Tin Tức
 
Biến đổi khí hậu (BĐKH) thực sự là mối hiểm họa không thể phủ nhận đối với toàn bộ nền văn minh nhân loại. Những hậu quả do BĐKH sẽ ngày càng thảm khốc hơn nếu chúng ta không hành động ngay từ bây ...
 
Nhận lời mời của Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính đã tiến hành chuyến thăm chính thức đầu tiên tới New Zealand từ ngày 9-11/3/2024. Sáng ngày ...
 
Quyết định về việc ban hành quy định về phân cấp quản lý nhà nước đối với việc đi nước ngoài của cán bộ, chông chức, viên chức và người lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
 
Tại hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam-Australia lên Đối tác Chiến lược toàn diện và trao đổi, nhất trí cùng phối hợp chặt ...
 
Ngày 7/3, trong chuyến thăm chính thức Australia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính theo lời mời của Thủ tướng Australia Anthony Albanese, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ ...
 
Vào lúc 21h20' giờ địa phương (tức 17h20' giờ Hà Nội), ngày 4/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Melbourne, bắt đầu ...
 
Chiều ngày 4 tháng 2, trong không khí hân hoan chào mừng năm mới Giáp Thìn 2024, Đoàn Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương đã tổ chức "Gian hàng 0 đồng" tại chương trình Chào Xuân Giáp Thìn – ...
 
Chiều ngày 28/02/2024, Sở Ngoại vụ tổ chức Hội nghị công chức, viên chức và người lao động năm 2023. Tham dự có đại diện Công đoàn viên chức tỉnh, Sở Nội vụ cùng toàn thể lãnh đạo, công chức, viên ...
 
​Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 31/01/2024 của Chính phủ về việc phê duyệt Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng đồng Thịnh vượng Đô-mi-ni-ca về miễn ...
 
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ đóng góp tích cực vào phát triển của sở tại mà còn góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước, cũng ...
 
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
Ngày Khí tượng thế giới 2024 với chủ đề “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó với biến đổi khí hậu”Tuyên truyềnTinNgày Khí tượng thế giới 2024 với chủ đề “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó với biến đổi khí hậu”/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Biến đổi khí hậu (BĐKH) thực sự là mối hiểm họa không thể phủ nhận đối với toàn bộ nền văn minh nhân loại. Những hậu quả do BĐKH sẽ ngày càng thảm khốc hơn nếu chúng ta không hành động ngay từ bây giờ.
3/13/2024 16:00NoĐã ban hành

​Biến đổi khí hậu (BĐKH) thực sự là mối hiểm họa không thể phủ nhận đối với toàn bộ nền văn minh nhân loại. Những hậu quả do BĐKH sẽ ngày càng thảm khốc hơn nếu chúng ta không hành động ngay từ bây giờ.

preview-world-meteorological-day-2024-poster-en.png 

Vì vậy, chủ đề của Ngày Khí tượng Thế giới, ngày 23 tháng 3 năm 2024 là Khí tượng thủy văn (KTTV) tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu.

Ngày Khí tượng Thế giới ra đời vào ngày 23 tháng 3 năm 1950, kể từ khi Công ước thành lập Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) có hiệu lực. Công ước này thể hiện sự đóng góp thiết yếu của các Cơ quan Khí tượng Thủy văn quốc gia đối với sự an toàn và thịnh vượng của xã hội.

Mục tiêu Phát triển Bền vững số 13 “Thực hiện hành động khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của BĐKH” được Liên Hợp Quốc thông qua và cam kết rằng Mục tiêu này là nền tảng hỗ trợ việc thực hiện tất cả các Mục tiêu Phát triển Bền vững khác.

Các hoạt động của WMO và các nước thành viên có ý nghĩa quan trọng và không thể thiếu trong ứng phó biến đổi khí hậu và thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Nhiệm vụ này mang ý nghĩa xã hội vô cùng lớn, cụ thể là:

• Xóa đói giảm nghèo; cải thiện sức khỏe cả về thể chất và tinh thần;

• Đảm bảo nguồn nước và năng lượng sạch;

• Bảo vệ sự sống toàn cầu;

• Tăng cường khả năng chống chịu trước các tác động của BĐKH cho tất cả mọi quốc gia, vùng lãnh thổ.

Dự báo thời tiết và khí hậu hỗ trợ thúc đẩy sản xuất lương thực và tiến gần hơn tới mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Việc tích hợp giữa thông tin dịch tễ học và thông tin khí hậu giúp tăng cường hiểu biết và quản lý các bệnh nhạy cảm với khí hậu. Bên cạnh đó, hệ thống cảnh báo sớm hỗ trợ mục tiêu giảm nghèo bằng cách tạo thêm các cơ hội chuẩn bị sẵn sàng cho người dân và hạn chế tối đa tác động của thời tiết cực đoan đến cộng đồng.

WMO cùng các đối tác đang thúc đẩy toàn bộ chuỗi giá trị, từ khoa học, dịch vụ đến hành động vì lợi ích xã hội. Những giá trị này hỗ trợ nâng cao hiểu biết về hệ thống Trái đất của chúng ta, giám sát khí hậu và tài nguyên nước, cung cấp thông tin khoa học hỗ trợ việc giảm phát thải khí nhà kính và các dịch vụ khí hậu cũng như cảnh báo sớm để hỗ trợ việc thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chúng ta đồng lòng thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học trong các hoạt động KTTV bởi khoa học chính là một trong những giải pháp thúc đẩy Mục tiêu phát triển bền vững toàn diện.

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) sẽ luôn là tổ chức tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu, tận dụng kiến thức và am hiểu chuyên môn để vượt qua thách thức và đạt được sứ mệnh chung trên hành trình hợp tác và đổi mới về một thế giới an toàn hơn, chống chịu tốt hơn trước thiên tai và là nền tảng cho thế hệ tương lai.

Nguồn: http://tckttv.gov.vn/

False
Tuyên bố báo chí chung Việt Nam - New Zealand nhân chuyến thăm chính thức New Zealand của Thủ tướng Phạm Minh ChínhĐối ngoại Việt NamTinTuyên bố báo chí chung Việt Nam - New Zealand nhân chuyến thăm chính thức New Zealand của Thủ tướng Phạm Minh Chính/PublishingImages/2024-03/thu tuong new zealand_Key_11032024153528.jpg
Nhận lời mời của Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính đã tiến hành chuyến thăm chính thức đầu tiên tới New Zealand từ ngày 9-11/3/2024. Sáng ngày 11/3, sau lễ đón chính thức, hai Thủ tướng đã có cuộc hội đàm sâu rộng, trên tinh thần xây dựng. Sau khi hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon đã gặp gỡ báo chí thông báo kết quả tốt đẹp của cuộc hội đàm.
3/11/2024 16:00YesĐã ban hành

Tuyên bố báo chí chung Việt Nam - New Zealand nhân chuyến thăm chính thức New Zealand của Thủ tướng Phạm Minh Chính- Ảnh 1. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon gặp gỡ báo chí thông báo kết quả tốt đẹp của cuộc hội đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhận lời mời của Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính đã tiến hành chuyến thăm chính thức đầu tiên tới New Zealand từ ngày 9-11/3/2024. Sáng ngày 11/3, sau lễ đón chính thức, hai Thủ tướng đã có cuộc hội đàm sâu rộng, trên tinh thần xây dựng.

Hai Thủ tướng tái khẳng định mối quan hệ hữu nghị và Đối tác Chiến lược sâu sắc, bền chặt giữa Việt Nam và New Zealand, được củng cố bằng giao lưu nhân dân mạnh mẽ và hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực chính trị -ngoại giao, kinh tế - thương mại - đầu tư, giáo dục, lao động, khoa học và công nghệ.

Thủ tướng Christopher Luxon đánh giá quan hệ hai nước đã được tiếp thêm xung lực mới kể từ khi được nâng cấp lên Đối tác Chiến lược vào năm 2020; khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của New Zealand ở khu vực Đông Nam Á, một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới và là đối tác thương mại lớn thứ 14 của New Zealand. Hai Thủ tướng đã thảo luận các cơ hội để gia tăng nhanh chóng kim ngạch thương mại hai chiều, hướng tới mục tiêu 3 tỷ USD vào năm 2026 thông qua tăng cường hợp tác du lịch và giáo dục cũng như dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, thực hiện đầy đủ các hiệp định thương mại tự do hiện có, đồng thời nghiên cứu các biện pháp để tạo thuận lợi cho đầu tư hai chiều.

Nhân dịp chuyến thăm, Thủ tướng Christopher Luxon đã công bố khoản viện trợ mới trị giá 6,24 triệu đô la New Zealand cho lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam đối với "Dự án phát triển giống cây ăn quả chất lượng cao (VietFruit)" giai đoạn 3, một hợp tác của Viện Nghiên cứu cây trồng và thực phẩm New Zealand với Việt Nam nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp cây chanh leo của Việt Nam. Trước đó, dự án tương tự với cây thanh long đã rất thành công.

Hai Thủ tướng hoan nghênh Kế hoạch hợp tác chiến lược về giáo dục Việt Nam - New Zealand giai đoạn 2023 – 2026, tạo điều kiện cho việc hợp tác liên kết giữa các cơ sở đào tạo cấp đại học giữa hai nước, hỗ trợ Việt Nam cải tiến các mô hình giáo dục thông qua các phương tiện kỹ thuật số, cũng như thiết lập mạng lưới cựu sinh viên.

Thủ tướng Christopher Luxon khẳng định Chính phủ New Zealand cam kết đẩy mạnh nền giáo dục quốc tế và đa dạng hóa thị trường giáo dục quốc tế. Hai Thủ tướng cũng thảo luận các cơ hội để thu hút thêm sinh viên Việt Nam sang học tập tại các trường đại học danh tiếng của New Zealand.

Hai Thủ tướng cũng hoan nghênh việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác; đánh giá cao việc hai bên ký các thỏa thuận hợp tác về kinh tế - thương mại và tài chính và tiến hành các cơ chế đối thoại an ninh và quốc phòng nhân dịp này.

Hai Thủ tướng cũng nhất trí tiến hành Đối thoại Biển song phương lần đầu tiên trong năm 2024 về luật pháp quốc tế, quản trị và bảo tồn biển. Hai Thủ tướng nhắc lại quyết tâm của hai nước về tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982; cam kết hợp tác với nhau và với các đối tác quốc tế khác để đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và trên thế giới, trong đó có Biển Đông.

Hai Thủ tướng cho rằng dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao năm 2025 sẽ là cơ hội để hai nước mở rộng hợp tác trong một số lĩnh vực cùng quan tâm như kinh tế xanh, biến đổi khí hậu, chuyển đổi số và nông nghiệp công nghệ cao.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ hài lòng việc triển khai Chương trình Hành động Đối tác Chiến lược giai đoạn 2021-2024 đạt được nhiều kết quả tích cực trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, quốc phòng, an ninh, giáo dục, lao động…; đề nghị tăng cường trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, tích cực triển khai các cơ chế hợp tác song phương hiện có, tạo cơ sở cho việc nâng cấp quan hệ lên tầm cao mới trong thời gian tới.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã mời Thủ tướng Christopher Luxon thăm chính thức Việt Nam vào thời gian thích hợp và Thủ tướng Christopher Luxon đã vui vẻ nhận lời./.

Nguồn: baochinhphu.vn

True
Triển khai Quyết định 46/2023/QĐ-UBND ngày 14/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương.Đối ngoại Bình Dương; Hỗ trợ Doanh nghiệp; Thông báo; Tin tức; Tuyên truyềnTinTriển khai Quyết định 46/2023/QĐ-UBND ngày 14/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương./Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Quyết định về việc ban hành quy định về phân cấp quản lý nhà nước đối với việc đi nước ngoài của cán bộ, chông chức, viên chức và người lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
3/8/2024 15:00NoĐã ban hành

Ngày 14/12/2023,Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định 46/2023/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định về phân cấp và quản lý nhà nước đối với việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương​

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 và thay thế Quyết định số 64/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về phân cấp và quản lý việc xuất cảnh, nhập cảnh của cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh Bình Dương.

Sở Ngoại vụ thông báo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh đến các Sở, ban , ngành, đoàn thể và cơ quan, đơn vị có liên quan để biết và triển khai thực thiện

Đính kèm 46-2023-QD.signed.rar 

False
Việt Nam-Australia nâng quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diệnĐối ngoại Việt NamTinViệt Nam-Australia nâng quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện/PublishingImages/2024-03/pmc thu tuong uc_Key_07032024141055.jpg
Tại hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam-Australia lên Đối tác Chiến lược toàn diện và trao đổi, nhất trí cùng phối hợp chặt chẽ để thực hiện 6 phương hướng lớn nhằm đưa hợp tác trên các lĩnh vực đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất hơn.
3/7/2024 15:00YesĐã ban hành

Nhận lời mời của Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã thăm chính thức Australia từ ngày 7-9/3/2024.

Việt Nam-Australia nâng quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện- Ảnh 1. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Thủ tướng Australia và Phu nhân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 7/3, sau lễ đón chính thức trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Canberra, với nghi thức cao nhất dành cho người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm sâu rộng với Thủ tướng Australia Anthony Albanese.

Việt Nam-Australia nâng quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện- Ảnh 2. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm sâu rộng với Thủ tướng Australia Anthony Albanese - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại cuộc hội đàm, Thủ tướng Anthony Albanese hoan nghênh Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lần đầu tiên thăm chính thức Australia; đánh giá chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng, ghi dấu mốc mới trong quan hệ hai nước sau hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao; đánh giá cao sự đóng góp tích cực của đoàn Việt Nam vào thành công chung của Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia tổ chức tại Melbourne ngày 5-6/3 vừa qua; nhắc lại những ấn tượng tốt đẹp về chuyến thăm chính thức Việt Nam cũng như cuộc hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính tháng 6/2023.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt tới Thủ tướng Anthony Albanese; cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và chu đáo của Chính phủ, nhân dân Australia và cá nhân Thủ tướng Anthony Albanese dành cho đoàn; chúc mừng Australia đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia. Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Công đảng và Thủ tướng Anthony Albanese, Australia sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu to lớn, ngày càng khẳng định vai trò và vị thế ở khu vực và quốc tế.

Việt Nam-Australia nâng quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện- Ảnh 3. 

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng trước sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ hữu nghị và nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trên tinh thần chân thành, tin cậy, hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng trước sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ hữu nghị và Đối tác Chiến lược hai nước và nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, thống nhất cùng phối hợp chặt chẽ để thực hiện 6 phương hướng lớn nhằm đưa hợp tác trên các lĩnh vực đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất hơn. Cụ thể là:

Tin cậy chính trị, ngoại giao cao hơn, chiến lược hơn. Theo đó, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao; duy trì các cơ chế hợp tác song phương; triển khai hiệu quả các văn kiện ký kết và chuẩn bị xây dựng Chương trình hành động cho giai đoạn 2024-2028; đẩy mạnh giao lưu nhân dân, tạo điều kiện cho các hội đoàn hữu nghị hai nước tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, từ thiện; tăng cường hợp tác thiết thực giữacác địa phương; đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực bình đẳng giới và bảo vệ quyền cho các nhóm dễ bị tổn thương…

Hợp tác văn hoá, giáo dục-đào tạo, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn diện, sâu sắc hơn. Theo đó, hai bên nhất trí tăng cường các hoạt động giao lưu văn hoá; thúc đẩy hợp tác giáo dục nghề, tăng số lượng học bổng cho sinh viên Việt Nam sang học tập tại Australia; mở thêm chi nhánh các trường đại học lớn của Australia tại Việt Nam. Thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất hydrogen xanh tại Việt Nam; hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, hỗ trợ Việt Nam đạt mục tiêu đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Việt Nam-Australia nâng quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện- Ảnh 4. 

Hai bên thống nhất cùng phối hợp chặt chẽ để thực hiện 6 phương hướng lớn nhằm đưa hợp tác trên các lĩnh vực đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất hơn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Giao lưu nhân dân, kết nối giữa các thế hệ rộng mở và chân thành hơn. Theo đó, ngoài các hợp tác tốt đẹp hiện nay, hai bên nhất trí thúc đẩy ký kết một thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực du lịch, phấn đấu đưa hai nước lọt vào nhóm các thị trường du lịch hàng đầu của nhau; sớm triển khai Bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ về việc hỗ trợ công dân Việt Nam làm việc trong ngành nông nghiệp Australia. Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ Australia tiếp tục tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt tại Australia sinh sống, lao động, học tập, thành lập các hội đoàn…

Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư bao trùm, thực chất, hiệu quả hơn, tận dụng các tiềm năng của của hai nền kinh tế có tính bổ trợ cao. Theo đó, hai bên nhất trí tạo thuận lợi cho việc mở cửa thị trường đối với các mặt hàng nông sản của nhau, hướng tới mục tiêu đa dạng hóa chuỗi cung ứng cho hai nước. Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Australia tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh, đầu tư tại Australia; hoan nghênh các doanh nghiệp Australia đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là các dự án chất lượng cao, công nghệ hiện đại, là thế mạnh của Australia.

Thúc đẩy hợp tác khoa-học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh mạnh mẽ hơn. Theo đó, hai bên nhất trí triển hiệu quả Bản Ghi nhớ trong lĩnh vực khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo; Australia hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam; kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ Australia hợp tác với các trung tâm đổi mới sáng tạo, công viên phần mềm, sản xuất chíp bán dẫn tại Việt Nam.

Việt Nam-Australia nâng quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện- Ảnh 5. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese trao đổi tuyên bố về việc nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược toàn diện - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hiểu biết, thông cảm và chia sẻ nhiều hơn về hợp tác an ninh quốc phòng. Theo đó, hai bên nhất trí triển khai hiệu quả Thỏa thuận Đối tác Gìn giữ hòa bình; tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực đào tạo, huấnluyện, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm giữa các quân, binh chủng, khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng dữ liệu quốc gia…

Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế, hai bên nhất trí tiếp tục ủng hộ lẫn nhau và hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là
Liên Hợp Quốc, ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt. Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao quan điểm của Australia về ủng hộ thượng tôn pháp luật quốc tế ở khu vực và giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

Sau hội đàm, hai Thủ tướng đã trao Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Australia và chứng kiến lễ trao 11 văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo; gìn giữ hòa bình; bảo vệ người tiêu dùng; xúc tiến thương mại, đầu tư; khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo; tài chính; ngân hàng; nghiên cứu khoa học để phát triển nông, lâm, thủy sản; lao động; tài nguyên môi trường; và năng lượng, khoáng sản.

Nguồn: baochinhphu.vn

True
Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và AustraliaĐối ngoại Việt NamTinTuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Australia/PublishingImages/2024-03/tuyen bo chung viet-uc_Key_07032024144728.jpg
Ngày 7/3, trong chuyến thăm chính thức Australia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính theo lời mời của Thủ tướng Australia Anthony Albanese, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.
3/7/2024 15:00NoĐã ban hành

Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Australia- Ảnh 1. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese thông báo nâng cấp quan hệ Việt Nam-Australia lên mức cao nhất - quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

TUYÊN BỐ CHUNG VỀ VIỆC NÂNG CẤP QUAN HỆ LÊN 

ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN GIỮA VIỆT NAM VÀ AUSTRALIA

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, Việt Nam và Australia đã xây dựng mối quan hệ vững chắc và toàn diện trên cơ sở tin cậy chiến lược và hiểu biết lẫn nhau. Quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Australia công bố năm 2018 đã góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ trên tất cả các lĩnh vực. Quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước được củng cố thông qua sự bổ trợ lẫn nhau của hai nền kinh tế, sự tương đồng về lợi ích và gắn kết sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

Hai bên chia sẻ tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bao trùm, ổn định, hòa bình, tự cường và thịnh vượng, không bị ép buộc, nơi độc lập, chủ quyền và luật pháp quốc tế được tôn trọng. Hai bên nhất trí tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên Hợp Quốc, và coi đây là nền tảng của hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới. Hai bên ghi nhận tầm quan trọng của khả năng chung của hai nước trong việc ứng phó với những thay đổi trong khu vực và cùng nhau giải quyết các thách thức chung.

Nhận thấy mối quan hệ hai nước hiện nay đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, ngài Anthony Albanese, Thủ tướng Australia và ngài Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng công bố nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Chiến lược toàn diện tại Đối thoại lãnh đạo thường niên vào ngày 7/3/2024, nhân chuyến thăm chính thức Australia của ngài Phạm Minh Chính từ 7-9/3/2024. Điều này phản ánh kỳ vọng ở tầm mức cao đối với mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu sắc giữa hai nước.

Với việc tuyên bố quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện, Chính phủ hai nước cam kết tiếp tục phát triển quan hệ trên tất cả các lĩnh vực và thúc đẩy mối quan hệ được nâng cấp trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, tôn trọng hệ thống chính trị của mỗi nước.

LÀM SÂU SẮC HƠN HỢP TÁC CHÍNH TRỊ, QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ TƯ PHÁP

Hai bên tiếp tục cam kết duy trì các cuộc tiếp xúc cấp cao thường xuyên trên tất cả các kênh giữa Đảng Cộng sản, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam với các chính đảng, Chính phủ và Quốc hội Australia; cũng như các cơ chế hợp tác song phương, trong đó có Đối thoại lãnh đạo thường niên.

Hai bên ghi nhận quan hệ hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và tư pháp, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực thông qua giáo dục và đào tạo, trao đổi chuyên môn và hỗ trợ hoạt động gìn giữ hòa bình, cùng nhiều hoạt động khác. Hai bên sẽ hợp tác chặt chẽ để mở rộng các chương trình hợp tác này, bao gồm việc nâng cấp hợp tác gìn giữ hòa bình lên Đối tác Gìn giữ hòa bình và nâng cấp Đối thoại an ninh cấp thứ trưởng hiện nay lên cấp bộ trưởng.

Hai bên cam kết thúc đẩy hợp tác thực thi pháp luật, hợp tác tình báo thông qua hợp tác chặt chẽ hơn giữa lực lượng cảnh sát, cơ quan hàng hải và biên giới của hai nước nhằm xác định và ngăn chặn các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia có thể ảnh hưởng tới lợi ích chung của hai nước, bao gồm buôn bán người, buôn bán ma túy, rửa tiền, khủng bố và tài trợ khủng bố, tội phạm mạng, bóc lột tình dục. Hai bên sẽ tăng cường hợp tác về các vấn đề pháp lý và tư pháp mà hai bên cùng quan tâm.

Hai bên cam kết mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như công nghiệp quốc phòng, an ninh hàng hải, chia sẻ thông tin và tình báo; tăng cường hợp tác hàng hải, bao gồm hợp tác về quản lý tài nguyên biển bền vững và chống đánh bắt cá trái phép, không kiểm soát và không báo cáo; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng và công nghệ thiết yếu, bao gồm việc thông qua những sáng kiến xây dựng năng lực mạng để giải quyết các mối đe dọa an ninh mạng.

Hai bên tiếp tục triển khai tốt việc chia sẻ thông tin và dự báo về các vấn đề chiến lược hai bên cùng quan tâm liên quan đến an ninh và lợi ích quốc gia của mỗi nước.

