người được cử làm cộng tác viên.

c) 01 ảnh chân dung 03 cm x 04 cm của người được cử làm cộng tác viên.

2. Văn phòng thường trú chỉ được phép thuê và sử dụng cộng tác viên sau khi được Bộ Ngoại giao chấp thuận bằng văn bản. Cộng tác viên của Văn phòng thường trú chỉ được phép thực hiện các công việc hỗ trợ hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên thường trú, Văn phòng thường trú như quay phim, chụp ảnh, phiên dịch trong một số hoạt động cụ thể nhất định, trong một thời gian nhất định và không được hoạt động thay thế phóng viên thường trú.

3. Trong trường hợp cộng tác viên là vợ hoặc chồng của thành viên cơ quan đại diện nước ngoài và được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện nước ngoài phải có văn bản chính thức cam kết từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ.

Mục 3
NHẬP - XUẤT PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ
CỦA BÁO CHÍ NƯỚC NGOÀI

Điều 16. Nhập - xuất phương tiện, trang thiết bị của báo chí nước ngoài

1. Báo chí nước ngoài được phép tạm nhập tái xuất miễn thuế có thời hạn đối với các phương tiện cần thiết để phục vụ các hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam như máy ảnh, máy quay hình, máy ghi âm và các trang thiết bị khác theo đúng các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.

2. Báo chí nước ngoài được phép nhập - xuất, lắp đặt, sử dụng các phương tiện thu phát tin, hình trực tiếp qua vệ tinh; phát hình đi quốc tế qua mạng lưới viễn thông quốc gia theo các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Chương III
 HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, BÁO CHÍ CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN 
NƯỚC NGOÀI, TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Điều 17. Xuất bản, lưu hành ấn phẩm thông tin nước ngoài

1. Việc xuất bản, lưu hành ấn phẩm thông tin nước ngoài thực hiện theo quy định của Luật báo chí, Luật xuất bản và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan của Việt Nam.

2. Khi có yêu cầu xuất bản và lưu hành ấn phẩm thông tin tại Việt Nam, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài phải có văn bản đề nghị gửi Bộ Thông tin và Truyền thông. Đối với cơ quan đại diện nước ngoài, văn bản đề nghị cần đồng gửi Bộ Ngoại giao để thông báo.

3. Thủ tục cho phép xuất bản, lưu hành ấn phẩm thông tin nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Hoạt động quy định tại Điều này và những thay đổi khác với đề nghị ban đầu chỉ được tiến hành sau khi có chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 18. Họp báo

1. Khi có nhu cầu tổ chức họp báo tại Hà Nội, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài phải có văn bản đề nghị gửi Bộ Thông tin và Truyền thông ít nhất 02 ngày làm việc trước khi tiến hành họp báo. Đối với cơ quan đại diện nước ngoài, văn bản đề nghị đồng gửi Bộ Ngoại giao để thông báo.

2. Khi có nhu cầu tổ chức họp báo tại các địa phương khác của Việt Nam, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài phải có văn bản đề nghị gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 02 ngày làm việc trước khi tiến hành họp báo.

3. Họp báo của đoàn khách nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo Đảng và Nhà nước hoặc Bộ Ngoại giao được thực hiện theo chương trình chính thức của đoàn. Cơ quan chủ quản đón đoàn có trách nhiệm thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông biết ít nhất 01 ngày làm việc trước khi tiến hành họp báo để phối hợp.

4. Đối với họp báo của đoàn khách nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan nhà nước khác của Việt Nam, cơ quan chủ quản đón đoàn phải có văn bản đề nghị gửi Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 02 ngày làm việc trước khi tiến hành họp báo.

5. Thủ tục cho phép tổ chức họp báo thực hiện theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

6. Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền không chấp thuận hoặc đình chỉ cuộc họp báo nếu thấy có dấu hiệu vi phạm luật pháp Việt Nam. 

7. Đối với những trường hợp họp báo khẩn cấp, sau khi có đề nghị của cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài, các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể.

Điều 19. Đăng tin, bài, phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam

1. Khi có nhu cầu đăng tin, bài, phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài phải gửi văn bản đề nghị kèm theo nội dung tin, bài, phát biểu cho Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong văn bản đề nghị cần ghi rõ: Mục đích, nội dung, tên người phát biểu/người viết, cơ quan báo chí dự kiến đăng, phát sóng. Đối với cơ quan đại diện nước ngoài, văn bản đề nghị kèm theo nội dung tin, bài, phát biểu cần đồng gửi Bộ Ngoại giao để thông báo.

2. Khi có nhu cầu đăng tin, bài, phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài phải gửi văn bản đề nghị kèm theo nội dung tin, bài, phát biểu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong văn bản đề nghị cần ghi rõ: Mục đích, nội dung, tên người phát biểu/người viết, cơ quan báo chí dự kiến đăng, phát sóng.

3. Thủ tục cho phép đăng tin, bài, phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 20. Trưng bày tranh, ảnh và các hình thức thông tin khác bên ngoài trụ sở cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài

1. Khi có nhu cầu trưng bày tranh, ảnh và các hình thức thông tin khác bên ngoài trụ sở, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài có trụ sở tại Hà Nội phải có văn bản đề nghị gửi Bộ Thông tin và Truyền thông. Đối với cơ quan đại diện nước ngoài, văn bản đề nghị đồng gửi Bộ Ngoại giao để thông báo.

Trường hợp cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài có trụ sở tại các địa phương khác của Việt Nam, khi có nhu cầu về các hoạt động nêu trên, phải có văn bản đề nghị gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Thủ tục cho phép trưng bày tranh, ảnh và các hình thức thông tin khác thực hiện theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

3. Hoạt động quy định tại Điều này và những thay đổi khác với đề nghị ban đầu chỉ được tiến hành sau khi có chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 21. Treo pa-nô, áp phích, màn hình bên ngoài trụ sở cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài; chiếu phim, triển lãm và các hoạt động quảng bá khác có mời công dân Việt Nam tham dự

1. Khi có nhu cầu treo pa-nô, áp phích, màn hình bên ngoài trụ sở cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Hà Nội và khi có nhu cầu chiếu phim, triển lãm và các hoạt động quảng bá khác có mời công dân Việt Nam tham dự tại Hà Nội, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài phải có văn bản đề nghị gửi Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Đối với cơ quan đại diện nước ngoài, văn bản đề nghị đồng gửi Bộ Ngoại giao để thông báo.

Khi có nhu cầu về các hoạt động nêu trên tại các địa phương khác của Việt Nam, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài phải có văn bản đề nghị gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Thủ tục cho phép treo pa-nô, áp phích, màn hình, chiếu phim, triển lãm và các hoạt động quảng bá khác thực hiện theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

3. Hoạt động quy định tại Điều nay và những thay đổi khác với đề nghị ban đầu chỉ được tiến hành sau khi có chấp thuận bằng văn bản của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chương IV
 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN,
BÁO CHÍ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Điều 22. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao

1. Quản lý và cấp phép cho các hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài bao gồm:

a) Cấp phép cho phóng viên nước ngoài vào hoạt động  thông tin, báo chí tại Việt Nam;

b) Cấp phép cho báo chí nước ngoài mở Văn phòng thường trú tại Việt Nam và sử dụng phóng viên nước ngoài, trợ lý báo chí, cộng tác viên;

c) Quản lý hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, Văn phòng thường trú tại Việt Nam;

d) Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết các yêu cầu nghiệp vụ, kỹ thuật; yêu cầu nhập - xuất các phương tiện nghiệp vụ, kỹ thuật; yêu cầu về xuất - nhập cảnh, cư trú, đi lại; cung ứng trợ lý báo chí cho các Văn phòng thường trú và các yêu cầu khác phục vụ cho hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài tại Việt Nam.

2. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giải quyết các yêu cầu hoạt động thông tin, báo chí của cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

3. Hướng dẫn thi hành những quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.

4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, báo cáo thường xuyên hàng năm về việc thực hiện những quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.

Điều 23. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông

1. Quản lý, cấp phép cho hoạt động thông tin, báo chí của cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài bao gồm:

a) Xuất bản, lưu hành ấn phẩm thông tin nước ngoài;

b) Họp báo nước ngoài tại Việt Nam;

c) Đăng tin, bài, phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam.

d) Trưng bày tranh, ảnh và các hình thức thông tin khác bên ngoài trụ sở cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Hà Nội.

2. Hướng dẫn thi hành những quy định về hoạt động thông tin, báo chí của cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài thuộc thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông.

3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, báo cáo thường xuyên hàng năm về việc thực hiện những quy định về hoạt động thông tin, báo chí của cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài thuộc thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 24. Trách nhiệm của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

1. Quản lý, cấp phép việc treo pa-nô, áp phích, màn hình bên ngoài trụ sở cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoại tại Hà Nội; chiếu phim, triển lãm và các hoạt động quảng bá khác tại Hà Nội có mời công dân Việt Nam tham dự của cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài.

2. Hướng dẫn thi hành những quy định về hoạt động thông tin, báo chí của cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài thuộc thẩm quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, báo cáo thường xuyên hàng năm về việc thực hiện những quy định về hoạt động thông tin, báo chí của cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài thuộc thẩm quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Điều 25. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tiếp nhận, xem xét và giải quyết hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại địa phương; phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quản lý và xử lý vi phạm đối với các hoạt động thông tin, báo chí tại địa phương của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài.

Điều 26. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quản lý và xử lý vi phạm đối với các hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài.

Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 Điều 27. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2012.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 67/CP ngày 31 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ ban hành ”Quy chế hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.”

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:                                                                          
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; 
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;                                                                   
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;                                  
- Văn phòng Quốc hội;                                                                     
- Tòa án nhân dân tối cao;                                                             
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP,
  Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b).N

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

 


(đã ký)


Nguyễn Tấn Dũng​


Thông tư Về việc ban hành biểu mẫu triển khai thực hiện một số điều của Nghị định số 88/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài,cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt NamPhóng viên báo chíBài viếtThông tư Về việc ban hành biểu mẫu triển khai thực hiện một số điều của Nghị định số 88/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài,cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Ban hành kèm theo các biểu mẫu liên quan đến hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài tại Việt Nam
3/6/2020 11:00NoĐã ban hành

BỘ NGOẠI GIAO
––––––––––––––
Số: 06/2012/TT-BNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2012

THÔNG TƯ
    Về việc ban hành biểu mẫu
triển khai thực hiện một số điều của Nghị định số 88/2012/NĐ-CP
ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ
về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài,
cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam

                                               

Căn cứ Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 4 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;

Căn cứ Nghị định số 88/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;

Bộ Ngoại giao ban hành các biểu mẫu triển khai thực hiện một số điều của Nghị định số 88/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Nghị định số 88/2012/NĐ-CP) như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Thông tư này ban hành các loại biểu mẫu văn bản liên quan đến hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài tại Việt Nam.

Đối tượng áp dụng thông tư này bao gồm các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Ngoại giao, các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan tới hoạt động thông tin, báo chí nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 2. Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu liên quan đến hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài tại Việt Nam quy định tại các Điều 4, 7, 8, 12, 13, 14 và 15 của Nghị định số 88/2012/NĐ-CP, bao gồm:

1. Mẫu văn bản đề nghị hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam (mẫu số 01/BC-BNG) cho phóng viên không thường trú.

2. Mẫu văn bản đề nghị lập văn phòng thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài (mẫu số 02/BC-BNG).

3. Mẫu văn bản đề nghị cử phóng viên thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài (mẫu số 03/BC-BNG).

4. Mẫu văn bản đề nghị hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên thường trú (mẫu số 04/BC-BNG).

5. Mẫu văn bản đề nghị cấp mới/cấp lại/gia hạn thẻ phóng viên nước ngoài của phóng viên thường trú (mẫu số 05/BC-BNG).

6. Mẫu văn bản đề nghị cấp phép làm trợ lý báo chí/cộng tác viên của Văn phòng thường trú (mẫu số 06/BC-BNG).

Việc kê khai điền vào biểu mẫu phải chính xác, chữ viết rõ ràng, đủ nét, dễ đọc, không được viết tắt hay viết bằng ký hiệu.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Ngoại giao, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Vụ Thông tin Báo chí – Bộ Ngoại giao hướng dẫn, phối hợp các đơn vị trong và ngoài Bộ Ngoại giao trong việc sử dụng thống nhất biểu mẫu về các hoạt động thông tin báo chí tại Việt Nam.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước kịp thời phản ánh về Bộ Ngoại giao để nghiên cứu giải quyết./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Website Bộ Ngoại giao
- Lưu: Bộ Ngoại giao

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 


(đã ký)

 

 

Nguyễn Phương Nga


Quyết định Ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Ngoại giaoPhóng viên báo chíBài viếtQuyết định Ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Ngoại giao/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
 Ban hành kèm theo Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Ngoại giao.
3/6/2020 10:00NoĐã ban hành

     

BỘ NGOẠI GIAO
--------

Số: 1562/QĐ-BNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2012

 

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO

--------------------------------

BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO

 

Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;

Căn cứ Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;

Căn cứ Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;

Căn cứ Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Ngoại giao.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông/bà Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các Cục, Vụ và các đơn vị trực thuộc Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Các cơ quan báo chí;
- Lưu BC, TCCB.
BỘ TRƯỞNG


(Đã ký​​​)


Phạm Bình Minh

 


 

BỘ NGOẠI GIAO
        _____


 


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________
              


QUY CHẾ
Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Ngoại giao
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1562/QĐ-BNG ngày 15 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao)
___

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

1. Quy chế này quy định phạm vi, thẩm quyền và trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Ngoại giao.

2. Quy chế này được áp dụng đối với tất cả các đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ Ngoại giao.

Điều 2. Người Phát ngôn

1. Người Phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại giao (sau đây gọi tắt là Người Phát ngôn) là Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao.

2. Phó Phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại giao (sau đây gọi tắt là Phó Phát ngôn) là Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao.

3. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (hoặc Lãnh đạo Bộ Ngoại giao được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ủy quyền) chỉ định người thực hiện nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đối với một sự kiện, vấn đề cụ thể.

4. Cơ quan cung cấp thông tin chính thức của Bộ Ngoại giao cho báo chí là Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao.

5. Những phát ngôn và thông tin cung cấp cho báo chí do Người Phát ngôn, Phó Phát ngôn, người được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (hoặc Lãnh đạo Bộ Ngoại giao được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ủy quyền) chỉ định, nêu tại Khoản 1, 2, 3 của Điều này là phát ngôn và thông tin chính thức của Bộ Ngoại giao.

Chương II
PHẠM VI, THẨM QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ

Điều 3. Phạm vi phát ngôn và cung cấp thông tin

1. Nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin:

a) Quan điểm, lập trường chính thức của Việt Nam về chính sách và quan hệ đối ngoại của Việt Nam, về tình hình quốc tế và những vấn đề thuộc phạm vi, chức năng và thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.

b) Tình hình và kết quả hoạt động của ngành ngoại giao trên các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao.

c) Các vấn đề khác do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định.

2. Hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin:

a) Họp báo thường kỳ (1 hoặc 2 lần/tháng) và họp báo đột xuất của Người Phát ngôn.

b) Họp báo của Bộ Ngoại giao do Bộ trưởng, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chủ trì.

c) Họp báo do Bộ Ngoại giao phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức.

d) Thông tin do Vụ Thông tin Báo chí hoặc các đơn vị trực thuộc Bộ Ngoại giao được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chỉ định cung cấp.

e) Thông tin trên trang thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao (www.mofa.gov.vn) và của các Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

g) Trả lời phỏng vấn, viết bài cho báo chí.

Điều 4. Thẩm quyền và trách nhiệm của Người phát ngôn, Phó Phát ngôn và Vụ Thông tin Báo chí

1. Người Phát ngôn, Phó Phát ngôn, người được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao/Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chỉ định phát ngôn nêu tại Khoản 1, 2, 3 của Điều 2 có thẩm quyền và trách nhiệm sau:

a) Được nhân danh Bộ Ngoại giao phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về nội dung phát ngôn và thông tin cung cấp cho báo chí.

c) Được quyền từ chối phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí những vấn đề sau:

i) Thuộc bí mật nhà nước, bí mật thuộc về nguyên tắc và quy định của Đảng và những vấn đề khác không thuộc phạm vi, chức năng, thẩm quyền của Bộ Ngoại giao;
ii) Những vụ việc đang trong quá trình điều tra, thanh tra, chưa có kết luận cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền;

iii) Những văn bản chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo, chưa được cấp có thẩm quyền cho phép phổ biến, lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội.

iv) Những vấn đề khác do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định.

2. Căn cứ yêu cầu tình hình, Người Phát ngôn, Phó Phát ngôn và Vụ Thông tin Báo chí kiến nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chỉ định các đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Ngoại giao trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định của Quy chế này.

3. Người Phát ngôn, Phó Phát ngôn và Vụ Thông tin Báo chí có trách nhiệm:

a) Tổ chức họp báo định kỳ, họp báo đột xuất của Người phát ngôn, họp báo do Bộ Ngoại giao chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương.

b) Chủ trì việc liên lạc thường xuyên với các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế; tổ chức cho báo chí tiếp xúc và phỏng vấn Lãnh đạo Bộ Ngoại giao.

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan chuẩn bị nội dung, thông tin cần cải chính hoặc cần làm rõ thêm liên quan đến nội dung báo chí đề cập, và yêu cầu cơ quan báo chí cải chính thông tin sai sự thật về việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật về báo chí.

d) Kịp thời tổng hợp thông tin trong nước và quốc tế cho các đơn vị trực thuộc Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tham khảo, sử dụng.

e) Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp và định kỳ báo cáo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về tình hình thực hiện Quy chế.

Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Ngoại giao

1. Các đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Ngoại giao có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được phân công cho Người phát ngôn, Phó Phát ngôn và người có thẩm quyền phát ngôn nêu tại khoản 1, 2, 3 của Điều 2 và cho Vụ Thông tin Báo chí.

2. Trong trường hợp được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (hoặc Lãnh đạo Bộ Ngoại giao) chỉ định, lãnh đạo hoặc cán bộ của các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin cho báo chí về các vấn đề thuộc phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm của đơn vị và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình cung cấp trước pháp luật và trước Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

3. Các đơn vị, cá nhân không được nhân danh Bộ Ngoại giao để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí nếu chưa được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao.

Điều 6. Thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài

1. Trưởng Cơ quan Đại diện Việt Nam tại nước ngoài (Cơ quan Đại diện) trực tiếp phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí hoặc chỉ định cán bộ có thẩm quyền của Cơ quan Đại diện đảm nhiệm nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm của Cơ quan Đại diện.

2. Phát ngôn và thông tin do Trưởng Cơ quan Đại diện hoặc cán bộ Cơ quan Đại diện được chỉ định nêu tại tại Khoản 1 Điều 6 là phát ngôn và thông tin chính thức của Cơ quan Đại diện.

3. Trưởng Cơ quan Đại diện và Cơ quan Đại diện có trách nhiệm:

- Tiếp xúc định kỳ với báo chí sở tại để cung cấp thông tin về Việt Nam và giải đáp các vấn đề liên quan tới Việt Nam mà báo chí và dư luận sở tại quan tâm, thông qua hình thức họp báo và trả lời phỏng vấn, thông cáo báo chí, bản tin, trang thông tin điện tử  của cơ quan đại diện, viết bài cho báo chí.

- Có các hình thức phù hợp cung cấp thông tin cho báo chí sở tại nhân các sự kiện quan trọng của Việt Nam và trong quan hệ với sở tại.

4. Trưởng Cơ quan Đại diện và cán bộ phát ngôn và cung cấp thông tin của Cơ quan Đại diện nêu tại Khoản 1 Điều 6 chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về nội dung phát ngôn và thông tin cung cấp cho báo chí.

5. Những cá nhân khác thuộc Cơ quan Đại diện không được phép phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí khi chưa được sự đồng ý của Trưởng Cơ quan Đại diện.

Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Trách nhiệm quán triệt và tổ chức thực hiện

Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức thuộc đơn vị mình và tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy chế này; kịp thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.   

Điều 8. Xử lý vi phạm

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ Ngoại giao vi phạm các quy định tại Quy chế này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật./.


                                                                    BỘ TRƯỞNG

                                                                   (Đã ký)


                                                                      PHẠM BÌNH MINH

CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAOCơ quan đại diện ngoại giaoCÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Cập nhật đến tháng 01/2014
12/7/2014 17:00NoĐã ban hành

CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

(Xếp thứ tự theo vần chữ cái A,B,C...của tiếng Việt)

DIPLOMATIC MISSIONS

(In Vietnamese alphabet order)

--------------------

01/                      CỘNG HÒA A-DÉC-BAI-GIAN

  Republic of Azerbaijan

 

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of  the Embassy: 6A Le Hong Phong Str., Ba Đinh Dist, Ha Noi

Tel: 04-37379011/12                   Fax: 04-37379013

E-mail: az.emb.hanoi@gmail.com

Website:

Ngày Quốc khánh: 28 tháng 5 

National Day: 28th May

02/                                 CỘNG HÒA A-RẬP AI-CẬP

Arab Republic of Egypt

 

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 63 To Ngoc Van Road, Quang An Ward, Tay Ho Dist, Ha Noi

Tel: 04-38294999                       Fax: 04-38294997

E-mail: egyembhanoi@yahoo.com

Website:

Ngày Quốc khánh: 23 tháng 7 

National Day: 23rd July

 03/             CÁC TIỂU VƯƠNG QUỐC A-RẬP THỐNG NHẤT

United Arab Emitates

 

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 44/3 Van Bao Str., Van Phuc, Ba Đinh, Ha Noi

Tel: 04-37264545                     Fax: 04-37262020

E-mail: hanoi@mofa.gov.ae            

Website: www.uae-embassy.ae/embassies/vn

Ngày Quốc khánh: 02 tháng 12 

National Day: 02nd December

 

04/                   VƯƠNG QUỐC A-RẬP XÊ-ÚT

The Kingdom of Saudi Arabia

 

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 48A Tran Phu Str., Ba  Đinh, Ha Noi

Tel: 04-37264373/6                    Fax: 04-37264374

E-mail: viemb@mofa.gov.sa

Website:

Ngày Quốc khánh: 23 tháng 9 

National Day: 23 rd September

05/                                 CỘNG HÒA ÁC-HEN-TI-NA

Argentine Republic

 

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 4th Floor room 401, Sentinel Place 41A Ly Thai To, Hoan Kiem, Ha Noi

Tel: 04-38315262/3/09/578              Fax: 04-38315577/288

E-mail: eviet@mrecic.gov.ar

Website:

Ngày Quốc khánh: 25 tháng 5

National Day: 25th May

06/                                 CỘNG HÒA ÁC-MÊ-NI-A

Republic of Armenia

 

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 73 D5C Vuon Đao, Phu Thuong Ward, Tay Ho Dist, Ha Noi

Tel: 04-37585228                                 Fax: 04-37585229

E-mail: armvietnamembassy@mfa.am

Website:

Ngày Quốc khánh: 21 tháng 9

National Day: 21st September

 

 

 

 

07/                                   AI-LEN

Ireland

 

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 2th Floor, Sentinel Place 41A Ly Thai To, Hoan Kiem, Ha Noi

Tel: 04-39743291                                Fax: 04-39743295

E-mail: irishembassyhanoi@dfanet.ie          

Website: www.Embassyofireland.vn

Ngày Quốc khánh: 17 tháng 3

National Day: 17th March

 

08/             CỘNG HÒA AN-GIÊ-RI DÂN CHỦ VÀ NHÂN DÂN

People's Democratic Republic of Algeria

 

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 13 Phan Chu Trinh Str., Ha Noi