THÚC ĐẨY GẮN KẾT KINH TẾ

Hai bên cam kết làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ thương mại và đầu tư song phương, tăng cường hợp tác kinh tế, tạo dựng môi trường thương mại và đầu tư cởi mở hơn thông qua hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Hai bên công nhận nhu cầu xây dựng chuỗi cung ứng bền vững và hướng tới đa dạng hóa thương mại để tăng cường năng lực chống chịu của nền kinh tế. Hai bên tái khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả Chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam-Australia, bổ trợ bằng việc triển khai Chiến lược kinh tế Đông Nam Á tới năm 2040 của Australia.

Hai bên thừa nhận tầm quan trọng của đầu tư chất lượng cao để hỗ trợ thúc đẩy thịnh vượng chung, kỹ năng và đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, năng suất, giao lưu nhân dân, trao quyền kinh tế cho phụ nữ và tăng trưởng kinh tế bao trùm cho tất cả mọi người trong sự đa dạng của họ. Hai bên sẽ thúc đẩy các biện pháp tiếp cận thị trường và tạo thuận lợi thương mại cho cả hai nước trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp. Hai bên khẳng định cam kết tăng cường trao đổi lao động thông qua việc tạo cơ hội cho công dân Việt Nam làm việc tại Australia và công dân Australia làm việc tại Việt Nam.

Hai bên cũng thừa nhận tầm quan trọng của việc thúc đẩy môi trường kinh doanh và pháp lý minh bạch, bao gồm hỗ trợ đầu tư và tài chính bền vững thông qua thị trường vốn và các cơ chế khác.

Hai bên tiếp tục hợp tác chặt chẽ để đề cao hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, không phân biệt đối xử, công bằng, bao trùm, bình đẳng, minh bạch, và coi hệ thống thương mại đa phương là nền tảng cho môi trường thương mại quốc tế mở dựa trên nguyên tắc thị trường, với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đóng vai trò trung tâm. Hai bên tái khẳng định cam kết trong việc củng cố và cải tổ WTO, bao gồm cả các cơ chế giải quyết tranh chấp.

Hai bên tái khẳng định cam kết triển khai đầy đủ các hiệp định mà hai nước là thành viên, bao gồm Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hai bên sẽ tiếp tục hợp tác tại các cơ chế quốc tế khác như các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, Hội nghị Á-Âu (ASEM), WTO, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF) để xây dựng môi trường thương mại và đầu tư ổn định, có thể dự đoán, bao trùm, minh bạch và tạo dựng lòng tin doanh nghiệp đối với mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ giữa hai nước, đồng thời giải quyết các thách thức thương mại mới và mới nổi.

Hai bên công nhận vai trò thiết yếu của các các tiêu chuẩn quốc tế và các phương pháp kiểm soát thực hành tốt nhất nhằm tạo thuận lợi cho thương mại, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao sự tự cường và giải quyết các thách thức kinh tế, xã hội và môi trường toàn cầu. Hai bên khẳng định cam kết chung nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và tiếp thu các tiêu chuẩn quốc tế.

Hai bên cam kết tăng cường hơn nữa hợp tác nông nghiệp thông qua việc thúc đẩy thương mại và đầu tư, hợp tác giải quyết các thách thức chung trong khu vực và đẩy mạnh các sáng kiến hợp tác kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển năng lực nhằm hỗ trợ các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp trở nên cạnh tranh, tự cường và bền vững hơn.

Hai bên ghi nhận Australia là quốc gia cung cấp hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lâu năm cho Việt Nam. Australia sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển thông qua các chương trình/dự án hợp tác trong khuôn khổ song phương, tiểu vùng và khu vực, tập trung vào các lĩnh vực phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Hai bên ghi nhận những đóng góp liên tục của các tổ chức xã hội đối với chương trình nghị sự kinh tế-xã hội của Việt Nam. Hai bên công nhận tầm quan trọng của việc cung cấp vốn ODA kịp thời, hiệu quả và cam kết đảm bảo quy trình phê duyệt nội bộ hợp lý để đáp ứng mục tiêu này.

XÂY DỰNG TRI THỨC VÀ KẾT NỐI NHÂN DÂN

Hai bên công nhận vai trò then chốt của giao lưu nhân dân trong thúc đẩy quan hệ song phương và ghi nhận việc tăng cường gắn kết giữa cộng đồng và các tổ chức hữu nghị của nhân dân hai nước.

Hai bên công nhận đóng góp quan trọng của quan hệ đối tác tri thức và đổi mới sáng tạo đối với quan hệ hai nước và việc cải thiện đời sống người dân hai nước, cam kết tăng cường sự tham gia và vai trò lãnh đạo của các nhóm yếu thế, phụ nữ và trẻ em gái trong tất cả các lĩnh vực hợp tác.

Hai bên cam kết hợp tác để hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam và tìm kiếm các cơ hội tăng cường hợp tác giáo dục và đào tạo thông qua đối thoại, cơ chế hợp tác, liên kết thể chế. Hai bên sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác và đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam để hỗ trợ các trường đại học Australia mở phân hiệu tại Việt Nam.

Hai bên cam kết hợp tác để hỗ trợ hình thành kỹ năng, bao gồm thông qua việc hỗ trợ Việt Nam phát triển các khuôn khổ và chính sách quốc gia nhằm khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp và xây dựng hệ thống giáo dục và dạy nghề hiệu quả. Hai bên cũng khuyến khích hợp tác giữa các tổ chức giáo dục dạy nghề của Australia và Việt Nam và với khu vực tư nhân Việt Nam.

Hai bên hoan nghênh và tìm kiếm các cơ hội nhằm tăng cường đi lại và du lịch giữa hai nước. Hai bên cam kết thúc đẩy thế hệ trẻ hai nước đi du lịch và làm việc tại Việt Nam và Australia qua việc triển khai các Chương trình thị thực lao động kết hợp kỳ nghỉ tương ứng. Hai bên cũng cam kết tăng cường trao đổi sinh viên giữa hai quốc gia.

Hai bên công nhận những đóng góp quan trọng và vai trò của cộng đồng người Australia gốc Việt trong việc thúc đẩy giao lưu nhân dân và hợp tác kinh tế mạnh mẽ, tạo nền tảng cho mối quan hệ song phương. Hai bên sẽ tiếp tục tạo điều kiện để cộng đồng người Việt tại Australia và cộng đồng người Australia tại Việt Nam có những đóng góp quan trọng cho mối quan hệ song phương gần gũi giữa hai nước.

Hai bên tái khẳng định cam kết thúc đẩy và bảo vệ quyền con người phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như thúc đẩy và đóng góp vào công việc chung của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và các cơ chế liên quan. Hai bên sẽ tiếp tục duy trì đối thoại chân thành, thẳng thắn và xây dựng, bao gồm thông qua cơ chế Đối thoại nhân quyền thường niên. Hai bên sẽ tiếp tục hợp tác hướng tới xây dựng các xã hội bao trùm, tạo cơ hội bình đẳng cũng như tôn trọng quyền con người của tất cả mọi người, không phân biệt đối xử dưới bất kì hình thức nào.

Hai bên thừa nhận tầm quan trọng của hợp tác văn hóa trong việc làm sâu sắc hơn giao lưu nhân dân giữa Australia và Việt Nam, và sẽ tìm kiếm những cơ hội để tăng cường trao đổi và hợp tác văn hóa thông qua các loại hình nghệ thuật và các viện bảo tồn văn hóa.

Hai bên cam kết làm sâu sắc hơn nữa hợp tác trong cải cách dịch vụ dân sự thông qua công tác quản trị và cải cách quy định hiệu quả. Trên tinh thần đó, hai bên tái khẳng định cam kết phát triển Trung tâm Việt Nam-Australia thành một nền tảng để xây dựng năng lực trong ngành dịch vụ công của Việt Nam và các nước láng giềng.

TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC VỀ KHÍ HẬU, MÔI TRƯỜNG VÀ NĂNG LƯỢNG

Hai bên nhận thấy những tác động đáng kể mà cuộc khủng hoảng khí hậu đang gây ra trong khu vực và ghi nhận tầm quan trọng của việc triển khai các hành động cấp thiết và đầy tham vọng để đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris, đồng thời vẫn đảm bảo sự thịnh vượng kinh tế khi hai bên tiến hành chuyển đổi nền kinh tế với mục tiêu đạt mức phát ròng bằng 0 vào năm 2050. Hai bên nhận thấy những thách thức chung cả Australia và Việt Nam đang phải đối mặt để ứng phó với biến đổi khí hậu. Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc thông qua cách tiếp cận đầy tham vọng, hợp tác và chủ động để ứng phó với các thách thức trước mắt. Hai bên cam kết nắm bắt các cơ hội trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch ở mỗi nước để củng cố nền kinh tế và đóng góp vào mục tiêu giảm thiểu khí thải carbon toàn cầu. Hai bên sẽ hợp tác để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng ở Việt Nam nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với mục tiêu đưa phát ròng bằng 0 thông qua việc kích thích tăng mức tài chính và đầu tư của khu vực tư nhân vào nỗ lực giảm nhẹ và thích ứng của Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tăng cường quản trị.

Trong quá trình hỗ trợ nỗ lực của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, hai bên cam kết sử dụng một loạt các nguồn lực của Australia, bao gồm vốn ODA, tài chính thương mại và xuất khẩu, tài chính khí hậu và chia sẻ chuyên môn giữa hai bên. Hai bên tiếp tục tìm kiếm các cơ hội hợp tác về ứng phó biến đổi khí hậu, thị trường carbon và phát triển kinh tế xanh.

Hai bên tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng khả năng chống chịu của môi trường, nông nghiệp thích ứng với khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, khoa học biển cho phát triển bền vững, giảm ô nhiễm nhựa, an ninh lương thực và nguồn nước, đặc biệt là ở khu vực Mekong, bao gồm thông qua cơ chế Đối tác Mekong-Australia.

Để thúc đẩy an ninh năng lượng chung trong quá trình chuyển đổi, hai bên sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và tài nguyên, bao gồm thông qua đẩy mạnh thương mại và đầu tư. Hai bên cũng tiếp tục phát triển chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo mới nổi, bền vững, đa dạng thông qua tích hợp giải pháp công nghệ giúp cả hai nước đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Hai bên tái khẳng định cam kết đối với cơ chế Đối thoại cấp bộ trưởng về năng lượng và khoáng sản và sẽ tìm kiếm cơ hội tăng cường hợp tác về hàng hóa, sản phẩm, công nghệ và dịch vụ liên quan đến hệ thống và phương tiện vận chuyển năng lượng, sản xuất điện, khai thác mỏ, chế biến, khoáng sản và các nhiên liệu hóa thạch bao gồm than, dầu và khí đốt.

HỖ TRỢ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

Hai bên cam kết làm sâu sắc hơn hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ (bao gồm các công nghệ mới và công nghệ thiết yếu mới nổi), mạng và đổi mới sáng tạo. Hai bên sẽ tăng cường hợp tác xây dựng năng lực trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo hướng tới sự phát triển bền vững và bao trùm của hệ thống nghiên cứu và đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam, bao gồm hỗ trợ phụ nữ trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.

Hai bên sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp, trường đại học, các tổ chức nghiên cứu của Australia và Việt Nam thông qua các sáng kiến để nâng cao chất lượng nghiên cứu, trao đổi kiến thức và đào tạo các nhà khoa học trẻ tài năng; thúc đẩy chuyển giao và áp dụng công nghệ an toàn và có trách nhiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs); cải thiện hệ sinh thái đổi mới quốc gia và xây dựng năng lực cho sự phát triển bền vững và toàn diện của hệ thống nghiên cứu và đổi mới quốc gia của Việt Nam.

Hai bên sẽ làm sâu sắc hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số và hôi nhập kỹ thuật số, trong đó có việc thông qua Bản ghi nhớ về kinh tế số, xác định các lĩnh vực ưu tiên cho hợp tác thương mại điện tử và bao gồm một kế hoạch triển khai. Hai bên tái khẳng định cam kết chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ Việt Nam và Australia nhằm tăng cường chuyển đổi chính phủ số và đạt được các mục tiêu của chính phủ số.

CỦNG CỐ HỢP TÁC KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ

Hai bên sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong các khuôn khổ song phương, ba bên và đa phương để ủng hộ các thể chế hướng tới một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng mở, ổn định và thịnh vượng. Hai bên cam kết thực hiện mục tiêu chung về củng cố và phát triển các thể chế khu vực, tiểu vùng và quốc tế để thúc đẩy các lợi ích chung về chính trị, kinh tế và an ninh cũng như giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Hai bên sẽ khuyến khích các bên trong khu vực theo đuổi đối thoại như là bước đầu tiên xây dựng lòng tin, giảm leo thang căng thẳng, và có những bước tiến tích cực để duy trì một môi trường ngăn ngừa xung đột.

Hai bên công nhận Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đóng vai trò trung tâm đối với sự ổn định và thịnh vượng của khu vực, ủng hộ vai trò trung tâm và đoàn kết của ASEAN trong một cấu trúc khu vực rộng mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ, với nền tảng là luật pháp quốc tế. Hai bên sẽ làm sâu sắc hơn hợp tác trong các cơ chế do ASEAN dẫn dắt và hợp tác thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Australia-ASEAN một cách ý nghĩa, thực chất và cùng có lợi. Hai bên tái khẳng định ủng hộ đối với Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP) cũng như tầm quan trọng của các nguyên tắc được đặt ra trong AOIP trong việc định hình một khu vực hòa bình, an ninh và thịnh vượng.

Hai bên bày tỏ quan ngại trước những diễn biến tại Biển Đông và tái khẳng định cam kết đối với hòa bình, an ninh, ổn định, tự do hàng hải, hàng không, thương mại hợp pháp không bị cản trở, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý cũng như giải quyết tranh chấp, bao gồm các tranh chấp tại Biển Đông, bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Hai bên tái khẳng định Công ước đặt ra khuôn khổ pháp lý toàn diện đối với tất cả các hoạt động trên biển và đại dương. Hai bên tiếp tục kêu gọi thực hiện đầy đủ Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và bất kỳ bộ Quy tắc ứng xử nào trên Biển Đông cũng phải thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, cũng như không làm phương hại đến quyền lợi của quốc gia khác theo luật pháp quốc tế.

Hai bên công nhận tầm quan trọng của tiểu vùng Mekong thịnh vượng và tự cường cũng như nhu cầu hợp tác khu vực để giải quyết các thách thức chung như biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, quản lý nguồn nước xuyên biên giới, an ninh lương thực và bảo đảm an ninh khu vực. Hai bên cam kết tiếp tục hợp tác lâu dài để hỗ trợ sự hội nhập và phát triển bền vững của tiểu vùng, bao gồm thông qua cơ chế Đối tác Mekong-Australia và những người bạn của Mekong, ủng hộ các cơ chế khác do Mekong dẫn dắt để thúc đẩy khu vực tiểu vùng Mekong bền vững, tự cường và bao trùm.

Văn bản này được công bố vào ngày 7/3/2024, bằng hai bản gốc tiếng Việt và tiếng Anh có giá trị như nhau.

Nguồn: baochinhphu.vn

False
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Melbourne, bắt đầu tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN – Australia và thăm chính thức AustraliaĐối ngoại Bình DươngTinThủ tướng Phạm Minh Chính tới Melbourne, bắt đầu tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN – Australia và thăm chính thức Australia/PublishingImages/2024-03/TT PMC Úc_Key_05032024091717.jpg
Vào lúc 21h20' giờ địa phương (tức 17h20' giờ Hà Nội), ngày 4/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Melbourne, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN – Australia, thăm chính thức Australia từ ngày 5-9/3 theo lời mời của Thủ tướng Australia Anthony Albanese.
3/5/2024 10:00YesĐã ban hành

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Melbourne, bắt đầu tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN – Australia và thăm chính thức Australia- Ảnh 1. 

Vào lúc 21h20' giờ địa phương (tức 17h20' giờ Hà Nội), ngày 04/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay Melbourne, bang Victoria, Australia - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam tại sân bay Melbourne có Bộ trưởng Dịch vụ Chính phủ Bill Shorten; nguyên Lãnh tụ Đảng Lao động Australia; Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski; Đại sứ Việt Nam tại Australia Phạm Hùng Tâm; Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Sydney Nguyễn Đăng Thắng; cán bộ Đại sứ quán và đại diện kiều bào Việt Nam tại Australia.

Hội nghị Cấp cao Đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia có chủ đề “Đối tác cho tương lai” là dịp để hai bên rà soát quan hệ 50 năm qua và trao đổi các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ phát triển thực chất, hiệu quả, phù hợp khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện đã thiết lập vào năm 2021.

Tham dự Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các nước ASEAN và Australia sẽ trao đổi, đề ra tầm nhìn, những phương hướng và biện pháp cụ thể để mở rộng hợp tác trong thời gian tới. Đặc biệt, dự kiến phía Australia sẽ trao đổi và đề xuất những sáng kiến hợp tác mới; nếu hai bên nhất trí sẽ có những đột phá trong quan hệ hai bên, góp phần tạo thêm nguồn lực và cơ sở để quan hệ ASEAN-Australia phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Melbourne, bắt đầu tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN – Australia và thăm chính thức Australia- Ảnh 2. 

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong chuyến thăm chính thức Australia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có các cuộc hội đàm, hội kiến với lãnh đạo cấp cao nhất của Australia; dự diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Australia; tham quan triển lãm các dự án đầu tư tại Việt Nam; làm việc với một số hiệp hội doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Australia; thăm một số cơ sở kinh tế, xã hội, nghiên cứu khoa học của Australia. Thủ tướng Chính phủ dành thời gian gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Australia; gặp gỡ đại diện Hội trí thức và chuyên gia Việt Nam – Australia.

Cùng với đánh giá những bước phát triển của quan hệ song phương thời gian qua, đặc biệt trong việc triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam và Australia, hai bên sẽ định hướng hợp tác thời gian tới, hướng tới việc đưa quan hệ song phương lên một tầm cao mới. Trong đó nhấn mạnh các mục tiêu hợp tác thương mại, đầu tư; đặc biệt là mở rộng hợp tác giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh…

Nhân dịp này, hai bên sẽ ký kết, trao đổi nhiều văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực: giáo dục, năng lượng, khoáng sản, nông lâm ngư nghiệp, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tư pháp, tài chính, thương mại, đầu tư.../.

Nguồn: baochinhphu.vn


True
Gian hàng 0 đồng - Trao yêu thương, sẻ chia khó khănHoạt động đoàn thểBài viếtGian hàng 0 đồng - Trao yêu thương, sẻ chia khó khăn/PublishingImages/2024-02/z5202589771457_179a41da2f30e1e07034dc3f6a8f9169_Key_29022024102908.jpg
Chiều ngày 4 tháng 2, trong không khí hân hoan chào mừng năm mới Giáp Thìn 2024, Đoàn Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương đã tổ chức "Gian hàng 0 đồng" tại chương trình Chào Xuân Giáp Thìn – Phát động Năm Thanh niên tình nguyện 2024. Đây là hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn đón Tết cổ truyền thêm ấm áp.
2/29/2024 11:00NoĐã ban hành

​Chương trình triển khai tại quảng trường thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, khu vực có đông người lao động nhập cư, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn, v.v. Mỗi trường hợp sẽ được mua sắm tại "Gian hàng 0 đồng" các mặt hàng thiết yếu, lương thực, thực phẩm với giá trị tương đương 100.000 đồng.

z5202589771457_179a41da2f30e1e07034dc3f6a8f9169.jpg

Không gian tại "Gian hàng 0 đồng".

Gian hàng được bày trí với nhiều sản phẩm thiết yếu như mì gói, nước tương, bánh kẹo, cùng nhiều loại nhu yếu phẩm khác. Tất cả đều được trao tặng miễn phí cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.

z5202589809890_5239d414694af64e3ef2b5e66a434e1a.jpg

z5136179039019_e1a2ce8703f0de9c20175d79fb7df7c8.jpg

Người lao động mua hàng tại "Gian hàng 0 đồng".

Bằng trách nhiệm cộng đồng, tinh thần san sẻ, chung tay cùng chính quyền tỉnh Bình Dương, Đoàn Khối đã ủng hộ hơn 250 phiếu mua hàng tại khu vực trên địa bàn thành phố Tân Uyên để hỗ trợ các gia đình khó khăn.

Nhiều gia đình thuộc hộ nghèo, năm nay lại gặp nhiều khó khăn nên không có điều kiện sắm sửa Tết. Nhờ có Gian hàng 0 đồng mà những gia đình này có thêm những món quà thiết yếu để đón Tết.

Chương trình "Gian hàng 0 đồng" là một hoạt động ý nghĩa, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của Đoàn Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương. Đây là món quà thiết thực, giúp người dân có hoàn cảnh khó khăn đón Tết Giáp Thìn 2024 thêm ấm áp và hạnh phúc.

Chi đoàn


False
Hội nghị công chức, viên chức và người lao động năm 2023Hoạt động của Sở Ngoại VụTinHội nghị công chức, viên chức và người lao động năm 2023/PublishingImages/2024-02/z5202781436127_efeaf49fffe04463f4db9dc81483172c_Key_29022024103629.jpg
Chiều ngày 28/02/2024, Sở Ngoại vụ tổ chức Hội nghị công chức, viên chức và người lao động năm 2023. Tham dự có đại diện Công đoàn viên chức tỉnh, Sở Nội vụ cùng toàn thể lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động thuộc Sở Ngoại vụ.
2/29/2024 11:00YesĐã ban hành

z5202781436127_efeaf49fffe04463f4db9dc81483172c.jpg

Đoàn Chủ tịch (từ trái qua) gồm có: Bà Nguyễn Thị Mộng Tuyền, Phó Chủ tịch Công đoàn Sở; Bà Hà Thanh, Giám đốc Sở; Ông Võ Thành Nhân, Phó Giám đốc Sở.

Hội nghị công chức, viên chức và người lao động là hoạt động thường niên, được tổ chức định kỳ hàng năm nhằm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm qua và đề ra phương hướng nhiệm vụ trong năm tới.

Tại Hội nghị, Sở Ngoại vụ thông qua báo cáo tóm tắt công tác Ngoại vụ năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2024; Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ năm 2023 và phương hướng thực hiện năm 2024; Báo cáo đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc thực hiện kế hoạch công tác năm 2023; Báo cáo tổng kết phong trào thi đua năm 2023, phát động phong trào thi đua năm 2024; Báo cáo tổng kết hoạt động của Ban thanh tra nhân dân nhiệm kỳ 2022-2023, phương hướng hoạt động năm 2024; Báo cáo thu chi kinh phí hoạt động năm 2023, phương hướng thu chi, công khai tài chính năm 2024, Thông qua Dự thảo Quy chế Chi tiêu nội bộ năm 2024;...

z5202781447707_a791b907e72808855ebb960a3de2559c.jpg

Bà Hà Thanh, Giám đốc Sở phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, bà Hà Thanh, Giám đốc Sở cho hay năm 2023 với sự đoàn kết của tập thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Sở đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, kịp thời, linh hoạt đề xuất những hình thức mới để tham mưu Lãnh đạo tỉnh duy trì các hoạt động đối ngoại với các địa phương có quan hệ hợp tác hữu nghị và các đối tác nước ngoài, mở rộng các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, thực hiện tốt các hoạt động kinh tế, văn hóa đối ngoại, ngoại giao nhân dân, góp phần vào thành công chung trong nhiệm vụ đối ngoại, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 

z5202781446160_5ef0e81d21d7abfc60454c66377c0350.jpg

Toàn cảnh Hội nghị.