Tel: 04-38253865/04-39332151               Fax: 04-38260830

E-mail: ambalghanoi@ambalgvn.org.vn          

Website: www.ambalgvn.org.vn   

Ngày Quốc khánh: 01 tháng 11

National Day: 01st November

 

 

 

 

 

09/             LIÊN HIỆP VƯƠNG QUỐC ANH VÀ BẮC AI-LEN

United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland

 

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 4th Floor, Central Building, 31 Hai Ba Trung Str., Ha Noi

Tel: 04-39360500                   Fax: 04-39360561

E-mail: behanoi02@vnn.vn

Website:

Ngày Quốc khánh: 10 tháng 6

National Day: 10th June

 

10/                             CỘNG HÒA ÁO

Republic of Austria

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 8th Floor, Prime Center, 8th floor, 53 Quang Trung Str., Ha Noi

Tel: 04-39433050                               Fax: 04-39433055

E-mail: hanoi-ob@bmeia.gv.at

Website:

Ngày Quốc khánh: 26 tháng 10

National Day: 26th October

 11/                                 CỘNG HÒA ĂNG-GÔ-LA

Republic of Angola

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy : No.01, Alley 9, Dang Thai Mai Str., Tay Ho Dist, Ha Noi

Tel: 04-62583559/04-62583556                   Fax: 04-62583504/04-62583550

E-mail:

Website:

Ngày Quốc khánh: 11 tháng 11

National Day: 11th November

 

12/                                      CỘNG HÒA ẤN ĐỘ

Republic of India

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 58-60 Tran Hung Dao Str., Ha Noi

Tel: 04-38244989/90                     Fax: 04-38244998

E-mail: adminindia@fpt.vn

Website:

Ngày Độc lập: 15 tháng 8

Ngày Quốc khánh: 26 tháng 1

National Day: 26th January

 

 

 

 

13/                                 CỘNG HÒA BA LAN

Republic of Poland

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 3 Chua Mot Cot Str., Ha Noi

Tel: 04-38452027-04-38453728                          Fax: 04-38236914

E-mail: hanoi.amb.seketariat@msz.gov.pl   or   vnhanamb@msz.gov.pl

Website:

Ngày Quốc khánh: 03 tháng 5

National Day: 03rd May

 

14/                   CỘNG HÒA NHÂN DÂN BĂNG-LA-ĐÉT

People's Republic of Bangladesh

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: Villa D6B-05, Vuon Dao Compound, Subway 675 Lac Long Quan Str., Tay Ho Dist, Ha Noi

Tel: 04-37716625; 04-37717829                 Fax: 04-37716628

Email: bdoothn@netnam.org.vn

Website:

Ngày Quốc khánh: 26 tháng 3

National Day 26th March

 

 

 

 

 

 

15/                                 CỘNG HÒA BÊ-LA-RÚT

Republic of Belarus

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 66 To Ngoc Van Str, Tay Ho Dist. Ha Noi

Tel: 04-37192974                     Fax: 04-37197125

E-mail: vietnam@mfa.gov.by

Website:

Ngày Quốc khánh: 03 tháng 7

National Day: 03rd July

16/                                           VƯƠNG QUỐC BỈ

Kingdom of Belgium

 

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 9th Floor, Hanoi Towers, 49 Hai Ba Trung Str., Hoan Kiem, Ha Noi

Tel: 04-39346179/80                          Fax: 04-39346183

E-mail: hanoi@diplobel.fed.be          

Website: http://diplomatie.belgium.be/vietnam/          

Ngày Quốc khánh: 21 tháng 7

National Day: 21st July

 

 

 

 

 

 

17/                       CỘNG HÒA LIÊN BANG BRA-XIN

                                   Federative Republic of Brazil

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 14 Thuy Khue D6/7, Ha Noi

Tel: 8430817/ 8432544                     Fax: 8432542

E-mail: vetbrem@netnam.org.vn

Website:

Ngày Quốc khánh: 07 tháng 9

National Day: 07th September

 

 

18/                                   BRU-NÂY

Brunei Darussalam

Văn phòng Đại sứ quán: Ba Đình

Chancery of the Embassy: Villa 44/8, 44/9 Van Bao Str., Ba Đình, Ha Noi

Tel: 04-37262001/2/3/4                   Fax: 04-37262010

E-mail: bruemviet@hn.vnn.vn    or   bruemviet@hotmail.com

Website:

Ngày Quốc khánh: 23 tháng 2

National Day: 23rd February

 

 

 

 

 

19/                                  CỘNG HÒA BUN-GA-RI

Republic of Bulgaria

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội 

Chancery of the Embassy: Van Phuc Diplomatic Compound, 5 Nui Truc Str., Ha Noi

Tel: 04-38452908                                                   Fax: 04-38460856

E-mail: embassy.hanoi@mfa.bgbgremb13@fbt.vn   

Website: www.mfa.bg/hanoi

Ngày Quốc khánh: 03 tháng 3

National Day: 03rd March

 

20/                                              CA-NA-DA

Canada

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 31 Hung Vuong Str., Ha Noi

Tel: 04-37345000                              Fax: 04-37345049

E-mail: hanoi@international.gc.ca

Website:

Ngày Quốc khánh: 01 tháng 7

National Day: 01st July

 

 

 

 

 

 

21/                                      NHÀ NƯỚC CA-TA

State of Qatar

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: Villa 43, Tran Hung Dao, Hang Bai Ward, Hoan Kiem Dist, Ha Noi

Tel: 04-39430222/ 39440148            Fax: 04-39440148

E-mail: hanoi@mofa.gov.qa

Website:

Ngày Quốc khánh: 18 tháng 12

National Day: 18th December

 

22/                           VƯƠNG QUỐC CĂM-PU-CHIA

Kingdom of Cambodia

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội 

Chancery of the Embassy: 71 Tran Hung Dao Str., Ha Noi

Tel: 04-39424788                             Fax: 04-39423225

E-mail: camemb.vnm@mfa.gov.kh

Website:

Ngày Quốc khánh: 09 tháng 11

National Day: 09th November

 

 

 

 

23/                                      CỘNG HÒA CHI-LÊ

Republic of Chile

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội 

Chancery of the Embassy: Vill C8-D8, 14 Thuy Khue Str., Ha Noi

Tel: 04-39351147/ 39351148          Fax: 38430762

E-mail: embajadal@chile.org.vn

Website:

 Ngày Quốc khánh: 18 tháng 9

National Day: 18th September

 

24/                                     NHÀ NƯỚC CÔ-OÉT

The State of Kuait

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội 

Chancery of the Embassy: 10 Le Hong phong Str., Ba Dình Dist, Ha Noi

Tel: 04-38489955/66/77          Fax: 04-38489988

E-mail: ktembvn@gmail.com

Website:

Ngày Quốc khánh: 25 tháng 2

National Day: 25th February

 

 

 

 

 

 

25/                                    CỘNG HÒA CU-BA

Republic of Cuba

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 65A Ly Thuong Kiet Str., Ha Noi

Tel: 04-39424775/ 39425070/ 39425071              Fax: 04-39422426

E-mail: embacuba@fpt.vn

Website:

Ngày Quốc khánh: 01 tháng 1

National Day: 01st January

 

26/                              VƯƠNG QUỐC ĐAN MẠCH

Kingdom of Denmark

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 17-19 Đien Bien Phu Str., Ha Noi

Tel: 04-38231888                          Fax: 04-38231999

E-mail: hanamb@um.dk

Website:

Ngày Quốc khánh: 05 tháng 6

National Day: 05th June

 

 

 

 

 

 

27/                         CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC

Federal Republic of Germany

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 29 Tran Phu Str., Ha Noi

Tel: 04-38453836/7/43; 0245/38430246       Fax: 04-38453838/38439969

E-mail: into@hanoi.diplo.de

Website:

Ngày Quốc khánh: 03 tháng 10

National Day: 3rd October

 

28/                            VƯƠNG QUỐC HÀ LAN

Kingdom of the Netherlands

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: Daeha Office Tower, 6th floor 360 Kim Ma Str., Ha Noi

Tel: 04-38315650           Fax: 04-38315655 (emergency/duty officer): 0903 416531

E-mail : han@minbuza.nl

Website:

Ngày Quốc khánh: 30 tháng 4

National Day: 30th April

 

 

 

 

 

 

29/                                      CỘNG HÒA HA-I-TI

Republic of Haiti

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 44/4 Van Bao Str., Ha Noi

Tel: 04-371078888                             Fax: 

E-mail: amb.vietnam@diplomatie.ht

Website:

Ngày Quốc khánh:

National Day:

 

30/                               ĐẠI HÀN DÂN QUỐC

Republic of Korea

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 4th floor, Daeha Business Center, 360 Kim Ma Str., Ha Noi

Tel: 04-38315110/6; 37710404                    Fax: 04-38315117/ 38316834

E-mail: korembviet@mofat.go.kr

Website:

Ngày Quốc khánh: 03 tháng 10

National Day: 03rd October

 

 

 

 

 

31/                            HỢP CHỦNG QUỐC HÒA KỲ

United States of America

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 7 Lang Ha Str., Ha Noi

Tel: 04-3850/ 5000                Fax: 04-3850/ 5010

E-mail:

Website:

Ngày Quốc khánh: 04 tháng 7

National Day: 04th July

32/                               HUNG-GA-RI

Hungary

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: Hanoi Lake View, 9th Floor, 28 Thanh Nien Rd, Ha Noi

Tel: 04-37715714/5                                Fax: 04-37150694

E-mail: mission.hoi@mfa.gov.hu   or   hoi.mission@mfa.gov.hu

Website: www.mfa.gov.hu/emb/hanoi

Ngày Quốc khánh: 20 tháng 8

National Day: 20th August

 

 

 

 

 

 

33/                                 CỘNG HÒA HY LAP

Hellenic Republic

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 27-29 Au Co Str., Tay Ho Dist, Ha Noi

Tel: 04-37152254/ 37152263              Fax: 04-37152253

E-mail: gremb.han@mfa.gr

Website:

Ngày Quốc khánh: 25 tháng 3

National Day: 25th March

34/                               CỘNG HÒA HỒI GIAO I-RAN

Islamic Republic of Iran

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 54 Tran Phu Str., Ha Noi

Tel: 04-38232068/9                         Fax: 04-38232120

E-mail: iranemb.han@mfa.gov.ir   or   embirihn@gmail.com

Website: hanoi.mfa.gov.ir

Ngày Quốc khánh: 11 tháng 2

National Day:11th February

 

 

 

 

 

35/                                CỘNG HÒA I-RẮC

Republic of Iraq

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 66 Tran Hung Dao Str., Ha Noi

Tel: 04-39424141/39425645            Fax: 04-39424055

E-mail: iraqembhn@gmail.com

Website:

Ngày Quốc khánh:

National Day:

 

36/                             CỘNG HÒA I-TA-LI-A

Republic of Italy

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 9 Le Phung Hieu Str., Ha Noi

Tel: 04-38256246/38256256                 Fax: 04-38267602

Emergency phon (after working hours): 0903430950

Email: ambasciata.hanoi@esteri.it

Website:

Ngày Quốc khánh: 02 tháng 6

National Day: 02nd June

 

 

 

 

37/                           CỘNG HÒA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A

Republic of Indonesia

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 50 Ngo Quyen Str., Ha Noi

Tel: 04-38253353/38257969           Fax: 04-38259274

E-mail: Hanoi.kbri@kemlu.go.id

Website:

Ngày Quốc khánh: 17 tháng 8

National Day: 17th August

 

38/                             NHÀ NƯỚC I-XRA-EN

State of Israel

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội 

Chancery of the Embassy: 68 Nguyen Thai Hoc Str., Ha Noi

Tel: 04-38433140                    Fax: 04-38435760

E-mail: infor@hanoi.mfa.gov.il

Website:

Ngày Quốc khánh: 06 tháng 5

National Day: 06th May

 

 

 

 

 

39/                     CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Lao People's Democratic Republic

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 40 Quang Trung Str., Ha Noi

Tel: +84 4 39424576                           Fax: +84 4 39422271/38228414

E-mail: laoembassyhanoi@gmail.com

Website: www.laoembassyhanoi,org.vn

Ngày Quốc khánh: 02 tháng 12

National Day: 02nd December

 

40/                                    NHÀ NƯỚC LI-BI

The State of Libyan

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội 

Chancery of the Embassy: 298 Kim Ma Str, Ha Noi

Tel: 04-38453379                      Fax: 8454977

E-mail: libyanofficehn@fpt.vn

Website:

Ngày Quốc khánh: 24 tháng 12

National Day: 24th December

41/                        ĐẠI CÔNG QUỐC LÚC-XĂM-BUA

Grand Duchy of Luxembourg

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội 

Văn phòng Hợp tác phát triển: Unit 1403, Pacific Place

Chancery of the Embassy/ Office for Development Cooperation: 38B Ly Thuong Kiet Str, Hoan Kiem, Ha Noi

Tel: 04-39461416                           Fax: 04-39461415

E-mail: Hanoi.Amb@mae.etat.lu

Website:

Ngày Quốc khánh: 23tháng 6

National Day : 23th June

 

42/                                 MA-LAI-XI-A

Malaysia

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội 

Chancery of the Embassy: 43-45 Dien Bien Phu Str, Ha Noi

Tel: 04-37343836/ 37343849         Fax: 04-37343832/ 37343829

E-mail: malhanoi@kln.gov.my

Website:

Ngày Quốc khánh: 31 tháng 8

National Day: 31st August

 

 

 

 

43/                       VƯƠNG QUỐC MA RỐC

Kingdom of Morocco

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 9 Chu Van An Str., Ba Dinh Dist, Ha Noi

Tel: 04-37345586/87             Fax: 0437345589

E-mail: morocco.info@fpt.vn

Website:

Ngày Quốc khánh: 30 tháng 7

National Day: 30th July

 

44/                          LIÊN BANG MÊ-HI-CÔ

United Mexican States

Văn phòng Đại sứ quán: Ha Noi

Chancery of the Embassy: T11, 14 Thuy Khue Str., Ha Noi

Tel: 04-38470948                             Fax: 04-38470949

E-mail: embvietnam@sre.gob.mx

Website:

Ngày Quốc khánh: 16 tháng 9

National Day: 16th September

 

 

 

 

 

45/                      CỘNG HÒA LIÊN BANG MI-AN-MA

Republic of  Union of Myanmar

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 298A Kim Ma Str., Ha Noi

Tel: 04-38453369/38232056        Fax: 04-38452404

E-mail:

Website:

Ngày Quốc khánh: 04 tháng 1

National Day: 04th January

 

46/                              CỘNG HÒA MÔ-DĂM-BÍCH

Republic of  Mozambique

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 305-308 A2 Bulding, Van Phuc Diplomatic Compound, 298 Kim Ma Str., Ba Dinh Dist.

Tel: 04-62684888                     Fax: 04-62694999

E-mail:

Website:

Ngày Quốc khánh: 25 tháng 6

National Day: 25th June

 

 

 

 

 

 

47/                          MÔNG CỔ

Mongolia

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy : Villa No.6 Van Phuc Quarter, Ha Noi

Tel: 04-38453009                  Fax: 04-38454954

E-mail: Hanoi@mfa.gov.mn

Website: Hanoi.mfa.gov.mn

Ngày Quốc khánh: 11 tháng 7

National Day: 11th July

 

48/                                VƯƠNG QUỐC NA UY

Kingdom of Norway

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 8th Floor, Hanoi Tower, 49 Hai Ba Trung Str, Hoan Kien Dist, Ha Noi

Tel: 04-39748900                    Fax: 04-39743301

E-mail: emb.hanoi@mfa.no

Website: www.norway.org.vn

Ngày Quốc khánh: 17 tháng 5

National Day: 17th May

 

 

 

 

 

 

49/                           CỘNG HÒA NAM PHI

Republic of South Africa

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 3rd Floor, Central Building, 31 Hai Ba Trung Str., Ha Noi

Tel: 04-39362000                    Fax: 04-39361991

E-mail: admin.hanoi@dirco.gov.za   or   consular.hanoi@dirco.gov.za

Website:

Ngày Quốc khánh: 27 tháng 4

National Day: 27th April

50/                                   LIÊN BANG NGA

Russian Federation

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy : 191 La Thanh Rd, Ha Noi

Tel: 04-38336991/38336992                      Fax: 04-38336995

E-mail: Moscow-vietnam@yandex.ru   or   rusemb.vietnam@gmail.com

Website: www.vietnam.mid.ru

Ngày Quốc khánh: 12 tháng 6

National Day: 12th June

 

 

 

 

 

 

51/                              NHẬT BẢN

Japan

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 27 Lieu Giai Str., Ha Noi

Tel: 04-38463000                            Fax: 04-38463043

E-mail: soumuhan@ha.mofa.go.jp

Website: http://www.vn.emb-japan.go.jp

Ngày Quốc khánh: 23 tháng 12

National Day: 23rd December

 

52/                     CỘNG HÒA LIÊN BANG NI-GIÊ-RI-A

     Federal Republic of Nigeria

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: Villa No. 44/1 Van Bao Str., Van Phuc Diplomatic Compound, Ha Noi

Tel: 04-37263610                        Fax: 04-37263615

E-mail: nigembvn@yahoo.com

Website:

Ngày Quốc khánh: 01 tháng 10

National Day : 01th October

 

 

 

 

 

 

 

53/                                  NIU-DI-LÂN

New Zealand

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội 

Chancery of the Embassy: Room 504, Level 5, 63 Ly Thai To Str., Ha Noi

Tel: 04-38241481               Fax: 04-38241480

E-mail: nzembassy.hanoi@mft.net.nz

Website: www.nzembassy.com/viet-nam

Ngày Quốc khánh: 06 tháng 2

National Day: 06th February

54/                                VƯƠNG QUỐC Ô-MAN

The Sultanate of Oman

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of  the Embassy: No 74, Ven Ho Tay Road (Trich Sai Str.,) Buoi Ward, Tay Ho Dist, Ha Noi

Tel: 04-37592700/37592701            Fax: 04-37536666

E-mail: oman.embassy.vn@gmail.com

Website:

Ngày Quốc khánh: 18 tháng 11

National Day: 18th November

 

 

 

 

 

55/                           Ô-XTƠ-RÂY-LI-A

Australia

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 8 Dao Tan Str. Ba Dinh, Ha Noi

Tel: 04-37740100                  Fax. 04-37740111

E-mail:

Website:

Ngày Quốc khánh: 26 tháng 1

National Day: 26th January

 

56/                      CỘNG HÒA HỒI GIÁO PA-KI-XTAN

Islamic Republic of Pakistan

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: Villa 44/2 Van Bao Str., Ha Noi 

Tel: 04-37262251/52                            Fax: 04-37262253

E-mail: parepvietnam@yahoo.com   or   parepvietnam@vnn.vn

Website:

Ngày Quốc khánh: 23 tháng 3

National Day: 23rd March

 

 

 

 

 

 

 

57/                                     NHÀ NƯỚC PA-LE-XTIN

The State of Palestine

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: E4b-Trung Tu Diplomatic Compoud, 6 Dang Van Ngu Str, Ha Noi

Tel: 04-38524013                       Fax: 04-35739149/39349696                     

E-mail: vnemb@mofa-gov.ps   or   palembvn@gmail.com

Website: www.Palestineembassy.vn

Ngày Quốc khánh: 01 tháng 1

National Day: 01st January

 

58/                       CỘNG HÒA PA-NA-MA

Republic of Panama

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 44B Ly Thuong Kiet Str, Hanoi Central Office Building 9th Floor, Suite 9-04, Ha Noi

Tel: 04-39365213/ 39365443                        Fax: 04-39365214

E-mail: embpanamavietnam@mire.gob.pa

Website:

Ngày Quốc khánh: 03 tháng 11 

National Day: 03th November

 

 

 

 

 

59/                       CỘNG HÒA PÊ-RU 

                       Republic of Peru

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: Office 1402, 14th Floor, Corner Stone Building, 16 Phan Chu Trinh,Hoan Kiem, Ha Noi

Tel:                                              Fax:

E-mail: hanoi@peruembassy.vn

Website: www.peruembassy.vn

Ngày Quốc khánh: 28 tháng 7 

National Day: 28th July

 

60/                                  CỘNG HÒA PHÁP

Republic of France

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 57 Tran Hung Dao Str., Ha Noi

Tel: 04-39445700                     Fax: 04-39445717

 E-mail: ambafrance.hanoi@diplomatie.gouv.fr

Website: www.ambafrance-vn.org

Ngày Quốc khánh: 14 tháng 7 

National Day: 14th July

 

 

 

 

 

 

61/                        CỘNG HÒA PHẦN LAN

      Republic of Finland

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội 

Chancery of the Embassy: 31 Hai Ba Trung Str., Ha Noi

Tel: 04-38266788                   Fax: 04-38266766 (general)/ 04-38266779 (consular)

E-mail: sanomat.han@formin.fi

Website: www.finland.org.vn

Ngày Quốc khánh: 06 tháng 12

National Day: 06th December

 

62/                          CỘNG HÒA PHI-LÍP-PIN

Republic of the Philippines

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 27B Tran Hung Dao Str. Ha Noi

Tel: 04-39437873/ 39434493/ 39437948/ 39439826       Fax: 04- 39435760

Consular/visa extension: 114

E-mail: hanoi.pe@dfa.gov.ph   or   hnpe2000@gmail.com

Website: hanoipe.org

Ngày Quốc khánh: 12 tháng 6

National Day: 12th June

 

 

 

 

 

63/                         RU-MA-NI

Romania

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 5 Le Hong Phong Str., Ha Noi

Tel: 04-38452014/ 37338331               Fax: 04-38430922

E-mail: romambhan@fpt.vn

Website:

Ngày Quốc khánh: 01 tháng 12

National Day: 01st December 

64/                         CỘNG HÒA SÉC

Czech Republic

 

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 13 Chu Van An Str., Ha Noi

Tel: 04-38454131/2                  Fax: 04-38233996

E-mail: hanoi@embassy.mzv.cz  or  commerce_hanoi@embassy.mzv.cz  or  commerce_hanoi@mzv.cz

Website:

Ngày Quốc khánh: 28 tháng 10

National Day: 28th October

 

 

 

 

 

 

65/                           VƯƠNG QUỐC TÂY BAN NHA

Kingdom of Spain

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 4 Le Hong Phong Str., Ba Dinh Dist, Ha Noi

Tel: 04-37715207/8/9                           Fax: 04-37715206

E-mail: embajadaesp@vnn.vn

Website: www.embassyinvietnam.maec.es

Ngày Quốc khánh: 12 tháng 10

National Day: 12th October

 

66/                             VƯƠNG QUỐC THÁI LAN

Kingdom of Thailand

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy:  63-65 Hoang Dieu Str., Ha Noi

Tel: 04-38235092/4                       Fax: 04-38235088

E-mail: thaiemhn@netnam.org.vn   or   thailan1@fpt.vn

Website:

Ngày Quốc khánh: 05 tháng 12

National Day: 05th December

 

 

 

 

 

 

 

67/                             CỘNG HÒA THỔ NHĨ KỲ 

Republic of Turkey

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: Central Office Building, 4th Floor, North Star Building, 44B Ly Thuong Kiet Str., Ha Noi

Tel: 04-38222460                             Fax: 04-38222458

E-mail: embassy.hanoi@mfa.gov.tr

Website: www.hanoi.emb.mfa.gov.tr

Ngày Quốc khánh: 29 tháng 10

National Day: 29th October

 

68/                        THỤY ĐIỂN

Sweden

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 2 Nui Truc Str., Ba Dinh Dist, Ha Noi

Tel: 04-37260400                  Fax: 04-38232195

E-mail: ambassaden.hanoi@foreign.ministry,se

Website:

Ngày Quốc khánh: 06 tháng 6

National Day: 06th June

 

 

 

 

 

69/                                     LIÊN BANG THỤY SỸ

Confederation of Switzerland

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: Central Office Building 15th  Floor, 44B Ly Thuong Kiet Str., Ha Noi

Tel: 04-39346589                            Fax: 04-39346591

E-mail: vertretung@han.rep.admin.ch

Website:

Ngày Quốc khánh: 01 tháng 8

National Day: 01st August

70/                    CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN TRIỀU TIÊN

  Democratic People's Republic of Korea

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 25 Cao Ba Quat Str., Ha Noi

Tel: 04-38453008                                 Fax: 04-38231221

E-mail: dprkemb.hanoi@gmail.com

Website:

Ngày Quốc khánh: 09 tháng 9

National Day: 09th September 

 

 

 

 

71/                     CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

People's Republic of China

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 46 Hoang Dieu Str., Ha Noi

Tel: 04-38453736 (General)                        Fax: 04-38232826 

        04-37334685 (Political)                       Fax: 04-37343300

        04-38235569 (Consul&Visa)              Fax: 04-37341181

        04-37338125 (Commerce&Trade)      Fax: 04-38234286

        04-37341836 (Culture&Education)     Fax: 04-37338046

        04-38453954 (Military)                       Fax: 04-37338065

E-mail:

Website: vn.china-embassy.org

Ngày Quốc khánh: 01 tháng 10

National Day: 01st October

 

72/                    CỘNG HÒA DÂN CHỦ TI-MO LEX-TE

Democratic Republic of Timo-Leste

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 51 Nguyen Du Str., Hai Ba Trung Dist, Ha Noi

Tel: 04-62782972                    Fax: 04-62782973

E-mail: embassy.tl.vietnam@gmail.com 

Website:

Ngày Quốc khánh: 28 tháng 11

National Day: 28th November

73/                      U-CRAI-NA

Ukraine

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 6 Le Hong Phong Str., Ha Noi

Tel: 04-37344484                  Fax: 04-37344497

E-mail: emb_vn@mfa.gov.ua

Website:

Bộ phận Lãnh sự (Consular Section)

Tel: 04-37344501                  Fax: 04-37344502

Ngày Quốc khánh: 24 tháng 8

National Day:  24thAugust

 

74/                            CỘNG HÒA ĐÔNG U-RU-GOAY

The Oriental Republic of Uruguay

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội 

Chancery of the Embassy: 407 Au Co, Tay Ho, Ha Noi

Tel: 04-37188047/48                       Fax: 04-37188049

E-mail: uruvietnam@mrree.gub.uy

Website:

Ngày Quốc khánh: 25tháng 8

National Day : 25th August

 

 

 

75/           CỘNG HÒA BÔ-LI-VA-RI-A-NA VÊ-NÊ-DU-Ê-LA

The Bolivarian Republic of Venezuela

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội 

Chancery of the Embassy: No 111 Trich Sai, Tay Ho Dist., Ha Noi

Tel: 04-37592788/89                                Fax: 04-37592728

E-mail: embavenezhanoi@yahoo.com

Website: www.embavenezhanoi.org.vn

Ngày Quốc khánh: 5tháng 7

National Day : 05th July

 

76/                        CỘNG HÒA XINH-GA-PO

Republic of Singapore

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội 

Chancery of the Embassy: 41-43 Tran Phu Str. Ha Noi

Tel: 04-38489168                                  Fax: 04-38489178

E-mail: singemb_han@sgmfa.gov.sg

Website:

Ngày Quốc khánh: 09 tháng 8

National Day: 09th August

77/                 CỘNG HÒA XLÔ-VA-KI-A

Slovak Republic

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 12 Ba Nguyen Thanh Quang. Ha Noi

Tel: 04-37347601/ 37347602                     Fax: 04-37347603

E-mail: emb.hanoi@mzv.sk

Website:

Ngày Quốc khánh: 01 tháng 9

National Day: 01st September

78/      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA DÂN CHỦ XRI-LAN-CA

Democratic Socialist Republic of Sri Lanka

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of  the Embassy: 55B Tran Phu Str., Ha Noi

Tel: 04-37341894/5/6                 Fax: 04-37341897

E-mail: slembvn@fpt.vn

Website: www.slembvn.org

Ngày Quốc khánh: 04 tháng 2

National Day: 04th February

79/                        CỘNG HÒA XU-ĐĂNG

Republic of Sudan

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of  the Embassy: 61 Ly Thuong Kiet Str., Hoang Kiem Dist, Ha Noi

Tel: 04-37185911                      Fax: 04-37185910

E-mail: sdemhanoi@gmail.com

Website:

Ngày Quốc khánh: 01 tháng 1

National Day: 01st January

80/     LIÊN MINH CHÂU ÂU PHÁI ĐOÀN LIÊN MINH CHÂU ÂU

   European Union Delegation of the European Union

Văn phòng Đại sứ quán: Hà Nội

Chancery of the Embassy: 17th Floor, Pacific Place, 83B Ly Thai To Str., Ha Noi

Tel: 04-39410099                                            Fax: 04-39461701

E-mail: delegation-vietnam@eeas.europa.eu

Website:

Ngày Quốc khánh: 09 tháng 5

National Day: 09th May​

CÁC CƠ QUAN LÃNH SỰ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHCơ quan đại diện ngoại giaoCÁC CƠ QUAN LÃNH SỰ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Cập nhật đến tháng 01/2014
12/7/2014 17:00NoĐã ban hành

CƠ QUAN LÃNH SỰ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

(Chuyên nghiệp)

CONSULAR POSTS IN HO CHI MINH CITY

(Career)

-----------------------------


01/                                   TỔNG LÃNH SỰ QUÁN

LIÊN HIỆP VƯƠNG QUỐC ANH VÀ BẮC AI-LEN

Consulate General of the United Kingdom of

Great Britain and Northern Ireland

Văn phòng: HO CHI MINH City

Office: 25 Le Duan Str., Dits.1

Tel: 08-38251380            Fax: 08-38221971

E-mail: bcghcmc@hcm.vnn.vn

Ngày Quốc khánh: 11 tháng 6

National Day: 11th  June

 

02/                TỔNG LÃNH SỰ QUÁN CỘNG HÒA ẤN ĐỘ

Consulate General of the Republic of India

Văn phòng: HO CHI MINH City

Office: 55 Nguyen Dinh Chieu Str., Dits.3

Tel: 08-38237050                      Fax: 08-38237047

E-mail: cgihcmc@hcm.vnn.vn

Website: www.india-consulate.org.vn

Ngày Quốc khánh: 26 tháng 1

National Day: 26th  January

 

 

03/              TỔNG LÃNH SỰ QUÁN CA-NA-DA

Consulate General of Canada

Văn phòng: HO CHI MINH City

Office: Suite 1002, 235 Dong Khoi Str., Dits.1

Tel: 08-38279899                     Fax: 08-38279935

E-mail: hochi@internation.gc.ca

Ngày Quốc khánh: 01 tháng 7

National Day: 01th  July

 

04/            TỔNG LÃNH SỰ QUÁN VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA

Consulate General of the Kingdom of Cambodia

Văn phòng: HO CHI MINH City

Office: 41Phung Khac Khoan Str., St. Dakao Ward, Dits.1

Tel: 08-38292751                     Fax: 08-38222773

E-mail: cambocg@hcm.vnn.vn

Ngày Quốc khánh: 09 tháng 11

National Day: 09th November

05/                  TỔNG LÃNH SỰ QUÁN NHÀ NƯỚC CÔ-OÉT

Consulate General of the Kingdom of Cambodia

Văn phòng: HO CHI MINH City

Office: 24 Phung Khac Khoan Str., Dakao Ward, Dits.1

Tel: 08-38270555                     Fax: 08-38270111

E-mail: info@kuwaitconsulate@gmail.com

Ngày Quốc khánh: 09 tháng 2

National Day: 25th  February

06/                TỔNG LÃNH SỰ QUÁN CỘNG HÒA CU-BA

Consulate General of the Republic of Cuba

Văn phòng: HO CHI MINH City

Office: 45 Phung Khac Khoan Str., Dits.1

Tel: 08-38297350                     Fax: 08-38295293

E-mail: info@kuwaitconsulate@gmail.com

Ngày Quốc khánh: 01 tháng 1

National Day: 01st  January

07/                 TỔNG LÃNH SỰ QUÁN CỘNG HÒA LIÊN BAN ĐỨC

Consulate General of the Federal Republic of Germany

Văn phòng: HO CHI MINH City

Office:126 Nguyen Dinh Chieu Str ., Dits.3

Tel: 08-38291967                        Fax: 08-38231919

E-mail: info@hoch.diplo.de

Ngày Quốc khánh: 03 tháng 10

National Day: 03rd October

08/                   TỔNG LÃNH SỰ QUÁN VƯƠNG QUỐC HÀ LAN

Consulate General of the Kingdom of the Netherlands

Văn phòng: HO CHI MINH City.

Office: Saigon Tower, Suite 901, 29 Le Duan, Dits.1

Tel: 08-38235932                        Fax: 08-38235934

E-mail: hcm@minbuza.nl

Ngày Quốc khánh: 27 tháng 4

National Day: 27th  April

 09/                      TỔNG LÃNH SỰ QUÁN HÀN QUỐC

Consulate General of the Republic of Korea

Văn phòng: HO CHI MINH City.

Office: 107 Nguyen Du Str, Dits.1

Tel: 08-38225757                  Fax: 08-38225750

E-mail: hcm02@mofat.go.kr

Ngày Quốc khánh: 03 tháng 10

National Day: 03rd October

10/                              TỔNG LÃNH SỰ QUÁN HOA KỲ

Consulate General of the United States of America

Văn phòng: HO CHI MINH City.

Office: 4 Le DUAN Str., Dits.1

Tel: 08-35204200                  Fax: 08-35204244

E-mail: hcm02@mofat.go.kr

Ngày Quốc khánh: 04 tháng 7

National Day: 04th July

11/            TỔNG LÃNH SỰ QUÁN CỘNG HÒA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A

Consulate General of the Republic of Indonesia

Văn phòng: HO CHI MINH City.

Office: 18 Phung Khac Khoan Str., Dits.1

Tel: 08-38251888/889                       Fax: 08-38299493/ 38223839

E-mail: hochiminh.kjri@kemlu.go.id

Ngày Quốc khánh: 17 tháng 8

National Day: 17th August

 

12/           TỔNG LÃNH SỰ QUÁN CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Consulate General of the Lao People’s Democratic Republic

Văn phòng: HO CHI MINH City.

Office: 93 Paster Str., Dits.1

Tel: 08-38297667                       Fax: 08-38299272

E-mail: cglaohcm@gmail.com

Ngày Quốc khánh: 02 tháng 12

National Day: 02nd December

13/             TỔNG LÃNH SỰ QUÁN MA-LAI-XI-A

Consulate General of Malaysia

Văn phòng: HO CHI MINH City.

Office: 1202-2104, Me Linh Point Tower, 2 Ngo Duc Ke Str., Dits.1

Tel: 08-382999023/ 38293132                       Fax: 08-38299027

E-mail: malhcminh@kln.gov.my

Ngày Quốc khánh: 31 tháng 8

National Day: 31st  August

14/                  TỔNG LÃNH SỰ QUÁN LIÊN BANG NGA

Consulate General of the Rusian Federation

Văn phòng: HO CHI MINH City.

Office: 40 Ba Huyen Thanh Quan Str., Dits.3

Tel: 08-39303936                         Fax: 08-39303937

E-mail: cgrushcm@fmail.vnn.vn

Ngày Quốc khánh: 12 tháng 6

National Day: 12th June

 

15/             TỔNG LÃNH SỰ QUÁN NHẬT BẢN

Consulate General of Japan

Văn phòng: HO CHI MINH City.

Office: 261 Dien Bien Phu Str., Dits.3

Tel: 08-39333510                        Fax: 08-39333520

E-mail: cgrushcm@fmail.vnn.vn

Ngày Quốc khánh: 23 tháng 12

National Day: 23rd December

16/                TỔNG LÃNH SỰ QUÁN NIU DI-LÂN

Consulate General of New Zealand

Văn phòng: HO CHI MINH City.

Office: Suite 804, The Metropolitan, 235 Dong Khoi Str., Dits.1

Tel: 08-38226907                                Fax: 08-38226905

E-mail:

Ngày Quốc khánh: 06 tháng 2

National Day: 06th February

17/        TỔNG LÃNH SỰ QUÁN Ô-XTƠ-RÂY-LI-A

Consulate General of Autralia

Văn phòng: HO CHI MINH City.

Office: 20/F, Vincom Center., Dits.1

Tel: 08-35218100                      Fax: 08-35218101

E-mail: hcmc.vietnam.embassy.gov.au

Ngày Quốc khánh: 26 tháng 1

National Day: 26th January

 

18/             TỔNG LÃNH SỰ QUÁN CỘNG HÒA PA-NA-MA

Consulate General of the Republic of Panama

Văn phòng: HO CHI MINH City.

Office: 7A Le Thanh Ton Str., Dits.1

Tel: 08-38250334/ 38227550                  Fax: 08-38236447

E-mail: panaconsul@hcm.fpt.vn

Website: www.panaconsulvietnam.com

Ngày Quốc khánh: 03 tháng 11

National Day: 03rd November

19/                  TỔNG LÃNH SỰ QUÁN CỘNG HÒA PHÁP

Consulate General of the Republic of France

Văn phòng: HO CHI MINH City.

Office: 27 Nguyen Thi Minh Khai Str., Dits.1

Tel: 08-35206800                            Fax: 08-35206819

E-mail: info@consulfrance-hcm.org

Ngày Quốc khánh: 14 tháng 7

National Day: 14th July

20/           TỔNG LÃNH SỰ QUÁN VƯƠNG QUỐC THÁI LAN

Consulate General of the Kingdom of Thailand

Văn phòng: HO CHI MINH City.

Office: 77 Tran Quoc Thao Str., Dits.3

Tel: 08-339327637/8            Fax: 08-39326002

E-mail: thaihom@mfa.go.th

Ngày Quốc khánh: 05 tháng 12

National Day: 05th December

21/      TỔNG LÃNH SỰ QUÁN CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Consulate General of the People’s Republic of China

Văn phòng: HO CHI MINH City.

Office: 15 Hai Ba Trung Str., Dits.3

Tel: 08-38292457                             Fax: 08-38295009

E-mail:

Ngày Quốc khánh: 14 tháng 10

National Day: 14st  October

22/              TỔNG LÃNH SỰ QUÁN CỘNG HÒA XINH-GA-PO

Consulate General of the Republic of Singapore

Văn phòng: HO CHI MINH City.

Office: Saigon Centre, 8th Flool, 65 Le Loi, Dits.1

Tel: 08-38225174                             Fax: 08-39142938

E-mail:

Ngày Quốc khánh: 09 tháng 8

National Day: 09th August​

CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ INTERNATIONAL ORGANIZATIONSCơ quan đại diện ngoại giaoCÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ INTERNATIONAL ORGANIZATIONS/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
​Cập nhật đến tháng 01/2014
12/7/2014 17:00NoĐã ban hành

CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ

INTERNATIONAL ORGANIZATIONS

--------------------

 


01/            CHƯƠNG TRÌNH CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ PHÁT TRIỂN

United Nations Development Programme

(UNDP)

 

Văn phòng Cơ quan Đại Diện: HÀ NỘI

Office of the Mission: 25-29 Phan Boi Chau Str., Ha Noi

Tel: 04-39421495                            Fax: 04-39422267

E-mail: registry.vn@undp.org

Website:

Ngày Liên hơp quốc: 24 tháng 10

UN Day: 24th October

 

02/                        QŨY NHI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC

United Nations Children’s Fund

(UNICEF)

 

Văn phòng Cơ quan Đại Diện: HÀ NỘI

Office of the Mission: 81A Tran Quoc Toan Str., Ha Noi

Tel: 04-39425706/11                    Fax: 04-39425705

E-mail: hanoi.registry@unicef.org

Website: www.unicef.org/vietnam

 

03/                          QŨY DÂN SỐ LIÊN HIỆP QUỐC

United Nations Oopulation Fund

(UNFPA)

 

Văn phòng Cơ quan Đại Diện: HÀ NỘI

Office of the Mission: Tenancy A1, Golden Westlake Executive Residence, 151 Thụy Khe Str., Tay Ho Dist, Ha Noi

Tel: 04-38236632                         Fax: 04-38232822

E-mail: vietnam.ofice@unfpa.org

Website: http://vietnam.unfpa.org

 

04/          CƠ QUAN PHÒNG CHỐNG MA TUÝ VÀ TỘI PHẠM CỦA LIÊN HIỆP QUỐC

United Nations Office on Drugs and Crime

(UNODC)

 

Văn phòng Cơ quan Đại Diện: HÀ NỘI

Office of the Mission: 5th floor, Machinco Building 444 Hoang Hoa Tham Street, Ha Noi

Tel: 04-39388437/42                                   Fax: 04-38220854/ 038224931

E-mail: fo.vietnam@unodc.org

Website:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

05/                TỔ CHỨC LƯƠNG THỰC VÀ NÔNG NGHIỆP CỦA LIÊN HIỆP QUỐC

Food and Agriculture Organization of the United Natios

(FAO)

 

Văn phòng Cơ quan Đại Diện: HÀ NỘI

Office of the Mission: 3 Nguyen Gia Thieu Str., Ha Noi

Tel: 04-39424208               Fax: 04-39423257

E-mail: FAO-VN@fao.org

Ngày lương thực thế giới: 16 tháng 10

World Fool Day: 16th October

 

06/                CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ HIV/AIDS

Food and Agriculture Organization of the United Natios

(FAO)

 

Văn phòng Cơ quan Đại Diện: HÀ NỘI

Office of the Mission: 24 Lane 11, Trinh Hoai Duc Str., Dong Da, Ha Noi

 Tel: 04-37342824                         Fax: 04-37343825

E-mail: registry@unesco.org.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

07/                    TỔ CHỨC PHÁT TRIỀN CÔNG NGHIỆP LIÊN HIỆP QUỐC

United Nation Industrial Development Organization

(UNIDO)

 

Văn phòng Cơ quan Đại Diện: HÀ NỘI

Office of the Mission: 72 Ly Thuong Kiet Str., Ha noi

Tel: 04-38224490                           Fax: 04-39422484

E-mail: office.vietnam@unido.org

Ngày Liên Hợp Quốc: 24 tháng 10

U.N Day: 24th October

08/                          TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI

World Health Organization

(WHO)

 

Văn phòng Cơ quan Đại Diện: HÀ NỘI

Office of the Mission: 63 Tran Hung Dao Str., Ha Noi

Tel: 04-39433734/5/6                         Fax: 04-39433740

E-mail: who.vtn@wpro.who.int

Website:

Ngày Liên Hợp Quốc: 07 tháng 4

U.N Day: 07th April

 

 

 

 

 

09/                  NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á

Asian Development Bank

(ADB)

 

Văn phòng Cơ quan Đại Diện: HÀ NỘI

Office of the Mission: Units 701-706, Sun Red River Bldg, Phan Chu Trinh Str.

Tel: 04-39331374                        Fax: 04-39331373

E-mail: adbvrm@adb.org

Website:

 

10/                  NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á

Asian Development Bank

(ADB)

 

Văn phòng Cơ quan Đại Diện: HÀ NỘI

Office of the Mission: Units 701-706, Sun Red River Bldg, Phan Chu Trinh Str., Ha Noi

Tel: 04-39331374                       Fax: 04-39331373

E-mail: adbvrm@adb.org

Website:

11/                   NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

  Word Bank

(WB)

 

Văn phòng Cơ quan Đại Diện: HÀ NỘI

Office of the Mission: 63 Ly Thai To Str., 8th Floor, Ha Noi

Tel: 04-39346600                        Fax: 04-39350752

E-mail: vietnam@worldbank.org

Website: http://www.worldbank.org/vn  (English)

               http://www.worldbank.org/vietnam  (tiếng Việt)

 

12/                         TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

International Finance Corpration

 (IFC)

 

Văn phòng Cơ quan Đại Diện: HÀ NỘI

Office of the Mission: 3rd Floor, 63 Ly Thai To Str., Ha Noi

Tel: 04-39342282                        Fax: 04-39342289

E-mail: Lha 1 @ifc.org

Website: www.ifc.org

 13/          TỔ CHỨC QUỐC TẾ PHÁP NGỮ ĐẠI DIỆN KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

International Finance Corpration

(BRAP-IOF)

 

Văn phòng Cơ quan Đại Diện: HÀ NỘI

Office of the Mission: #202 & 302 E4B Trung Tu Quarter 6 Dang Van Ngu Str., Ha Noi

Tel: 04-35735243/45                        Fax: 04-35735247

E-mail: brap@francophonie.org

Website:

Ngày Quốc Tế Pháp ngữ: 20 tháng 3

Francophonie Day: 20th March

14/                                  TỔ CHỨC DI CƯ QUỐC TẾ

International Organization for Migration

(IOM)

 

Văn phòng Cơ quan Đại Diện: HÀ NỘI

Office of the Mission: Level 12A, CMC Tower, Duy Tan Street, Cau Giay district, Ha Noi

Tel: 04-37366258                        Fax: 04-37366259

E-mail: hanoi@iom.int

Website:

 

 

 

 

 

 

15/                  TỔ CHỨC LAO ĐỘNG QUỐC TẾ

International Labour Organization

(ILO)

 

Văn phòng Cơ quan Đại Diện: HÀ NỘI

Office of the Mission: 48-50 Nguyen Thai Hoc Str., Ha Noi

Tel: 04-37366258                        Fax: 04-37366259

E-mail: hanoi@iom.int

Website:

 

16/                   QUỸ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIÊP QUỐC TẾ

International Fund for Agriculture Develonement

(IFAD)

 

Văn phòng Cơ quan Đại Diện: HÀ NỘI

Office of the Mission: Room 103, B3 Van Phuc Diplomatic Compoud 298 Kim Ma, Ha Noi

Tel: 04-37265104                    Fax: 04-37265103

E-mail:

Website:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17/         VĂN PHÒNG LIÊN LẠC CỦA CAO UỶ LHQ VỀ NGƯỜI TỴ NẠN TẠI VIỆT NAM

United Nations High Commissioner for Refugees Liaison Office in Viet Nam

(UNHCR)

 

Văn phòng liên lạc: HÀ NỘI

Liaison Office: 60 Nguyen Thai Hoc Str., Ha Noi

Tel: 04-38457871-38456785              Fax: 04-38232055

E-mail:

Website:

 

18/        TỔ CHỨC LIÊN HIỆP QUỐC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TRAO QUYỀN CHO PHỤ NỮ

United Nations Entity For Gender Equality And The Empowerment Of Women

(UN WOMEN)

 

Văn phòng Cơ quan Đại Diện: HÀ NỘI

Office of the Mission: 72 Ly Thuong Kiet Str., Ha Noi

Tel: 04-39421495                   Fax: 04-38223579

E-mail: registry.vietnam@unwomen.org

Website:

Ngày Liên Hiệp quốc: 24 tháng 10

U.N. Day: 24th October​

Một số lưu ý khi tiếp xúc với người nước ngoàiSổ tay Lễ tânMột số lưu ý khi tiếp xúc với người nước ngoài/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Người khách nước ngoài nào khi tiếp xúc với ta lần đầu, cũng để ý đến thái độ của chúng ta. Nếu gây được cảm tình tốt ngay từ buổi đầu thì sẽ dễ dàng cho việc tiếp xúc sau này. Trái lại, nếu để khách cảm thấy ta lạnh nhạt, quá dè dặt, kiểu cách sẽ không có lợi cho mối quan hệ giữa ta và khách, đồng thời cũng gây một ấn tượng không đẹp ngay từ buổi đầu, làm cho khách khó chịu.
12/7/2014 17:00NoĐã ban hành


 