Hội nghị cũng đã nghe các báo cáo khác như: Báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; công khai tài chính năm 2024; thông qua các quy chế; thảo luận và đóng góp những ý kiến thiết thực nhằm góp phần thực hiện tốt các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ đề ra của Sở trong năm 2024. Cũng tại Hội nghị, Sở đã công bố các quyết định khen thưởng và trao thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác năm 2023. Có 07 CBCCVC đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở, 14 CBCCVC đạt "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ", xét nâng lương trước hạn năm 2023 cho 02 cá nhân, công nhận 04 tập thể "Lao động tiên tiến"; Năm 2023, Bộ Ngoại giao đã tặng bằng khen cho 06 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác ngoại vụ địa phương giai đoạn 2020-2022.

Phát biểu kết thúc Hội nghị, bà Hà Thanh đề nghị để phát huy những kết quả đạt được trong năm 2023 các đoàn viên công đoàn ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, tích cực tham gia nhiều hơn nữa các hoạt động do cơ quan và Công đoàn phát động, tổ chức; tích cực phát huy vai trò tham gia ý kiến tại các cuộc họp nhằm xây dựng tổ chức ngày càng phát triển hơn và phát huy sức mạnh đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động trong cơ quan nhằm phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024.

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

z5202773231738_745664177d8540c2e017f92e198eba80.jpg

z5202773240596_d95a8b2131bc87ef253fdc996eec2af8.jpg

z5202773242996_98ca33a75a18b8c7b06173bd7f2e80a4.jpg

z5202773243831_2c50277c26322a5829be159a0663295d.jpg

z5202773254206_7a99b8227d2a4d089a90cfb725ba5050.jpg

Kim Mai



True
Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 31/01/2024 của Chính phủĐối ngoại Việt Nam; Tuyên truyền; Tin tứcTinNghị quyết số 19/NQ-CP ngày 31/01/2024 của Chính phủ/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/29/2024 10:00NoĐã ban hành

Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 31/01/2024 của Chính phủ về việc phê duyệt Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng đồng Thịnh vượng Đô-mi-ni-ca về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ

372-VP.signed.rar

False
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài - Nguồn lực quan trọng đóng góp tích cực vào sự phát triển đất nướcĐối ngoại Việt NamBài viếtCộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài - Nguồn lực quan trọng đóng góp tích cực vào sự phát triển đất nước/PublishingImages/2024-02/hop mat kieu bao_Key_23022024105233.jpg
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ đóng góp tích cực vào phát triển của sở tại mà còn góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước, cũng như công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
2/23/2024 11:00YesĐã ban hành

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài - Nguồn lực quan trọng đóng góp tích cực vào sự phát triển đất nước- Ảnh 1. 

Ông Nguyễn Mạnh Đông - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao

Nhân dịp đón chào năm mới 2024, ông Nguyễn Mạnh Đông - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã có cuộc trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ về vai trò của nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) trong phục vụ phát triển đất nước cũng như những nỗ lực của Ủy ban Nhà nước về NVNONN đối với công tác này trong năm 2023 và những biện pháp đột phá để thu hút hiệu quả hơn nữa nguồn lực kiều bào cũng như phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng của đông đảo NVNONN.

Đánh giá về vai trò của nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) trong phục vụ phát triển đất nước trong năm 2023, ông Nguyễn Mạnh Đông khẳng định, cộng đồng NVNONN, với truyền thống yêu nước, luôn hướng về Tổ quốc, luôn là một nguồn lực quan trọng, có nhiều đóng góp cho tiến trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ta trong suốt chiều dài lịch sử. Hiện nay, với khoảng 6 triệu người sinh sống tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 80% ở các nước phát triển, cộng đồng NVNONN ngày càng lớn mạnh, khẳng định được vai trò, vị thế, uy tín của mình. Cộng đồng NVNONN không chỉ đóng góp tích cực vào phát triển của sở tại, mà còn góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước, cũng như công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài - Nguồn lực quan trọng đóng góp tích cực vào sự phát triển đất nước- Ảnh 2. 

Các đồng chí lãnh đạo cùng đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại chương trình Xuân Quê hương 2024. Ảnh: Xuân Khu

NVNONN ngày càng có địa vị và điều kiện phát triển tốt hơn ở sở tại

Ông Nguyễn Mạnh Đông cho biết, đối với đất nước ta, nguồn lực của cộng đồng NVNONN tập trung ở 03 lĩnh vực:

Thứ nhất, đó là nguồn lực về kinh tế. Có thể khẳng định, đây là nguồn lực mang tính truyền thống và phổ biến. Trong khoảng 3 thập kỷ qua, lượng kiều hối mà kiều bào gửi về trong nước đạt trên 206 tỷ đô la, tương đương với lượng vốn FDI được giải ngân trong cùng thời kỳ. Lượng kiều hối này đã góp phần không nhỏ đối với phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thúc đẩy hoạt động thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ và duy trì an sinh xã hội...

Năm 2023, mặc dù tình hình chính trị, kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó khăn, song theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, kiều hối cả nước đạt mức trên 16 tỷ USD, trong đó riêng lượng kiều hối về TPHCM là 9,46 tỷ USD, cao gần gấp đôi lượng vốn FDI được giải ngân của Thành phố. Bên cạnh đó, kiều bào hiện đang đầu tư 421 dự án FDI về Việt Nam với tổng vốn đăng ký 1,72 tỷ USD, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động các địa phương có đầu tư.

Thứ hai là nguồn lực về tri thức. Cộng đồng NVNONN hiện có khoảng 600.000 người (trên 10%) có trình độ trên đại học, trong đó có nhiều nhà khoa học thành danh trong nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ, là xu thế phát triển của thế giới như điện tử, chất bán dẫn, vật liệu mới, y sinh học... Nguồn lực này ngày càng phát triển do cộng đồng NVNONN chủ yếu sinh sống tại các quốc gia phát triển, có điều kiện tiếp cận với nền khoa học tiên tiến và trong độ tuổi thích hợp cho việc nắm bắt các công nghệ, xu thế phát triển mới của thế giới. Bên cạnh đó, lực lượng lao động VNONN với kỹ năng, kinh nghiệm và tác phong công nghiệp được rèn luyện ở nước ngoài, sau khi về nước cũng được phát huy, đã và đang trở thành nguồn nhân lực quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ ba là nguồn lực văn hóa và kết nối - một nguồn lực mang tính bền vững, lâu dài. 6 triệu NVNONN cũng chính là 6 triệu "sứ giả" văn hóa, đưa văn hóa Việt Nam ra nước ngoài thông qua việc gìn giữ, phát huy các bản sắc văn hóa, các tập quán, thói quen sinh hoạt trong gia đình Việt. Vừa hiểu rõ văn hóa Việt Nam, vừa hiểu rõ văn hóa sở tại nơi mình sinh sống, cộng đồng NVNONN có lợi thế quý báu trong việc kết nối nhân dân, nền tảng duy trì quan hệ hữu nghị giữa các nước; kết nối kinh tế, thương mại, quảng bá hàng hóa, sản phẩm... của Việt Nam tại sở tại. Ngoài ra, từ thiện và nhân đạo cũng là lĩnh vực mà kiều bào tích cực tham gia, đặc biệt trong các chương trình từ thiện và hỗ trợ xã hội ở trong nước.

Trong những năm qua, thành tựu phát triển và vị thế của đất nước cũng đã giúp cộng đồng NVNONN ngày càng có địa vị và điều kiện phát triển tốt hơn ở sở tại. Đồng bào ta sống xa Tổ quốc không chỉ tự hào về đất nước, mà còn thấy rõ hơn mối quan hệ hữu cơ giữa vai trò, vị thế của đất nước đối với sự phát triển của chính mình, qua đó có thêm nhiều niềm tin và động lực để đóng góp cho việc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

Nắm bắt được xu thế này, đồng thời triển khai chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là "NVNONN là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam", trong năm 2023, Bộ Ngoại giao đã chủ trì, phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban bành Đề án "Phát huy nguồn lực của NVNONN phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới". Đề án đã xác định các quan điểm chỉ đạo, phương châm, mục tiêu, các nhóm giải pháp nhằm phát huy nguồn lực quan trọng này, trong đó chú trọng cả việc phát huy và chăm lo, nuôi dưỡng và củng cố, phát huy nguồn lực. Hiện các bộ, ngành và địa phương đang tích cực xây dựng các chương trình hành động để triển khai Đề án và hy vọng việc này sẽ tạo ra bước chuyển quan trọng trong việc phát huy nguồn lực của cộng đồng NVNONN.

Trong năm 2023, Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài đã chủ trì hoặc phối hợp, bảo trợ tổ chức 15 hội nghị, hội thảo, tọa đàm, chương trình, sự kiện nhằm kết nối, thu hút nguồn lực NVNONN, tập trung vào những vấn đề mang tính đột phá chiến lược như đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xanh, tuần hoàn, bao trùm; tăng cường hỗ trợ các hội doanh nhân, trí thức kiều bào tổ chức cách hoạt động gắn kết với trong nước. Nổi bật là phối hợp với UBND TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị "Phát huy nguồn lực NVNONN - kết nối địa phương và doanh nghiệp"; phối hợp với Cục Du lịch Quốc gia tổ chức Hội thảo "Thu hút nguồn lực NVNONN cho phát triển du lịch"; tham dự, ủng hộ các hoạt động do kiều bào tổ chức như Diễn đàn doanh nghiệp kiều bào lần thứ 2 tại Nhật, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt kiều Châu Âu lần thứ 12 tại Hungary, Đại hội lần thứ 4 Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV)...

Cùng với đó, trong thời gian qua, Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục tăng cường công tác nghiên cứu, tham mưu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung những chính sách, pháp luật liên quan đến NVNONN theo hướng tạo thuận lợi cho bà con kiều bào về nước sinh sống, làm việc, đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh công tác đại đoàn kết, triển khai tích cực công tác vận động, hỗ trợ kiều bào, thể hiện rõ hơn tình cảm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng. 

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài - Nguồn lực quan trọng đóng góp tích cực vào sự phát triển đất nước- Ảnh 3. 

Các bạn trẻ kiều bào tại đêm bế mạc Trại hè Việt Nam 2023.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, giải quyết vướng mắc và đáp ứng tốt hơn nguyện vọng của NVNONN

Theo ông Nguyễn Mạnh Đông, với sự quan tâm, chăm lo dành cho cộng đồng NVNONN, trong các hoạt động đối ngoại cấp cao, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều gặp gỡ, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của bà con. Một trong những nội dung được kiều bào đề cập tại các cuộc gặp này là những khó khăn, vướng mắc về các chính sách, pháp luật liên quan. Kết luận 12 về công tác NVNONN trong tình hình mới cũng xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác này là "Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính và triển khai đồng bộ các chính sách liên quan đến NVNONN".

Trong thời gian qua, Ủy ban Nhà nước về NVNONN đã phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan, các hội đoàn NVNONN tổ chức nhiều hội nghị, toạ đàm lấy ý kiến trong các lĩnh vực quốc tịch, đất đai, nhà ở, căn cước... phục vụ xây dựng, hoàn thiện pháp luật. 

"Chúng tôi đã tích cực, chủ động đóng góp ý kiến vào các dự thảo sửa đổi các luật liên quan đến NVNONN, đặc biệt là nhiều nội dung đã được Quốc hội 15 thông qua trong thời gian qua, như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Căn cước. Hướng sửa đổi phần liên quan đến NVNONN trong các luật này là đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài (CDVNĐCONN) như công dân trong nước, quy định các thủ tục, giấy tờ phù hợp với điều kiện sinh sống ở nước ngoài, tháo gỡ các vướng mắc tồn tại, tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho NVNĐCONN", ông Nguyễn Mạnh Đông nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Mạnh Đông dẫn chứng: So với Luật Căn cước công dân 2014, để tạo thuận lợi cho việc cấp căn cước cho CDVNĐCONN, Luật Căn cước 2023 quy định thông tin thể hiện trên thẻ CCCD là "nơi cư trú" thay vì "nơi thường trú", tháo gỡ vướng mắc cho CDVNĐCONN không có đăng ký thường trú tại Việt Nam. Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) có điểm mới là đưa đối tượng CDVNĐCONN cùng nhóm với đối tượng cá nhân công dân Việt Nam. Theo đó, các quyền và nghĩa vụ về đất đai của CDVNĐCONN sẽ ngang bằng với công dân trong nước. Đối với người gốc VNĐCONN, bên cạnh việc vẫn tiếp tục được hưởng các quyền về đất đai, nhà ở thuận lợi hơn người nước ngoài (như được sở hữu không hạn chế số lượng nhà ở gắn với quyền sử đất ở, được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở tại các dự án phát triển nhà ở để tạo dựng nhà ở), Luật Đất đai 2024 đã có quy định mới cho phép người gốc VNĐCONN được nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất ở. Từ quy định nêu trên, CDVNĐCONN cũng được hưởng các quyền đối với nhà ở, quyền kinh doanh bất động sản như công dân trong nước, được quy định tại Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023.

Trong thời gian tới, Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm rà soát chính sách pháp luật liên quan, hướng tới hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, giải quyết các vướng mắc và đáp ứng tốt hơn nguyện vọng của NVNONN.

Lượng kiều hối hằng năm vào Việt Nam tăng mạnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đề cập đến vấn đề làm sao để thu hút và phát huy hiệu quả nguồn kiều hối, tạo ra được nhiều giá trị gia tăng, trở thành "lực đẩy" quan trọng đóng góp vào kinh tế Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Mạnh Đông cho biết, trong những năm qua, kinh tế thế giới biến động đã ảnh hưởng đến dòng kiều hối chảy vào các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy vậy, với các chính sách thông thoáng, linh hoạt về ngoại hối, chính sách khuyến khích NVNONN chuyển tiền về nước, lượng kiều hối hằng năm vào Việt Nam vẫn tăng mạnh. Đây là nguồn ngoại tệ rất quan trọng, góp phần tăng nguồn cung ngoại tệ cho nền kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Theo ông Nguyễn Mạnh Đông, để thu hút và phát huy hiệu quả nguồn kiều hối, trở thành "lực đẩy" quan trọng đóng góp vào kinh tế đất nước, cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để gắn kết kiều bào với đất nước; có chính sách hợp lý để khuyến khích bà con sử dụng nguồn kiều hối vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong nước như đầu tư, kinh doanh, đặc biệt có thể nghiên cứu việc phát hành trái phiếu ngoại tệ để thu hút nguồn kiều hối này. 

Cần tiếp tục duy trì chính sách thông thoáng, rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản, chính sách khuyến khích, thu hút kiều hối tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho NVNONN chuyển tiền về nước, cũng như tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục mở rộng mạng lưới, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, công nghệ... 

Doanh nhân NVNONN phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng, đóng góp tích cực, quan trọng cho đất nước

Cùng với sự phát triển của đất nước, cộng đồng doanh nhân NVNONN đang ngày càng lớn mạnh và hướng về quê hương. Ông Nguyễn Mạnh Đông cho biết, trong những năm qua, đội ngũ doanh nhân NVNONN không ngừng phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng, đóng góp tích cực, quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Nhằm triển khai hiệu quả các hoạt động kết nối doanh nghiệp NVNONN với doanh nghiệp trong nước, thời gian tới, ông Nguyễn Mạnh Đông cho rằng, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm bảo hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nhân kiều bào về nước làm việc, đầu tư kinh doanh; xem xét có các cơ chế ưu đãi, hỗ trợ đầu tư thích hợp.

Đồng thời, nghiên cứu cơ chế, chính sách nhằm thu hút chuyên gia, trí thức NVNONN có trình độ chuyên môn cao, xây dựng đầu mối về xuất nhập khẩu và hỗ trợ đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; kết nối nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; đa dạng hóa hoạt động thu hút đóng góp của cộng đồng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, thủ tục cấp phép đầu tư, nhất là ở khâu thực thi, triển khai tại địa phương theo hướng minh bạch, thuận tiện, bình đẳng giữa các doanh nghiệp, phù hợp cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Các địa phương cần phối hợp chặt chẽ trong việc rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, qua đó khơi thông nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Bên cạnh đó, tăng cường tổ chức các hoạt động, sự kiện tạo diễn đàn để các doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước có cơ hội gặp gỡ, kết nối, trao đổi thông tin, tìm kiếm bạn hàng, hợp tác đầu tư; thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa các cơ quan chức năng địa phương với cộng đồng các doanh nghiệp kiều bào đang đầu tư, kinh doanh tại tỉnh để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp.

Cuối cùng là, xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ thông tin về kiều bào cũng như người Việt Nam đầu tư ở nước ngoài để giúp nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích kiều bào đầu tư phát triển đất nước, cũng như đảm bảo hoạt động đầu tư của người Việt Nam tại nước ngoài, kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ trong những trường hợp cần thiết.

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài - Nguồn lực quan trọng đóng góp tích cực vào sự phát triển đất nước- Ảnh 4. 

Hơn 40 kiều bào đến từ 17 quốc gia trên thế giới thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 (tháng 5/2022) - Ảnh: Diệp Trương

2 nhóm biện pháp để phát huy nguồn lực của NVNONN

Để công tác phát huy nguồn lực của NVNONN phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới có tính đột phá và đạt được hiệu quả, ông Nguyễn Mạnh Đông cho rằng cần tập trung vào 2 nhóm biện pháp, gồm: Các biện pháp nhằm tạo thuận lợi để bà con yên tâm trở về nước, thăm thân, bảo đảm quyền lợi, tài sản của bản thân và gia đình…; các biện pháp tạo môi trường thuận lợi để bà con đầu tư, kinh doanh, làm việc, hoạt động văn hóa - xã hội và hoạt động từ thiện.

Về nhóm biện pháp thứ nhất, Ủy ban Nhà nước về NVNONN sẽ phối hợp với các cơ quan, ban, ngành rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, pháp luật tạo điều kiện cho NVNONN yên tâm về nước sinh sống, làm việc. Qua tổng hợp cho thấy, hiện nay, vấn đề nhập và trở lại quốc tịch Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng nhằm gắn kết kiều bào với trong nước. Đây cũng là nội dung thường xuyên nổi lên trong số các nguyện vọng của kiều bào. Chúng ta sẽ phải nghiên cứu mở rộng hơn các khả năng liên quan đến vấn đề quốc tịch, vừa bảo đảm nguyên tắc luật pháp, vừa tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết nhanh chóng và thỏa đáng mong muốn của NVNONN.

Cùng với đó, cần tiếp tục thúc đẩy việc sửa đổi các luật liên quan đến quyền lợi thiết thân của kiều bào như xuất nhập cảnh, cư trú, đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đầu tư… theo hướng cởi mở, thuận lợi hơn, phù hợp với quy định của Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và tinh thần của Nghị quyết 36-NQ/TW, Chỉ thị 45-CT/TW và Kết luận 12-KL/TW về công tác đối với NVNONN.

Đối với nhóm biện pháp thứ hai, cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thương mại. Để làm được việc này, cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tạo môi trường, thị trường, sân chơi bình đẳng, thuận lợi, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế cho doanh nghiệp kiều bào cũng như các thành phần kinh tế khác. Bên cạnh đó, chú trọng đến giới trẻ kiều bào, có những biện pháp để tạo điều kiện về việc làm, khởi nghiệp cho kiều bào trẻ, lao động VNONN sau khi trở về; tranh thủ vai trò kết nối kinh tế, hiểu biết của người lao động trong kết nối địa phương với địa phương, doanh nghiệp người lao động của địa phương đang hoặc đã từng làm việc.

Đồng thời, việc phát huy nguồn lực phải gắn chặt với việc hỗ trợ, chăm lo và phát huy nguồn lực. Do đó, cũng cần triển khai các chủ trương, biện pháp hỗ trợ kịp thời để nguồn lực của NVNONN không ngừng lớn mạnh. Bên cạnh việc củng cố vị thế của đất nước, cần có các biện pháp hỗ trợ việc củng cố địa vị pháp lý của cộng đồng NVNONN, trao đổi cùng các nước để tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt làm ăn sinh sống tại sở tại, đóng góp cho sở tại và quê hương...

Nguồn: baochinhphu.vn
True
Lãnh đạo tỉnh tiếp đoàn công tác Công ty TNHH Xe buýt Becamex TokyuĐối ngoại Bình DươngTinLãnh đạo tỉnh tiếp đoàn công tác Công ty TNHH Xe buýt Becamex Tokyu/PublishingImages/2024-02/bus tokyu_Key_22022024154117.jpg
Chiều 21-2, ông Nguyễn Hoàng Thao, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã tiếp đoàn công tác Công ty TNHH Xe buýt Becamex Tokyu, do ông Furukawa Takashi, Tổng Giám đốc Tập đoàn Xe buýt Tokyu (Nguyên Tổng Giám đốc đầu tiên của Công ty TNHH Xe buýt Becamex Tokyu) làm trưởng đoàn, đến thăm, chúc tết và báo cáo một số kết quả hoạt động, kế hoạch trong tương lai với lãnh đạo tỉnh nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập công ty.
2/22/2024 16:00YesĐã ban hành

 

Lãnh đạo tỉnh tiếp đoàn công tác Công ty TNHH xe buýt Becamex Tokyu.

Tại buổi tiếp đoàn, lãnh đạo tỉnh đã thông tin khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và sự hợp tác với Nhật Bản. Hiện nay, Bình Dương tiếp tục tập trung khởi công nhiều tuyến đường lớn như: đường Vành đai 3, đường Vành đai 4 và cao tốc Hồ Chí Minh – Chơn Thành; sẽ có gần 200 km cao tốc qua Bình Dương, kết nối sân bay, cảng biển… Tỉnh sẽ hình thành vành đai công nghiệp, với quy mô trên 20.000 ha dọc theo các tuyến cao tốc, từ đó tạo ra động lực và không gian phát triển mới cho địa phương...

 

 

Lãnh đạo tỉnh và Công ty TNHH xe buýt Becamex Tokyu cùng tặng quà quà lưu niệm.

Ông Nguyễn Hoàng Thao bày tỏ niềm vui mừng được đón tiếp ông Furukawa Takashi cùng thành viên đoàn đến thăm và chúc tết. Tỉnh Bình Dương luôn ghi nhận những đóng góp của ông Furukawa Takashi và Công ty Xe buýt Becamex Tokyu từ những ngày đầu phát triển thành phố mới. Ông Nguyễn Hoàng Thao mong muốn ông Furukawa Takashi cùng các đối tác Nhật Bản nói chung, Tập đoàn Tokyu nói riêng sẽ tiếp tục đồng hành, ủng hộ vì sự phát triển của tỉnh Bình Dương; cùng nhau khai thác tốt hơn các cơ hội và mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực; tiếp tục triển khai các dự án trong thời gian tới như: khai trương tuyến buýt kết nối thành phố mới Bình Dương với TP.Hồ Chí Minh... 

 

Lãnh đạo tỉnh và Công ty TNHH xe buýt Becamex Tokyu chụp hình lưu niệm

Nhân kỷ niệm 10 năm ngày thành lập công ty, thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Nguyễn Hoàng Thao gửi đến ông Furukawa Takashi cùng toàn thể nhân viên Công ty TNHH Xe buýt Becamex Tokyu lời chúc sức khỏe, thành công và hạnh phúc. 

Tiếp đó, lãnh đạo tỉnh đã tham dự  lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty TNHH xe buýt Becamex Tokyu. Tại đây, lãnh đạo tỉnh đã tặng hoa và kỷ niệm chương cho tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Công ty TNHH xe buýt Becamex Tokyu vì đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh Bình Dương.

Công ty TNHH xe buýt Becamex Tokyu thành lập ngày 14-2-2014 với số vốn là 40 tỷ đồng. Ban đầu công ty có 9 xe buýt với 3 tuyến buýt kết nối TP.Thủ Dầu Một với thành phố mới Bình Dương, số lượng nhân viên 20 người. Đến nay, công ty có 37 xe, trong đó 28 xe chạy bằng nhiên liệu khí nén CNG và 9 xe chạy Dầu DO tiêu chuẩn khí thải Euro 4 trở lên, vận hành 12 tuyến xe buýt và số lượng nhân viên gần 100 người.

Nguồn: baobinhduong.vn

True
Đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểmTin tứcTinĐẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm/PublishingImages/2024-02/giao thong_Key_22022024155419.jpg
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh, các nhà thầu, đơn vị thi công và chủ đầu tư đã triển khai nhiều giải pháp. Ngay sau kỳ nghỉ tết, các đơn vị đã tập trung trang thiết bị, phương tiện, nhân lực để thi công. Các dự án giao thông kết nối vùng quan trọng như Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh, cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành cũng đang hoàn tất hồ sơ, thủ tục theo quy định để sớm khởi công.
2/22/2024 16:00YesĐã ban hành

Thi công xuyên tết

Ông Trần Hùng Việt, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh, cho biết đến nay tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm đều đang đẩy nhanh tiến độ thi công. Cụ thể, công trình Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh, gói xây lắp số 2 các đơn vị đã bố trí làm việc xuyên tết để bảo đảm tiến độ theo yêu cầu của chủ đầu tư.

 

Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra thực tế Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13. Ảnh: MINH DUY

Dự án thành phần 5 đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh được chia làm 4 gói thầu xây lắp (XL). Gói XL1 xây dựng nút giao Tân Vạn hiện đang lựa chọn các nhà thầu, bảo hiểm, tư vấn giám sát; gói XL2 xây dựng nút giao Bình Chuẩn đạt khối lượng 15%; gói thầu đoạn Bình Chuẩn đến sông Sài Gòn (XL3) hiện các nhà thầu đã tập kết xe máy, thiết bị, đang phối hợp chính quyền địa phương và các hộ dân tiếp nhận mặt bằng, triển khai thi công 1 cọc khoan nhồi, 4 cọc thử CDM, đào vét hữu cơ; gói thầu XL4 thi công cầu Bình Gởi, tiến độ thi công hiện đạt khối lượng 17% so với hợp đồng.

“Dự án thành phần 5 đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các gói thầu XL đã triển khai thi công, tập trung hoàn thiện các thủ tục để khởi công gói thầu còn lại trong tháng 2-2024. Dự kiến công trình hoàn thành trong tháng 6-2025. Dự án thành phần 6 tiếp tục theo dõi, đôn đốc tiến độ chi trả bồi thường các trường hợp giải tỏa. Riêng đối với đoạn 15,3km trùng đường Mỹ Phước - Tân Vạn sẽ thực hiện theo ý kiến chỉ đạo cấp thẩm quyền, lựa chọn phương án tối ưu thực hiện dự án”, ông Trần Hùng Việt nói.

Trên công trình đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, đến nay đoạn Bắc Tân Uyên và Bàu Bàng đã bàn giao mặt bằng đạt 100%, đoạn tuyến chính qua địa bàn Phú Giáo đã bàn giao mặt bằng đạt 99%. Hiện còn 16 trường hợp chưa đồng ý bàn giao mặt bằng, chủ yếu vướng về nguồn gốc đất và đơn giá nộp tiền sử dụng đất, giao nền tái định cư ngoài thực địa thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện Phú Giáo.

Trên công trường xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai (cầu Bạch Đằng 2) chiều dài khoảng 400m, quy mô 4 làn xe hiện đang triển khai thi công, khối lượng đạt 65% theo hợp đồng. Ngay say kỳ nghỉ tết, 100% kỹ sư, công nhân đã có mặt trên công trường để tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phấn đấu hoàn thành công trình trong quý II-2024.

 

Dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua Bình Dương đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. Trong ảnh: Nút giao Bình Chuẩn thuộc gói xây lắp số 2 của dự án được đơn vị trúng thầu tổ chức thi công xuyên tết. Ảnh: MINH DUY

Bảo đảm tiến độ

Dự án đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 1 theo phương thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT với tổng mức đầu tư khoảng 18.247 tỷ đồng, trong đó Ban Giao thông, thuộc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư đang thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án.

Với dự án đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành, ông Trần Hùng Việt cho biết dự kiến công bố chủ trương thực hiện trong tháng 3-2024. Trên tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, đơn vị sẽ phấn đấu đẩy nhanh tiến độ để kịp khởi công công trình trong dịp 2-9-2024.

Dự án thành phần 1 đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh (GPMB), hiện UBND tỉnh đã phê duyệt dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư và phê duyệt hồ sơ cắm cọc GPMB đoạn Thủ Biên - Đất Cuốc. Tổng Công ty Becamex IDC đã lập hồ sơ thiết kế ranh GPMB trên phạm vi xây dựng của dự án thành phần 2, Sở Giao thông - Vận tải đang thẩm định và trình phê duyệt theo quy định. Đối với phần GPMB đường Thủ Biên - Đất Cuốc, UBND huyện Bắc Tân Uyên đã ban hành kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đợt 1, đợt 2 và đang khảo sát lập chứng thư thẩm định giá bồi thường, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh đang tiến hành kiểm kê các trường hợp bị ảnh hưởng của dự án.

Một trong những dự án được người dân TP.Thủ Dầu Một, TP.Thuận An và TX.Bến Cát quan tâm đó là tuyến đường ven sông Sài Gòn đi qua 3 địa phương, có tổng chiều dài khoảng 55km. Công trình này hoàn thành sẽ góp phần chỉnh trang đô thị 3 địa phương, tạo trục giao thông kết nối và là một tuyến đường đẹp ven sông Sài Gòn.

 

Ngay sau kỳ nghỉ tết, 100% kỹ sư, công nhân đã trở lại công trường thi công cầu Bạch Đằng 2 vượt sông Đồng Nai

Đến nay, đoạn qua TP.Thủ Dầu Một thuộc đường Nguyễn Tri Phương, từ cầu Thầy Năng đến cầu Thủ Ngữ dài 766m, đơn vị thi công đang triển khai thực hiện hạng mục công viên, tiến độ đạt 55% khối lượng; hạng mục giao thông, chiếu sáng, tiến độ đạt 65% khối lượng theo hợp đồng, dự kiến hoàn thành dự án trong tháng 6-2024. Đoạn từ rạch Bảy Tra đến rạch Bà Lụa dài khoảng 2,2km hiện UBND TP.Thủ Dầu Một đã hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định.

Đường ven sông Sài Gòn đoạn qua TP.Thuận An gồm có dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường ven sông Sài Gòn, đoạn từ đường Gia Long đến đường Vĩnh Phú 40 dài khoảng 1,84km và đoạn từ rạch Bình Nhâm đến giáp cảng An Sơn dài khoảng 2,23km. Hiện UBND tỉnh đã có chủ trương đầu tư, UBND TP.Thuận An đang triển khai lập điều chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư với quy mô lộ giới 32m. Dự án xây dựng đường ven sông Sài Gòn đoạn từ rạch Bà Lụa đến cảng An Sơn khoảng 3km, Ban Giao thông đã lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đang trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định.

Dự án nút giao ngã năm Phước Kiến hiện Ban Giao thông đang triển khai công tác GPMB và khảo sát, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - dự toán công trình. Hiện UBND TP.Thủ Dầu Một đã phê duyệt phương án bồi thường thu hồi 0,63 ha đất đạt 100%. Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.Thủ Dầu Một đang thực hiện chi trả tiền bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Ban Giao thông tiếp tục phối hợp UBND TP.Thủ Dầu Một đẩy nhanh tiến độ thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đồng thời tiếp tục thực hiện các thủ tục triển khai dự án tiếp theo theo quy định; Tổng Công ty Becamex IDC phối hợp cùng các sở, ngành khẩn trương nghiên cứu hồ sơ hạng mục cầu vượt, sớm h​​oàn thiện các thủ tục pháp lý, triển khai thi công.​

Nguồn: baobinhduong.vn

True
Chi Đoàn Sở Ngoại vụ trao quà Tết tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hộiHoạt động đoàn thểBài viếtChi Đoàn Sở Ngoại vụ trao quà Tết tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội/PublishingImages/2024-02/chi doan 1_Key_01022024084829.jpg
Chiều ngày 26 tháng 1, hưởng ứng chương trình “Mùa xuân cho em” nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Chi Đoàn Sở Ngoại vụ đã đến thăm và trao quà Tết cho trẻ em và người lớn tuổi đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương.
2/1/2024 9:00NoĐã ban hành

​Tham gia đoàn có đồng chí Nguyễn Phúc Nghi, Bí thư Chi Đoàn; đồng chí Phạm Hữu Thành Tâm, Phó Bí thư Chi Đoàn cùng các đoàn viên Chi Đoàn.

chi doan 1.jpg

Chi Đoàn Sở Ngoại vụ tặng quà cho các cá nhân tại Trung tâm.

Tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương, Chi Đoàn đã thăm hỏi, động viên các các nhân đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại đây. Đoàn cũng đã trao tặng cho các cá nhân 50 phần quà Tết, trong đó có bánh kẹo, sữa chua, gạo, v.v.

Các em nhỏ và người lớn tuổi tại Trung tâm bày tỏ niềm vui và xúc động khi nhận được những món quà Tết từ Chi Đoàn Sở Ngoại vụ. 

chi doan 3.jpg

Đoàn viên Chi Đoàn hỏi thăm và tặng quà cho một em nhỏ khiếm thị tại Trung tâm.

Thông qua hoạt động này, Chi Đoàn Sở Ngoại vụ đã góp phần lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, mang đến niềm vui cho các em nhỏ và người lớn tuổi có hoàn cảnh đặc biệt tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương.

chi doan 2.jpg

Đoàn viên Chi Đoàn Sở Ngoại vụ chụp ảnh lưu niệm tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương.

Chi đoàn 

False
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng thống PhilippinesĐối ngoại Việt NamTinChủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng thống Philippines/PublishingImages/2024-01/vo van thuong_Key_31012024145012.jpg
Sáng ngày 30/1, ngay sau Lễ đón cấp Nhà nước tại Phủ Chủ tịch, trong bầu không khí hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr.
1/31/2024 15:00YesĐã ban hành

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng thống Philippines- Ảnh 1. 

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhiệt liệt chào mừng Ngài Ferdinand Romualdez Marcos Jr. lần đầu tiên thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trên cương vị Tổng thống Philippines; nhấn mạnh chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng, góp phần tạo xung lực mới đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Philippines ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhất là trong bối cảnh hai nước hướng tới kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược năm 2025 và 50 năm quan hệ ngoại giao năm 2026; đồng thời chúc mừng những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Philippines, nổi bật là việc Philippines trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực.

Tổng thống Marcos Jr. cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và nồng hậu phía Việt Nam dành cho đoàn; đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc và các thành tựu đối ngoại nổi bật mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua; khẳng định Việt Nam tiếp tục là Đối tác chiến lược duy nhất của Philippines trong ASEAN; mong muốn đưa hợp tác giữa hai nước ngày càng hiệu quả và thực chất.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng thống Philippines- Ảnh 2. 

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai Nhà lãnh đạo đánh giá cao sự phát triển của quan hệ song phương thời gian qua, đặc biệt sau khi nâng cấp lên thành quan hệ Đối tác chiến lược năm 2015. Quan hệ chính trị, ngoại giao ngày càng được củng cố thông qua duy trì các cuộc tiếp xúc, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; các cơ chế hợp tác song phương được triển khai hiệu quả. Hợp tác kinh tế phát triển tích cực với kim ngạch thương mại hai chiều liên tục tăng mạnh trong những năm gần đây. Philippines tiếp tục là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Hợp tác trên các lĩnh vực như văn hóa, du lịch, giáo dục – đào tạo, giao lưu nhân dân… phục hồi nhanh sau đại dịch.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng thống Philippines- Ảnh 3. 

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh chuyến thăm của Ngài Ferdinand Romualdez Marcos Jr. có ý nghĩa quan trọng, góp phần tạo xung lực mới đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Philippines ngày càng phát triển mạnh mẽ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về định hướng phát triển quan hệ hai nước thời gian tới, hai Nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác chính trị, ngoại giao thông qua tăng cường trao đổi chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao và các cấp; cùng phối hợp xây dựng Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2025-2030. Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác kinh tế, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 10 tỷ USD thông qua hạn chế áp dụng các rào cản thương mại, tạo thuận lợi xuất nhập khẩu các mặt hàng hai bên có tiềm năng và thế mạnh như thủy sản, sản phẩm trái cây, rau quả...; tận dụng tốt cơ hội từ các thỏa thuận thương mại khu vực; khuyến khích doanh nghiệp hai nước đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như công nghệ chế biến, nông nghiệp công nghệ cao, cơ sở hạ tầng, dầu khí,…; đồng thời mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới và quan trọng như kinh tế số, kinh tế xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo và củng cố khả năng tự cường của chuỗi cung ứng… Hai bên cùng nhất trí hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu, khắc phục ô nhiễm, giảm phát thải carbon, xử lý rác thải nhựa…

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng thống Philippines- Ảnh 4. 

Tổng thống Marcos Jr. khẳng định Việt Nam tiếp tục là Đối tác chiến lược duy nhất của Philippines trong ASEAN; mong muốn đưa hợp tác giữa hai nước ngày càng hiệu quả và thực chất - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tổng thống Philippines cảm ơn Việt Nam sẵn sàng cung cấp nguồn gạo ổn định và lâu dài cho Philippines, đánh giá cao việc hai bên đã ký được Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại gạo trong dịp này, góp phần bảo đảm an ninh lương thực và tăng cường đoàn kết giữa hai nước. Tổng thống Marcos Jr. đánh giá cao sự đóng góp của cộng đồng người Việt tại Philippines đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của Philippines.

Hai Nhà lãnh đạo nhất trí thúc đẩy hợp tác an ninh, quốc phòng; nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác biển và đại dương; nhất trí hợp tác nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia và tội phạm sử dụng công nghệ cao. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị Philippines tiếp tục đối xử nhân đạo với ngư dân Việt Nam, sớm gia hạn Thỏa thuận về đường dây nóng giữa Bộ Nông nghiệp hai nước để trao đổi thông tin nhanh về hoạt động đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định; hỗ trợ Việt Nam sớm tháo gỡ thẻ vàng của Ủy ban châu Âu.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng thống Philippines- Ảnh 5. 
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng thống Philippines- Ảnh 6. 
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng thống Philippines- Ảnh 7. 

Hai Nhà lãnh đạo chứng khiến lễ trao đổi các văn kiện hợp tác hai nước trong một số lĩnh vực - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai Nhà lãnh đạo cũng nhất trí mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực quan trọng khác như giáo dục, văn hóa, du lịch, trong đó có việc mở thêm đường bay thẳng giữa hai nước; đẩy mạnh giao lưu nhân dân và phát huy vai trò của các tổ chức hữu nghị nhằm góp phần tăng cường gắn kết và hiểu biết lẫn nhau, góp phần thúc đẩy toàn diện quan hệ hai nước.

Trao đổi về hợp tác đa phương và khu vực, hai bên đánh giá cao việc hai nước thường xuyên phối hợp và ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào các tổ chức quốc tế; nhất trí ủng hộ Lào hoàn thành tốt trọng trách Chủ tịch ASEAN 2024 và phối hợp với các nước ASEAN khác duy trì đoàn kết và thống nhất trong ASEAN. Tổng thống Marcos Jr. khẳng định ủng hộ Việt Nam đăng cai thành công Năm APEC 2027. Về vấn đề Biển Đông, hai bên cam kết duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không; kêu gọi các bên kiềm chế, không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao, pháp lý, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Nhân dịp này, Tổng thống Marcos Jr. trân trọng mời Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm cấp Nhà nước tới Philippines vào thời gian phù hợp. Chủ tịch nước đã vui vẻ nhận lời. 

Sau hội đàm, hai bên đã ra Tuyên bố Báo chí chung và tổ chức lễ trao đổi các văn kiện hợp tác hai nước trong các lĩnh vực nông nghiệp, thương mại gạo, hợp tác biển, văn hóa./.

Nguồn: mofa.gov.vn

True
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thăm và chúc Tết một số cơ quan ngoại giao tại TP.Hồ Chí MinhĐối ngoại Bình DươngTinLãnh đạo tỉnh Bình Dương thăm và chúc Tết một số cơ quan ngoại giao tại TP.Hồ Chí Minh/PublishingImages/2024-01/nguyen van danh_Key_30012024153222.jpg
​Chiều 25-01, Đoàn công tác tỉnh Bình Dương do ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, chúc mừng năm mới Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.Hồ Chí Minh. ​​
1/30/2024 16:00NoĐã ban hành

Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành đã chia sẻ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ông cũng đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ của Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.Hồ Chí Minh trong việc kết nối hợp tác giữa tỉnh Bình Dương với các địa phương và doanh nghiệp của Hoa Kỳ. Đặc biệt vào ngày 12/7/2023, UBND tỉnh Bình Dương và chính quyền bang Nebraska đã ký kết Bản ghi nhớ về thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị nhân dịp Đoàn Thống đốc bang Nebraska sang thăm và làm việc chính thức tại tỉnh Bình Dương.

 z5111056610111_9592299a7b6d6ab5263ccff62357da93.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành thăm và chúc mừng năm mới Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Hoa Kỳ hiện đứng thứ 10 trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Bình Dương với 135 dự án đầu tư và tổng số vốn 1 tỷ 360 triệu đô la Mỹ. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là ngành điện, điện tử, logistic, gạch men và sứ vệ sinh, đồ gỗ và trang trí nội thất, hóa mỹ phẩm, may thêu và các sản phẩm dệt may xuất khẩu…

 z5111056608429_49b207a5d87622874eac189dd67ccc8e.jpg

Đoàn công tác tỉnh Bình Dương thăm và chúc mừng năm mới Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.Hồ Chí Minh

 

Cảm ơn Đoàn lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã đến chúc Tết, bà Anne Benjaminson - Phó Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.Hồ Chí Minh bày tỏ ấn tượng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương và cảm ơn lãnh đạo tỉnh đã hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp Hoa Kỳ trên địa bàn tỉnh.

Chiều cùng ngày, Đoàn công tác tỉnh Bình Dương cũng tới thăm và chúc mừng năm mới Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại TP.Hồ Chí Minh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành đánh giá cao sự hỗ trợ, hợp tác của JICA đối với các dự án ODA tại tỉnh Bình Dương. Thời gian qua, JICA đã hỗ trợ vốn ODA cho tỉnh Bình Dương đầu tư hoàn thành 02 dự án Cải thiện môi trường nước Nam Bình Dương giai đoạn 1 và giai đoạn 2, giải quyết vấn đề thoát nước và xử lý nước sinh hoạt tại thành phố Thủ Dầu Một và Thuận An. Tổng vốn ODA do JICA tài trợ khoảng 27 tỷ 730 triệu Yên (tương đương 5.753 tỷ đồng).

 z5111056618540_e980f80aa77a38dd8c3d9c00eeb0607b (1).jpg

Đoàn công tác tỉnh Bình Dương thăm và chúc mừng năm mới Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA

Ông Karasawa Masayuki - Trưởng Đại diện JICA đánh giá cao sự phối hợp, hỗ trợ của chính quyền tỉnh Bình Dương trong việc triển khai các dự án của JICA.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành gửi lời cảm ơn và mong muốn JICA tiếp tục nghiên cứu hỗ trợ các dự án ODA trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đặc biệt là dự án trong lĩnh vực giao thông.

Thùy Linh​

False
Tọa đàm Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài với các địa phương vùng Đông Nam bộĐối ngoại Bình DươngTinTọa đàm Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài với các địa phương vùng Đông Nam bộ/PublishingImages/2024-01/toa dam truong co quan dai dien 2024_Key_24012024162828.jpeg
Chiều 23-01, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, UBND tỉnh Bình Dương phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức Tọa đàm Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 với các địa phương vùng Đông Nam bộ.
1/24/2024 17:00YesĐã ban hành

Về phía Bộ Ngoại giao, tham dự có ông Mai Phan Dũng - Đại sứ, Trưởng phái Đoàn đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ; các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành vùng Đông Nam bộ.

Tham dự có ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Trương Thị Bích Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở ngành tỉnh; các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.


Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở các nước tham dự buổi Toạ đàm

Tại buổi Tọa đàm, các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã nghe các tỉnh, thành, Hiệp hội ngành hàng chia sẻ những lợi thế của địa phương và cơ hội hợp tác để phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực chất lượng cao, chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, phát triển du lịch sinh thái; phát triển công nghiệp phụ trợ ngành da giày, dệt may, thiết bị điện tử... Đồng thời kiến nghị Đoàn hỗ trợ tìm kiếm đối tác liên quan đến sản xuất nguyên, nhiên liệu ngành phụ trợ để phục vụ các lĩnh vực sản xuất chủ lực của Việt Nam.


Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh phát biểu tại buổi Tọa đàm

Trao đổi tại buổi Tọa đàm, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết, thời gian tới, Bình Dương ưu tiên thu hút đầu tư các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện với môi trường, ít thâm dụng lao động, tạo ra giá trị gia tăng cao; dịch vụ tài chính, logistics và các dịch vụ hiện đại khác; các ngành công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp công nghệ cao và đặc biệt là thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp Khoa học công nghệ trên nền tảng công nghiệp 4.0. Bình Dương rất mong Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài quan tâm kết nối Bình Dương với các đối tác tiềm năng để cùng nhau phát triển. 


Đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành Đông Nam bộ chia sẻ thông tin tại buổi Tọa đàm​

Các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài đã chia sẻ những cơ hội kết nối hợp tác của các địa phương. Hiện tại, các quốc gia rất quan tâm đến phát triển công nghiệp công nghệ cao, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thị trường lao động. Các Đại sứ sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất, nhập khẩu tại các nước sở tại. Theo các Đại sứ, thị trường châu Âu rất giàu tiềm năng, đây là cơ hội để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được các thị trường mới, đa dạng hoá các thị trường nhập khẩu để không bị thiếu hụt nguồn nguyên, nhiên liệu. Các doanh nghiệp cần tận dụng thời cơ để nắm bắt cơ hội; quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để thu hút các nhà đầu tư...


Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chia sẻ các cơ hội mở rộng thị trường của các doanh nghiệp​


Ông Mai Phan Dũng phát biểu kết luận buổi Tọa đàm​

Phát biểu kết luận buổi Tọa đàm, ông Mai Phan Dũng đánh giá cao các định hướng rất thiết thực của các địa phương trong lĩnh vực thu hút đầu tư và mở rộng thị trường; ông đề nghị các địa phương phối hợp với các Đại sứ quán Việt Nam tại các nước để trao đổi những thông tin cần thiết, có giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại. Đoàn sẽ nghiên cứu hỗ trợ hết khả năng để làm cầu nối cho các địa phương với các đối tác quốc tế.