  1. Thái độ của chúng ta khi tiếp xúc với người nước ngoài cần chân thành, tự nhiên, không khách khí, nhưng cũng nên tránh tùy tiện, xuề xòa để khách có thể hiểu lầm là ta coi thường họ. Người khách nước ngoài nào khi tiếp xúc với ta lần đầu, cũng để ý đến thái độ của chúng ta. Nếu gây được cảm tình tốt ngay từ buổi đầu thì sẽ dễ dàng cho việc tiếp xúc sau này. Trái lại, nếu để khách cảm thấy ta lạnh nhạt, quá dè dặt, kiểu cách sẽ không có lợi cho mối quan hệ giữa ta và khách, đồng thời cũng gây một ấn tượng không đẹp ngay từ buổi đầu, làm cho khách khó chịu.
  2. Cần khiêm tốn, nhưng cũng nên tránh xu hướng khiêm tốn giả tạo, tránh tự ti, trái lại cần tránh thái độ không tốt là tự kiêu dân tộc, khoe khoang thành tích của dân tộc mình. Đối với những người ở nước nhỏ, cần chú ý: không nên làm gì, nói gì, thái độ gì để khách cảm thấy là ta không coi trọng nước nhỏ.
  3. Không bao giờ phê phán, chỉ trích chế độ chính trị xã hội, luật lệ, phong tục, tập quán, tôn giáo của khách nhất là tuyệt đối không nhận xét, chỉ trích những người lãnh đạo nước họ. Cần tôn trọng những điều thiêng liêng của khách (quốc huy, quốc kỳ). Chúng ta cần nhận thức rằng nước nào cũng có những luật lệ, phong tục tập quán hay, bên cạnh một số phong tục tập quán dở. Một nước dù văn minh đến mấy cũng có thể có những luật lệ, phong tục tập quán mà chúng ta chưa cho là hay, là hợp, thậm chí còn có những luật lệ, phong tục rất lạc hậu, dã man (như chế độ phân biệt chủng tộc, đàn áp người khác màu da...). Bởi vậy thái độ của người giao thiệp khôn khéo là chỉ nói những điều hay, chỉ biểu dương những ưu điểm có thật của họ và tránh không nói đến những điều dở.
  4. Trong tiếp xúc với khách không nên đưa ra những vấn đề chính trị, thời sự gay cấn và nên tránh tranh luận gay gắt. Nếu như khách chủ động nêu ra những vấn đề gay cấn thì ta cũng nên tìm cách lái sang những chuyện khác.
  5. Trong lúc vui chuyện với khách nên cân nhắc kỹ không nên làm lộ những điều bí mật. Song cũng cần tránh thái độ quá dè dặt làm cho khách không dám chuyện trò cởi mở.
  6. Cần giữ lời hứa, do vậy cần cân nhắc kỹ những đề xuất của khách. Trường hợp đã hứa, nhưng vì lý do nào đó mà không đáp ứng được thì cần nói lại cho khách biết để thông cảm, ta không nên lờ đi mà không nói lại lý do không làm được.
  7. Cần giữ đúng cương vị, xã hội nào cũng có trật tự nhất định. Giao thiệp giữ đúng cương vị là cần thiết, nếu không khách sẽ hiểu lầm cho là ta coi thường họ. Nhưng nếu ta ở cấp cao hơn khách thì cần cân nhắc. Cần phân biệt khi ta đứng cương vị chiêu đãi khách, hoặc tiếp khách đến thăm có khác với khi ta đứng cương vị phụ trách đàm phán, thảo luận công việc. Khi tiếp khách, ta có thể tiếp tất cả mọi người, ở cương vị khác nhau, nhưng khi thảo luận công việc, đàm phán thì cần giữ đúng cương vị tương đương hoặc cao hơn một chút so với khách. Trong những cuộc gặp gỡ chiêu đãi, thường thường người cấp thấp không nên chủ động tìm gặp làm quen với những người cấp cao hơn mình.
  8. Cần biết tên và chức vụ của khách để tiện xưng hô. Gặp lại khách lần thứ hai thì cần biết tên và chức vụ hoặc nghề nghiệp của khách. Người khách nào cũng vậy đứng về mặt tâm lý cũng sẽ có cảm tình khi ta gọi đúng tên của họ.
  9. Nếu mời cơm cần nghiên cứu kỹ thực đơn sao cho phù hợp với khẩu vị của khách. Tránh làm những món ăn mà khách kiêng kỵ không ăn vì lý do tôn giáo, sức khỏe.
  10. Cần tôn trọng tập quán sinh họat của khách. Quan hệ nam, nữ giữa người Châu Âu họ rất tự nhiên khác với người Châu Á (hôn tay, hôn trán, hôn má...)
  11. Người Châu âu ở những nước công nghiệp phát triển thường có thói quen giữ đúng giờ giấc. Ta cũng nên học tập thói quen làm việc đúng giờ, họp hành chiêu đãi đúng giờ. Hẹn đến đúng giờ hẹn, nếu vì lý do đột xuất đến chậm cần điện thoại xin lỗi vì chậm trễ.
  12. Trước khi vào nhà cần phải gõ cửa, đợi người ở trong phòng trả lời cho phép mới mở cửa vào, khi vào hay ra khỏi phòng nhớ đóng cửa lại.
  13. Xin lỗi, cảm ơn là những từ luôn luôn ở cửa miệng, khi làm điều gì phiền toái đến người khác cần xin lỗi, người ta giúp một việc nhỏ cũng cần phải cảm ơn.
  14. Ở những nơi công cộng đông người không nên nói to. Nếu nghiện thuốc nên tìm nơi cho phép hãy hút thuốc. Nếu ngồi cạnh phụ nữ, muốn hút thuốc cần hỏi ý kiến trước khi hút.
  15. Về mùa đông đi ngoài đường thường đội mũ, mặc áo choàng chống rét nhưng khi vào trong nhà nên bỏ mũ, cởi áo ngoài ra.
  16. Trong lúc ăn không nên xỉa răng, nếu có xỉa răng thì nên dùng một tay che miệng. Sau bữa ăn không nên ngậm tăm. Uống nước sau bữa ăn không nên xúc miệng gây thành tiếng (òng ọc) nhất là nên tránh xúc rồi nhổ toẹt ra gần chỗ ngồi.
  17. Khi nói chuyện với phụ nữ không nên hỏi tuổi, không nên hỏi chuyện riêng về gia đình, chồng con...Phụ nữ Châu Âu không thích khen béo.
  18.  Nếu đi cùng phụ nữ cần thể hiện sự quan tâm lúc lên xe, xuống xe. Khi vào trong nhà giúp đỡ cởi áo choàng, hoặc giúp mặc áo choàng hay xách đỡ những đồ vật nặng khi lên xuống xe.​
Quốc kỳ, quốc ca, quốc huySổ tay Lễ tânQuốc kỳ, quốc ca, quốc huy/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
​Quốc kỳ, quốc ca, quốc huy là biểu trưng của một quốc gia, một dân tộc, một cộng đồng.
12/7/2014 17:00NoĐã ban hành
1. Quốc kỳ, quốc ca, quốc huy là biểu trưng của một quốc gia, một dân tộc, một cộng đồng: 
Quốc kỳ là biểu trưng của chủ quyền hay sự tự trị đã được thừa nhận. Quốc kỳ của bất cứ một quốc gia nào đều mang một thông điệp, một ý nghĩa nhất định. 

Cũng do tính chất biểu trưng đó mà trong quan hệ quốc tế khi sử dụng quốc kỳ, quốc huy, quốc ca phải hết sức chú ý sao cho hợp qui cách để tránh những rắc rối.

Lịch sử lễ tân ngoại giao không phải không có những trường hợp chủ nhà treo nhầm quốc kỳ, hoặc cử sai quốc thiều. Năm 1980, khi bà Đặng Dĩnh Siêu, phu nhân của cố Thủ tướng Chu Ân Lai thăm Thái Lan, trong một bữa tiệc tối phía Thái Lan đã cử quốc thiều Đài Loan thay vì phải cử quốc thiều Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Mùa hè năm 2000, Lễ tân Israel đã treo nhầm cờ Vương quốc Bỉ thay vì phải treo cờ Cộng hoà Pháp trong khi đón Tổng thống Pháp thăm Israel.

Trong những trường hợp ấy cần phải xử sự thế nào? Thái độ của khách là nên bình tĩnh để phân biệt đâu là vô tình, đâu là hữu ý. Nếu là biểu hiện rõ ràng của sự cố ý, thái độ chính trị thì kiên quyết phản đối. Nhưng nếu là hậu quả của một sự tắc trách, thiếu kinh nghiệm thì một sự nhận xét kín đáo, nhẹ nhàng giúp cho nước chủ nhà sửa chữa, bổ khuyết kịp thời. 

Đối với nước chủ nhà, người có trách nhiệm của nước chủ nhà cần sớm xin lỗi dù cơ quan gây ra sai lầm là cơ quan nhà nước hay là tổ chức quần chúng xã hội và người gây ra là một quan chức cấp thấp.

2. Treo cờ nước ngoài: 
Đối với cờ nước ngoài thì chỉ treo cờ trên đường phố khi có hội nghị quốc tế, khi có các đoàn khách nước ngoài đến thăm, nếu trưởng đoàn từ cấp Bộ trưởng trở lên dẫn đầu. Không treo cờ khi khách là các đoàn của các tổ chức quần chúng, xã hội. Các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, hoặc các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài chỉ được treo cờ của nước ngoài khi nước đó có quan hệ ngoại giao với nước sở tại. 
Các cơ quan đại diện ngoại giao được quyền treo quốc kỳ của nước mình tại trụ sở và tư dinh của người đứng đầu cơ quan đại diện. Còn cá nhân ở nước ngoài muốn được treo cờ thì phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương. Theo phép lịch sự, khi treo cờ, kiều dân nước ngoài cần treo cả cờ nước sở tại và cờ nước sở tại phải được treo ở vị trí ưu tiên.

3. Qui cách treo cờ: 
Biết treo cờ đúng qui cách là đòi hỏi cần thiết đối với một người làm công tác lễ tân. Cờ phải đúng qui định về kích cỡ, tỷ lệ, và màu sắc. Khi treo cờ nhiều nước thì các cờ phải cùng một cỡ và treo bằng nhau, không được treo cờ nhiều nước trên cùng một cột cờ, cờ nọ trên cờ kia. Treo cờ nhiều nước, chỗ trang trọng tính từ bên phải trở đi (tính từ bên trong nhìn ra) hay từ giữa trở ra hai bên. Thứ tự theo vần chữ cái trên các nước (theo tiếng Anh hoặc tiếng nước sở tại, nơi diễn ra các hoạt động đó). Nếu treo hai cờ chéo nhau thì phía bên phải từ trong nhìn ra là phía trang trọng hơn. Nếu 3 cờ chéo nhau thì vị trí số 1 sẽ nằm ở giữa, cán đè lên trên cán cờ kia. Trong các hoạt động đối ngoại, nếu có cờ Việt Nam và một cờ nước ngoài khác, để cho thuận tiện trong việc nhận biết vị trí treo cờ, thì cờ Việt Nam luôn ở bên phải, cờ nước ngoài ở bên trái (khi đứng đối diện với hai cờ).

TỔ CHỨC HỘI ĐÀM VỚI KHÁCHSổ tay Lễ tânTỔ CHỨC HỘI ĐÀM VỚI KHÁCH/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Để tổ chức tốt cuộc hội đàm, người cán bộ lễ tân cần vạch kế hoạch trước và kiểm tra bàn ghế, micro, cốc chén trước khi cuộc họp khai mạc; đặc biệt, phải chú ý sắp xếp chỗ ngồi đúng vị trí, ngôi thứ.
12/7/2014 17:00NoĐã ban hành

​Nói chung, các nước đón khách đến thăm chính thức, thăm làm việc đều có c hoặc làm việc giữa hai đoàn. Đối với Vua hoặc Nữ hoàng hay thành viên Hoàng gia thường không hội đàm hoặc không tham gia hội đàm, trừ phi người đó đồng thời kiêm hành pháp. Sau đây là một số vấn đề cần chú ý khi tổ chức một cuộc hội đàm với khách.

Thành phần hội đàm: Về cơ bản, thành phần hội đàm hai bên tương ứng về chức vụ, nghề nghiệp và số lượng. Nếu cần thiết, nước chủ nhà có thể cử thêm thành phần tham gia hội đàm để đạt được yêu cầu nêu trên.

Cách sắp xếp bàn và vị trí ngồi: Bàn hội đàm hoặc làm việc giữa hai đoàn được xếp theo kiểu bàn dài, hình ô-van hay bầu dục. Về vị trí ngồi, phải tôn trọng nguyên tắc ngôi thứ, không xếp xen kẽ giữa chủ và khách như chiêu đãi mà xếp mỗi Đoàn ngồi một bên. Người chủ trì (Trưởng đoàn) của mỗi bên ngồi giữa, bên phải Trưởng đoàn là người thứ hai, bên trái Trưởng đoàn là phiên dịch (phiên dịch không được coi như xếp số), bên phải số hai là số bốn, bên trái phiên dịch là số ba và tiếp đến xếp theo thứ tự bên phải rồi bên trái cho đến hết. Một số nước xếp phiên dịch ngồi bên phải Trưởng đoàn; như vậy, trật tự phải trái được đảo lại. Trên bàn hội đàm phải đặt thiếp ghi tên để các đại biểu vào ngồi đúng vị trí.

h3b.jpg 
Ảnh minh họa: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội đàm​ với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe,
tại Văn phòng Thủ tướng, ngày 18-3.


Cách sử dụng cờ: Nhiều nước có quy định chỉ đặt cờ hai nước trong hội đàm và thăm làm việc đối với Trưởng đoàn từ cấp Bộ trưởng, Chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội trở lên; một số nước mở rộng đến Chủ tịch chính quyền, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố. Nước ta chưa có quy định về vấn đề này nhưng có thể áp dụng thông lệ trên. Cờ nhỏ (gọi là cờ hội đàm) đặt trước mặt Trưởng đoàn. Cờ to của hai nước cũng có thể được dựng ở phía đầu bàn bên trong, sát phông; nếu nhìn từ ngoài vào thì cờ chủ nhà bên phải, cờ khách bên trái và chỗ ngồi của mỗi bên theo vị trí cờ. Đại diện các Công ty khi làm việc đối ngoại không cắm Quốc kỳ mà có thể dùng cờ biểu trưng của Công ty chủ và khách.

Phóng viên: Trong các cuộc hội đàm, làm việc, Ban tổ chức nên tạo điều kiện thuận lợi cho các phóng viên vào làm việc lúc mở đầu khoảng 3-4 phút. Sau đó, phóng viên phải ra để cuộc hội đàm được chính thức bàn về các vấn đề nội dung.

Phục vụ: Nói chung, trên bàn hội đàm và làm việc thường để sẵn nước suối hoặc nước trái cây. Có thể phục vụ trà, cà phê lúc ban đầu; không sử dụng cốc thuỷ tinh để rót nước trà kể cả trà đen, mà phải dùng cốc bằng sứ. Ngày nay, không thấy nước nào để thuốc lá khi hội đàm, làm việc hoặc tiếp khách. Sau khi phục vụ lúc ban đầu, người phục vụ cần sớm rút ra ngoài để phòng làm việc được tập trung, yên tĩnh. Người phục vụ chỉ vào khi cần thiết hoặc được yêu cầu phục vụ. Trong khi hội đàm, làm việc nên tránh đi ra, đi vào nhiều, ảnh hưởng đến không khí cuộc họp.


Nghị định số 145/2013/NĐ-CP của Chính phủSổ tay Lễ tânNghị định số 145/2013/NĐ-CP của Chính phủ/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
​Ngày 29/10/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 145/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.
12/7/2014 17:00NoĐã ban hành


CHÍNH PHỦ
--------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 145/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2013

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC NGÀY KỶ NIỆM; NGHI THỨC TRAO TẶNG, ĐÓN NHẬN HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG, DANH HIỆU THI ĐUA; NGHI LỄ ĐỐI NGOẠI VÀ ĐÓN, TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghilễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài,

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định việc tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.

2. Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân khi tổ chức ngày kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; thực hiện nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.

Điều 2. Yêu cầu của việc tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đốingoại và đón, tiếp khách nước ngoài

1. Việc tổ chức ngày kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua phải bảo đảm an toàn, trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, không phô trương hình thức; có ý nghĩa tôn vinh sự kiện, tôn vinh tập thể và cá nhân.

2. Việc tổ chức ngày kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua phải mang ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng; gắn với các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương và đất nước.

3. Thực hiện nếp sống văn minh, bảo tồn giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc trong lễ kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua.

4. Việc tổ chức thực hiện nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài phải chú trọng yêu cầu chính trị, đối ngoại, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm góp phần tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế.

5. Mức độ và nghi lễ đón, tiếp các đoàn khách nước ngoài thực hiện trên cơ sở yêu cầu của chuyến thăm và nguyên tắc đối đẳng do cơ quan chủ trì tổ chức đón, tiếp kiến nghị.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. “Năm tròn”, “năm lẻ 5”, “năm khác” là số năm kỷ niệm (lần thứ) của các sự kiện.

a) “Năm tròn” là năm có chữ số cuối cùng là “0”;

b) “Năm lẻ 5” là năm có chữ số cuối cùng là “5”;

c) “Năm khác” là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.

Riêng đối với trường hợp tổ chức ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, việc xác định “năm tròn”, “năm lẻ 5” và “năm khác” được tính theo năm dương lịch.

2. “Lãnh đạo Đảng, Nhà nước” là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.

3. “Khách cấp cao nước ngoài” là Nguyên thủ quốc gia và Phó Nguyên thủ quốc gia; Thủ tướng và Phó Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quốc hội và tương đương; một số khách cấp cao nước ngoài khác được quy định tại Nghị định này.

4. “Thăm cấp nhà nước”, “thăm chính thức”, “thăm làm việc” là danh nghĩa chuyến thăm của khách cấp cao nước ngoài, chỉ tính chất, mức độ của chuyến thăm, trong đó thăm cấp nhà nước là chuyến thăm được đón, tiếp với mức độ nghi lễ nhà nước cao nhất.

5. “Lễ đón chính thức”, “Hội đàm chính thức”, “Chiêu đãi chính thức” là những hoạt động chính trong chương trình chuyến thăm của khách cấp cao nước ngoài do Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đồng cấp chủ trì.

6. “Tiếp xúc cấp cao” là cuộc tiếp xúc của khách cấp cao nước ngoài với Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam.

7. “Đoàn Ngoại giao” là tập thể các vị đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam.

8. “Các Tổ chức quốc tế tại Hà Nội” là các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc và tổ chức quốc tế liên chính phủ ngoài hệ thống Liên hợp quốc có cơ quan đại diện tại Hà Nội.

Chương 2.

KỶ NIỆM NHỮNG NGÀY LỄ LỚN TRONG NƯỚC

Điều 4. Các ngày lễ lớn

Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:

1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).

2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).

3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).

4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).

6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).

7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Điều 5. Ngày Tết Nguyên đán

1. Chủ tịch nước chúc Tết trên Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam vào thời khắc giao thừa.

2. Trước Tết Nguyên đán từ 5 đến 7 ngày, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao gặp mặt Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội.

Điều 6. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

1. Năm lẻ 5, năm khác:

a) Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là đoàn thể Trung ương) và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ (sau đây gọi là Đài Tưởng niệm). Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;

b) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.

2. Năm tròn:

a) Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia:

Tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, thành phố Hà Nội, Đoàn ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Bí thư) đọc diễn văn kỷ niệm;

b) Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác.

Điều 7. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

1. Năm lẻ 5, năm khác:

a) Tại Phú Thọ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ dâng hương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ là Chủ lễ dâng hương;

b) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có di tích, đền thờ Vua Hùng tổ chức dâng hương tưởng niệm;

c) Nghi thức tưởng niệm thực hiện thống nhất trong cả nước theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

d) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.

2. Năm tròn:

a) Tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương cấp quốc gia:

Tại Phú Thọ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương;

Chủ tịch nước là Chủ lễ dâng hương;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước (1 trong 3 chức danh: Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện kiều bào và đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ dự lễ kỷ niệm;

Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

b) Các hoạt động khác được tổ chức như đối với Năm lẻ 5, năm khác.

Điều 8. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

1. Năm lẻ 5, năm khác:

a) Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;

b) Tại thành phố Hồ Chí Minh, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh;

c) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.

2. Năm tròn:

a) Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia:

Tại thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước (1 trong 4 chức danh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện kiều bào và đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh dự lễ kỷ niệm;

Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm;

b) Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác.

Điều 9. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

1. Năm lẻ 5, năm khác:

a) Tại tỉnh Điện Biên, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên dâng hoa tại Tượng đài Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ;

b) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.

2. Năm tròn:

a) Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia: Lễ kỷ niệm tại tỉnh Điện Biên hoặc Hà Nội do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước (1 trong 4 chức danh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và đại điện lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên dự lễ kỷ niệm;

Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm;

b) Trong trường hợp lễ kỷ niệm tổ chức tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh Điện Biên và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;

c) Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác.

Điều 10. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

1. Năm lẻ 5, năm khác:

a) Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;

b) Tại Nghệ An, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An dâng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường 19 tháng 5, thành phố Vinh và Khu di tích lịch sử Kim Liên, huyện Nam Đàn;

c) Các địa phương có di tích, khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm;

d) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương;

đ) Các cơ quan đại diện Việt Nam tại những nước có nhà lưu niệm, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm.

2. Năm tròn:

a) Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia:

Tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành phố Hà Nội và tỉnh Nghệ An tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện kiều bào, đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An, Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm;

b) Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác.

Điều 11. Ngày Cách mạng tháng Tám và ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Năm lẻ 5, năm khác:

a) Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;

b) Thủ tướng Chính phủ (đối với năm khác), Chủ tịch nước (đối với năm lẻ 5) chủ trì chiêu đãi với hình thức tiệc rượu;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;

c) Bộ Ngoại giao tổ chức cho Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm;

d) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương;

đ) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tiếp khách.

2. Năm tròn:

a) Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia:

Tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện kiều bào, đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;

Chủ tịch nước đọc diễn văn kỷ niệm;

b) Tổ chức chiêu đãi trọng thể với danh nghĩa mời là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;

Chủ tịch nước đọc diễn văn;

c) Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác.

Điều 12. Tổ chức diễu binh, diễu hành, duyệt binh

Việc tổ chức diễu binh, diễu hành, duyệt binh trong lễ kỷ niệm thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Điều 13. Hoạt động trong dịp tổ chức ngày kỷ niệm

Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, trang trí đường phố phù hợp với thực tế của địa phương, đơn vị, phù hợp với quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan.

Chương 3.

KỶ NIỆM NGÀY SINH CỦA ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC ĐÃ TỪ TRẦN; KỶ NIỆM NĂM MẤT CỦA CÁC DANH NHÂN

Điều 14. Quy định về thẩm quyền quyết định và tần suất tổ chức kỷ niệm ngày sinh của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từ trần

1. Việc tổ chức kỷ niệm ngày sinh của đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từ trần được thực hiện theo quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

2. Tần suất tổ chức kỷ niệm:

a) Việc tổ chức kỷ niệm lần đầu tiên ngày sinh của đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từ trần được thực hiện vào dịp tròn 100 năm ngày sinh;

b) Việc tổ chức kỷ niệm lần đầu tiên ngày sinh của đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước thọ trên 100 tuổi đã từ trần được thực hiện vào dịp tròn 110 năm hoặc 120 năm ngày sinh;

c) Các lần kỷ niệm tiếp theo được tổ chức 10 năm/1 lần với cấp độ nhỏ hơn lần kỷ niệm đầu tiên.

Điều 15. Kỷ niệm ngày sinh của đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từ trần

1. Tổ chức kỷ niệm ngày sinh của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội đã từ trần:

a) Kỷ niệm lần đầu tiên:

Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia: Tại quê hương của đồng chí Lãnh đạo, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương của đồng chí Lãnh đạo tổ chức trọng thể lễkỷ niệm;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước (1 trong 4 chức danh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương của đồng chí Lãnh đạo dự lễ kỷ niệm;

Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm;

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương quê hương của đồng chí Lãnh đạo;

b) Các lần kỷ niệm tiếp theo:

Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ủy nhiệm Tỉnh ủy, Thànhủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương của đồng chí Lãnh đạo tổ chức dâng hương tại nơi lưu niệm đồng chí Lãnh đạo;

Tổ chức hội thảo khoa học hoặc tọa đàm về đồng chí Lãnh đạo;

Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng tại tỉnh, thành phố quê hương của đồng chí Lãnh đạo.

2. Tổ chức kỷ niệm ngày sinh của đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội đã từ trần:

a) Kỷ niệm lần đầu tiên:

Tổ chức lễ kỷ niệm cấp tỉnh, ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương: Tỉnh ủy, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương của đồng chí Lãnh đạo hoặc Ban Cán sự Đảng ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương nơi đồng chí Lãnh đạo giữ trọng trách cao nhất trước khi nghỉ hưu tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương liên quan và đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương của đồng chí Lãnh đạo dự lễ kỷ niệm;

Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

Lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc lãnh đạo Ban Cán sự Đảng ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương đọc diễn văn kỷ niệm;

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương quê hương của đồng chí Lãnh đạo.

b) Các lần kỷ niệm tiếp theo:

Tỉnh ủy, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương của đồng chí Lãnh đạo hoặc Ban Cán sự Đảng ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương nơi đồng chí Lãnh đạo giữ trọng trách cao nhất trước khi nghỉ hưu tổ chức dâng hương tại nơi lưu niệm đồng chí Lãnh đạo;

Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3. Việc tổ chức kỷ niệm ngày sinh đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước khác và đồng chí lãnh đạo tiền bối tiêu biểu đã từ trần được thực hiện theo quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Điều 16. Kỷ niệm năm mất của các danh nhân đã được Đảng, Nhà nước công nhận

1. Năm lẻ 5, năm khác:

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương quê hương của danh nhân.

2. Năm tròn:

Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương của danh nhân chủ trì, phối hợp với ban, bộ, ngành liên quan tổ chức lễ kỷ niệm.

3. Trường hợp chưa xác định được quê hương thì tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi mất của danh nhân.

3. Trường hợp chưa xác định được năm mất thì tổ chức lễ kỷ niệm vào năm sinh của danh nhân.

Chương 4.

KỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP, NGÀY TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC NGÀY KỶ NIỆM KHÁC

Điều 17. Kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống của ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Năm lẻ 5, năm khác:

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.

2. Năm tròn:

Ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lễ kỷ niệm.

3. Khách mời do Ban Tổ chức quyết định với số lượng phù hợp với tính chất, quy mô buổi lễ. Trường hợp mời Lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước thì mời 1 trong 4 đồng chí: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội;

Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 18. Ngày kỷ niệm khác

1. Ngày kỷ niệm khác phục vụ nhiệm vụ chính trị của ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tổ chức theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

2. Việc mời khách thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định này.

Điều 19. Tổ chức diễu binh, diễu hành

Việc tổ chức diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm chỉ được thực hiện khi cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Chương 5.

KỶ NIỆM CÁC NGÀY LỄ QUỐC TẾ

Điều 20. Kỷ niệm ngày sinh của V.I.Lênin (22-4-1870), C.Mác (05-5-1818), Ph.Ăng-ghen (28-11-1820), ngày Cách mạng Tháng Mười Nga (07-11-1917)

1. Năm lẻ 5, năm khác:

a) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương;

b) Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội dâng hoa tại tượng đài V.I.Lênin ở Hà Nội vào ngày sinh của V.I.Lênin và ngày Cách mạng Tháng Mười Nga.

2. Năm tròn:

a) Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội dâng hoa tại tượng đài V.I.Lênin ở Hà Nội vào ngày sinh của V.I.Lênin và ngày Cách mạng Tháng Mười Nga. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;

b) Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức lễ kỷ niệm và hội thảo khoa học về V.I.Lênin, C.Mác, Ph.Ăng-ghen và Cách mạng Tháng Mười Nga. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương liên quan và đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội dự lễ kỷ niệm;

c) Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm khác, năm lẻ 5.

Điều 21. Kỷ niệm ngày lễ quốc tế khác

1. Năm lẻ 5, năm khác:

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.

2. Năm tròn:

a) Ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương liên quan đến sự kiện tổ chức lễ kỷ niệm;

b) Việc mời khách thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định này.

Chương 6.

HÌNH THỨC TỔ CHỨC BUỔI LỄ

Điều 22. Trang trí buổi lễ

1. Buổi lễ được tổ chức trong hội trường hoặc ngoài trời.

2. Tổ chức trong hội trường:

a) Treo Quốc kỳ hoặc Quốc kỳ và Đảng kỳ về phía bên trái của lễ đài; Quốc kỳ ở bên phải, Đảng kỳ ở bên trái (nhìn từ phía dưới lên);

b) Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên bục cao phía dưới Quốc kỳ hoặc phía dưới giữa Quốc kỳ và Đảng kỳ. Trường hợp cờ được treo trên cột thì tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt chếch phía trước bên phải cột cờ (nhìn từ phía dưới lên);

c) Tiêu đề buổi lễ được thể hiện bằng kiểu chữ chân phương trên nền phông về phía bên phải lễ đài. Nếu kết hợp trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng phải ghi đầy đủ danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng cao nhất được đón nhận;

d) Hoa trang trí đặt ở phía dưới, trước tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lẵng hoa của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng được đặt ở vị trí trang trọng. Không đặt nhiều lẵng hoa, cây cảnh trên lễ đài;

đ) Khẩu hiệu của buổi lễ được treo ở vị trí nổi bật, phù hợp với không gian hội trường. Nội dung khẩu hiệu do Ban Tổ chức quyết định;

e) Bên ngoài hội trường treo Quốc kỳ ở vị trí trang trọng, cờ trang trí, băng khẩu hiệu, tạo cảnh quan phù hợp với buổi lễ;

g) Khách mời được bố trí ngồi theo thứ tự từ giữa ra hai bên, từ phía trước ra phía sau.

3. Tổ chức ngoài trời:

a) Buổi lễ ngoài trời được tổ chức tại quảng trường, sân vận động hoặc một địa điểm trang trọng khác do Ban Tổ chức quyết định;

b) Lễ đài được thiết kế vững chắc, trang trí tương tự như tổ chức trong hội trường.

4. Cờ truyền thống

a) Cờ truyền thống được may bằng vải; hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài;

b) Bảo đảm thuần phong mỹ tục văn hóa Việt Nam, không trái với quy định của pháp luật.

Điều 23. Trang phục

1. Trang phục của thành viên Ban Tổ chức, đại biểu, khách mời và khối quần chúng dự lễ lịch sự, phù hợp theo quy định của Ban Tổ chức.

2. Khuyến khích khách mời, đại biểu và quần chúng dự lễ mặc trang phục dân tộc, lễ phục tôn giáo, lễ phục lực lượng vũ trang nhân dân.

3. Không dùng phù hiệu, “nơ”, hoa cài ngực. Khuyến khích khách mời, đại biểu và quần chúng dự lễ đeo huân chương, huy chương. Chỉ sử dụng phù hiệu đối với thành viên Ban Tổ chức.

Điều 24. Biểu diễn nghệ thuật, tặng quà, chiêu đãi

1. Trường hợp có chương trình biểu diễn nghệ thuật thì chương trình phải phù hợp với nội dung buổi lễ; thời gian biểu diễn không quá 30 phút và phải được ghi rõ trong giấy mời.

2. Không tặng quà, biểu trưng, biểu tượng (logo). Không tổ chức chiêu đãi, trừ trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định này.

Chương 7.

YÊU CẦU, TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH LỄ KỶ NIỆM; NGHI THỨC CÔNG BỐ, TRAO TẶNG, ĐÓN NHẬN HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG, DANH HIỆU THI ĐUA

Điều 25. Hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua

1. Các hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua quy định tại Luật thi đua, khen thưởng được công bố, trao tặng và đón nhận theo quy định tại Nghị định này gồm:

a) Huân chương: “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh”, “Huân chương Độc lập”, “Huân chương Quân công”, “Huân chương Lao động”, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc”, “Huân chương Chiến công”, “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”, “Huân chương Dũng cảm”, “Huân chương Hữu nghị”;

b) Danh hiệu vinh dự nhà nước: “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng”; “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”; “Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân”; “Anh hùng Lao động”; “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”; “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”; “Nghệ sỹ Nhân dân”, “Nghệ sỹ Ưu tú”; “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú”;

c) “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”;

d) Huy chương: “Huy chương Quân kỳ quyết thắng”, “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”, “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang”, “Huy chương Hữu nghị”;

đ) “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”;

e) “Cờ thi đua của Chính phủ”;

g) “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

2. Các hình thức tôn vinh danh hiệu, trao giải thưởng quy định tại các văn bản pháp luật khác không được tổ chức trao tặng theo quy định tại Nghị định này.

Điều 26. Yêu cầu của việc tiến hành lễ trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua

1. Người điều hành buổi lễ là đại diện lãnh đạo của ban, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị tổ chức buổi lễ.

2. Không tổ chức riêng lễ trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua. Chỉ được tổ chức kết hợp trong lễ kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước, ngày thành lập, ngày truyền thống của ban, bộ, ngành, địa phương, đơn vị, hội nghị tổng kết theo chương trình cụ thể và thực hiện đúng quy định tại Nghị định này (trừ trường hợp trao tặng hình thức khen thưởng đối với thành tích xuất sắc đột xuất và khen thưởng thành tích kháng chiến).

3. Chỉ công bố, trao tặng và đón nhận một lần đối với mỗi quyết định khen thưởng. Không tổ chức diễu hành hoặc đón rước từ cấp này, địa điểm này đến cấp khác, địa điểm khác.

4. Đại diện lãnh đạo tập thể được khen thưởng trực tiếp đón nhận quyết định khen thưởng, hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua của tập thể. Cá nhân được khen thưởng trực tiếp đón nhận quyết định khen thưởng, hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua. Trường hợp truy tặng, đại diện gia đình của người được truy tặng nhận thay.

5. Trao tặng từ hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua từ thứ bậc cao đến thứ bậc thấp. Trường hợp cùng một hình thức khen thưởng thìtrao tặng cho tập thể trước, cá nhân sau; trao tặng trước, truy tặng sau.

6. Trong khi công bố, trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua, người không có trách nhiệm không tặng hoa, không quay phim, chụp ảnh trên lễ đài.

Điều 27. Trình tự tiến hành lễ kỷ niệm

1. Thông báo chương trình buổi lễ.

2. Lễ chào cờ, đại biểu dự lễ hát Quốc ca.

3. Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu ngắn gọn, trang trọng.

4. Trình bày diễn văn hoặc báo cáo: Chỉ “kính thưa họ tên và chức danh” Lãnh đạo có chức vụ cao nhất ở Trung ương và ban, bộ, ngành, địa phương, đơn vị.

5. Công bố quyết định khen thưởng, trao tặng, hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua.

6. Phát biểu ý kiến của lãnh đạo cấp trên hoặc đại diện khách mời.

7. Phát biểu cảm ơn của người đứng đầu ban, bộ, ngành, địa phương, đơn vị.

8. Kết thúc buổi lễ.

Điều 28. Nghi thức công bố, trao tặng và đón nhận khen thưởng

1. Công bố quyết định khen thưởng:

a) Đại diện lãnh đạo của cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng hoặc của đơn vị tổ chức buổi lễ công bố toàn văn quyết định khen thưởng;

b) Quyết định khen thưởng của Chủ tịch nước: Trước khi công bố, người công bố mời Đội cờ truyền thống (nếu có), đại diện cấp ủy, lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc đại diện các thế hệ lãnh đạo của tập thể được khen thưởng (hoặc cá nhân được khen thưởng) lên lễ đài để nghe công bố quyết định khen thưởng;

c) Quyết định khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ: Công bố xong, người công bố mời đại diện lãnh đạo của tập thể (hoặc cá nhân) có tên trong quyết định khen thưởng lên lễ đài để đón nhận danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng.

2. Trao hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua:

a) Người trao là đại diện các lãnh đạo tham dự buổi lễ; người trao đứng ở vị trí trung tâm của lễ đài;

b) Trao theo thứ tự gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) trước; sau đó trao Bằng và trao Cờ Anh hùng (đối với tập thể được đón nhận danh hiệu Anh hùng);

c) Đối với tập thể có Cờ truyền thống: Người trao gắn Huân chương (hoặc Huy hiệu kèm theo danh hiệu) lên góc cao Cờ truyền thống. Vị trí gắn Huân chương (hoặc Huy hiệu kèm theo danh hiệu) trên Cờ truyền thống được thực hiện theo thứ hạng từ cao xuống thấp;

Đối với tập thể không có Cờ truyền thống: Người trao trao Bằng đã gắn sẵn Huân chương (hoặc Huy hiệu kèm theo danh hiệu).

d) Trao tặng cho cá nhân: Người trao gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) lên phía trái ngực áo người đón nhận, sau đó trao Bằng. Vị trí gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) trên ngực áo được thực hiện theo thứ hạng từ cao xuống thấp;

đ) Truy tặng: Người trao trao Bằng đã gắn sẵn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) cho đại diện gia đình cá nhân được truy tặng.

3. Đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua:

a) Đón nhận các hình thức khen thưởng do Chủ tịch nước ký quyết định: Người đón nhận khen thưởng đứng nghiêm theo hàng ngang tại vị trí trung tâm trên lễ đài nghe công bố quyết định khen thưởng;

b) Đón nhận các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định: Người đón nhận khen thưởng được mời lên vị trí trung tâm của lễ đài để đón nhận;

c) Khi đón nhận Bằng (hoặc Cờ), người đón nhận khen thưởng nâng Bằng hoặc Cờ cao ngang ngực, giữ nguyên tư thế cho đến khi rời khỏi lễ đài;

d) Trong trường hợp cần thiết, đại diện tập thể (hoặc cá nhân) được khen thưởng phát biểu ý kiến sau khi đón nhận khen thưởng.

4. Người phục vụ nghi thức trao:

a) Không quay lưng về phía người dự; đứng phía sau, bên phải người trao khi đưa Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu, Bằng, Cờ) cho người trao;

b) Đặt Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu, Bằng) trong khay phủ vải đỏ; đưa Cờ bằng hai tay cho người trao; Bằng phải được lồng trong khung.

5. Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể liên quan tổ chức thực hiện nghi thức công bố, trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tại Nghị định này và phù hợp với điều kiện thực tế.

Chương 8.

ĐÓN, TIẾP CÁC ĐOÀN KHÁCH CẤP CAO NƯỚC NGOÀI THĂM CẤP NHÀ NƯỚC, THĂM CHÍNH THỨC

Điều 29. Danh nghĩa các chuyến thăm cấp cao

1. Bộ Ngoại giao thỏa thuận với nước khách về danh nghĩa từng chuyến thăm của Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền, Người đứng đầu Chính phủ, Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền, Phó Thủ tướng Chính phủ:

a) Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thực hiện chuyến thăm theo một trong bốn danh nghĩa: thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc, thăm cá nhân;

b) Người đứng đầu Chính phủ, Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền, Phó Thủ tướng Chính phủ thực hiện chuyến thăm theo một trong ba danh nghĩa: thăm chính thức, thăm làm việc, thăm cá nhân.

2. Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội thỏa thuận với nước khách về danh nghĩa từng chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội nước khách theo một trong ba danh nghĩa: thăm chính thức, thăm làm việc, thăm cá nhân.

Điều 30. Đón, tiếp Nguyên thủ Quốc gia thăm cấp nhà nước

1. Đón đoàn tại sân bay:

a) Thành phần: Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ trưởng tháp tùng, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, người tháp tùng Phu nhân (Phu quân) Nguyên thủ Quốc gia nước khách, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ trưởng Vụ khu vực Bộ Ngoại giao;

b) Nghi thức:

Hai hàng tiêu binh danh dự đứng hai bên thảm từ chân cầu thang máy bay đến nơi đỗ xe của Nguyên thủ Quốc gia nước khách;

Tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (Phu quân).

2. Lễ đón chính thức:

a) Chủ tịch nước chủ trì lễ đón;

b) Thành phần: Phu nhân (Phu quân) Chủ tịch nước nếu Phu nhân (Phu quân) Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi cùng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng (hoặc Thứ trưởng) Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ trưởng tháp tùng, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tương ứng với thành phần đoàn khách và yêu cầu đón, tiếp. Mời đại diện Đoàn Ngoại giao tham dự căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm;

Chủ tịch nước và Phu nhân (Phu quân) đón Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (Phu quân) tại nơi xe đỗ;

Thiếu nhi tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (Phu quân). Thiếu nhi vẫy cờ, hoa;

c) Nghi thức đón và duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam:

Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi lên bục danh dự; hai Phu nhân (Phu quân) được mời đến vị trí đầu hàng các quan chức Việt Nam;

Quân nhạc cử Quốc thiều nước khách và Quốc thiều Việt Nam;

Đội trưởng Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam chào và mời Nguyên thủ Quốc gia nước khách duyệt Đội danh dự;

Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi duyệt Đội danh dự;

Đội danh dự hô chúc sức khỏe Nguyên thủ Quốc gia nước khách;

Chủ tịch nước giới thiệu các quan chức Việt Nam tham gia lễ đón với Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (Phu quân). Nguyên thủ Quốc gia nước khách giới thiệu các thành viên đoàn với Chủ tịch nước và Phu nhân (Phu quân);

Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách trở lại bục danh dự. Hai Phu nhân (Phu quân) được mời đứng vào vị trí phía sau bục danh dự;

Đội danh dự diễu binh;

d) Sau lễ đón, Chủ tịch nước và Phu nhân (Phu quân) cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (Phu quân) chụp ảnh lưu niệm tại phòng khánh tiết; có hai hàng tiêu binh danh dự bồng súng chào; Phu nhân (Phu quân) Chủ tịch nước tiễn Phu nhân (Phu quân) Nguyên thủ Quốc gia nước khách tại nơi xe đỗ.

3. Hội đàm chính thức:

a) Chủ tịch nước và Nguyên thủ Quốc gia nước khách chủ trì hội đàm;

b) Thành phần tham dự phía Việt Nam tương ứng với thành phần chính thức đoàn khách và yêu cầu của nội dung hội đàm;

c) Chủ tịch nước và Nguyên thủ Quốc gia nước khách gặp riêng trước khi hội đàm căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm.

4. Tiếp xúc cấp cao: Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp.

5. Chiêu đãi chính thức:

a) Chủ tịch nước chủ trì tiệc chiêu đãi;

b) Thành phần dự:

Phía Việt Nam: Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, một số Bộ trưởng, Trưởng ban của Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các vị tham gia lễ đón, hội đàm chính thức; trong trường hợp cần thiết, mời một số quan chức, nhân sĩ, trí thức, đại diện doanh nghiệp có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự;

Phía khách: Các thành viên chính thức, một số quan chức tùy tùng, đại diện doanh nghiệp (nếu có) và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán. Mời đại diện Đoàn Ngoại giao tham dự căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm;

c) Nghi thức:

Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước mở đầu tiệc chiêu đãi;

Chủ tịch nước đọc diễn văn chào mừng, Nguyên thủ Quốc gia nước khách đọc diễn văn đáp từ;

d) Biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn: Tổ chức biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn tại Nhà hát Lớn Hà Nội (hoặc tại tiệc chiêu đãi tùy theo thỏa thuận với nước khách). Mời Đoàn Ngoại giao cùng dự.

6. Tiễn đoàn tại sân bay: Thành phần và nghi lễ thực hiện như khi đón.

Điều 31. Đón, tiếp Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm cấp nhà nước

1. Việc đón, tiếp Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm cấp nhà nước theo lời mời của Tổng Bí thư và Chủ tịch nước được tổ chức như sau:

a) Tổng Bí thư chủ trì lễ đón, hội đàm và chiêu đãi chính thức Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền (sau đây gọi là Trưởng đoàn khách);

b) Chủ tịch nước đồng chủ trì chiêu đãi chính thức cùng với Tổng Bí thư, có hội kiến riêng và mời cơm thân Trưởng đoàn khách.

2. Đón đoàn tại sân bay:

a) Thành phần: Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, người tháp tùng Trưởng đoàn khách, lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, người tháp tùng Phu nhân (Phu quân) Trưởng đoàn khách, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước, Vụ trưởng Vụ khu vực Ban Đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Ban Đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ trưởng Vụ khu vực Bộ Ngoại giao;

b) Nghi thức:

Hai hàng tiêu binh danh dự đứng hai bên thảm từ chân cầu thang máy bay đến nơi đỗ xe của Trưởng đoàn khách;

Tặng hoa Trưởng đoàn khách và Phu nhân (Phu quân).

3. Lễ đón chính thức:

a) Tổng Bí thư chủ trì lễ đón;

b) Thành phần: Phu nhân (Phu quân) Tổng Bí thư nếu Phu nhân (Phu quân) Trưởng đoàn khách đi cùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ trưởng (hoặc Thứ trưởng) Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, người tháp tùng Trưởng đoàn khách, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tương ứng với thành phần đoàn khách và yêu cầu đón, tiếp. Mời đại diện Đoàn Ngoại giao tham dự căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm;

Tổng Bí thư và Phu nhân (Phu quân) đón Trưởng đoàn khách và Phu nhân (Phu quân) tại nơi xe đỗ;

Thiếu nhi tặng hoa Trưởng đoàn khách và Phu nhân (Phu quân). Thiếu nhi vẫy cờ, hoa;

c) Nghi thức đón và duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam:

Tổng Bí thư cùng Trưởng đoàn khách đi lên bục danh dự; hai Phu nhân (Phu quân) được mời đến vị trí đầu hàng các quan chức Việt Nam;

Quân nhạc cử Quốc thiều nước khách và Quốc thiều Việt Nam;

Đội trưởng Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam chào và mời Trưởng đoàn khách duyệt Đội danh dự;

Tổng Bí thư cùng Trưởng đoàn khách đi duyệt Đội danh dự;

Đội danh dự hô chúc sức khỏe Trưởng đoàn khách;

Tổng Bí thư giới thiệu các quan chức Việt Nam tham gia lễ đón với Trưởng đoàn khách và Phu nhân (Phu quân). Trưởng đoàn khách giới thiệu các thành viên đoàn với Tổng Bí thư và Phu nhân (Phu quân);

Tổng Bí thư cùng Trưởng đoàn khách trở lại bục danh dự. Hai Phu nhân (Phu quân) được mời đứng vào vị trí phía sau bục danh dự;

Đội danh dự diễu binh;

d) Sau lễ đón, Tổng Bí thư và Phu nhân (Phu quân) cùng Trưởng đoàn khách và Phu nhân (Phu quân) chụp ảnh lưu niệm tại phòng khánh tiết; Phu nhân (Phu quân) Tổng Bí thư tiễn Phu nhân (Phu quân) Trưởng đoàn khách tại nơi xe đỗ.

4. Hội đàm chính thức:

a) Tổng Bí thư và Trưởng đoàn khách chủ trì hội đàm;

b) Thành phần tham dự phía Việt Nam tương ứng với thành phần chính thức đoàn khách và yêu cầu của nội dung hội đàm;

c) Tổng Bí thư và Trưởng đoàn khách gặp riêng trước khi hội đàm căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm.