Nguồn: binhduong.gov.vn​

True
Bình Dương họp mặt Lãnh sự đoàn và các cơ quan nước ngoàiĐối ngoại Bình DươngTinBình Dương họp mặt Lãnh sự đoàn và các cơ quan nước ngoài/PublishingImages/2024-01/ngoai giao doan 2024_Key_24012024163123.jfif
Tối 23-01, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Họp mặt Lãnh sự đoàn và các cơ quan nước ngoài.
1/24/2024 17:00YesĐã ban hành

Tham dự họp mặt có ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tị​ch UBND tỉnh; ông Mai Phan Dũng - Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ; các Đại sứ, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại các nước, đại diện cơ quan ngoại giao và lãnh đạo các tỉnh, thành khu vực Đông Nam bộ.​

Phát biểu tại buổi họp mặt, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho biết, năm 2023, các hoạt động đối ngoại diễn ra sôi nổi, đa dạng. Tỉnh Bình Dương đã tổ chức thành công các sự kiện, hội nghị quốc tế quy mô lớn và đặc biệt quan trọng như: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis châu Á 2023, Gặp gỡ Nhật Bản 2023, Gặp gỡ Singapore 2023,... nhằm thu hút đầu tư thương mại, trao đổi, chia sẻ và học tập kinh nghiệm về khoa học công nghệ, quản lý, quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu xây dựng thành phố thông minh.

Song song với các hoạt động ngoại giao kinh tế, đón tiếp các đoàn khách quốc tế, hoạt động ngoại giao văn hóa cũng được đẩy mạnh và diễn ra sôi nổi. Năm 2023 cũng đánh dấu sự kiện quan trọng trong công tác ngoại giao khi Bình Dương ký kết Bản ghi nhớ về thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với 02 địa phương nước ngoài: Bang Nebraska (Hoa Kỳ), tỉnh Artemisa (Cuba); tiếp tục ký kết Bản ghi nhớ hợp tác với tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản) trong lĩnh vực điều dưỡng. 

Tính đến nay, tỉnh Bình Dương đã thiết lập mối quan hệ hợp tác hữu nghị với 13 địa phương nước ngoài và là thành viên chính thức, đối tác đáng tin cậy của 03 tổ chức quốc tế. Đặc biệt, năm 2023, Bình Dương được ICF vinh danh đạt TOP1 cộng đồng có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu trên thế giới.

ngoaigiao 1.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu tại buổi họp mặt

Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, một trong những yếu tố quan trọng giúp cho tỉnh Bình Dương đạt được thành quả tốt đẹp trên lĩnh vực đối ngoại thời gian qua chính là sự hợp tác chặt chẽ, sự hỗ trợ nhiệt tình của Bộ Ngoại giao, các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, Tổng Lãnh sự quán, Cơ quan thương vụ, Hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoàinước... trong việc quảng bá, cung cấp thông tin và giới thiệu Bình Dương đến các nhà đầu tư và cộng đồng quốc tế; tạo cơ hội cho Bình Dương củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới vì mục tiêu phát triển bền vững.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tỉnh Bình Dương đã và đang đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương; tăng cường các hoạt động giao lưu hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó ưu tiên các lĩnh vực công nghệ cao, chip bán dẫn, năng lượng xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn,... Qua đó, góp phần tạo nền tảng và động lực trên bước đường hội nhập; hiện thực hóa mục tiêu trở thành một tỉnh công nghiệp, một đô thị thông minh và hiện đại; hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hình thành môi trường thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển hiệu quả và thành công.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cảm ơn và mong muốn các cơ quan ngoại giao, các nhà ngoại giao đoàn tiếp tục hỗ trợ và đồng hành cùng tỉnh trong công cuộc xây dựng Bình Dương ngày càng phát triển ổn định hơn trong thời gian tới. 

ngoaigiao 2.jpg

Ngài Kho Nge Seng Roy - Tổng Lãnh sự Cộng hòa Singapore tại TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi họp mặt  

Thay mặt Lãnh sự đoàn, Ngài Kho Nge Seng Roy - Tổng Lãnh sự Cộng hòa Singapore tại TP. Hồ Chí Minh chúc mừng những thành quả nổi bật mà Bình Dương đạt được trong năm qua; đồng thời đánh giá cao chiến lược phát triển và định hướng thu hút đầu tư của tỉnh Bình Dương trong tương lai. Ngài cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của lãnh đạo tỉnh đối với các cơ quan nước ngoài và các nhà đầu tư. Lãnh sự đoàn mong muốn được tiếp tục làm việc và hợp tác với Bình Dương trong nhiều lĩnh vực, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng.

ngoaigiao 3.jpg

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương và các Tổng Lãnh sự, đại diện cơ quan nước ngoài chụp ảnh lưu niệm

Nguồn: binhduong.gov.vn

True
Tổng thống Đức: Việt Nam là đối tác kinh tế tin cậyĐối ngoại Việt NamTinTổng thống Đức: Việt Nam là đối tác kinh tế tin cậy/PublishingImages/2024-01/tong thong duc_Key_24012024093320.jgp_Key_24012024093320.jpg
Hội đàm với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Tổng thống Đức khẳng định Việt Nam là đối tác kinh tế tin cậy, mong muốn đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Việt Nam, nhất là về đầu tư.
1/24/2024 10:00YesĐã ban hành

Tổng thống Đức: Việt Nam là đối tác kinh tế tin cậy- Ảnh 1. 

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier.

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức Frank- Walter Steinmeier và Phu nhân thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 23 đến ngày 24/1/2024. Sau Lễ đón trọng thể với nghi thức bắn 21 loạt đại bác chào mừng Tổng thống Đức, vào chiều ngày 23/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã hội đàm với Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhiệt liệt chào mừng Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam, bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và tin cậy chính trị, tạo động lực đẩy mạnh toàn diện quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Đức, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Cảm ơn Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng về sự đón tiếp trọng thị và nồng hậu, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier bày tỏ ấn tượng về sự phát triển kinh tế - xã hội năng động của Việt Nam; nhấn mạnh trong gần 50 năm qua, sự gắn kết chặt chẽ và tin cậy lẫn nhau giữa hai nước không ngừng được củng cố phát triển; khẳng định mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực thương mại - đầu tư, chuyển đổi năng lượng, lao động và dạy nghề, hợp tác phát triển, cũng như phối hợp chặt chẽ đóng góp cho hòa bình và các vấn đề hợp tác khu vực, toàn cầu.


Tổng thống Đức: Việt Nam là đối tác kinh tế tin cậy- Ảnh 2. 

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier tiến hành hội đàm.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên phát triển quan hệ với Đức. Nhân dịp này, Chủ tịch nước cảm ơn Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Đức đã hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam phòng chống COVID-19, thể hiện tình hữu nghị và đoàn kết gắn bó giữa hai nước, góp phần giúp Việt Nam đẩy lùi dịch bệnh và sớm mở cửa, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.

Trong không khí tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Frank-Walter Steinmeier đã trao đổi về các phương hướng, biện pháp lớn nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Đức, cũng như chia sẻ về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về những phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam – Đức trong gần 5 thập kỷ qua, đặc biệt kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược. Tin cậy chính trị giữa hai nước ngày càng được củng cố thông qua trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương. Trong nhiều năm, Đức luôn là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam ở châu Âu và Việt Nam hiện là một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Đức tại Đông Nam Á. Kim ngạch hai nước năm 2023 đạt xấp xỉ 12 tỷ USD, tăng gấp 3 lần trong 10 năm qua. Đức là nhà đầu tư lớn thứ tư trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam.

Nhằm phát huy nền tảng quan hệ tốt đẹp và những tiềm năng hợp tác to lớn giữa Việt Nam và Đức, hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị thông qua trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp, triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương gồm Đối thoại chiến lược, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, Tham vấn Chính phủ về Hợp tác phát triển, Đối thoại về Nhà nước pháp quyền, phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động chiến lược Việt Nam – Đức giai đoạn 2023 - 2025.

Tổng thống Đức: Việt Nam là đối tác kinh tế tin cậy- Ảnh 3. 

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cảm ơn sự hỗ trợ của Đức đối với Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác phát triển trong hơn 3 thập kỷ qua.

Hai nhà lãnh đạo vui mừng nhận thấy hợp tác hai nước trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo đạt nhiều kết quả tích cực, nhất là Đại học Việt Đức, dự án biểu tượng của quan hệ hai nước, đang vận hành hiệu quả. Tổng thống Frank-Walter Steinmeier mong muốn hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ để Trường Đại học Việt Đức phát triển thành công, nhất là thu hút ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị Đức tiếp tục hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam, ủng hộ Trường Đại học Việt Đức mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Trong lĩnh vực kinh tế, hai bên nhất trí tiếp tục triển khai đầy đủ và hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), tạo thuận lợi cho các mặt hàng thế mạnh của mỗi nước tiếp cận thị trường của nhau. Tổng thống Đức khẳng định Việt Nam là đối tác kinh tế tin cậy, mong muốn đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Việt Nam, nhất là về đầu tư. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị Đức sớm hoàn tất các thủ tục phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) và thúc đẩy Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ thẻ vàng IUU đối với thủy sản của Việt Nam.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cảm ơn sự hỗ trợ của Đức đối với Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác phát triển trong hơn 3 thập kỷ qua, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đề nghị Đức tiếp tục cung cấp ODA cho Việt Nam trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường và đào tạo nghề. Về ứng phó với biến đổi khí hậu, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier khẳng định Đức sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam về công nghệ, chuyên gia, tài chính trong triển khai khuôn khổ JETP nhằm góp phần thực hiện các cam kết giảm khí phát thải về 0 đến năm 2050 mà Việt Nam đưa ra tại Hội nghị COP26.


Tổng thống Đức: Việt Nam là đối tác kinh tế tin cậy- Ảnh 4. 

Tổng thống Frank-Walter Steinmeier khẳng định Đức sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam về công nghệ, chuyên gia, tài chính trong triển khai khuôn khổ JETP.

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh – quốc phòng, khoa học - công nghệ, tư pháp, nông nghiệp; đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa, qua đó góp phần tăng cường sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, thiết thực kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đức vào năm 2025.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mong muốn Đức tiếp tục quan tâm và tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam ở Đức sinh sống ổn định, tiếp tục là cầu nối, đóng góp tích cực cho quan hệ hữu nghị hai nước. Tổng thống Đức khẳng định cộng đồng 200 nghìn người Việt Nam tại Đức hội nhập thành công, đóng góp tích cực cho xã hội sở tại.

Trên bình diện quốc tế, hai nước nhất trí phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và đa phương như khuôn khổ hợp tác ASEAN - Đức, ASEAN – EU, Liên Hợp Quốc. Về vấn đề Biển Đông, hai nhà lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), ủng hộ tiến trình đàm phán COC thực chất, hiệu quả giữa ASEAN và Trung Quốc.

Sau Hội đàm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Frank-Walter Steinmeier đã cùng chứng kiến Lễ ký Thỏa thuận hợp tác về lao động di cư giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Lao động và Xã hội Liên bang Đức./.

Nguồn: baochinhphu.vn




True
Việt Nam-Lào tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy các dự án hợp tác trọng điểmĐối ngoại Việt NamTinViệt Nam-Lào tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy các dự án hợp tác trọng điểm/PublishingImages/2024-01/thu tuong pmc tiep thu tuong lao_Key_08012024094115.jpg
Sáng 6/1, sau lễ đón chính thức, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandon trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam kết hợp đồng chủ trì kỳ họp 46 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào của Thủ tướng Sonexay Siphandon.
1/8/2024 10:00YesĐã ban hành

Việt Nam-Lào tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy các dự án hợp tác trọng điểm- Ảnh 1. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Lào Sonexay Siphandon lần đầu tiên sang thăm chính thức Việt Nam trên cương vị mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong không khí thân mật và thắm tình đồng chí, anh em, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Sonexay Siphandone lần đầu tiên sang thăm chính thức Việt Nam trên cương vị mới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao những thành tựu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào đã đạt được trong thời gian qua; đặc biệt là chính trị-xã hội ổn định, quốc phòng-an ninh được giữ vững, kinh tế phục hồi; đồng thời bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, đất nước Lào anh em sẽ vượt qua mọi khó khăn và thách thức, thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ IX, tiếp tục triển khai thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chân thành cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của Đảng, Nhà nước Lào anh em đối với công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây và sự nghiệp xây dựng, phát triển Tổ quốc Việt Nam ngày nay; khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào.

Việt Nam-Lào tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy các dự án hợp tác trọng điểm- Ảnh 2. 

Thủ tướng Sonexay Siphandone cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu và trọng thị của Chính phủ và nhân dân Việt Nam dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Lào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Sonexay Siphandone cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu và trọng thị của Chính phủ và nhân dân Việt Nam dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Lào; nhấn mạnh vui mừng lần đầu tiên sang thăm chính thức Việt Nam trên cương vị mới; bày tỏ ấn tượng và chúc mừng những thành tựu về phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng-an ninh, đối ngoại to lớn mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua, giúp không ngừng nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và coi đây là niềm cổ vũ, động viên to lớn đối với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước Lào.

Nhân dịp này, Thủ tướng Sonexay Siphandone chân thành cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu, chí nghĩa, chí tình mà Việt Nam dành cho Lào trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng phát triển đất nước.

Hai Thủ tướng cùng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp, toàn diện, sâu rộng và hiệu quả của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào trên tất cả các lĩnh vực.

Quan hệ chính trị tiếp tục được củng cố, ngày càng tin cậy, gắn bó và giữ vai trò nòng cốt, định hướng tổng thể quan hệ hai nước. Hai bên thường xuyên trao đổi các chuyến thăm và các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cấp cao.

Việt Nam-Lào tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy các dự án hợp tác trọng điểm- Ảnh 3. 

Hai Thủ tướng cùng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp, toàn diện, sâu rộng và hiệu quả của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào trên tất cả các lĩnh vực - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hợp tác quốc phòng, an ninh và đối ngoại tiếp tục là những trụ cột quan trọng, ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả, giúp củng cố nền tảng vững chắc của quan hệ hai nước.

Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư tiếp tục có chuyển biến tích cực. Việt Nam hiện có 241 dự án đầu tư tại Lào với tổng vốn đăng ký 5,47 tỷ USD, duy trì vị trí thứ 3 trong số các quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào. Tổng kim ngạch thương mại song phương trong năm 2023 dự kiến đạt hơn 1,5 tỷ USD.

Hợp tác trên các lĩnh vực khác, như giáo dục-đào tạo, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch và giao lưu nhân dân… không ngừng được củng cố và tăng cường.

Về phương hướng hợp tác trong thời gian tới, hai Thủ tướng nhất trí tăng cường trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị hai Chính phủ cụ thể hoá và thực hiện hiệu quả thoả thuận giữa hai Bộ Chính trị Việt Nam - Lào và kết quả cuộc gặp Người đứng đầu ba đảng giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Chủ tịch Đảng CPP Hun Sen; triển khai tốt các thoả thuận giữa hai Chính phủ, trong đó có Thỏa thuận chiến lược hợp tác Việt Nam-Lào giai đoạn 2021-2030, Hiệp định về hợp tác song phương Việt Nam-Lào giai đoạn 2021-2025 và Thỏa thuận về kế hoạch hợp tác Việt Nam-Lào 2024.

Hai bên tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác quốc phòng, an ninh để xử lý hiệu quả các thách thức mới; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ biên giới, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, nhất là tội phạm ma túy; tiếp tục phối hợp, hỗ trợ trong việc tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào.

Việt Nam-Lào tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy các dự án hợp tác trọng điểm- Ảnh 4. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai bên đẩy mạnh hợp tác phát triển giữa các địa phương hai nước; tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Lào, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông, du lịch; tiếp tục thúc đẩy các dự án đường cao tốc Vientiane-Hà Nội, đường sắt Vientiane-Vũng Áng và các dự án hợp tác trọng điểm khác; hỗ trợ nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; tăng cường hợp tác ba bên giữa Việt Nam-Lào và đối tác phát triển phù hợp để thu hút, tạo thêm nguồn lực cho các dự án hợp tác; phối hợp rà soát, giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam yên tâm làm ăn tại Lào.

Hai bên thực hiện hiệu quả các nghị định thư, đề án hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; thúc đẩy hợp tác y tế, văn hóa, nghệ thuật, thể thao; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về truyền thống quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước.

Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, hai Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực, trong đó có duy trì đoàn kết, lập trường chung và vai trò trung tâm của ASEAN đối với những vấn đề an ninh, chiến lược của khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, như ASEAN, Liên Hợp Quốc, các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong; và đặc biệt là không ngừng thúc đẩy quan hệ hợp tác gắn bó giữa Việt Nam-Lào-Campuchia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Lào đảm nhận thành công các trọng trách quốc tế trong năm 2024, trong đó có vai trò Chủ tịch ASEAN.

Việt Nam-Lào tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy các dự án hợp tác trọng điểm- Ảnh 5. 

Thủ tướng Sonexay Siphandone chân thành cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu, chí nghĩa, chí tình mà Việt Nam dành cho Lào trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng gửi lời thăm hỏi, chúc sức khỏe và chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới đồng chí Thongloun Sisoulith, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; đồng chí Xaysomphone Phomvihane, Chủ tịch Quốc hội và các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Lào.

Ngay sau hội đàm, hai Thủ tướng Chính phủ đã cùng chứng kiến lễ ký kết 4 văn kiện hợp tác gồm: Nghị định thư hợp tác biên phòng giữa hai Bộ Quốc phòng Việt Nam-Lào, Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giữa Văn phòng Chính phủ Việt Nam và Văn phòng Phủ Thủ tướng Lào, Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới giữa hai Chính phủ Việt Nam-Lào; Kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục và Thể thao Lào.

Nguồn: baochinhphu.vn
True
Tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lượcĐối ngoại Việt NamTinTiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược/PublishingImages/2023-12/tap can binh_Key_14122023084124.jpg
 Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 13/12/2023. Nhân chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.
12/14/2023 9:00YesĐã ban hành

Tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược- Ảnh 1. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trước khi tiến hành Hội đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung: 

1. Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 13/12/. 2023.

Trong thời gian chuyến thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã có các cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, các cuộc hội kiến với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt, đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, chế độ chính trị tương đồng, lý tưởng niềm tin tương thông, con đường phát triển gần gũi, cùng chung chí hướng, chia sẻ tương lai chung, đều nỗ lực vì nhân dân hạnh phúc và đất nước giàu mạnh, nỗ lực vì sự nghiệp cao cả hòa bình và tiến bộ của nhân loại.

Nhằm kế thừa và phát huy truyền thống hữu nghị "mối tình thắm thiết Việt - Hoa, vừa là đồng chí, vừa là anh em", tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, hai bên nhất trí xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại.

Phía Việt Nam ủng hộ việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai nhân loại, Sáng kiến Phát triển toàn cầu, Sáng kiến An ninh toàn cầu và Sáng kiến Văn minh toàn cầu. Các sáng kiến nêu trên có mục tiêu đề ra là nhằm bảo vệ lợi ích chung của toàn nhân loại, vì sự nghiệp hòa bình, chính nghĩa và tiến bộ của nhân dân thế giới, đáp ứng mong muốn xây dựng thế giới tốt đẹp của nhân dân các nước.

Hai bên nhất trí cho rằng, phát triển quan hệ giữa các nước cần tuân theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế và chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế, kiên trì tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác cùng thắng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, kiên trì giải quyết bất đồng thông qua biện pháp hòa bình.

Theo các định hướng trên, hai bên đồng ý thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bước vào giai đoạn mới với tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác quốc phòng-an ninh thực chất hơn, hợp tác thực chất sâu sắc hơn, nền tảng xã hội vững chắc hơn, phối hợp đa phương chặt chẽ hơn, bất đồng được kiểm soát và giải quyết tốt hơn, chung tay thúc đẩy sự nghiệp xã hội chủ nghĩa thế giới phát triển, đóng góp tích cực cho sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại.

2. Trong bầu không khí hữu nghị, thẳng thắn, hai bên thông báo cho nhau tình hình của mỗi Đảng, mỗi nước, cũng như lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội; vui mừng trước những thành tựu to lớn, mang tính lịch sử mà mỗi Đảng, mỗi nước đã đạt được trong sự nghiệp phát triển đất nước, thực hiện hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình đất nước mình; cho rằng điều này thể hiện đầy đủ sức sống và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và Trung Quốc.

Phía Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng và đánh giá cao những thành tựu to lớn mà Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đạt được trong 10 năm thời đại mới và những thành quả quan trọng đã đạt được trong việc quán triệt thực hiện tinh thần Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc. Phía Việt Nam chúc và tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo kiên cường của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc với đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân, dưới sự định hướng của tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới, Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ tiếp tục làm phong phú và mở mang con đường hiện đại hóa kiểu Trung Quốc, không ngừng hoàn thiện nền dân chủ nhân dân toàn quá trình, thúc đẩy mạnh mẽ công trình vĩ đại mới về xây dựng Đảng, hoàn thành đúng thời hạn các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra, thực hiện thắng lợi mục tiêu phấn đấu 100 năm thứ hai, xây dựng Trung Quốc thành cường quốc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp.

Phía Trung Quốc ủng hộ và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong gần 40 năm đổi mới, 10 năm thực hiện "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung sửa đổi năm 2011)", đặc biệt là những thành quả quan trọng, toàn diện kể từ sau Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay, thúc đẩy sức mạnh tổng hợp và ảnh hưởng quốc tế của Việt Nam đạt tới tầm cao chưa từng có. Phía Trung Quốc chúc và tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhất định sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ lớn mà Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, xây dựng Việt Nam thành nước phát triển có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045. Phía Trung Quốc khẳng định ủng hộ Việt Nam phát triển phồn vinh, nhân dân hạnh phúc, xây dựng nền kinh tế lớn mạnh, độc lập, tự chủ, thúc đẩy đồng bộ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế toàn diện, phát triển quan hệ đối ngoại rộng mở, hữu nghị, phát huy vai trò ngày càng quan trọng hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và phồn vinh của khu vực và thế giới.

Tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược- Ảnh 2. 

Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dự Hội đàm - Ảnh: VGP

 3. Hai bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc; trân trọng sự giúp đỡ quý báu và vô tư mà hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước dành cho nhau trong các thời kỳ; nhất trí cho rằng tình hữu nghị truyền thống "vừa là đồng chí, vừa là anh em" do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các nhà lãnh đạo tiền bối đích thân gây dựng và dày công vun đắp là tài sản quý báu của nhân dân hai nước, cần phải kế thừa tốt, bảo vệ tốt, phát huy tốt. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn đánh giá cao và trân trọng sự ủng hộ mạnh mẽ và giúp đỡ to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc trong sự nghiệp giành độc lập dân tộc và giải phóng đất nước, cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triển đất nước.

Vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã xác lập phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt". 15 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện vào năm 2008 đến nay, hợp tác trên các lĩnh vực đã đạt được tiến triển tích cực, toàn diện. Bước vào thời đại mới, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc không ngừng mở rộng và đi vào chiều sâu, đặc biệt là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sau khi bế mạc Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc đã mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiến hành chuyến thăm mang tính lịch sử tới Trung Quốc, thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới.

Hướng tới tương lai, phía Trung Quốc nhấn mạnh kiên trì chính sách hữu nghị với Việt Nam, coi Việt Nam là hướng ưu tiên trong ngoại giao láng giềng. Phía Việt Nam khẳng định luôn coi quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam. Đây là lựa chọn chiến lược của hai bên.

Hai bên nhấn mạnh, kiên định ủng hộ hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước kiên trì tự chủ chiến lược, tự chủ lựa chọn con đường phát triển phù hợp với tình hình đất nước mình; kiên trì xử lý thỏa đáng và tích cực giải quyết bất đồng thông qua biện pháp hòa bình trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, duy trì đà phát triển tốt đẹp của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, đóng góp tích cực hơn nữa cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.

Trên cơ sở những nhận thức chung nêu trên, trong bối cảnh tình hình thế giới trải qua những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường và chưa từng có tiền lệ, hai bên đồng ý kiên trì định hướng chính trị của Lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước, nhìn nhận và phát triển quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn lâu dài, tuân theo phương châm "16 chữ" và tinh thần "4 tốt", lấy dịp 15 năm thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện làm thời cơ, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại.

Tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược- Ảnh 3. 

Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc dự Hội đàm - Ảnh: VGP

4. Để tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy vững chắc việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc, hai bên nhất trí phát huy tốt vai trò điều phối tổng thể của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, tích cực thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới, tập trung vào 06 phương hướng hợp tác lớn dưới đây, xác định mục tiêu, hoàn thiện cơ chế, đưa ra biện pháp, đôn đốc thực hiện:

4.1. Tin cậy chính trị cao hơn

Để tập trung nắm bắt phương hướng phát triển của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi chiến lược, kiên trì đối xử bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, củng cố hơn nữa tin cậy chính trị.

(1) Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hơn nữa giao lưu mật thiết giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước thông qua các hình thức như thăm song phương, cử đặc phái viên, đường dây nóng, trao đổi thư điện, gặp gỡ thường niên và tiếp xúc tại các diễn đàn đa phương, kịp thời trao đổi chiến lược về các vấn đề quan trọng trong quan hệ song phương và tình hình khu vực, quốc tế mà hai bên cùng quan tâm, định hướng và chỉ đạo chiến lược đối với sự phát triển ổn định, lành mạnh của quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời kỳ mới.

(2) Hai bên nhất trí phát huy đầy đủ vai trò đặc biệt của kênh Đảng, tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo, điều phối của cơ chế Gặp gỡ cấp cao hai Đảng và vai trò thúc đẩy, điều phối của các cơ quan đối ngoại của hai Đảng; nâng cao hiệu quả giao lưu, hợp tác giữa các cơ quan tương ứng của hai Đảng ở Trung ương, các tổ chức đảng địa phương hai nước, đặc biệt là các tỉnh (khu) giáp biên; thông qua cơ chế Hội thảo lý luận giữa hai Đảng, kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ, trao đổi đoàn kênh Đảng, tăng cường giao lưu, tham khảo lẫn nhau về xây dựng Đảng và quản lý đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong các lĩnh vực như tổ chức, tuyên giáo/tuyên truyền, kiểm tra kỷ luật, phòng chống tham nhũng, cải cách tư pháp, dân vận/mặt trận thống nhất, kinh tế-xã hội. Tăng cường hơn nữa giao lưu, hợp tác hữu nghị giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc, Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc.

(3) Hai bên nhất trí triển khai tốt Thỏa thuận về làm sâu sắc hơn nữa hợp tác trong thời kỳ mới giữa Bộ Ngoại giao hai nước; duy trì tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo hai Bộ Ngoại giao; tiếp tục tổ chức tốt tham vấn ngoại giao thường niên, tăng cường giao lưu cấp Vụ (Cục) tương ứng, thực hiện tốt kế hoạch đào tạo cán bộ, ủng hộ và tạo thuận lợi cho việc cải thiện điều kiện trụ sở và nhà ở của cơ quan đại diện ngoại giao hai nước.

(4) Phía Việt Nam tái khẳng định kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc", công nhận Đài Loan là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ "Đài Loan độc lập" dưới mọi hình thức, ủng hộ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, không phát triển bất cứ quan hệ cấp Nhà nước nào với Đài Loan. Phía Việt Nam cho rằng các vấn đề Hồng Công, Tân Cương, Tây Tạng là công việc nội bộ của Trung Quốc, tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ Trung Quốc, các khu vực trên sẽ duy trì ổn định và phát triển thịnh vượng. Phía Trung Quốc bày tỏ đánh giá cao điều này. Phía Trung Quốc ủng hộ các nỗ lực của phía Việt Nam trong việc duy trì ổn định xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia và thúc đẩy đoàn kết dân tộc.

4.2. Hợp tác quốc phòng - an ninh thực chất hơn

Hợp tác quốc phòng - an ninh là một trong những trụ cột của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, có vai trò quan trọng trong việc củng cố tin cậy chiến lược giữa hai Đảng, hai nước. Để bảo vệ an ninh của nước mình, góp phần duy trì hòa bình, an ninh, ổn định của khu vực và thế giới, hai bên nhất trí tăng cường các cơ chế hợp tác về quốc phòng, công an, an ninh, tòa án tối cao, viện kiểm sát tối cao, nghiên cứu xây dựng cơ chế giao lưu giữa các cơ quan tư pháp tương ứng của hai nước, thúc đẩy các hợp tác trọng điểm sau:

(1) Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa giao lưu cấp cao giữa quân đội hai nước; phát huy tốt vai trò của các kênh như Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, Đối thoại chiến lược quốc phòng và Đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng; triển khai hiệu quả "Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng đến năm 2025" giữa Bộ Quốc phòng hai nước. Tăng cường giao lưu, hợp tác giữa quân đội hai nước trong các lĩnh vực như công tác chính trị, đào tạo cán bộ, nghiên cứu chung; tăng cường hơn nữa hợp tác về công nghiệp quốc phòng, diễn tập và huấn luyện chung, y tế hậu cần, gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc và lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Tiếp tục đi sâu hợp tác biên phòng, thúc đẩy triển khai tuần tra chung biên giới trên đất liền, khuyến khích các đồn trạm biên phòng của hai nước thiết lập quan hệ hữu nghị, tăng cường phối hợp về quản lý và bảo vệ biên giới. Tiếp tục triển khai tốt tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ và hoạt động tàu quân sự thăm nhau; làm sâu sắc cơ chế giao lưu, hợp tác giữa hải quân và cảnh sát biển hai nước.

(2) Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi cấp cao giữa các cơ quan thực thi pháp luật hai nước; phát huy tốt vai trò của các cơ chế Hội nghị cấp Bộ trưởng về phòng chống tội phạm, Đối thoại an ninh chiến lược; thiết lập cơ chế Đối thoại cấp Thứ trưởng về An ninh chính trị và Đường dây nóng giữa Bộ Công an hai nước. Tăng cường hợp tác giữa Bộ Công an của Việt Nam và cơ quan an ninh, thực thi pháp luật của Trung Quốc trong các lĩnh vực an ninh, tình báo, đặc biệt là đi sâu hợp tác về bảo vệ an ninh chính quyền và an ninh chế độ; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh truyền thống và phi truyền thống như phòng chống khủng bố, phòng chống tội phạm lừa đảo qua mạng, an ninh mạng, quản lý xuất nhập cảnh, di dân, vượt biên trái phép, truy bắt tội phạm bỏ trốn ra nước ngoài. Đi sâu hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực an ninh kinh tế, an ninh lương thực, năng lượng, nguồn nước, cải cách mở cửa. Tăng cường giao lưu tình báo giữa hai bên và phối hợp chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong các vấn đề chống can thiệp, chống ly khai, phòng chống "diễn biến hòa bình", "cách mạng màu" của các thế lực thù địch, phản động. Tăng cường hợp tác trong việc phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật về tôn giáo, quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài; thúc đẩy hợp tác đào tạo cán bộ. Tăng cường hợp tác bảo vệ an toàn của các cơ quan, doanh nghiệp và công dân của nước này ở nước kia.

(3) Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp, tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc trên các lĩnh vực; tích cực thực hiện nghĩa vụ của các điều ước quốc tế mà hai bên là thành viên. Triển khai có hiệu quả "Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự", "Hiệp định dẫn độ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa"; thúc đẩy "Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về chuyển giao người bị kết án tù" đi vào thực hiện có hiệu quả; thúc đẩy Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư pháp hai nước đạt kết quả thực chất, cùng nhau hoàn thiện cơ chế tương trợ về tư pháp giữa hai bên; nghiên cứu việc thiết lập các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự và thương mại biên giới; thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp địa phương có chung đường biên giới với các hình thức phù hợp.

4.3. Hợp tác thực chất sâu sắc hơn

Nhằm kiên trì hợp tác cùng thắng, phục vụ sự phát triển của hai nước, thúc đẩy kinh tế khu vực và thế giới phục hồi, tăng trưởng bền vững, hai bên sẽ tăng cường các cơ chế hợp tác tương ứng trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đầu tư ngành nghề, thương mại, nông nghiệp, tài chính tiền tệ; nghiên cứu xây dựng cơ chế hợp tác giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước, cơ quan giao thông vận tải, thúc đẩy các hợp tác trọng điểm sau:

(1) Cùng xây dựng "Hai hành lang, một vành đai" và "Vành đai và Con đường"

Hai bên nhất trí thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước, thực hiện tốt "Kế hoạch hợp tác kết nối giữa khuôn khổ Hai hành lang, một vành đai với Sáng kiến Vành đai và Con đường giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa".

Thúc đẩy kết nối đường sắt khổ tiêu chuẩn qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc, nghiên cứu thúc đẩy xây dựng đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, nghiên cứu về các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Đồng Đăng - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng vào thời điểm phù hợp.

Đẩy nhanh việc thúc đẩy kết nối xây dựng cơ sở hạ tầng biên giới, trong đó có xây dựng Cầu đường bộ qua sông Hồng thuộc khu vực biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc). Khuyến khích doanh nghiệp hai nước triển khai hợp tác trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng đường bộ, cầu, đường sắt, điện sạch, viễn thông, logistics; tiếp tục phối hợp mật thiết, thúc đẩy và tạo thuận lợi cho hợp tác vận tải đường bộ, hàng không, đường sắt, tăng cường hợp tác logistics.

(2) Đầu tư

Hai bên nhất trí triển khai tốt khu hợp tác kinh tế - thương mại, trọng điểm tăng cường hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực như nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng lượng, kinh tế số, phát triển xanh. Khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp có thực lực, uy tín, công nghệ tiên tiến sang đầu tư tại nước kia trong lĩnh vực phù hợp với nhu cầu và chiến lược phát triển bền vững của mỗi nước, tạo môi trường kinh doanh công bằng, thuận lợi cho các doanh nghiệp này. Đẩy nhanh triển khai các dự án sử dụng viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Trung Quốc cho Việt Nam, trong đó có Dự án Xây dựng mới cơ sở 2 Bệnh viện Y dược cổ truyền.

Hai bên nhất trí đi sâu trao đổi kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hợp tác đào tạo nhân lực giữa hai nước, nhất là nhân lực quản lý cấp cao của các doanh nghiệp nhà nước; khuyến khích cơ quan quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp của hai nước triển khai trao đổi, kết nối, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác cùng có lợi. Tích cực tìm kiếm khả năng tăng cường hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực khoáng sản then chốt trên nguyên tắc thị trường và tinh thần thực chất, bền vững, bảo đảm an ninh chuỗi sản xuất và cung ứng năng lượng.

(3) Thương mại

Hai bên nhất trí áp dụng các biện pháp thiết thực nhằm mở rộng quy mô thương mại song phương theo hướng cân bằng, bền vững. Phát huy tốt vai trò của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Khu thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc; tăng cường hợp tác trên các nền tảng như Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc (CIIE), Hội chợ triển lãm ASEAN - Trung Quốc (CAEXPO), Hội chợ hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (Canton Fair); mở rộng xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của nước này sang nước kia. Hai bên nhất trí, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, bảo đảm hài hòa về tiêu chuẩn đối với hàng hóa và sản phẩm của Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác thương mại song phương. Phía Trung Quốc sẽ tích cực thúc đẩy tiến trình mở cửa thị trường đối với nông sản của Việt Nam như dừa tươi, sản phẩm trái cây đông lạnh, hoa quả có múi, bơ, na, roi, dược liệu đông y có nguồn gốc thực vật, thịt trâu, thịt bò, thịt lợn, sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm. Phía Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy nhập khẩu các loại cá tầm của Trung Quốc, tăng cường giao lưu, trao đổi giữa các tổ chức ngành nghề của hai bên, thúc đẩy các ngành nghề liên quan của hai nước phát triển lành mạnh.

Hai bên nhất trí áp dụng các biện pháp hiệu quả bảo đảm thông suốt chuỗi cung ứng hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng giữa hai nước và trong khu vực. Nâng cao hiệu suất thông quan, thúc đẩy xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa qua khu vực mốc 1088/2-1089 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa tại cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài (khu vực mốc 1090-1091) thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc); phân luồng hợp lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới, bảo đảm các cửa khẩu biên giới trọng điểm vận hành thông suốt. Hai bên nhất trí sẽ tích cực phát huy vai trò của Nhóm công tác thuận lợi hóa thương mại Việt Nam - Trung Quốc, tiếp tục khai thác tiềm năng thương mại song phương; thúc đẩy thực hiện "Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc về tăng cường bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc", duy trì an toàn, ổn định chuỗi sản xuất và cung ứng giữa hai nước. Hai bên nhất trí, phát huy vai trò của Nhóm công tác hợp tác về thương mại điện tử, thúc đẩy doanh nghiệp hai nước triển khai hợp tác thương mại điện tử.

Hai bên nhất trí phát huy tốt vai trò của các cơ chế Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền, Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc, tiếp tục thực hiện tốt 03 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc và các thỏa thuận liên quan; tăng cường quản lý an ninh trật tự khu vực biên giới; tích cực thúc đẩy mở mới, nâng cấp cửa khẩu biên giới. Tiếp tục triển khai hiệu quả "Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực tàu thuyền đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân". Nghiên cứu triển khai hợp tác cấp "Chứng nhận Doanh nghiệp ưu tiên" (AEO) của nhau, tăng cường giao lưu, hợp tác "một cửa", tiếp tục làm sâu sắc hợp tác về thực thi pháp luật chống buôn lậu, thúc đẩy Hành động phối hợp thực thi pháp luật quốc tế "Con rồng Mê Công" đạt được nhiều thành quả hơn nữa.

Phía Trung Quốc ủng hộ việc mở Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Trùng Khánh, các Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trùng Khánh và Hàng Châu (Trung Quốc) phát huy vai trò tích cực trong hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước; sẵn sàng tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho phía Việt Nam sớm mở thêm các văn phòng xúc tiến thương mại tại các địa phương liên quan của Trung Quốc.

Hai bên ủng hộ chính quyền các địa phương hai nước thiết lập cơ chế phối hợp công tác, nhất là các địa phương có quy mô kinh tế và dân số tương đối lớn trong nội địa, cùng nhau tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên, tạo động lực tăng trưởng mới cho hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước. Tiếp tục ủng hộ các doanh nghiệp đường sắt hai nước tăng cường hợp tác nâng hiệu suất hàng hóa Việt Nam quá cảnh Trung Quốc.

Tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược- Ảnh 4. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì Hội đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

(4) Tài chính, tiền tệ

Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường giao lưu, hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và giữa các cơ quan giám sát, quản lý tài chính của hai nước. Phát huy vai trò của Nhóm công tác hợp tác về tài chính - tiền tệ, nhằm thúc đẩy hợp tác tiền tệ giữa hai nước. Ủng hộ hai bên đi sâu hợp tác tại Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, cung cấp hỗ trợ về vốn cho các dự án liên quan theo chiến lược, chính sách và quy trình của Ngân hàng.

(5) An ninh lương thực và phát triển xanh

Hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy hợp tác về kỹ thuật nông nghiệp và trao đổi chính sách nông nghiệp, nghiên cứu triển khai hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp các-bon thấp, nông nghiệp số, nông nghiệp xanh, bảo vệ đất và nguồn nước, thúc đẩy các sản phẩm xanh, phát thải các-bon thấp, phát triển bền vững; tăng cường trao đổi, điều phối chính sách về bảo đảm an ninh lương thực.

Hai bên nhất trí tích cực tham gia và xây dựng quan hệ đối tác hợp tác năng lượng sạch toàn cầu. Làm sâu sắc hợp tác trong các lĩnh vực như bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu, ô tô năng lượng mới, bao gồm quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên châu Á, bảo tồn các loài hoang dã di cư, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại giữa khu vực biên giới. Phía Trung Quốc hoan nghênh Việt Nam tham gia vào các hoạt động liên quan của Liên minh quốc tế phát triển xanh "Vành đai và Con đường".

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực trồng trọt, chế biến nông sản; triển khai hợp tác nghiên cứu quản lý tổng hợp môi trường biển và hải đảo, triển khai hợp tác thả cá giống và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Bắc Bộ. Sớm ký kết Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ; thực hiện tốt Thỏa thuận thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển Việt Nam - Trung Quốc.

Hai bên nhất trí trao đổi số liệu thủy văn mùa lũ, triển khai hợp tác trong các lĩnh vực như quản lý tổng hợp tài nguyên nước, ngăn ngừa thiên tai lũ lụt, hạn hán, nước uống an toàn khu vực nông thôn, tưới tiêu tiết kiệm, khoa học kỹ thuật thủy lợi. Tổ chức đối thoại chính sách cấp cao về sử dụng bền vững tài nguyên nước xuyên biên giới; tăng cường phối hợp về phòng chống hạn hán, ngập lụt và bảo đảm an toàn đập thủy điện. Tăng cường trao đổi thông tin dự báo khí tượng, thời tiết, thời tiết nguy hiểm và hợp tác phát triển dịch vụ khí tượng khu vực châu Á.

4.4. Nền tảng xã hội vững chắc hơn

Nhằm tăng cường hiểu biết và tình hữu nghị, thúc đẩy giao lưu và hiểu biết, gắn bó lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, củng cố nền tảng xã hội của quan hệ hai Đảng, hai nước, hai bên sẽ tăng cường các cơ chế giao lưu giữa cơ quan tuyên giáo/tuyên truyền của hai Đảng, truyền thông chủ lực và các nhà xuất bản, giữa các cơ quan văn hóa, du lịch, thanh niên và địa phương; nghiên cứu xây dựng cơ chế hợp tác giữa các cơ quan giáo dục, y tế, y học cổ truyền, hàng không dân dụng, thúc đẩy các hợp tác trọng điểm sau:

(1) Tuyên truyền

Cơ quan tuyên giáo/tuyên truyền của hai Đảng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về tình hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai nước và hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc. Khuyến khích hai nước triển khai hợp tác truyền thông, xuất bản báo chí, phát thanh, điện ảnh, truyền hình, tăng cường sự hiểu biết và tình cảm hữu nghị lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ.

(2) Văn hóa và du lịch

Phía Việt Nam ủng hộ Trung Quốc xây dựng Trung tâm Văn hóa tại Việt Nam; phía Trung Quốc hoan nghênh Việt Nam thiết lập Trung tâm Văn hóa tại Trung Quốc, vận hành tốt Cung Hữu nghị Việt - Trung. Phía Việt Nam tích cực ủng hộ Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội triển khai hoạt động.

Hai bên ủng hộ các tổ chức văn hóa, đoàn nghệ thuật, trường đào tạo văn hóa - nghệ thuật của hai nước triển khai giao lưu, hợp tác. Tăng cường phối hợp, trao đổi chính sách du lịch giữa hai nước, phối hợp khai thác các tuyến du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch. Thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác Văn hóa và Du lịch Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2023 - 2027, tăng cường giao lưu trao đổi đoàn các cấp về văn hóa và du lịch, thúc đẩy ngành du lịch nhanh chóng phục hồi và phát triển lành mạnh. Vận hành tốt thí điểm Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) an toàn, hiệu quả, tạo nền tảng để vận hành chính thức, khuyến khích các du khách hai bên tham quan Khu cảnh quan. Ủng hộ doanh nghiệp vận tải hàng không của hai bên tăng thêm chuyến bay giữa Việt Nam và Trung Quốc căn cứ theo nhu cầu thị trường.

(3) Giáo dục, thể thao, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ

Hai bên nhất trí thực hiện tốt Hiệp định hợp tác giáo dục Việt Nam - Trung Quốc; khuyến khích tăng cường trao đổi lưu học sinh, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ giảng dạy hai nước; tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên Việt Nam thông qua các chương trình học bổng du học tại Trung Quốc; thúc đẩy giao lưu, hợp tác giữa các cơ sở giáo dục hai nước; tích cực phát huy vai trò của Học viện Khổng Tử tại Đại học Hà Nội, làm sâu sắc hợp tác giáo dục dạy nghề, giáo dục số và thể thao. Tăng cường giao lưu giữa các trường đại học, cơ quan nghiên cứu của hai nước.

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực lao động trên cơ sở triển khai hiệu quả các thỏa thuận về quản lý lao động qua biên giới của các tỉnh/khu biên giới hai nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của lao động vùng biên giới hai nước. Thúc đẩy các chương trình giao lưu, hợp tác phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng, an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của hai nước.

Hai bên nhất trí tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban hỗn hợp hợp tác về khoa học công nghệ Việt Nam - Trung Quốc; tích cực tăng cường hợp tác kết nối trong các lĩnh vực về quy định quản lý pháp quy an toàn hạt nhân, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng; tăng cường giao lưu trao đổi đoàn các cấp nhằm làm sâu sắc hợp tác trong các lĩnh vực trên.

(4) Y tế sức khỏe và phòng chống thiên tai

Hai bên nhất trí tiếp tục triển khai hợp tác, giao lưu trong các lĩnh vực y tế, sức khỏe, bao gồm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, y học cổ truyền, phòng chống thiên tai. Ủng hộ địa phương hai nước triển khai hợp tác về cùng chia sẻ thông tin và liên hợp phòng chống dịch bệnh qua biên giới.

(5) Giao lưu địa phương, nhân dân và thanh niên

Hai bên nhất trí ủng hộ các địa phương hai nước, đặc biệt là các tỉnh/khu biên giới triển khai giao lưu, hợp tác. Nâng cao hiệu quả của các cơ chế giao lưu định kỳ giữa các tổ chức đoàn thể Việt Nam - Trung Quốc như công đoàn, phụ nữ, thanh niên; tổ chức tốt các hoạt động như Gặp gỡ Hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc, Diễn đàn nhân dân Việt Nam - Trung Quốc, Liên hoan Nhân dân biên giới; tăng cường giao lưu giữa lãnh đạo trẻ, doanh nghiệp trẻ, tình nguyện viên trẻ hai nước.

4.5. Phối hợp đa phương chặt chẽ hơn

Để bảo vệ công bằng, chính nghĩa và lợi ích chung quốc tế, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển phồn vinh của khu vực, kiến tạo môi trường bên ngoài có lợi cho sự phát triển của mỗi nước và quan hệ Việt - Trung, hai bên nhất trí kiên trì phát huy chủ nghĩa đa phương, tăng cường phối hợp và hợp tác đa phương, cùng nhau bảo vệ hệ thống quốc tế lấy Liên Hợp Quốc làm hạt nhân và trật tự quốc tế dựa trên luật pháp quốc tế.