5. Tiếp xúc cấp cao: Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp.

6. Chiêu đãi chính thức:

a) Tổng Bí thư và Chủ tịch nước chủ trì tiệc chiêu đãi;

b) Thành phần dự:

Phía Việt Nam: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội; một số Bộ trưởng, Trưởng ban của Đảng; các vị tham gia lễ đón, hội đàm chính thức. Trong trường hợp cần thiết, mời một số quan chức, nhân sĩ, trí thức, đại diện doanh nghiệp có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự;

Phía khách: các thành viên chính thức, một số quan chức tùy tùng, đại diện doanh nghiệp (nếu có) và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán. Mời đại diện Đoàn Ngoại giao tham dự căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm;

c) Nghi thức:

Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước mở đầu tiệc chiêu đãi;

Tổng Bí thư đọc diễn văn chào mừng, Trưởng đoàn khách đọc diễn văn đáp từ;

d) Biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn: Tổ chức biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn tại Nhà hát Lớn Hà Nội (hoặc tại tiệc chiêu đãi tùy theo thỏa thuận với nước khách). Mời Đoàn Ngoại giao cùng dự.

7. Tiễn đoàn tại sân bay: Thành phần và nghi lễ thực hiện như khi đón.

Điều 32. Đón, tiếp Nguyên thủ Quốc gia thăm chính thức

1. Đón đoàn tại sân bay:

a) Thành phần: Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ trưởng tháp tùng, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, lãnh đạo Bộ Ngoại giao, người tháp tùng Phu nhân (Phu quân) Nguyên thủ Quốc gia nước khách, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ trưởng Vụ khu vực Bộ Ngoại giao;

b) Nghi thức:

Hai hàng tiêu binh danh dự đứng hai bên thảm từ chân cầu thang máy bay đến nơi đỗ xe của Nguyên thủ Quốc gia nước khách;

Tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (Phu quân);

2. Lễ đón chính thức:

a) Chủ tịch nước chủ trì lễ đón;

b) Thành phần: Phu nhân (Phu quân) Chủ tịch nước nếu Phu nhân (Phu quân) Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi cùng, Bộ trưởng (hoặc Thứ trưởng) Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ trưởng tháp tùng, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tương ứng với thành phần đoàn khách và yêu cầu đón, tiếp. Mời đại diện Đoàn Ngoại giao tham dự căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm;

c) Nghi thức đón: Thực hiện như đón chính thức Nguyên thủ Quốc gia thăm cấp nhà nước quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định này. Không tổ chức thiếu nhi vẫy cờ, hoa.

3. Hội đàm chính thức:

a) Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách chủ trì hội đàm;

b) Thành phần tham dự phía Việt Nam tương ứng với thành phần chính thức đoàn khách và yêu cầu của nội dung hội đàm;

c) Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách gặp riêng trước khi hội đàm căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm.

4. Tiếp xúc cấp cao: Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp.

5. Chiêu đãi chính thức:

a) Chủ tịch nước chủ trì tiệc chiêu đãi;

b) Thành phần dự:

Phía Việt Nam: Các vị tham gia lễ đón, hội đàm chính thức; trong trường hợp cần thiết, mời một số quan chức, nhân sĩ, trí thức, đại diện doanh nghiệp có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự;

Phía khách: Các thành viên chính thức, một số quan chức tùy tùng, đại diện doanh nghiệp (nếu có) và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán. Mời đại diện Đoàn Ngoại giao tham dự căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm;

c) Nghi thức: Chủ tịch nước đọc diễn văn chào mừng, Nguyên thủ Quốc gia nước khách đọc diễn văn đáp từ;

d) Biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn: Tổ chức biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn tại tiệc chiêu đãi.

6. Tiễn đoàn tại sân bay: Thành phần và nghi lễ thực hiện như khi đón.

Điều 33. Đón, tiếp Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm chính thức

1. Việc đón, tiếp Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm chính thức theo lời mời của Tổng Bí thư và Chủ tịch nước được tổ chức như sau:

a) Tổng Bí thư chủ trì lễ đón, hội đàm và chiêu đãi chính thức Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền (sau đây gọi là Trưởng đoàn khách);

b) Chủ tịch nước đồng chủ trì chiêu đãi chính thức cùng với Tổng Bí thư, có hội kiến riêng và mời cơm thân Trưởng đoàn khách.

2. Đón đoàn tại sân bay:

a) Thành phần: Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, người tháp tùng Trưởng đoàn khách, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, người tháp tùng Phu nhân (Phu quân) Trưởng đoàn khách; Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước, Vụ trưởng Vụ khu vực Ban Đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Ban Đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ trưởng Vụ khu vực Bộ Ngoại giao;

b) Nghi thức:

Hai hàng tiêu binh danh dự đứng hai bên thảm từ chân cầu thang máy bay đến nơi đỗ xe của Trưởng đoàn khách;

Tặng hoa Trưởng đoàn khách và Phu nhân (Phu quân).

3. Lễ đón chính thức:

a) Tổng Bí thư chủ trì lễ đón;

b) Thành phần: Phu nhân (Phu quân) Tổng Bí thư nếu Phu nhân (Phu quân) Trưởng đoàn khách đi cùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ trưởng (hoặc Thứ trưởng) Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, người tháp tùng Trưởng đoàn khách, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tương ứng với thành phần đoàn khách và yêu cầu đón, tiếp. Mời đại diện Đoàn Ngoại giao tham dự căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm;

c) Nghi thức đón: Thực hiện như đón chính thức Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm cấp nhà nước quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định này. Không tổ chức thiếu nhi vẫy cờ, hoa.

4. Hội đàm chính thức:

a) Tổng Bí thư và Trưởng đoàn khách chủ trì hội đàm;

b) Thành phần tham dự phía Việt Nam tương ứng với thành phần chính thức đoàn khách và yêu cầu của nội dung hội đàm;

c) Tổng Bí thư và Trưởng đoàn khách gặp riêng trước khi hội đàm căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm.

5. Tiếp xúc cấp cao: Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp.

6. Chiêu đãi chính thức:

a) Tổng Bí thư và Chủ tịch nước chủ trì tiệc chiêu đãi;

b) Thành phần dự:

Phía Việt Nam: Các vị tham gia lễ đón, hội đàm chính thức; trong trường hợp cần thiết, mời một số quan chức, nhân sĩ, trí thức, đại diện doanh nghiệp có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự;

Phía khách: Các thành viên chính thức, một số quan chức tùy tùng, đại diện doanh nghiệp (nếu có) và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán. Mời đại diện Đoàn Ngoại giao tham dự căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm;

c) Nghi thức: Tổng Bí thư đọc diễn văn chào mừng, Trưởng đoàn khách đọc diễn văn đáp từ;

d) Biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn: Tổ chức biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn tại tiệc chiêu đãi.

7. Tiễn đoàn tại sân bay: Thành phần và nghi lễ thực hiện như khi đón.

Điều 34. Đón, tiếp Người đứng đầu Chính phủ thăm chính thức

1. Đón đoàn tại sân bay:

a) Thành phần: Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại nước khách; Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước, Vụ trưởng Vụ khu vực Bộ Ngoại giao;

b) Nghi thức:

Hai hàng tiêu binh danh dự đứng hai bên thảm từ chân cầu thang máy bay đến nơi đỗ xe của Người đứng đầu Chính phủ nước khách;

Tặng hoa Người đứng đầu Chính phủ nước khách và Phu nhân (Phu quân).

2. Lễ đón chính thức:

a) Thủ tướng Chính phủ chủ trì lễ đón;

b) Thành phần: Phu nhân (Phu quân) Thủ tướng Chính phủ nếu Phu nhân (Phu quân) Người đứng đầu Chính phủ nước khách đi cùng, Bộ trưởng (hoặc Thứ trưởng) Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng, Chủ nhiệm (hoặc Phó Chủ nhiệm) Văn phòng Chính phủ, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, Trợ lý Thủ tướng Chính phủ, các quan chức Việt Nam tham gia hội đàm;

Thủ tướng Chính phủ và Phu nhân (Phu quân) đón Người đứng đầu Chính phủ nước khách và Phu nhân (Phu quân) tại nơi xe đỗ;

Thiếu nhi tặng hoa Người đứng đầu Chính phủ nước khách và Phu nhân (Phu quân);

c) Nghi thức đón và duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam:

Thủ tướng Chính phủ cùng Người đứng đầu Chính phủ nước khách đi lên bục danh dự; hai Phu nhân (Phu quân) được mời đến vị trí đầu hàng các quan chức Việt Nam;

Quân nhạc cử Quốc thiều nước khách và Quốc thiều Việt Nam;

Đội trưởng Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam chào và mời Người đứng đầu Chính phủ nước khách duyệt Đội danh dự;

Thủ tướng Chính phủ cùng Người đứng đầu Chính phủ nước khách đi duyệt Đội danh dự;

Đội danh dự hô chúc sức khỏe Người đứng đầu Chính phủ nước khách;

Thủ tướng Chính phủ giới thiệu các quan chức Việt Nam tham gia lễ đón với Người đứng đầu Chính phủ nước khách và Phu nhân (Phu quân). Người đứng đầu Chính phủ nước khách giới thiệu các thành viên đoàn với Thủ tướng Chính phủ và Phu nhân (Phu quân);

Thủ tướng Chính phủ cùng Người đứng đầu Chính phủ nước khách trở lại bục danh dự. Hai Phu nhân (Phu quân) được mời đứng vào vị trí phía sau bục danh dự;

Đội danh dự diễu binh;

d) Sau lễ đón, Thủ tướng Chính phủ và Phu nhân (Phu quân) cùng Người đứng đầu Chính phủ nước khách và Phu nhân (Phu quân) vào phòng khánh tiết chụp ảnh lưu niệm; có hai hàng tiêu binh danh dự bồng súng chào; Phu nhân (Phu quân) Thủ tướng Chính phủ tiễn Phu nhân (Phu quân) Người đứng đầu Chính phủ nước khách tại nơi xe đỗ.

3. Hội đàm chính thức:

a) Thủ tướng Chính phủ cùng Người đứng đầu Chính phủ nước khách chủ trì hội đàm;

b) Thành phần tham dự hội đàm phía Việt Nam tương ứng với thành phần chính thức của đoàn khách và yêu cầu của nội dung hội đàm;

c) Thủ tướng Chính phủ và Người đứng đầu Chính phủ nước khách gặp riêng trước khi hội đàm căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm.

4. Tiếp xúc cấp cao: Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp.

5. Chiêu đãi chính thức:

a) Thủ tướng Chính phủ chủ trì tiệc chiêu đãi;

b) Thành phần dự:

Phía Việt Nam: Các vị tham gia lễ đón, hội đàm chính thức; trong trường hợp cần thiết, mời một số quan chức, nhân sĩ, trí thức, đại diện doanh nghiệp có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự;

Phía khách: Các thành viên chính thức, một số quan chức tùy tùng, đại diện doanh nghiệp (nếu có) và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán;

c) Nghi thức: Thủ tướng Chính phủ đọc diễn văn chào mừng, Người đứng đầu Chính phủ nước khách đọc diễn văn đáp từ;

d) Tại tiệc chiêu đãi có biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn.

6. Tiễn đoàn tại sân bay: Thành phần và nghi lễ thực hiện như khi đón.

Điều 35. Đón, tiếp Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức

1. Đón đoàn tại sân bay:

a) Thành phần: Chủ nhiệm (hoặc Phó Chủ nhiệm) Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội hoặc Chủ nhiệm (hoặc Phó Chủ nhiệm) Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Nhóm Nghị sỹ hữu nghị, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội, Vụ trưởng Vụ khu vực Bộ Ngoại giao;

b) Tặng hoa Chủ tịch Quốc hội nước khách và Phu nhân (Phu quân).

2. Lễ đón chính thức:

a) Chủ tịch Quốc hội chủ trì lễ đón;

b) Thành phần: Phu nhân (Phu quân) Chủ tịch Quốc hội nếu Phu nhân (Phu quân) Chủ tịch Quốc hội nước khách đi cùng, Chủ nhiệm (hoặc Phó Chủ nhiệm) Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Chủ nhiệm (hoặc Phó Chủ nhiệm) Văn phòng Quốc hội, một số đại biểu Quốc hội, quan chức có chức vụ tương ứng với thành phần chính thức đoàn khách và yêu cầu đón, tiếp;

c) Nghi thức:

Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân (Phu quân) đón Chủ tịch Quốc hội nước khách và Phu nhân (Phu quân) tại nơi xe đỗ;

Tặng hoa Chủ tịch Quốc hội nước khách và Phu nhân (Phu quân);

Có hai hàng tiêu binh danh dự.

3. Hội đàm chính thức: Tùy theo thỏa thuận, hai Chủ tịch Quốc hội hội đàm hoặc hội kiến.

4. Tiếp xúc cấp cao: Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp.

5. Chiêu đãi chính thức:

a) Chủ tịch Quốc hội chủ trì tiệc chiêu đãi;

b) Thành phần:

Phía Việt Nam: Các vị tham gia lễ đón, hội đàm; trong trường hợp cần thiết, mời một số đại biểu Quốc hội, quan chức, nhân sĩ, trí thức, đại diện doanh nghiệp có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự;

Phía khách: Các thành viên chính thức, một số quan chức tùy tùng, Đại sứ và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán;

c) Chủ tịch Quốc hội đọc diễn văn chào mừng, Chủ tịch Quốc hội nước khách đọc diễn văn đáp từ;

d) Tại tiệc chiêu đãi có biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn.

6. Tiễn đoàn tại sân bay: Thành phần và nghi lễ thực hiện như khi đón.

Điều 36. Đón, tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia thăm chính thức

1. Đón đoàn tại sân bay:

a) Thành phần: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; lãnh đạo Cục Lễ tân Nhà nước, lãnh đạo Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo Vụ khu vực Bộ Ngoại giao;

b) Tặng hoa Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (Phu quân).

2. Lễ đón chính thức:

a) Phó Chủ tịch nước chủ trì lễ đón;

b) Thành phần: Phu nhân (Phu quân) Phó Chủ tịch nước nếu Phu nhân (Phu quân) Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi cùng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo Bộ Ngoại giao, các quan chức tham gia hội đàm, Trợ lý Phó Chủ tịch nước, lãnh đạo Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo Vụ khu vực Bộ Ngoại giao;

Phó Chủ tịch nước và Phu nhân (Phu quân) đón Phó Nguyên thủ Quốc gia và Phu nhân (Phu quân) tại nơi xe đỗ;

Thiếu nhi tặng hoa Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (Phu quân);

c) Nghi thức đón:

Có hai hàng tiêu binh danh dự;

Phó Chủ tịch nước giới thiệu các quan chức Việt Nam dự lễ đón; Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách giới thiệu các thành viên đoàn;

d) Sau lễ đón, Phó Chủ tịch nước và Phu nhân (Phu quân) cùng Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (Phu quân) chụp ảnh lưu niệm tại phòng khánh tiết; Phó Chủ tịch nước và Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách vào phòng hội đàm. Hai Phu nhân (Phu quân) chia tay tại nơi xe đỗ.

3. Hội đàm chính thức: Tùy theo thỏa thuận, Phó Chủ tịch nước và Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách hội đàm hoặc hội kiến. Thành phần phía Việt Nam tham dự tương ứng với thành phần chính thức đoàn khách và yêu cầu của nội dung hội đàm.

4. Tiếp xúc cấp cao: Căn cứ yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp.

5. Chiêu đãi chính thức:

a) Phó Chủ tịch nước chủ trì tiệc chiêu đãi;

b) Thành phần:

Phía Việt Nam: Các vị tham gia lễ đón, hội đàm. Trong trường hợp cần thiết, mời một số quan chức, nhân sĩ, trí thức, đại diện doanh nghiệp có nhiều quan hệ với nước khách;

Phía khách: Các thành viên chính thức, một số quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán;

c) Phó Chủ tịch nước đọc lời chào mừng, Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách đáp từ;

d) Tại tiệc chiêu đãi có biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn.

6. Tiễn đoàn tại sân bay: Thành phần và nghi lễ thực hiện như khi đón.

Điều 37. Đón, tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền thăm chính thức

1. Việc đón, tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền thăm chính thức theo lời mời của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Phó Chủ tịch nước được tổ chức như sau:

a) Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng chủ trì lễ đón, hội đàm và chiêu đãi chính thức Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền (sau đây gọi là Trưởng đoàn khách);

b) Phó Chủ tịch nước đồng chủ trì chiêu đãi chính thức cùng với Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; có hội kiến riêng và mời cơm thân Trưởng đoàn khách.

2. Đón đoàn tại sân bay:

a) Thành phần: Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương hoặc cấp tương đương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo Cục Lễ tân Nhà nước, lãnh đạo Vụ khu vực Ban Đối ngoại Trung ương, lãnh đạo Vụ Lễ tân Ban Đối ngoại Trung ương, lãnh đạo Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo Vụ khu vực Bộ Ngoại giao;

b) Tặng hoa Trưởng đoàn khách và Phu nhân (Phu quân).

3. Lễ đón chính thức:

a) Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng chủ trì lễ đón;

b) Thành phần: Phu nhân (Phu quân) Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng nếu Phu nhân (Phu quân) Trưởng đoàn khách đi cùng, Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo Bộ Ngoại giao, các quan chức tham gia hội đàm, lãnh đạo Vụ khu vực Ban Đối ngoại Trung ương, lãnh đạo Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo Vụ khu vực Bộ Ngoại giao;

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng và Phu nhân (Phu quân) đón Trưởng đoàn khách và Phu nhân (Phu quân) tại nơi xe đỗ;

Thiếu nhi tặng hoa Trưởng đoàn khách và Phu nhân (Phu quân);

c) Nghi thức đón:

Có hai hàng tiêu binh danh dự;

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng giới thiệu các quan chức Việt Nam dự lễ đón; Trưởng đoàn khách giới thiệu các thành viên đoàn;

d) Sau lễ đón: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng và Phu nhân (Phu quân) cùng Trưởng đoàn khách và Phu nhân (Phu quân) chụp ảnh lưu niệm tại phòng khánh tiết; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng và Trưởng đoàn khách vào phòng hội đàm; hai Phu nhân (Phu quân) chia tay tại nơi xe đỗ.

4. Hội đàm chính thức:

a) Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng cùng Trưởng đoàn khách chủ trì hội đàm;

b) Thành phần tham dự hội đàm phía Việt Nam tương ứng với thành phần chính thức của đoàn khách và yêu cầu của nội dung hội đàm.

5. Tiếp xúc cấp cao: Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp.

6. Chiêu đãi chính thức:

a) Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng và Phó Chủ tịch nước chủ trì tiệc chiêu đãi;

b) Thành phần:

Phía Việt Nam: Các vị tham gia lễ đón, hội đàm. Trong trường hợp cần thiết, mời một số quan chức, nhân sĩ, trí thức, đại diện doanh nghiệp có nhiều quan hệ với nước khách;

Phía khách: Các thành viên chính thức, một số quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán;

c) Nghi thức: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng đọc lời chào mừng, Trưởng đoàn khách đáp từ;

d) Tại tiệc chiêu đãi có biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn.

7. Tiễn đoàn tại sân bay: Thành phần và nghi lễ thực hiện như khi đón.

Điều 38. Đón, tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thăm chính thức

1. Đón, tiễn tại sân bay:

a) Lãnh đạo cấp vụ Bộ Ngoại giao đón, tiễn Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước khách;

b) Lãnh đạo cấp vụ Văn phòng Quốc hội đón, tiễn Phó Chủ tịch Quốc hội nước khách.

2. Lễ đón, hội đàm, chiêu đãi:

a) Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì các hoạt động chính thức đối với khách đồng cấp;

b) Lễ đón: Tặng hoa Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước khách (sau đây gọi là Trưởng đoàn khách);

c) Thành phần Việt Nam tham dự lễ đón và hội đàm: Các quan chức tương ứng với thành phần của đoàn khách và yêu cầu nội dung làm việc;

d) Chiêu đãi:

Phía Việt Nam: Các vị tham gia đón, tiễn, hội đàm. Trong trường hợp cần thiết, mời một số quan chức, nhân sĩ, trí thức, đại diện doanh nghiệp có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự;

Phía khách: các thành viên chính thức, một số quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán;

Chủ tiệc phát biểu chúc rượu, Trưởng đoàn khách phát biểu đáp từ.

3. Tiếp xúc cấp cao: Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp.

Chương 9.

ĐÓN, TIẾP CÁC ĐOÀN KHÁCH CẤP CAO NƯỚC NGOÀI THĂM LÀM VIỆC, THĂM CÁ NHÂN, QUÁ CẢNH

Điều 39. Đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài thăm làm việc

1. Đón, tiếp Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền, Người đứng đầu Chính phủ nước ngoài thăm làm việc thực hiện như đối với chuyến thăm chính thức nhưng không tổ chức lễ đón chính thức, không trang trí đường phố, không có hai hàng tiêu binh danh dự tại sân bay. Tại tiệc chiêu đãi, chủ tiệc đọc lời chúc rượu, Trưởng đoàn khách đáp từ.

2. Đón, tiếp Chủ tịch Quốc hội, Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền thăm làm việc thực hiện như đối với chuyến thăm chính thức nhưng không tổ chức lễ đón chính thức.

3. Đón, tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội thăm làm việc thực hiện như đối với chuyến thăm chính thức nhưng không tổ chức lễ đón chính thức.

4. Thành phần dự tiệc chiêu đãi đối với các chuyến thăm làm việc:

Phía Việt Nam: Các vị tham gia đón, tiễn, làm việc;

Phía khách: Các thành viên chính thức, một số quan chức tùy tùng và đại diện Đại sứ quán.

Điều 40. Đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài thăm cá nhân

Việc đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài thăm cá nhân thực hiện theo quy định sau:

1. Đối với Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm cá nhân: Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương đón, tiễn tại sân bay. Thu xếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp và mời cơm thân Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền nước khách.

2. Đối với Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ thăm cá nhân: Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Vụ trưởng Vụ khu vực Bộ Ngoại giao đón, tiễn tại sân bay. Trên cơ sở trao đổi thống nhất với phía khách, thu xếp Chủ tịch nước tiếp xã giao và mời cơm thân Nguyên thủ Quốc gia nước khách; Thủ tướng Chính phủ tiếp xã giao và mời cơm thân Người đứng đầu Chính phủ nước khách.

3. Đối với Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền thăm cá nhân: Đại diện lãnh đạo Ban Đối ngoại Trung ương đón, tiễn tại sân bay. Thu xếp Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước tiếp và mời cơm thân Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền nước khách.

4. Đối với Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ thăm cá nhân: Lãnh đạo Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Vụ khu vực Bộ Ngoại giao đón, tiễn tại sân bay. Trên cơ sở trao đổi thống nhất với phía khách, thu xếp Phó Chủ tịch nước tiếp và mời cơm thân Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách; Phó Thủ tướng Chính phủ tiếp xã giao và mời cơm thân Phó Thủ tướng Chính phủ nước khách.

5. Đối với Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội thăm cá nhân: Trên cơ sở trao đổi thống nhất với phía khách, thu xếp Chủ tịch Quốc hội tiếp và mời cơm thân Chủ tịch Quốc hội nước khách; Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp và mời cơm thân Phó Chủ tịch Quốc hội nước khách.

Điều 41. Đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài quá cảnh

Việc đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài quá cảnh thực hiện theo quy định sau:

1. Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng đón, tiếp Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền nước ngoài quá cảnh tại sân bay Nội Bài.

2. Bộ trưởng hoặc cấp tương đương đón, tiếp Nguyên thủ Quốc gia nước ngoài quá cảnh tại sân bay Nội Bài.

3. Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng đón, tiếp Người đứng đầu Chính phủ nước ngoài quá cảnh tại sân bay Nội Bài.

4. Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương hoặc cấp tương đương đón, tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền nước ngoài quá cảnh tại sân bay Nội Bài.

5. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hoặc Thứ trưởng đón, tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ nước ngoài quá cảnh tại sân bay Nội Bài.

6. Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội thu xếp đón, tiếp các đoàn khách của Quốc hội các nước, các tổ chức Nghị viện quốc tế quá cảnh tại sân bay Nội Bài.

7. Lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài quá cảnh tại sân bay địa phương.

8. Nếu đoàn khách cấp cao nước ngoài có nhu cầu nghỉ lại, cơ quan đầu mối phối hợp với cơ quan đại diện nước khách thu xếp ăn ở, đi lại cho đoàn.

Chương 10.

ĐÓN, TIẾP BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI VÀ MỘT SỐ ĐOÀN KHÁC

Điều 42. Đón, tiếp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội hoặc cấp tương đương

1. Đón, tiếp Bộ trưởng hoặc cấp tương đương:

a) Lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ, cơ quan mời khách đón, tiễn đoàn tại sân bay;

b) Bộ trưởng hoặc cấp tương đương mời khách chủ trì đón, tiếp, hội đàm, chiêu đãi;

c) Tiếp xúc cấp cao: Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp;

d) Thành phần tham dự các hoạt động chính thức do Bộ trưởng hoặc cấp tương đương mời khách quyết định.

2. Đón, tiếp Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội hoặc cấp tương đương:

a) Lãnh đạo Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội đón, tiễn đoàn tại sân bay;

b) Chủ nhiệm Ủy ban hoặc cấp tương đương mời khách chủ trì đón, tiếp, hội đàm, chiêu đãi;

c) Tiếp xúc cấp cao: Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp;

d) Thành phần tham dự các hoạt động chính thức do Chủ nhiệm Ủy ban hoặc cấp tương đương mời khách quyết định.

3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng quy định về nghi lễ đón, tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và lãnh đạo của lực lượng vũ trang nước ngoài thăm Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế và mức độ đón, tiếp khách của Việt Nam được quy định tại Nghị định này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 43. Đón, tiếp một số khách khác

1. Đối với Chủ tịch Hội đồng Châu Âu là khách mời của Chủ tịch nước, mức độ và nghi lễ đón, tiếp thực hiện như đối với Nguyên thủ Quốc gia nước ngoài thăm Việt Nam theo danh nghĩa chuyến thăm. Đối với Chủ tịch Ủy ban châu Âu là khách mời của Thủ tướng Chính phủ, mức độ và nghi lễ đón, tiếp thực hiện như đối với Người đứng đầu Chính phủ nước ngoài thăm Việt Nam theo danh nghĩa chuyến thăm.

2. Đối với Tổng Thư ký Liên hợp quốc thăm chính thức hoặc thăm làm việc là khách mời của Chủ tịch nước, mức độ và nghi lễ đón, tiếp thực hiện như đối với Nguyên thủ Quốc gia nước ngoài thăm làm việc.

3. Đối với Chủ tịch Thượng Nghị viện nước ngoài, Chủ tịch Hạ Nghị viện nước ngoài, Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Chủ tịch Tổ chức Liên Nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA) là khách mời của Chủ tịch Quốc hội, mức độ và nghi lễ đón, tiếp thực hiện như đối với Chủ tịch Quốc hội nước ngoài thăm Việt Nam. Đối với Phó Chủ tịch Thượng Nghị viện nước ngoài, Phó Chủ tịch Hạ Nghị viện nước ngoài, Phó Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Tổ chức Liên Nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA) là khách mời của Phó Chủ tịch Quốc hội, mức độ và nghi lễ đón, tiếp thực hiện như đối với Phó Chủ tịch Quốc hội nước ngoài thăm Việt Nam.

4. Đối với Người kế vị Vua hoặc Nữ hoàng nước ngoài là khách mời của Phó Chủ tịch nước, mức độ và nghi lễ đón, tiếp thực hiện như đối với Phó Nguyên thủ Quốc gia nước ngoài thăm Việt Nam.

5. Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chủ trì đón, tiếp các thành viên khác của Hoàng gia nước ngoài là khách của Bộ Ngoại giao.

6. Thành viên Hoàng gia nước ngoài dẫn đầu đoàn kinh tế, văn hóa, xã hội là khách của bộ, ngành nào do lãnh đạo bộ, ngành đó chủ trì đón, tiếp.

7. Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức đón, tiếp các cựu Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ, Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ nước ngoài đến thăm Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ.

8. Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội tổ chức đón, tiếp các cựu Chủ tịch Quốc hội nước ngoài, Phó Chủ tịch Quốc hội nước ngoài, Tổng Thư ký AIPA, IPU và các tổ chức liên Nghị viện đến thăm theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội.

9. Các cựu Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội nước ngoài là khách mời của cơ quan nào do cơ quan đó chủ trì đón, tiếp.

10. Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp.

Chương 11.

MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC VỀ ĐÓN, TIẾP CÁC ĐOÀN KHÁCH NƯỚC NGOÀI

Điều 44. Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tại Đài Tưởng niệm

1. Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tại Đài Tưởng niệm được thu xếp theo thỏa thuận của hai bên.

2. Đối với Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền, Người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền nước ngoài thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc:

a) Tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trưởng Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đón và hướng dẫn đoàn vào viếng;

b) Tại Đài Tưởng niệm, Trưởng Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đón và hướng dẫn đoàn tưởng niệm; có hai hàng tiêu binh danh dự. Khi mặc niệm, Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ’.

3. Đối với khách nước ngoài khác từ cấp Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên, đại diện Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng dẫn đoàn vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm tại Đài Tưởng niệm. Tại Đài Tưởng niệm có mở băng nhạc “Hồn tử sĩ’.

Điều 45. Người tháp tùng và vị trí của Đại sứ Việt Nam tại nước khách

1. Người tháp tùng:

a) Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng (hoặc Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương) tháp tùng Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền nước khách thăm cấp nhà nước, thăm chính thức;

b) Bộ trưởng hoặc cấp tương đương tháp tùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách thăm cấp nhà nước, thăm chính thức;

c) Đại sứ Việt Nam tại nước khách tháp tùng Người đứng đầu Chính phủ nước khách thăm chính thức;

d) Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương Đảng hoặc cấp tương đương tháp tùng Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền nước khách thăm chính thức;

đ) Một Lãnh đạo nữ cấp Thứ trưởng hoặc Vụ trưởng tháp tùng Phu nhân Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền nước khách thăm cấp nhà nước, thăm chính thức và Người đứng đầu Chính phủ nước khách thăm chính thức;

e) Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội tháp tùng Chủ tịch Quốc hội nước khách thăm chính thức;

g) Các trường hợp khác: Cơ quan chủ trì tổ chức đón, tiếp khách thu xếp cán bộ phục vụ Trưởng đoàn và Phu nhân (Phu quân) trong các hoạt động chính thức;

h) Người tháp tùng Trưởng đoàn khách tham dự đón, tiễn đoàn tại sân bay, lễ đón, chiêu đãi chính thức và tháp tùng Trưởng đoàn khách trong các hoạt động chính thức, thăm cơ sở, thăm địa phương. Người tháp tùng Phu nhân (Phu quân) Trưởng đoàn khách tham dự đón, tiễn đoàn tại sân bay, lễ đón, chiêu đãi chính thức và tháp tùng Phu nhân (Phu quân) Trưởng đoàn khách trong các hoạt động theo chương trình riêng;

i) Đại sứ Việt Nam tại nước khách về nước tham gia đón, tiếp Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền nước khách thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc và Người đứng đầu Chính phủ nước khách thăm chính thức, thăm làm việc (Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định). Đại sứ tham gia tháp tùng Trưởng đoàn khách trong các hoạt động chính thức, thăm cơ sở, thăm địa phương.

2. Vị trí của Đại sứ Việt Nam tại nước khách: Trong các hoạt động đối ngoại, vị trí của Đại sứ Việt Nam tại nước khách được xếp ngay sau vị trí của các Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thành viên Chính phủ.

Điều 46. Treo cờ và trang trí

1. Đối với chuyến thăm cấp nhà nước, thăm chính thức của Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền, Người đứng đầu Chính phủ nước ngoài:

a) Treo Quốc kỳ hai nước trước cửa và trên nóc nhà VEP-A sân bay quốc tế Nội Bài, nơi tổ chức lễ đón chính thức, phòng hội đàm, phòng tiếp xúc cấp cao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phòng ký kết văn kiện, phòng họp báo, phòng chiêu đãi, trên các tuyến đường Hùng Vương - Hoàng Văn Thụ - Độc Lập (Hà Nội), nơi ở của Trưởng đoàn khách, nơi Trưởng đoàn khách đến thăm;

b) Treo cụm Quốc kỳ hai nước trước cổng Phủ Chủ tịch, ngã tư đường Độc Lập - Điện Biên Phủ - Chu Văn An - Chùa Một Cột, ngã tư đường Hùng Vương - Phan Đình Phùng (Hà Nội);

c) Ngoài các quy định trên, đối với chuyến thăm cấp nhà nước, thăm chính thức của Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền nước ngoài, treo cụm Quốc kỳ hai nước trước cổng trụ sở Trung ương Đảng.

2. Đối với chuyến thăm làm việc của Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền, Người đứng đầu Chính phủ nước ngoài: Treo Quốc kỳ hai nước trước cửa nhà VIP-A sân bay quốc tế Nội Bài, nơi đón tiếp khách, phòng hội đàm, phòng tiếp xúc cấp cao, phòng ký kết văn kiện, phòng họp báo, phòng chiêu đãi; nơi ở của Trưởng đoàn khách, nơi Trưởng đoàn khách đến thăm.

3. Đối với chuyến thăm chính thức, thăm làm việc của Chủ tịch Quốc hội: Treo Quốc kỳ hai nước trước cửa nhà VIP-A sân bay quốc tế Nội Bài, nơi đón tiếp khách, phòng hội đàm, phòng tiếp xúc cấp cao, phòng ký kết văn kiện, phòng họp báo, phòng chiêu đãi; nơi ở của Trưởng đoàn khách, nơi Trưởng đoàn khách đến thăm.

4. Đối với chuyến thăm chính thức, thăm làm việc của Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền nước ngoài: Treo Quốc kỳ hai nước trước cửa nhà VIP-A sân bay quốc tế Nội Bài, nơi đón tiếp khách, phòng hội đàm, phòng tiếp xúc cấp cao, phòng ký kết văn kiện, phòng họp báo, phòng chiêu đãi, nơi ở của Trưởng đoàn khách, nơi Trưởng đoàn khách đến thăm. Đối với chuyến thăm chính thức của Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền nước ngoài, treo cụm Quốc kỳ hai nước trước Phủ Chủ tịch.

5. Đối với chuyến thăm chính thức, thăm làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và cấp tương đương nước ngoài: Treo Quốc kỳ hai nước tại nơi đón tiếp, phòng hội đàm, phòng ký kết văn kiện, phòng họp báo, phòng chiêu đãi, nơi ở của Trưởng đoàn khách, nơi Trưởng đoàn khách đến thăm.

6. Đặt Quốc kỳ hai nước có kích thước nhỏ trên bàn hội đàm từ cấp Bộ trưởng và tương đương trở lên, bàn họp Ủy ban hợp tác liên chính phủ, bàn hội đàm cấp Thứ trưởng ngoại giao.

7. Trên xe chở khách cấp cao nước ngoài, cấp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và tương đương thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc có treo Quốc kỳ hai nước.

8. Đối với chuyến thăm cá nhân, quá cảnh của khách cấp cao nước ngoài: Không treo Quốc kỳ hai nước trong các hoạt động.

9. Khi treo Quốc kỳ Việt Nam và Quốc kỳ nước khách hoặc Quốc kỳ Việt Nam và cờ của Tổ chức quốc tế trong các hoạt động đối ngoại, Quốc kỳ Việt Nam ở bên phải, Quốc kỳ nước khách, cờ của Tổ chức quốc tế ở bên trái theo hướng nhìn từ ngoài vào hoặc từ dưới lên. Quốc kỳ các nước, cờ của Tổ chức quốc tế phải may đúng quy định, đúng mẫu và treo theo chiều ngang.

10. Đối với chuyến thăm của Vua, Nữ hoàng hoặc thành viên Hoàng gia nước ngoài, nếu phía khách đề nghị sử dụng cờ hiệu Hoàng gia, cơ quan tổ chức đón, tiếp đáp ứng theo yêu cầu của phía khách.

Điều 47. Phòng khách danh dự, trải thảm đón, tiễn khách nước ngoài tại sân bay

1. Tại các sân bay quốc tế ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan quản lý sân bay thu xếp phòng khách danh dự (phòng VIP-A) để đón, tiếp các đoàn khách từ cấp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và tương đương trở lên. Tại các sân bay khác ở địa phương, cơ quan quản lý thu xếp phòng khách danh dự đối với khách từ cấp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và tương đương trở lên, tùy theo điều kiện thực tế của mỗi sân bay.

2. Khi đón, tiễn Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền, Người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và Phó Nguyên thủ Quốc gia nước ngoài thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc, thảm đỏ được trải từ chân cầu thang máy bay đến nơi đỗ xe ô tô của Trưởng đoàn.

Điều 48. Xe hộ tống, xe dẫn đường

1. Xe chở Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền nước ngoài thăm cấp nhà nước, thăm chính thức có 08 mô-tô hộ tống; có xe cảnh sát dẫn đường. Xe chở Người đứng đầu Chính phủ nước ngoài thăm chính thức có 06 mô-tô hộ tống; có xe cảnh sát dẫn đường. Mô-tô hộ tống chỉ áp dụng trong các hoạt động chính thức tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đối với chuyến thăm làm việc, thăm cá nhân, quá cảnh của Chủ tịch Quốc hội, Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước ngoài, có xe cảnh sát dẫn đường trong các hoạt động chính thức, không có mô-tô hộ tống.

3. Đối với chuyến thăm chính thức, thăm làm việc, quá cảnh của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và cấp tương đương nước ngoài, có xe cảnh sát dẫn đường trong các hoạt động chính thức. Đối với khách cấp cao nước ngoài thăm cá nhân, có xe cảnh sát dẫn đường trong một số hoạt động chính.

Điều 49. Đài thọ

Việc đài thọ cho các đoàn khách nước ngoài thăm Việt Nam được thực hiện theo quy định của Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở đối đẳng.

Điều 50. Tặng phẩm

1. Đối với các đoàn khách cấp cao nước ngoài thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan chủ trì đón, tiếp đoàn có tặng phẩm tặng Trưởng đoàn khách và Phu nhân (Phu quân) nếu Phu nhân (Phu quân) đi cùng. Trường hợp đặc biệt, có tặng phẩm tặng thành viên chính thức và quan chức tùy tùng.

2. Tặng phẩm quy định tại Khoản 1 Điều này là sản phẩm do Việt Nam sản xuất, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.

Điều 51. Đón, tiễn khách cấp cao nước ngoài đến và về bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy

Việc đón, tiễn các đoàn khách cấp cao nước ngoài đến và về bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy được thực hiện tương tự như đón, tiễn đoàn đến và về bằng đường hàng không nhưng vận dụng theo điều kiện thực tế của địa điểm nơi tổ chức.

Điều 52. Đón, tiếp khách nước ngoài thăm địa phương

1. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức đón, tiếp các đoàn khách nước ngoài đến thăm địa phương trọng thị, chu đáo, an toàn, không lãng phí, không phô trương hình thức.

2. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn nghi lễ và đón, tiếp khách nước ngoài thăm địa phương.

Điều 53. Đón, tiếp khách nước ngoài vào tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam

Việc đón, tiếp khách nước ngoài đến tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế tổ chức tại Việt Nam thực hiện theo đề án và kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam, thông lệ quốc tế và thông lệ của từng hội nghị, hội thảo.

Chương 12.

TIỄN VÀ ĐÓN LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC ĐI THĂM, DỰ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ Ở NƯỚC NGOÀI

Điều 54. Tiễn và đón Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi thăm, dự hội nghị quốc tế ở nước ngoài

Thành phần tiễn và đón Đoàn tại sân bay được quy định như sau:

1. Thành phần tiễn và đón Lãnh đạo cấp cao của Đảng không giữ chức vụ Nhà nước thực hiện theo quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

2. Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước tiễn và đón Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước.

3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tiễn và đón Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

4. Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tiễn và đón Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Chương 13.

NGHI LỄ ĐỐI NGOẠI ĐỐI VỚI ĐOÀN NGOẠI GIAO, CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ TẠI HÀ NỘI

Điều 55. Đại sứ trình Quốc thư

1. Đại sứ trình Quốc thư lên Chủ tịch nước tại Phủ Chủ tịch.

2. Dự Lễ trình Quốc thư có Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước và Vụ trưởng Vụ khu vực Bộ Ngoại giao.

3. Đại diện lãnh đạo Cục Lễ tân Nhà nước Bộ Ngoại giao đưa Đại sứ đi trình Quốc thư. Xe đưa Đại sứ đi trình Quốc thư và đưa Đại sứ trở về có 4 mô-tô hộ tống. Xe đưa Đại sứ trở về có cắm Quốc kỳ hai nước.

4. Trước cửa Phủ Chủ tịch có hai hàng tiêu binh danh dự bồng súng chào khi Đại sứ đến và về.

5. Trước khi trình Quốc thư, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Bộ Ngoại giao tiếp Đại sứ để nhận bản sao Quốc thư và giới thiệu nghi lễ trình Quốc thư.

Điều 56. Đại sứ chào xã giao, chào từ biệt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Bộ Ngoại giao thu xếp Đại sứ nước ngoài sau khi trình Quốc thư đến chào Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Căn cứ vào điều kiện cụ thể để thu xếp Đại sứ đến chào Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo Bộ Ngoại giao trước khi kết thúc nhiệm kỳ.

Điều 57. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội

1. Thủ tướng Chính phủ tiếp chung các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm Ngày thành lập Liên hợp quốc (24-10) hàng năm.

2. Các trường hợp đặc biệt khác, Bộ Ngoại giao xem xét, kiến nghị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp.

Điều 58. Dự chiêu đãi kỷ niệm Quốc khánh nước ngoài, kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao

1. Dự chiêu đãi kỷ niệm Quốc khánh nước ngoài: Lãnh đạo cấp Thứ trưởng là khách chính, trừ trường hợp đặc biệt.

2. Dự chiêu đãi kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao do Đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội tổ chức:

a) Năm tròn: Lãnh đạo cấp Bộ trưởng là khách chính, trừ trường hợp đặc biệt;

b) Năm lẻ 5 và các năm khác: Lãnh đạo cấp Thứ trưởng là khách chính.

3. Dự lễ kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao do hai bên thỏa thuận tổ chức: Thực hiện theo đề án được cấp có thẩm quyền quyết định.

Điều 59. Mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự các hoạt động

1. Mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự phiên khai mạc các kỳ họp của Quốc hội và các hoạt động khác quy định tại Nghị định này.

2. Ngoài các quy định về mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Nghị định này, nếu cơ quan, địa phương hoặc cá nhân gặp gỡ hoặc mời Đoàn Ngoại giao, các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tham dự các sự kiện, hoạt động phải có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Ngoại giao trước khi mời.

Điều 60. Thu xếp khách chào Lãnh đạo Đảng, Nhà nước

1. Cơ quan chủ quản thu xếp cho khách nước ngoài chào Lãnh đạo Đảng thông qua Ban Đối ngoại Trung ương Đảng; chào Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước thông qua Văn phòng Chủ tịch nước; chào Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ thông qua Văn phòng Chính phủ; chào Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội thông qua Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.

2. Cơ quan chủ quản thu xếp cho khách nước ngoài chào Lãnh đạo Đảng, Nhà nước có trách nhiệm thông báo Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan kết quả các cuộc tiếp để phối hợp triển khai thực hiện.

3. Bộ Ngoại giao làm đầu mối, thông qua Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ và Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội thu xếp để Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội.

Chương 14.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 61. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 12 năm 2013.

2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về nghi lễ nhà nước và đón, tiếp khách nước ngoài và Nghị định số 154/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ về nghi thức nhà nước trong tổ chức mít-tinh, lễ kỷ niệm; trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước, Huân chương, Huy chương, Cờ Thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hết hiệu lực thi hành.

Điều 62. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

a) Chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước trong công tác tổ chức các ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua;

b) Chủ trì hướng dẫn thi hành nghi thức trong tổ chức các ngày kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua.

2. Bộ Ngoại giao:

a) Chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về thực hiện nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài;

b) Kiến nghị mức độ đón, tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khu vực khác chưa được quy định tại Nghị định này.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan hướng dẫn về nguồn kinh phí và việc sử dụng kinh phí tổ chức các sự kiện quy định tại Nghị định này.

4. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng quy định phục vụ đón, tiễn Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và khách nước ngoài tại các cửa khẩu quốc tế.

5. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể có liên quan trong việc chỉ đạo các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương nhân dịp tổ chức các sự kiện quy định tại Nghị định này.

6. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh tuyệt đối cho việc tổ chức các sự kiện quy định tại Nghị định này.

7. Các bộ, ngành có liên quan, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Ngoại giao trong việc tổ chức các ngày kỷ niệm; thực hiện nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.

8. Người đứng đầu các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN; các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng




Một số phong tục và văn hóa của người Trung QuốcPhong tục các nướcMột số phong tục và văn hóa của người Trung Quốc/PublishingImages/2017-12/dai-hoc-kinh-te-thuong-mai-thu-do_Key_07122017161614.jpg
Trung Quốc (Hán Việt: Trung Quốc; Bính âm: Zhōngguó (Chung-kuo). Phát âm là tổng hợp của nhiều quốc gia và nền văn hóa đã từng tồn tại và nối tiếp nhau tại Đông Á lục địa,cách đây ít nhất 3.500 năm. Trung Quốc ngày nay, có thể được coi như có một hay nhiều nền văn minh khác nhau, nằm trên một hay nhiều quốc gia khác nhau, sử dụng một hay nhiều ngôn ngữ khác nhau.
12/7/2014 17:00NoĐã ban hành

Con người: Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện chính thức công nhận tổng cộng 56 dân tộc, trong đó người Hán chiếm đa số. Với số dân hiện nay là 1,3 tỉ người trên tổng số dân toàn thế giới là 6,4 tỉ, Trung Quốc là nơi có xấp xỉ 20% loài người (homo sapiens) sinh sống.

Trong quá trình quan hệ giao lưu giữa các dân tộc ở vùng đất Nam bộ, mặc dù, một số phong tục, tập quán văn hóa của người Hoa có sự giao thoa, gắn bó với phong tục, tập quán văn hóa của các dân tộc anh em trong cộng đồng. nhưng ở một số nơi, người Hoa ngày nay vẫn còn lưu giữ lại một vài nét riêng của mình. Người Hoa rất chú trọng đến những điều kiêng kỵ khi cất nhà, mở cửa tiệm, cở sở buôn bán, dựng vợ gả chồng cho con cái... Đặc biệt là việc cất nhà được bà con xem xét rất chu đáo, kỹ lưỡng. Đối với những dân tộc Á Đông, căn nhà là nơi trú ngụ quan trọng nhất của đời người, liên quan đến vận mệnh của những thành viên trong gia đình cùng việc thành bại của công ăn việc làm, buôn bán, đau yếu, bệnh hoạn – thì người Hoa càng cẩn trọng trong việc cất nhà- đến từng chi tiết nhỏ.

Trang phục truyền thống: Xường xám là danh từ chung chỉ trang phục cho cả nam và nữ có kiểu dáng tương tự nhau. Trang phục với thiết kế tồn tại đến ngày nay điển hình cho trang phục truyền thống Trung Quốc, một khía cạnh nào đó thể hiện văn hóa, sự kết hợp hài hòa giữa dân gian và giao thoa với các nền văn minh khác.