(1) Hai bên nhất trí tăng cường cơ chế tham vấn về nhân quyền, chính sách giữa hai Bộ Ngoại giao và giao lưu không định kỳ giữa Cơ quan đại diện thường trú tại hai nước, cũng như Phái đoàn/Văn phòng đại diện của hai nước thường trú tại nước thứ ba hoặc tổ chức quốc tế.

(2) Phía Việt Nam hoan nghênh quan điểm xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai nhân loại mà phía Trung Quốc đưa ra nhằm thúc đẩy những giá trị chung về hòa bình, phát triển, công bằng, chính nghĩa, dân chủ, tự do; ủng hộ và sẵn sàng chủ động tham gia các dự án hợp tác cụ thể trong khuôn khổ Sáng kiến Phát triển toàn cầu phù hợp với khả năng, điều kiện, nhu cầu của Việt Nam; cùng thực hiện tốt Chương trình phát triển bền vững đến năm 2030; trao đổi, điều phối chính sách, ủng hộ lẫn nhau và triển khai hợp tác thực chất trong khuôn khổ Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

(3) Hai bên khẳng định tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, nỗ lực vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Phía Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ Sáng kiến An ninh toàn cầu, hai bên sẽ nghiên cứu triển khai hợp tác phù hợp trong khuôn khổ Sáng kiến An ninh toàn cầu. Tiếp tục duy trì trao đổi, phối hợp mật thiết trên các vấn đề an ninh khu vực và toàn cầu.

(4) Hai bên cho rằng, các nước có tiền đồ vận mệnh liên quan chặt chẽ với nhau, các nền văn minh khác nhau chung sống bao dung, giao lưu học hỏi lẫn nhau. Phía Việt Nam ủng hộ Sáng kiến Văn minh toàn cầu, vì hòa bình, phát triển, công bằng, chính nghĩa và tiến bộ của nhân loại, sẵn sàng nghiên cứu triển khai hợp tác trong khuôn khổ Sáng kiến này.

(5) Hai bên chủ trương các nước triển khai giao lưu và hợp tác trong vấn đề nhân quyền trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, thúc đẩy việc tăng cường đối thoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền, không chính trị hóa vấn đề nhân quyền, không dùng vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

(6) Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các tổ chức và cơ chế quốc tế và khu vực như Liên Hợp Quốc, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Á - Âu (ASEM), ủng hộ nhau ứng cử các vị trí tại các tổ chức quốc tế.

(7) Hai bên ủng hộ ASEAN duy trì vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang không ngừng diễn biến, thay đổi. Trung Quốc ủng hộ ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất, tự cường và phát triển. Đẩy nhanh xây dựng Khu thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN phiên bản 3.0, làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Trung Quốc.

(8) Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác Mê Công - Lan Thương, nỗ lực thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai vì hòa bình và thịnh vượng giữa các quốc gia Mê Công - Lan Thương. Tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Hợp tác kinh tế khu vực tiểu vùng sông Mê Công (GMS).

(9) Hai bên nhất trí, nỗ lực bảo vệ các nguyên tắc cơ bản và giá trị cốt lõi của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thúc đẩy cải cách cần thiết trong WTO, đặc biệt là khôi phục hoạt động bình thường cơ chế giải quyết tranh chấp xét xử hai cấp và có sức ràng buộc. Tăng cường hợp tác trong khuôn khổ WTO, hai bên cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên đang phát triển, thúc đẩy WTO phát huy vai trò hiệu quả hơn.

(10) Phía Việt Nam ủng hộ Trung Quốc gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trên cơ sở phù hợp với các tiêu chuẩn và trình tự của Hiệp định. Hai bên sẵn sàng cùng thực hiện tốt Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực.

4.6. Bất đồng được kiểm soát và giải quyết tốt hơn

Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh cần kiểm soát tốt hơn và tích cực giải quyết bất đồng trên biển, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực.

(1) Hai bên nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, tăng cường cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc và các nhóm công tác trực thuộc; tích cực tìm kiếm các biện pháp giải quyết cơ bản, lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được, phù hợp với "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc", luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

(2) Hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển và bàn bạc về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy hai việc trên sớm đạt tiến triển thực chất. Hai bên sẽ tiếp tục tích cực triển khai hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Tăng cường hợp tác thực thi pháp luật nghề cá và hợp tác nuôi trồng, bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật trên Biển Đông. Tăng cường hợp tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển.

(3) Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện, hiệu quả "Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), trên cơ sở hiệp thương, nhất trí, sớm đạt được "Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông" (COC) thực chất, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Thực hiện cơ chế Cuộc họp quan chức cao cấp (SOM) và Cuộc họp nhóm công tác chung ASEAN - Trung Quốc về triển khai "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC); kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình và mở rộng tranh chấp, cùng duy trì ổn định trên biển.

(4) Hai bên nhất trí trong năm 2024 cùng nhau kỷ niệm 25 năm phân định biên giới trên đất liền và 15 năm ký kết 03 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

5. Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã thành công tốt đẹp, là dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hai Đảng, hai nước, góp phần quan trọng vào phát huy tình hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc, nâng tầm quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong thời kỳ mới, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.

Lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước nhất trí chỉ đạo các ban, bộ ngành hữu quan và địa phương hai nước Việt Nam - Trung Quốc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế giao lưu tương ứng, xác định rõ đơn vị có trách nhiệm và phương hướng thực hiện, căn cứ theo phân công nhiệm vụ và tình hình thực tế, xây dựng phương án triển khai chi tiết, kịp thời báo cáo tiến triển hợp tác với Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc. Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương phụ trách công tác đánh giá, giám sát, đôn đốc, điều phối các công việc giai đoạn tiếp theo, báo cáo Lãnh đạo cấp cao mỗi bên về tình hình tiến triển hợp tác. Căn cứ theo nhu cầu, hai bên trao đổi, kết nối, rà soát tình hình triển khai và giải quyết các vấn đề phát sinh thông qua hiệp thương hữu nghị.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình trân trọng cảm ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, các đồng chí Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam và Nhân dân Việt Nam về sự tiếp đón hết sức trọng thị, thân tình và hữu nghị; trân trọng mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sớm thăm lại Trung Quốc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bày tỏ cảm ơn và vui vẻ nhận lời./.

Nguồn: baochinhphu.vn

True
Bình Dương: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệpĐối ngoại Bình DươngTinBình Dương: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp/PublishingImages/2023-12/doi thoai doanh nghiep nuoc ngoai_Key_13122023151040.jpg
Chiều 11-12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức đối thoại doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
12/13/2023 16:00YesĐã ban hành

Tham dự có ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Kho Ngee Seng Roy - Tổng Lãnh sự nước Cộng hòa Singapore tại TP.Hồ Chí Minh; đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh và 80 doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Bình Dương.

Thu hút FDI đứng thứ 2 cả nước

Báo cáo tại buổi đối thoại cho thấy, năm 2023, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh đạt được những kết quả tích cực, nhất là về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Cụ thể, tính đến hết tháng 11/2023, tỉnh đã thu hút 1 tỷ 467 triệu đô la Mỹ vốn FDI gồm 127 dự án mới, 37 dự án điều chỉnh tăng vốn và 138 dự án góp vốn mua cổ phần. Lũy kế hết tháng 11/2023, toàn tỉnh có 4.211 dự án đầu tư từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký hơn 40,3 tỷ đô la Mỹ. Bình Dương hiện đứng thứ 2 trong cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, sau TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, Singapore đứng thứ 5 về số lượng dự án với 294 dự án và tổng số vốn đầu tư 5,4 tỷ đô la Mỹ.

Trong thời gian tới, tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện với môi trường, ít thâm dụng lao động, tạo ra giá trị gia tăng cao; dịch vụ tài chính, logistics và các dịch vụ hiện đại khác; các ngành công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp công nghệ cao và đặc biệt là thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp Khoa học công nghệ trên nền tảng công nghiệp 4.0. Thực hiện đa dạng hóa thu hút đầu tư nước ngoài từ các thị trường và đối tác tiềm năng, chú trọng các nước phát triển hàng đầu thế giới, các tập đoàn xuyên quốc gia nắm giữ công nghệ tiên tiến và trình độ quản trị hiện đại.


Toàn cảnh buổi đối thoại

Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Bình Dương cũng tích cực mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương. Tính đến nay, tỉnh Bình Dương đã thiết lập mối quan hệ hợp tác song phương với 13 tỉnh, thành phố nước ngoài và là thành viên chính thức, là đối tác đáng tin cậy của 03 tổ chức quốc tế, bao gồm: Diễn đàn Cộng đồng Thông minh Thế giới (ICF), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Horasis và Hiệp hội Trung tâm Thương mại Thế giới (WTCA). Vừa qua tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn hiệp hội Trung tâm thương mại thế giới khu vực châu Á Thái Bình Dương 2023 (APRM 2023), diễn đàn nhằm tập hợp các thành viên của WTC trên khắp vực châu Á Thái Bình Dương để chia sẻ các phương pháp hay nhất, thảo luận về các kế hoạch trong tương lai, với chủ đề diễn thuyết “Cơ hội kinh doanh ở Bình Dương và Việt Nam”, tạo “đòn bẩy” đẩy mạnh công tác kết nối đầu tư và giao thương với các thành viên WTC ở khu vực châu Á cũng như các doanh nghiệp đối tác trong và ngoài nước.


Ông Phạm Trọng Nhân - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương thông tin tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương tại buổi đối thoại

Trong những năm gần đây, tỉnh Bình Dương đã tích cực hợp tác với các bên đối tác nước ngoài xây dựng và triển khai Đề án Thành phố thông minh và Vùng Đổi mới sáng tạo Bình Dương, đặc biệt trong đó có Dự án Khu công nghiệp Khoa học Công nghệ Bình Dương với tầm nhìn trở thành Trung tâm đổi mới sáng tạo của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Song song đó, tỉnh đang chuyển mạnh thực hiện chuyển đổi số để xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, xây dựng hệ sinh thái mới để thúc đẩy phát triển theo xu hướng cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0.

Đánh giá về môi trường đầu tư của Bình Dương, ông Kho Ngee Seng Roy- Tổng Lãnh sự nước Cộng hòa Singapore tại TP.Hồ Chí Minh cho biết, tỉnh Bình Dương là một trong những địa điểm hấp dẫn và hứa hẹn hàng đầu tại Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhờ có vị trí chiến lược tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Các nhà đầu tư rất ấn tượng những thành tựu mà tỉnh đạt được cũng như tiềm năng đầu tư của tỉnh Bình Dương, nổi tiếng là nơi có địa hình và khí hậu tốt, nguồn nhân lực trẻ, có tay nghề, hệ thống cơ sở hạ tầng mới và hiện đại và tình hình kinh tế - chính trị ổn định, rất phù hợp với việc phát triển công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo và thành phố thông minh. Các công ty cũng đã được tiếp thêm niềm tin vào tỉnh sau những nỗ lực và quyết tâm mà tỉnh đã đặt ra trong việc xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng và hấp dẫn cho mọi nhà đầu tư, nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh phúc lợi cho người dân địa phương.


Ông Kho Ngee Seng Roy - Tổng Lãnh sự nước Cộng hòa Singapore tại TP.Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi đối thoại

Singapore là một trong những đối tác lâu dài nhất của tỉnh Bình Dương và là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ hai vào Việt Nam. Singapore đã trực tiếp tham gia vào sự phát triển của tỉnh Bình Dương bằng nhiều hình thức đầu tư, giao thương và hợp tác khác nhau. Các khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) là biểu tượng rõ nét nhất cho sự hợp tác thành công tốt đẹp và lâu dài của hai nước; đã thu hút được số vốn đầu tư khoảng 14 tỷ đô la Mỹ và tạo việc làm cho 270.000 người dân địa phương. Tỉnh Bình Dương là địa phương đầu tiên có khu công nghiệp VSIP, và hiện nay đang là tỉnh có nhiều khu công nghiệp VSIP nhất tại Việt Nam.

Ông tin rằng vẫn còn nhiều cơ hội và lĩnh vực để tiếp tục hợp tác phát triển giữa tỉnh Bình Dương và các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là trong những lĩnh vực mới nổi như chuỗi cung ứng và logistics, kinh tế xanh và kinh tế số. Doanh nghiệp Singapore cũng rất sẵn sàng để tìm hiểu thêm những lĩnh vực mới như giáo dục, y tế, du lịch, giao lưu văn hóa để hai bên có thể cùng hợp tác trong thời gian tới.

Luôn lắng nghe, cầu thị, tạo thuận lợi nhất cho đầu tư

Tại buổi đối thoại, đại diện các doanh nghiệp đã đặt những câu hỏi liên quan đến thuế suất ưu đãi đầu tư, cấp giấy phép xây dựng, giấy phép lao động cho người nước ngoài, hoàn thuế giá trị gia tăng,...


Doanh nghiệp nước ngoài đặt câu hỏi tại buổi đối thoại

Ông Nguyễn Mạnh Đông - Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Dương cho biết, dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Đối với doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư chỉ áp dụng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng điều kiện ưu đãi đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư lần đầu của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh nếu có sự thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư nhưng sự thay đổi đó không làm thay đổi việc đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế của dự án đó theo quy định thì doanh nghiệp tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại hoặc ưu đãi theo diện đầu tư mở rộng nếu đáp ứng điều kiện ưu đãi theo quy định.


Ông Nguyễn Mạnh Đông - Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh trả lời câu hỏi của doanh nghiệp

Về việc hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), ông Nguyễn Mạnh Đông - Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh cho biết, căn cứ các quy định pháp luật hiện nay, doanh nghiệp đang hoạt động được cơ quan thuế xem xét hoàn thuế GTGT theo 02 trường hợp, đó là hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư và hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Để đồng hành và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Cục Thuế đã đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế đối với các doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ điều kiện hoàn thuế theo quy định của pháp luật, bảo đảm thực hiện đúng thời gian quy định theo luật hiện hành. Năm 2023, đã thực hiện hoàn thuế trên 23.503 tỷ đồng tiền thuế GTGT, riêng đối với một số trường hợp còn vướng mắc ngành Thuế đã báo cáo và khi có chỉ đạo từ cấp thẩm quyền sẽ nhanh chóng giải quyết kịp thời, góp phần giúp doanh nghiệp phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh.


Ông Nguyễn Thanh Toàn - Giám đốc Sở Công Thương trả lời câu hỏi của doanh nghiệp liên quan đến điện năng lượng mặt trời

Liên quan đến việc lắp điện mặt trời đáp ứng sản xuất xanh, ông Nguyễn Thanh Toàn - Giám đốc Sở Công Thương cho biết, hiện tại trong các khu công nghiệp, nhất là VSIP đã triển khai việc lắp đặt điện mặt trời áp mái phục vụ các nhà đầu tư. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh hoan nghênh các doanh nghiêp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, nhất là lĩnh vực điện mặt trời. Đây là chủ trương lớn của Chính phủ Việt Nam đối với sự phát triển công nghiệp và môi trường đầu tư bền vững của Việt Nam.

Về việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho biết, thời gian qua, việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài trên địa bàn tỉnh gặp một số khó khăn do vướng một số quy định từ Trung ương. Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ rà soát, có văn bản kiến nghị, đề xuất với các Bộ, ngành Trung ương để tiếp tục tháo gỡ vướng mắc liên quan công tác quản lý người lao động nước ngoài.


Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu kết luận buổi đối thoại

Kết luận buổi đối thoại, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh trân trọng ghi nhận, tiếp thu đầy đủ các ý kiến phản ánh và đóng góp của các chi hội, các doanh nghiệp nước ngoài và cam kết sẽ khẩn trương, nghiêm túc tổ chức thực hiện trong thời gian sớm nhất nhằm tạo môi trường và điều kiện tốt nhất để cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động thuận lợi và không ngừng lớn mạnh. Đồng thời với việc tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa tối đa và công khai, minh bạch đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính, quy trình giải quyết hồ sơ hành chính, tỉnh sẽ ưu tiên các nguồn lực để tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trước hết là về hạ tầng giao thông, hạ tầng cấp điện, cấp thoát nước, xử lý môi trường...; tiến hành mở rộng và mở mới các khu, cụm công nghiệp, tạo quỹ đất sạch cho thu hút đầu tư; triển khai đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cung ứng đầy đủ, kịp thời nguồn lao động cho doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn tỉnh; tập trung phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu phát triển công nghiệp, đô thị của tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung đảm bảo tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư, sản xuất và làm việc tại Bình Dương vì thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của Bình Dương.

Nguồn: binhduong.gov.vn

True
Việt Nam, Campuchia phấn đấu đạt 20 tỷ USD kim ngạch thương mại song phươngĐối ngoại Việt NamTinViệt Nam, Campuchia phấn đấu đạt 20 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương/PublishingImages/2023-12/thu tuong campuchia_Key_13122023152243.jpg
Sáng 11/12, sau lễ đón tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Samdech Thipadei Thủ tướng Hun Manet đang ở thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
12/13/2023 16:00YesĐã ban hành

​​​Việt Nam, Campuchia phấn đấu đạt 20 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương- Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhiệt liệt chào mừng Samdech Thipadei Thủ tướng Hun Manet trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhiệt liệt chào mừng Samdech Thipadei Thủ tướng Hun Manet trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Việt Nam, cũng là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Hun Manet tới một nước ASEAN; chúc mừng Samdech Thipadei Thủ tướng Hun Manet đã được Đảng Nhân dân Campuchia tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Đảng tại Đại hội bất thường ngày 10/12/2023; chúc mừng những thành tựu quan trọng mà Chính phủ Campuchia đã đạt được trong thời gia​​n qua; bày tỏ tin tưởng Chính phủ Campuchia do Samdech Thipadei Thủ tướng Hun Manet đứng đầu sẽ tiếp tục giành nhiều thành tựu mới trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; thực hiện thắng lợi Chiến lược Ngũ giác giai đoạn I, đưa đất nước Campuchia trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2050. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho quan hệ "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài" Việt Nam – Campuchia; cũng như luôn coi trọng truyền thống quan hệ đoàn kết gắn bó, chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau giữa hai nước trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây và trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày nay; đồng thời chuyển lời thăm hỏi tới lãnh đạo cấp cao Campuchia và Samdech Techo Hun Sen.


Việt Nam, Campuchia phấn đấu đạt 20 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương- Ảnh 2. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho quan hệ "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài" Việt Nam – Campuchia - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Samdech Thipadei Thủ tướng Hun Manet bày tỏ vui mừng được lần đầu tiên đến thăm chính thức Việt Nam trên cương vị mới; chúc mừng những thành tựu đối nội, đối ngoại to lớn mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua, giúp không ngừng nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới; bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đạt được các mục tiêu đề ra vào năm 2030 - năm kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; khẳng định chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này nhằm kế thừa truyền thống tốt đẹp và tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước lên tầm cao mới; bày tỏ chân thành cảm ơn quân đội và nhân dân Việt Nam đã giúp Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot, cũng như trân trọng truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước trong thời kỳ đấu tranh chống thực dân, đế quốc trước đây. Nhân dịp này, Samdech Thipadei Thủ tướng Hun Manet đã chuyển lời thăm hỏi của nguyên Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen tới Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo cấp cao của Việt Nam.


Việt Nam, Campuchia phấn đấu đạt 20 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương- Ảnh 3. 

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng trước những bước phát triển tích cực của quan hệ Việt Nam - Campuchia thời gian qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng trước những bước phát triển tích cực của quan hệ Việt Nam - Campuchia thời gian qua. Quan hệ chính trị ngày càng gắn bó tin cậy; hai bên thường xuyên trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao các kênh và các cấp. Hợp tác an ninh - quốc phòng tiếp tục được đẩy mạnh. Thương mại hai chiều đã có bước tiến lớn, tăng trưởng trung bình hơn 20% trong giai đoạn 2015-2022 và vượt 10 tỷ USD vào năm 2022; Việt Nam tiếp tục đứng đầu ASEAN và trong tốp 5 nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Campuchia với 205 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 2,95 tỷ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2023, có hơn 640.000 lượt khách Việt Nam thăm Campuchia và khoảng 250.000 lượt khách Campuchia sang Việt Nam.

Việt Nam, Campuchia phấn đấu đạt 20 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương- Ảnh 4. 

Samdech Thipadei Thủ tướng Hun Manet bày tỏ vui mừng được lần đầu tiên đến thăm chính thức Việt Nam trên cương vị mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai Thủ tướng trao đổi về phương hướng lớn nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia trong thời gian tới. Theo đó, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao; triển khai hiệu quả các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước; phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác quan trọng giữa Chính phủ hai nước, trong đó có cơ chế "Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam – Campuchia về hợp tác Kinh tế, Văn hoá, Khoa học và Kỹ thuật" và "Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới"; tăng cường kết nối, giao lưu giữa thanh niên và lãnh đạo trẻ hai nước; cùng phối hợp tổ chức các hoạt động thiết thực để kỷ niệm 45 năm Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979 - 7/1/2024), theo đó Campuchia sẽ cử lãnh đạo Chính phủ sang Việt Nam dự Lễ kỷ niệm ngày 7/1.
Việt Nam, Campuchia phấn đấu đạt 20 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương- Ảnh 5. 

Samdech Thipadei Thủ tướng Hun Manet khẳng định chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này nhằm kế thừa truyền thống tốt đẹp và tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước lên tầm cao mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc​

Về hợp tác quốc phòng - an ninh, hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục phát huy hai lĩnh vực trụ cột quan trọng này nhằm góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định ở mỗi nước; kiên định nguyên tắc không cho phép bất cứ thế lực thù địch nào sử dụng lãnh thổ nước này để chống lại nước kia; tiếp tục triển khai hiệu quả các kế hoạch hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng và Bộ Công an/Nội vụ hai nước; phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý biên giới, ngăn chặn, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm xuyên biên giới và cùng nhau hợp tác đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống; hoan nghênh việc hai nước cùng Lào sẽ sớm tổ chức Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia cấp Bộ trưởng Quốc phòng lần thứ nhất.

Phía Campuchia khẳng định luôn coi trọng và sẽ tiếp tục phối hợp, hỗ trợ tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia.​​

Việt Nam, Campuchia phấn đấu đạt 20 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương- Ảnh 7. 

Hai Thủ tướng trao đổi về phương hướng lớn nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia trong thời gian tới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, hai Thủ tướng nhất trí hỗ trợ nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả; tăng cường kết nối hai nền kinh tế, cả kết nối về hạ tầng cơ sở và kết nối về thể chế chính sách; đẩy mạnh thương mại song phương, đặc biệt là thương mại biên giới và hợp tác phát triển kinh tế khu vực giáp biên; phấn đấu đạt mốc kim ngạch thương mại song phương 20 tỷ USD trong thời gian tới; nhất trí khuyến khích và tạo điều kiện cho các hoạt động hợp tác đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp hai nước.


thu tuong campuchia 4.jpg

thu tuong campuchia 2.jpg 
thu tuong campuchia 3.jpg

Ngay sau hội đàm, hai Thủ tướng đã cùng chứng kiến lễ ký 3 văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành hai nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về hợp tác biên giới, hai Thủ tướng hoan nghênh các cơ quan liên quan hai bên đã phối hợp chặt chẽ nhằm tiếp tục duy trì, củng cố đường biên giới hoà bình, ổn định và phát triển; nhất trí tiếp tục phối hợp, thúc đẩy việc giải quyết các khu vực thuộc 16% đường biên giới chưa hoàn thành phân giới cắm mốc; không ngừng nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các lực lượng chức năng và địa phương giáp biên giới hai nước.