Những ngày Lễ TếtTrong những ngày giáp Tết, người Hoa thường hay dùng lá bưởi ngâm vào thau nước dùng để tẩy rửa những vật dùng buôn bán, dùng nước này để lau bàn thờ, rửa những thứ quan trọng... Bà con quan niệm lá bưởi giúp tẩy trần những điều xui xẻo, không may mắn, đem lại phước lộc tiền tài, giúp gia đình an khang thịnh vượng. Thật ra, hiện nay ít ai giải thích được tại sao phải chọn lá bưởi mà không chọn lá khác. Chỉ biết đó là thói quen, là phong tục do ông bà truyền lại phải theo.

nhung-hoat-dong-vui-khoe-danh-cho-ca-nha-dip-tet.jpg 

Giống như người Việt, người Hoa cũng cử quét nhà trong ba ngày Tết, nhưng không tuyệt đối hóa vấn đề này. Nếu nhà cửa quá dơ thì họ cũng sẵn sàng quét. Nhưng trước khi quét, người ta để dưới đất một bao lì-xì, một trái quýt rồi mới quét, quét xong lại lượm lên. Vì tiền lì-xì là tiền hên, còn trái quýt thì do đọc theo âm Quảng Đông là “cách”, đồng âm với từ “kiết” là tượng trưng cho sự cát tường, nên xem quét nhà ngày Tết như là quét tiền tài, quét những điều tốt lành vào nhà mình mà thôi.

Văn hóa ẩm thực của người Trung Hoa: Các món ăn Trung Quốc từ lâu đã được cả thế giới ưa chuộng. Hãy thử khám phá những nét riêng của nền ẩm thực nổi tiếng này.

 

• Dim Sum- món ăn độc nhất vô nhị. Dim Sum vốn là món ăn của người Quảng Đông, là những món ăn nhỏ, được dùng trong những bữa ăn nhẹ hay lúc uống trà. Hầu hết các món Dim Sum được chế biến theo phương pháp hấp, nhưng cũng có thể dùng phương pháp chiên hay om. Món Dim Sum phổ biến không chỉ ở Trung Hoa mà còn ở nhiều quốc gia châu Á khác.

asdasdxuống.jpg 

Tập quán ăn uống của người Trung Hoa: Các món ăn được đặt trong cái đĩa lớn ở giữa bàn để mọi người trong gia đình có thể dùng chung. Khi ở nhà hàng, các món ăn được đặt trên một cái mặt tròn lớn có thể xoay được ở giữa. Như vậy, mọi người có thể xoay thức ăn đến chỗ của mình để lấy. Thông thường, mọi người đều biết người Trung Hoa đã phát minh ra đôi đũa làm dụng cụ để ăn, nhưng lý do thì ít ai biết.

Thực ra người Trung Hoa được dạy cách sử dụng đũa trong một khoảng thời gian dài trước khi muỗng và nĩa được phát minh ở châu Âu (dao được phát minh trước nhưng không được xem là dụng cụ để ăn mà là một loại vũ khí). Việc sử dụng đũa khi ăn được nhà triết học vĩ đại người Trung Hoa tên là Confucius (551-479  trước Công nguyên) ủng hộ mạnh mẽ. Theo ông, sống trong nền văn minh tiên tiến, các dụng cụ dùng để giết mổ phải bị cấm sử dụng trên bàn ăn. Vì thế dao không được dùng đến và đó cũng là lý do tại sao các món ăn Trung Hoa luôn được cắt miếng vừa ăn trước khi được phục vụ ở bàn ăn.

Nhiều nét ẩm thực riêng trong một quốc gia: Trung Hoa là một quốc gia rộng lớn, vì thế không phải ngạc nhiên khi các vùng miền ở đây có nét ẩm thực khác nhau. Tại vùng phía nam Trung Quốc, người Quảng Đông dùng cá và hải sản nhiều trong các món ăn; còn ở phía bắc, người Bắc Kinh dùng nhiều thịt hơn. Tất cả các loại thịt, nhất là thịt heo, được sử dụng phổ biến nhất trong ẩm thực của người Trung Hoa. Nằm ở vùng trung tâm của Trung Hoa, các món ăn của vùng Tứ Xuyên  và Hồ Nam có vị cay nhất so với các vùng khác.

Nét riêng trong phong cách ăn uống của người Trung Hoa: Phong cách ăn uống của người Trung Hoa rất khác biệt với người phương Tây . Họ ít chú trọng đến cách bài trí chung quanh món ăn. Thậm chí, các nhà hàng dành cho tầng lớp quý tộc Trung Quốc có xu hướng làm đơn giản và dùng các dụng cụ ăn uống không đắt tiền. Ngoài ra, không giống như phong tục của người châu Âu, một món ăn không trở nên mắc tiền hơn khi món ăn đó được nấu ngon hơn.

Người Trung Hoa rất thích uống trà: Trong suốt các bữa ăn, để cân bằng lại khẩu vị trước khi chuyển sang món ăn khác, người Trung Hoa luôn uống trà thay vì uống nước trái cây.

Một số phong tục tập quán người Hàn QuốcPhong tục các nướcMột số phong tục tập quán người Hàn Quốc/PublishingImages/2017-12/han quoc 2_Key_07122017161827.jpg
Hàn Quốc  đứng thứ 11 về kinh tế trên thế giới. Bên cạnh cuộc sống công nghiệp hiện đại, những giá trị văn hóa truyền thống luôn được quan tâm, gìn giữ. Chịu sự ảnh hưởng lâu đời của văn hóa Trung Hoa, Nhật Bản, nhưng từ kiến trúc, trang phục đến lối sống người Hàn Quốc vẫn có nét đặc sắc riêng của dân tộc mình.
12/7/2014 17:00NoĐã ban hành

Văn hóa Hàn Quốc mang tính triết lý phương Đông sâu sắc. Cuộc sống gia đình được tôn trọng và bảo vệ. Con người sống gần gũi và có quan hệ mật thiết với thiên nhiên. Đó là một trong nhiều yếu tố thu hút khách du lịch đầy thú vị tại mảnh đất xứ sở Kim Chi này.

Người Hàn là một dân tộc duy nhất nói một ngôn ngữ. Với những đặc tính riêng về thể chất, người Hàn được coi là con cháu của một vài bộ lạc Mông Cổ từ vùng Trung Á di cư đến bán đảo Triều Tiên.

han quoc.jpg 

  • Lối sống của người Hàn Quốc

 

Do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, người con trai cả đảm nhận trách nhiệm trụ cột trong gia đình, tâm lý trọng nam cũng là tâm lý phổ biến ở Hàn Quốc. Để giải quyết những vấn đề liên quan đến tâm lý trọng nam khinh nữ, Chính phủ Hàn Quốc đã sửa đổi hầu hết các văn bản luật liên quan đến quan hệ gia đình nhằm đảm bảo sự công bằng giữa con trai và con gái về quyền thừa kế.

Trong giao tiếp thông thường, người ta thường chào nhau bằng cách cúi người hơi nghiêng so với trục thẳng đứng và gật đầu chào nhẹ nhàng. Cách này thường được dùng với người cùng đẳng cấp, bạn bè hoặc người quen.

Ngòai ra, đối với người lớn tuổi hoặc có địa vị cao trong xã hội, người ta thường thể hiện sự tôn trọng bằng cách đứng hai chân khép chặt vào nhau, cuối người thấp một góc 45 độ, hai tay nắm chặt và ép sát vào thân người. Cách này, thường phổ biến trong các công ty dùng cho nhân viên chào cấp trên, và ngay cả khi người được chào ở xa không nhận thấy người kia chào mình thì người chào vẫn cúi chào như một cách thể hiện sự tôn kính .

Người hàn sống rất lạc quan, khác với những bộ phim bi lụy của hàn, bạn sẽ tìm thấy những tính cách rất thú vị và ngộ nghĩnh của người Hàn. Đó là tính cách sống hưởng thụ, xã hội hàn bây giờ hiện đại và đời sống thoải mái hơn xưa rất nhiều, dân hàn sống phóng khoáng, ăn mặc trang điểm xinh đẹp. Đặc biệt, thanh niên hàn đại đa số đều có đi phẫu thuật thẫm mĩ, họ cho rằng đẹp hơn thì sẽ thành công hơn trong cuộc sống.

Người Hàn cũng như người Việt, khi kết hôn họ đeo nhẫn ở ngón áp út, tay trái cho nam tay phải cho nữ. Tuy kiểu dáng nhẫn đa dạng nhưng, người hàn thường chọn mẫu nhẫn bạch kim dạng trơn, có họa tiết trên bề mặt nhẫn. Người hàn rất hay dùng kính ngữ. Khi tự xưng mình, họ dùng những thể thuộc cấp thấp, tỏ ý rất nhún nhường. Còn dùng rất nhiều từ kính cho người đối diện.

  • Trang phục truyền thống của Hàn Quốc - Hanbok

2-1fb51.jpg 

Hanbok (한복) là trang phục truyền thống của Hàn Quốc. Bộ trang phục này có màu sắc sặc sỡ rất đặc trưng, các đường kẻ đơn giản và không có túi.Dù tên gọi của nó là Hàn phục (Hanbok), nhưng Hanbok chỉ đề cập đến trang phục của triều đại Joseon và được mặc như là trang phục chính thức trong các lễ hội truyền thống. Hanbok ngày nay không được may chính xác theo như phong cách của triều đại Joseon mà đã có một số thay đổi để phù hợp với đời sống hiện đại.

Trong lịch sử, ở Hàn Quốc có hai bộ Hàn phục. Giai cấp quý tộc sử dụng một loại trang phục khác may theo kiểu cách nước ngoài (theo kiểu Trung quốc). Trong khi đó, người dân thường mặc bộ trang phục bản địa ngày nay được biết đến với tên gọi là Hanbok.

  • Ăn uống ở Hàn Quốc

Các nhà hàng Hàn Quốc thường chuẩn bị sẵn các loại bàn ghế ăn riêng mặc dù các phòng ăn riêng biệt luôn được thiết kế chu đáo. Ngồi ăn trên nền nhà trong suốt cả một giờ đồng hồ có thể làm tê chân, nhưng nó cũng chính là văn hoá truyền thống của người Hàn. Người Hàn thường dùng thìa để ăn cơm, đũa để ăn mì và các món ăn khác. Tay phải luôn dùng để cầm thìa và đũa để ăn thức ăn. Đừng ngạc nhiên nếu thấy người Hàn thổi bằng mũi vào thức ăn trong suốt bữa ăn. 

am-thuc-han-quoc-7433-1379908606.jpg

Hầu như mọi bữa ăn, người Hàn Quốc thường ăn cơm, một vài món canh và 04 món ăn phụ. Bữa ăn chính gồm các món thịt bò, các món hầm và các món ăn phụ đặt ở giữa bàn ăn. Người Hàn tin rằng việc chia sẻ thức ăn trên cùng bàn ăn nhằm giúp mọi người xáp lại gần nhau hơn, cùng đồng cam cộng khổ trong công việc. Mặc dù một số nhà hàng Hàn Quốc luôn dọn sẵn thức ăn theo các loại chén và đĩa ăn riêng. 

 

Tại bàn ăn hay các dịp gặp mặt, bao giờ người Hàn cũng giành những tình cảm trang trọng cho việc rót đồ uống. Phong tục này đã có lịch sử hàng trăm năm hoặc hơn nữa trong lịch sử hơn 2500 năm của xứ Kimchi. Uống rượu đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt ứng xử của người Hàn. Người ta thường chuyền tay nhau cùng thưởng thức chung một ly rượu. Nếu ai đó đưa cho bạn một cái ly không, bạn phải chờ khi người đó rót cho bạn một ly rượu đầy. Người trẻ tuổi luôn rót rượu cho người lớn tuổi. Nếu người lớn tuổi trao ly rượu cho người trẻ tuổi, người ấy phải cầm ly bằng cả hai tay và uống rượu sao cho ly rượu không đối mặt với người lớn tuổi. Khi rót rượu cho ai đó, phải rót bằng tay phải để tỏ rõ phép lịch sự. 

  • Các quy tắc khác

Không bao giờ viết tên người Hàn bằng mực đỏ. Nếu bạn làm điều đó, họ sẽ ngầm hiểu là bạn rủa người đó chết. Trong lần làm quen đầu tiên hay gửi thư xin việc cho công ty Hàn mà bạn làm như thế này thì thật là tai vạ. Tuyệt đối đừng để đôi đũa móc vào thức ăn. Muỗng cắm vào trong chén cơm bị xem là điềm gỡ, giống như hình ảnh bữa cơm cúng ông bà của người Hàn. Không được bưng chén canh lên uống ừng ực !. Ăn cơm bằng thìa được xem là có văn hoá. Đi ăn tiệc thì tuỳ theo nhà hàng, bạn có nên tháo giày ra chân hay không. Khi viếng thăm nhà của người Hàn, luôn tháo giày để ngoài cửa nhà. Người Hàn luôn chủ động thanh toán tiền khi họ được mời đi ăn, thường là thanh toán hết cho cả nhóm. Tuy nhiên những lần kế tiếp, ai mời thì đến phiên người ấy thanh toán lại cho cả nhóm.


 

  • Những điều cấm kỵ của người Hàn

- HQ có xu hướng tránh số 4. Vì trong tiếng Hàn phát âm số 4 giống từ chết nên trong thang máy, thay vì để tầng 4 thì họ để chữ F(four). Như vậy, số 4 tại HQ là 1 điềm xấu giống như số 13 tại Phương Tây.

- Theo nguyên tắc ứng xử thì khi rót rượu không được để miệng chai chạm vào miệng ly vì hành động đó chỉ được sử dụng để cúng rượu chon người chết.

- Kị sử dụng tay trái trong giao tiếp, đó đươc coi là 1 sự xúc phạm đối với người nhận. Nên dùng 2 tay để nhận hoặc đưa 1 vật gì đó cho người khác, đặc biệt là người cao niên.

- Phụ nữ hàn quốc không thích nói về kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ của họ mặc dù phẫu thuật thẩm mỹ là khá phổ biến tại Hàn Quốc. Vì trong nho giáo Hàn Quốc quan niệm rằng vẻ đẹp tự nhiên thì tốt hơn vẻ đẹp nhân tạo.

- Hỉ mũi cạnh bàn ăn là điều cấm kỵ. Quí vị phải bỏ ra ngoài hoặc vào nhà vệ sinh để làm chuyện đó.

- Họ cũng kỵ cắm đũa trên bát cơm vì làm như vậy trông giống như là thắp nhang.

MỘT SỐ PHONG TỤC VÀ VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢNPhong tục các nướcMỘT SỐ PHONG TỤC VÀ VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN/PublishingImages/2017-12/1398317540_Key_07122017163658.jpg
Nhật Bản là một đất nước có nền văn hóa lâu đời và rất độc đáo của phương Đông. Có rất nhiều mỹ danh dùng để nói về Nhật Bản như là xứ sở hoa anh đào, xứ sở mặt trời mọc. Nhật Bản được biết đến như một đất nước hàng đầu về công nghệ điện tử, người Việt Nam hẳn hoàn toàn tin tưởng với những món hàng điện tử “Made in Japan“.
12/7/2014 17:00NoĐã ban hành

Đất nước và con người Nhật Bản

- Về điều kiện tự nhiên, thì Nhật Bản là một quần đảo trên 3000 đảo phía ngoài lục địa châu Á ;
- Diện tích la: 377.834km² Dân số 1268 triệu người
- Thủ đô: Tokyo
- Các thành phố chính: Osaka, Nagôya, Sappôrô, Kôbe
- Tôn giáo chủ yếu đạo Phật .
- Đất nước này nằm ở phía Đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đông Trung Quốc ở phía nam. 

Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt.với 4 mùa rõ rệt, Nhật Bản tự hào là một đảo quốc với thiên nhiên tuyệt đẹp được đánh giá là 1 trong 10 nước đẹp nhất thế giới. Mùa xuân vào tháng 4 với hoa Sakura, nở rộ làm ngây ngất lòng người, mùa thu với bức tranh đổi màu của lá –Momiji, mùa đông với thiên nhiên tươi đẹp, truyền thống văn hóa lâu năm, Nhật Bản ngày càng thu hút nhiều du học sinh đến học tập và làm việc.

Nước Nhật có 4 đảo lớn theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Honshu; hokkaido kyushu shikoku okinawa. Phần lớn đảo ở Nhật Bản có rất nhiều núi và núi lửa. Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ mười thế giới với ước tính khoảng 128 triệu người, bao gồm thủ đô Tokyo và một vài tỉnh xung quanh là vùng đô thị lớn nhất thế giới với khoảng 30 triệu người sinh sống.

Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ, kẽm, chì và bạc, và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ và than đều phải nhập khẩu. Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, và vì quốc gia này chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo, nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài.
vanhoanhat2.jpg

Dân tộc: Dân tộc Nhật chiếm đa số, ngoài ra còn có hai dân tộc thiểu số là Ainu và Buraumin. 

Khí hậu: Ở Nhật Bản, khí hậu thay đổi rõ rệt giữa bốn mùa (Xuân - Hạ - Thu – Đông). Mùa Xuân (từ tháng 3 đến tháng 5), được đánh dấu bởi những đợt không khí lạnh, thời tiết rất đẹp, nhiệt độ trung bình từ 12o C-19o C. Mùa Hạ (từ tháng 6 đến tháng 8), có những ngày nóng và đêm oi bức. Mùa Thu (từ tháng 9 đến tháng 11), tiết trời mát mẻ và rất dễ chịu. Mùa Đông (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau), không khí lạnh và khô, nhiệt độ có thể xuống tới – 8,5o C, tuyết rơi nhiều ở các vùng phía Tây Nhật Bản.

Tôn giáo: Ở Nhật Bản có rất nhiều tôn giáo, nhưng hầu hết người Nhật không theo tôn giáo nào. Tôn giáo cổ xưa ở Nhật Bản là đạo Shinto (tức Thần Đạo). Các đền thờ đạo Shinto được xây dựng khắp đất nước. Nghi lễ tôn giáo trang nghiêm nhất là tang lễ, phần đông người Nhật cử hành tang lễ theo nghi thức đạo Phật.

Chế độ chính trị: Nhật Bản là nước theo chính thể Quân chủ lập hiến. Đứng đầu và tượng trưng cho quyền lực của đất nước là nhà Vua (Nhật Hoàng). Ngôi Vua được truyền từ đời này sang đời khác. Trong thực tế, quyền điều hành đất nước thuộc Thủ tướng và Nội các. Quốc hội bao gồm: Thượng viện và Hạ viện.

Sự phát triển kinh tế: Nhật Bản có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới. Nền kinh tế này có những đặc trưng cơ bản, một là sự kết hợp một cách hết sức chặt chẽ giữa các nhà sản xuất, nhà cung cấp và các nhà phân phối; hai là sự bảo đảm việc làm lâu dài cho lực lượng lao động.

Chào hỏiLễ nghi chào hỏi ở mọi nơi của Nhật Bản là động tác cúi chào, khi gặp nhau người nhỏ tuổi, người cấp dưới chào trước. Người Nhật không có thói quen bắt tay, tuy nhiên bắt tay cũng được xem là động tác chào hỏi.

Trang phục: Kimono đã trở thành quốc phục Nhật Bản suốt hơn 1000 năm qua. Thực chất ban đầu kimono chỉ có tên gọi là Hòa Phục (nghĩa là danh từ chung chỉ quần áo Nhật Bản), nhưng trải qua thời gian với nhiều thay đổi, hiện giờ kimono trở thành tên gọi riêng quen thuộc và nổi tiếng khắp nơi trên toàn thế giới. Nhật Bản coi nhân cách con người thể hiện qua bề ngoài của trang phục. Phải chỉnh tề trong trang phục, trong suy nghĩ, lời nói và hành động. Người để tóc tai rối bù, râu ria bờm xờm bị xem là thiếu tư cách.

Đúng giờ: Khi hội họp, đi làm, đi học, dự tiệc người Nhật lúc nào cũng để tâm tới thời gian, khi muốn thăm ai đều phải điện thoại xin phép trước và giữ đúng giờ hẹn. Đến muộn là điều rất khiếm nhã và làm mất lòng tin của người khác. Trường hợp đến muộn, phải gọi điện thoại để liên lạc trước. 

Nơi ở: Mọi nhà ở Nhật Bản đều có nơi để giầy dép. Khi vào nhà phải đổi ngay dép đi trong nhà hay đi chân không. 

Ăn uống: Người Nhật ăn bằng đũa, không cầm thức ăn bằng tay, không vứt đồ thừa hay xương thịt cá ra bàn ăn hay xuống sàn nhà mà phải bỏ vào đĩa riêng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp các nhà báo châu ÁPhóng viên báo chíThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp các nhà báo châu Á/PublishingImages/2017-12/TTg tiep khach 1_Key_07122017163931.jpg
Chiều 18/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp các nhà báo tham dự Hội nghị thường niên Mạng thông tin châu Á được tổ chức tại Hà Nội do báo Vietnam News  thuộc Thông tấn xã Việt Nam đăng cai tổ chức.
12/7/2014 17:00NoĐã ban hành
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp các nhà báo tham dự Hội nghị thường niên 
Mạng thông tin châu Á được tổ chức tại Hà Nội. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chào mừng các nhà báo đến Hà Nội dự Hội nghị thường niên Mạng thông tin châu Á, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao các nội dung Hội nghị đã trao đổi, đồng thời mong muốn các thành viên Mạng châu Á thường xuyên hợp tác trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm để mỗi nhà báo làm tốt hơn sứ mạng cao cả của mình là thông tin kịp thời, khách quan, chính xác các sự việc vì mục tiêu chung là hợp tác, hòa bình, hữu nghị và phát triển.

Thay mặt các nhà báo, ông Pana Janviroj - Chủ tịch Mạng thông tin châu Á cho biết, Mạng có 21 thành viên của 19 quốc gia với phương châm luôn phản ánh khách quan về tình hình các nước, tạo uy tín với độc giả trong khu vực và thế giới. Ông Pana Janviroj đề nghị Thủ tướng cho biết triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam, quan điểm của Việt Nam trong xây dựng Cộng đồng ASEAN, về vấn đề Biển Đông và tự do báo chí ở Việt Nam.

Trả lời các nội dung mà cộng đồng báo chí trong khu vực quan tâm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Việt Nam đang tích cực cùng các thành viên xây dựng Cộng đồng ASEAN; tin tưởng với sự nỗ lực chung, việc xây dựng Cộng đồng sẽ hoàn thành vào cuối năm 2015. Thủ tướng cho biết, việc hoàn thành xây dựng Cộng đồng ASEAN tạo ra thuận lợi nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức cho Việt Nam, nhất là việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Do vậy, Việt Nam đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển nhanh và bền vững, trong đó tập trung cải cách thể chế, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…

TTg tiep khach 4.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp các nhà báo tham dự Hội nghị thường niên 
Mạng thông tin châu Á được tổ chức tại Hà Nội. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chia sẻ quan điểm của Việt Nam về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông không chỉ là mối quan tâm chung của ASEAN mà còn của khu vực và thế giới. Về Biển Đông, lập trường của ASEAN là rất rõ ràng thể hiện trong Tuyên bố 6 điểm về Biển Đông, trong đó yêu cầu các bên tuân thủ Luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thương lượng thực chất về Bộ Quy tắc ứng xử (COC).

Trao đổi về quyền tự do báo chí, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ Việt Nam thực hiện quyền con người và quyền công dân đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Thủ tướng khẳng định quyền tự do báo chí là quyền cơ bản của quyền công dân, tự do báo chí là xu thế chung của thế giới. Tuy nhiên tự do báo chí phải theo quy định của luật pháp để đảm bảo tự do của người này, tổ chức này không xâm phạm đến tự do và lợi ích của tổ chức và cá nhân khác. Hiến pháp Việt Nam mới thông qua cũng bảo đảm tự do trên tinh thần đó.

(Chinhphu.vn)