Về các lĩnh vực hợp tác khác, hai Thủ tướng nhất trí tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ của hai nước; đẩy mạnh hợp tác nguồn nhân lực; thúc đẩy tăng cường kết nối giao thông, trong đó có kết nối đường cao tốc và tăng tần suất các chuyến bay thẳng giữa các thành phố lớn của hai nước; phối hợp với Lào đẩy mạnh các gói du lịch "Một hành trình ba điểm đến". Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn và đề nghị Chính phủ Campuchia tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho người gốc Việt sinh sống, làm ăn ổn định, hợp pháp tại Campuchia, hòa nhập tốt với sở tại và làm cầu nối hữu nghị giữa hai nước.

Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực, trong đó có duy trì đoàn kết, lập trường chung và vai trò trung tâm của ASEAN đối với những vấn đề an ninh, chiến lược của khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông; khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lập trường của nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; tiếp tục cùng các nước thành viên ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN; tiếp tục tăng cường hợp tác ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam, trong đó có việc triển khai hiệu quả các thỏa thuận đạt được tại Cuộc gặp cấp cao giữa lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Nhân dân Campuchia và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; duy trì và phát huy các cuộc gặp giữa Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và lãnh đạo một số bộ, ngành của ba nước; ủng hộ Lào hoàn thành vai trò Chủ tịch ASEAN 2024 và AIPA 2024; thúc đẩy hợp tác Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam và Tiểu vùng Mekong mở rộng nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển; hợp tác quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong.

Ngay sau hội đàm, hai Thủ tướng đã cùng chứng kiến lễ ký 3 văn kiện hợp tác gồm: (1) Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Công nghiệp, Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Campuchia; (2) Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Phòng Thương mại Campuchia; (3) Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Học viện Ngoại giao Việt Nam và Viện Ngoại giao và Quan hệ quốc tế Campuchia./.

​​Nguồn: baochinhphu.vn




True
Bình Dương-Singapore: Hợp tác sâu rộng và phát triển bền vữngĐối ngoại Bình DươngTinBình Dương-Singapore: Hợp tác sâu rộng và phát triển bền vững/PublishingImages/2023-12/meet singapore_Key_12122023152732.jpg
Chiều 11-12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Bình Dương đã phối hợp tổ chức sự kiện "Gặ​p gỡ Singapore 2023" nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm trở thành đối tác chiến lược quan hệ hợp tác Việt Nam – Singapore.
12/12/2023 16:00YesĐã ban hành

Tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; bà Nguyễn Minh Hằng - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Về phía Singapore, tham dự có ông Kho Ngee Seng Roy - Tổng Lãnh sự nước Cộng hòa Singapore tại TP. Hồ Chí Minh; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, chuyên gia và mạng lưới các nhà lãnh đạo cao cấp thuộc cộng đồng doanh nghiệp Singapore tại tỉnh Bình Dương và Việt Nam.

Mối quan hệ nâng lên tầm cao mới

Phát biểu tại buổi Gặp gỡ, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh nhấn mạnh, suốt chặng đường 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đặc biệt từ sau khi hai nước nâng quan hệ lên đối tác chiến lược năm 2013 trên cơ sở tin cậy về chính trị, tương đồng về văn hóa, gần gũi về địa lý, bổ trợ cho nhau về kinh tế cùng chia sẻ những lợi ích chiến lược chung, quan hệ Việt Nam-Singapore đã phát triển hết sức mạnh mẽ, thực chất và đạt nhiều thành tựu to lớn.

gapgo.jpg

Chương trình văn nghệ chào mừng

Trong 27 năm qua, Bình Dương và Singapore đã có những bước đột phá trong hợp tác, phát triển. Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) tại Bình Dương năm 1996 là một trong những khu công nghiệp nước ngoài đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam ngay sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN và bắt đầu tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. VSIP - Liên doanh giữa Tổng công ty Becamex IDC và Tập đoàn Sembcorp (Singapore) đã trở thành biểu tượng vững chắc và rất hiệu quả của quan hệ hợp tác kinh tế tốt đẹp giữa Singapore và Việt Nam khi mô hình VSIP Group không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh, cả về số lượng và chất lượng trên phạm vi cả nước.

Song song đó, Bình Dương hiện là địa phương đứng thứ hai của Việt Nam về thu hút đầu tư nước ngoài với hơn 4.200 dự án đến từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổng số vốn đầu tư hơn 40 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, Singapore là nhà đầu lớn thứ 03 tại tỉnh Bình Dương với 290 dự án và tổng số vốn đầu tư gần 5,5 tỷ đô la Mỹ. Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Bình Dương năm 2023, Singapore hiện đang dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 450 triệu đô la Mỹ, chiếm 27,5% tổng vốn đầu tư vào Bình Dương. Một trong những dự án đầu tư lớn trong năm 2023 của Singapore tại Bình Dương là dự án nhà máy Công ty Crown Company Limited, chuyên sản xuất các loại lon bằng nhôm tại Khu công nghiệp Phú Tân, với tổng vốn đầu tư 95 triệu đô la Mỹ.

gapgo 1.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh​ phát biểu tại sự kiện

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh khẳng định, trong suốt quá trình phát triểnBình Dương rất trân trọng sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Singapore đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như các hoạt động trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Singapore tại Bình Dương. Đây là những tiền đề quan trọng để tỉnh cùng các đối tác Singapore tiếp tục phát triển các chương trình hợp tác kinh tế, đầu tư, giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, giao lưu văn hóa thể thao và phát triển thành phố thông minh trong thời gian tới.

Sự kiện “Gặp gỡ Singapore 2023” là dịp để tỉnh Bình Dương và các đối tác Singapore cùng nhau nhìn lại, đánh giá về những kết quả hợp tác đạt được trong thời gian qua và đề ra phương hướng nâng tầm hợp tác trong thời gian tớigóp phần tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa tỉnh Bình Dương với các đối tác Singapore nói riêng, qua đó tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Singapore nói chung. Bình Dương không ngừng đổi mới để tạo môi trường đầu tư thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư Singapore hoạt động hiệu quảgóp phần xây dựng hình ảnh Bình Dương thân thiện, năng động, là điểm đến hấp dẫn, tin cậy cho các nhà đầu tư.

Tăng cường hợp tác phát triển xanh, bền vững

Có thể khẳng định, đầu tư của Singapore vào Bình Dương quan trọng và ngày càng tạo tiếng vang lớn. VSIP đã trở thành một kiểu mẫu về phát triển khu công nghiệp tập trung cả ở trong và ngoài nước. Tính hiệu quả và sức lan tỏa rộng của thương hiệu VSIP còn là một minh chứng sinh động cho một Bình Dương năng động, đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững.

Hoạt động của các khu VSIP cho thấy sự hợp tác bền chặt và niềm tin chung của hai nước vào sự phát triển, đồng thời các khu VSIP cũng cho thấy sự đổi mới và tiến bộ không ngừng. Cụ thể, trong khi VSIP I tập trung phát triển công nghiệp nhẹ thì VSIP III tại Bình Dương sẽ được phát triển thành một khu công nghiệp xanh, thông minh, có nhà máy năng lượng mặt trời trong khuôn viên, là nơi có nhà máy trung hòa carbon đầu tiên trên thế giới của Tập đoàn Lego.

gapgo 5.jpg

Lãnh đạo Bộ, ngành và tỉnh Bình Dương tham dự sự kiện

Phát biểu tại sự kiện, bà Nguyễn Minh Hằng - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, Bình Dương là một trong những địa phương duy trì đà tăng trưởng tích cực hàng đầu, có nhiều tiềm năng, thế mạnh và cơ hội mà các doanh nghiệp Singapore có thể nắm bắt trong giai đoạn hiện nay. Với vị trí chiến lược trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - một trong những cực tăng trưởng quan trọng của cả nước, Bình Dương là địa phương đang phát triển hết sức năng động, đi đầu trong cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài, duy về đẩy mạnh công nghệ và đổi mới sáng tạo.

gapgo 2.jpg

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng phát biểu tại sự kiện

Bà Nguyễn Minh Hằng đề nghị, thời gian tới, Bình Dương và các đối tác Singapore tiếp tục đẩy mạnh phát triển Trung tâm Đổi mới sáng tạo Việt Nam-Singapore đầu tiên tại Bình Dương để thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả Vùng; phát triển các chuỗi giá trị chất lượng cao, đưa Bình Dương và các địa phương của Việt Nam ngày càng tham gia ở những nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, bà mong muốn Tổng Lãnh sự quán, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp Singapore tiếp tục hỗ trợ và đồng hành với các địa phương của Việt Nam, trong đó có tỉnh Bình Dương trong quá trình phát triển nhanh và bền vững; nhất là thúc đẩy chuyển đổi xanh, giảm phát thải nhà kính, chuyển đổi số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển các ngành công nghiệp mới. Bộ Ngoại giao cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng tỉnh Bình Dương cũng như các địa phương của Việt Nam trong triển khai công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế phục vụ sự phát triển của các địa phương, qua đó góp phần làm sâu sắc quan hệ giữa các địa phương của Việt Nam.

gapgo 3.jpg

Ông Kho Ngee Seng Roy Tổng Lãnh sự Singapore tại TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại sự kiện

Ông Kho Ngee Seng Roy Tổng Lãnh sự Singapore tại TP. Hồ Chí Minh chia sẻ, ông rất tự hào về những thành tựu mà tỉnh Bình Dương đã đạt được cũng như thành công của VSIP, một minh chứng cho sự hợp tác hiệu quả giữa hai nước Việt Nam và Singapore. Thời gian tới, Singapore sẽ tiếp tục đồng hành với Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nhất là phát triển năng lượng tái tạo, phát triển các khu công nghiệp xanh, bền vững; tiếp tục chung tay giải quyết biến đổi khí hậu.

gapgo 4.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi (bìa trái) tặng hoa chúc mừng ra mắt Trung tâm Đổi mới sáng tạo Việt Nam – Singapore

Tại sự kiện, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 04 dự án của doanh nghiệp Singapore trên địa bàn tỉnhcông bố dự án của Tập đoàn CapitaLand tại cửa ngõ Thành phố mới Bình Dương với tổng vốn đầu tư lên đến 560 triệu đô la Mỹ; đồng thời giới thiệu Trung tâm Đổi mới sáng tạo Việt Nam – Sin​gapore.

gapgo 6.jpg

gapgo 7.jpg

Lãnh đạo tỉnh trao Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án

gapgo 8.jpg

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng dự án của Tập đoàn CapitaLand tại cửa ngõ Thành phố mới Bình Dương 


04 dự án được trao Giấy chứng nhận đầu tư, gồm:

1/ Dự án cấp mới của Công ty cổ phần và đầu tư phát triển điện Becamex – VSIP, hoạt động trong lĩnh vực: Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa. Tổng vốn đầu tư: 4,2 triệu đô la Mỹ.

2/ Dự án chi nhánh Công ty TNHH R-PAC Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực: Sản xuất, gia công nhãn vải in chính, nhãn vải in phụ, thẻ mã vạch, thẻ bài thông minh, nhãn dán, nhãn dệt, nhãn da, thẻ bài, thẻ treo, nhãn ép nhiệt, túi nhựa, giấy kẹp, hộp/thùng giấy các loại. Tổng vốn đầu tư 2,5 triệu đô la Mỹ.

3/ Dự án của Công ty TNHH Công nghệ Petersson Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực: Sản xuất, gia công sản xuất và bảo trì thiết bị liên lạc di động và các linh phụ kiện, thiết bị liên lạc dữ liệu và linh phụ kiện, thiết bị truyền dẫn thông tin liên lạc, các sản phẩm cung cấp điện… Tổng vốn đầu tư: 2 triệu đô la Mỹ.

4/ Dự án tăng vốn của Công ty cổ phần Tetra Pak Bình Dương, hoạt động trong lĩnh vực: Sản xuất bao bì đóng gói vô trùng từ giấy, nhựa và nhôm để đóng gói thực phẩm dạng lỏng, sản xuất các sản phẩm ống hút từ nhựa. Tổng vốn đầu tư sau khi tăng 173 triệu đô la Mỹ. 


Nguồn: binhduong.gov.vn

True
Khai mạc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis châu Á 2023Đối ngoại Bình DươngTinKhai mạc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis châu Á 2023/PublishingImages/2023-12/horasis 2023_Key_04122023151923.jpg
Sáng 04-12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương đã diễn ra Lễ khai mạc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis châu Á 2023.
12/4/2023 16:00YesĐã ban hành

Tham dự có ông Huỳnh Thành Đạt - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; TS. Frank-Jürgen Richter - Chủ tịch Tổ chức Horasis; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương; ông Nguyễn Văn Lộc – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Mai Hùng Dũng – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông John Jung - Đồng sáng lập Diễn đàn Cộng đồng Thông minh thế giới (ICF); đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam bộ, các chuyên gia, diễn giả; các Tổng lãnh sự quán, hiệp hội ngành hàng.

 

 

Đại biểu tham dự Diễn đàn

Phát biểu tại buổi lễ, TS. Frank-Jürgen Richter - Chủ tịch Tổ chức Horasis cảm ơn tỉnh Bình Dương đã phối hợp tổ chức Diễn đàn Horasis châu Á năm 2023. Đây là lần thứ 4 Bình Dương được Horasis lựa chọn là địa phương đăng cai tổ chức các sự kiện của Horasis. Ông cũng tin tưởng, Bình Dương sẽ tiếp tục tổ chức thành công Diễn đàn năm 2023, góp phần quảng bá hình ảnh Bình Dương trên trường quốc tế, tạo cơ hội thu hút đầu tư trong thời gian tới.

 

TS. Frank-Jürgen Richter - Chủ tịch Tổ chức Horasis phát biểu khai mạc Diễn đàn

Phát biểu chào mừng, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương chia sẻ: “Tỉnh Bình Dương tự hào đã tổ chức thành công 03 sự kiện của Horasis: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis châu Á 2018, 2019 và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis Ấn Độ 2022, với nhiều kết quả hợp tác đầu tư đáng kinh ngạc. Năm nay, tỉnh Bình Dương tiếp tục được lựa chọn để tổ chức sự kiện Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis châu Á 2023. Đây là cơ hội lớn để Bình Dương cập nhật tình hình phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh, giới thiệu những công trình và dự án mới, đồng thời trình bày những định hướng phát triển và thu hút đầu tư trong giai đoạn mới với mục tiêu tạo giá trị gia tăng cao hơn cho nền kinh tế tỉnh nhà; tiếp tục quảng bá hình ảnh của tỉnh nhà với các đối tác quốc tế.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu chào mừng Diễn đàn

Đặc biệt, sau hơn 08 năm triển khai Đề án Thành phố thông minh Bình Dương, học hỏi từ nhiều cộng đồng quốc gia trên thế giới, định hướng theo mô hình “Ba Nhà” (Nhà nước – Nhà trường – Nhà Doanh nghiệp), đi theo những tiêu chí cụ thể, tỉnh Bình Dương vô cùng tự hào vì đã nhận được những danh hiệu đáng quý, là Cộng đồng Thông minh của năm 2023 do tổ chức Diễn đàn Cộng đồng Thông minh Thế giới (ICF) công nhận vào tháng 10/2923 tại New York, và gần đây nhất đạt Giải thưởng về Giải pháp Quản lý, Điều hành Đô thị Thông minh IOC do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam chứng nhận. Đây cũng là dịp để Bình Dương thể hiện năng lực tổ chức và quản lý, đồng thời học hỏi, nâng cao trình độ khoa học công nghệ để góp phần phát triển đề án thành phố thông minh Bình Dương, với tinh thần cầu thị và năng động trong tầm nhìn mới.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh nhấn mạnh, để có được những kết quả trên, Bình Dương đã bắt đầu một chặng đường phát triển kinh tế - xã hội đầy ấn tượng, ứng dụng triệt để chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo trong những dự án cụ thể, nhằm xây dựng và phát triển Bình Dương ngày một “thông minh” hơn, tốt đẹp hơn và đáng sống hơn.

Tới dự và phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đánh giá cao sự nỗ lực của tỉnh Bình Dương và Tổng công ty Becamex IDC đã phối hợp cùng Diễn đàn Horasis tổ chức một Diễn đàn hết sức ý nghĩa trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động cần được hỗ trợ như hiện nay.

 

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tặng lẵng hoa chúc mừng Diễn đàn

Bộ trưởng bày tỏ quan điểm: “Diễn đàn Kinh tế Horasis là cách thức tỉnh Bình Dương khích lệ sự quan tâm của cộng đồng đến những vấn đề toàn cầu, cùng trao đổi và đề xuất giải pháp. Diễn đàn lần này là cơ hội để Chính phủ và doanh nghiệp của Bình Dương, Việt Nam nói riêng, của châu Á và thế giới nói chung, cùng chia sẻ những tầm nhìn, ý tưởng và kế hoạch hành động cùng phát triển; tiếp cận tri thức, nắm bắt các xu thế của thời đại, các công nghệ tiên tiến để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Chủ đề tại các phiên đối thoại và toàn thể của Diễn đàn đều có tính thời sự, phản ánh “dòng chảy thời đại” mà mỗi một quốc gia muốn phát triển và hội nhập hiệu quả đều không thể đặt mình ra bên ngoài.”

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cũng gửi lời chúc mừng tới Chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong mục tiêu phát triển đô thị thông minh, cụ thể như: là địa phương đầu tiên của Việt Nam liên tiếp 5 năm đạt SMART 21, 3 năm liền đạt TOP7 ICF và đặc biệt năm 2023, Tổ chức Diễn đàn Cộng đồng Thông minh Thế giới ICF đã đánh giá Vùng Thông minh Bình Dương là TOP1 - Cộng đồng thông minh nhất của năm 2023.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng tin tưởng Diễn đàn lần này sẽ tạo cơ hội để các bên cùng chia sẻ tầm nhìn, tìm kiếm cơ hội và tăng cường hợp tác trong Đổi mới sáng tạo, Phát triển bền vững, Khoa học Công nghệ, phát huy tinh thần "nắm bắt cơ hội mới, cùng phát triển toàn diện".

 

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương nhận giải thưởng TOP1 ICF năm 2023 cho Thành phố thông minh - Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương

Đặc biệt, tại buổi lễ, tổ chức ICF đã trao Giải thưởng TOP1 ICF năm 2023 cho Thành phố thông minh - Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương. Phát biểu chúc mừng tỉnh Bình Dương, ông John Jung - Đồng sáng lập (ICF) cho biết, đây là giải thưởng danh giá dành cho cộng đồng có nhiều đóng góp xuất sắc về công nghệ, lực lượng lao động, phát triển đô thị thông minh. Bình Dương đã thành công sau bao nhiêu năm nỗ lực cố gắng, đô thị Bình Dương xứng đáng nhận được giải thưởng cao quý này. Ông đánh giá, Bình Dương từ một địa phương thuần nông đã có bước phát triển ngoạn mục trở thành tỉnh công nghiệp với hướng đi phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới, đột phá xây dựng các trường đại học, ngành khoa học ứng dụng, đây là cách tiếp cận tốt của Bình Dương.

 

Đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis châu Á 2023

Diễn đàn lần này sẽ có 6 phiên họp toàn thể và 28 phiên đối thoại, thảo luận diễn ra song song. Chủ đề tại các phiên đối thoại và toàn thể của Diễn đàn như Phát triển và kiến tạo Thành phố Thông minh, Đổi mới Sáng tạo và Công nghiệp 4.0, Chuyển đổi số, ESG, phát triển bền vững và những giải pháp biến đổi khí hậu, thúc đẩy khởi nghiệp, xây dựng và thúc đẩy phát triển năng lực phụ nữ và trẻ em châu Á…

Nguồn: binhduong.gov.vn

True
Thi sáng tác, thiết kế bộ nhận diện về tỉnh Bình DươngTuyên truyềnTinThi sáng tác, thiết kế bộ nhận diện về tỉnh Bình Dương/PublishingImages/2023-11/ANhNhandien_Key_20112023203847_Key_23112023090041.png
TTĐT - ​Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại tỉnh Bình Dương thông báo Kế hoạch tổ chức Cuộc thi sáng tác, thiết kế bộ nhận diện về tỉnh.
11/23/2023 10:00YesĐã ban hành

Cuộc thi nhằm chọn ra bộ nhận diện chính thức mang tính biểu tượng, đặc trưng về địa lý, kinh tế, văn hóa - xã hội và con người Bình Dương trong tiến trình phát triển; góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, giới thiệu, quảng bá đậm nét bản sắc của tỉnh trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Đối tượng dự thi là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh có khả năng và nguyện vọng tham gia Cuộc thi (trừ thành viên Ban Tổ chức, Hội đồng nghệ thuật, Tổ thư ký và Tổ giúp việc). Các tác giả có thể dự thi theo hình thức cá nhân tự do hoặc theo nhóm. Không hạn chế độ tuổi thí sinh tham gia thi. Trường hợp dưới 18 tuổi phải có người giám hộ hợp pháp làm đại diện theo quy định pháp luật.

Cuộc thi được tổ chức theo 04 thể loại. Thể loại 1: Thiết kế biểu tượng (logo) tỉnh Bình Dương. Thể loại 2: Thiết kế linh vật của tỉnh Bình Dương. Thể loại 3: Thiết kế quà tặng của tỉnh Bình Dương. Thể loại 4: Ảnh đẹp tỉnh Bình Dương.

Từ tháng 10/2023 đến tháng 11/2023: Xây dựng, triển khai kế hoạch, thể lệ; thành lập Ban Tổ chức, Hội đồng nghệ thuật cuộc thi.

Từ tháng 11/2023 đến ngày 15/3/2024: Phát động cuộc thi và tiếp nhận tác phẩm dự thi.

Từ ngày 15/3/2024 đến ngày 15/4/2024: Tổ chức chấm điểm, bình chọn tác phẩm dự thi.

Từ ngày 16/4/2024 đến ngày 30/4/2024: Báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy; tổ chức công bố kết quả và trao giải thưởng.​

Tải·file kế hoạch tại đây:1_KH._CUOC_THI_BO_NHAN_DIEN_trinh_ky_10.11.signed.rar


Nguồn: binhduong.gov.vn

True
Thủ tục hành chính nội bộ thuộc phạm vi chức năng của Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương Thông báo; Tuyên truyền; Hoạt động của Sở Ngoại VụThủ tục hành chính nội bộ thuộc phạm vi chức năng của Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương /PublishingImages/2024-01/logo_website_Key_30012024090629.jpg
11/23/2023 10:00NoĐã ban hành

​Quyết định về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng của Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương ​

2966-QD.signed.rar​ 

False
Trao Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”  đối với đồng chí Chánh Văn phòng, Sở Ngoại vụHoạt động của Sở Ngoại VụTinTrao Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”  đối với đồng chí Chánh Văn phòng, Sở Ngoại vụ/PublishingImages/2023-11/z4906746403989_3ab5237a6475f0e476771269e2421acb_Key_23112023083647.jpg
Ngày 20/11, Công an tỉnh Bình Dương phối hợp với Sở Ngoại vụ tổ chức lễ trao Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc” tặng 01 cá nhân thuộc Sở Ngoại vụ có sự đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc.
11/23/2023 9:00YesĐã ban hành

Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Giám đốc Công an tỉnh, đồng chí Trung tá Võ Thị Lan Phương, Phó Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ đã trao Kỷ niệm chương "Bảo vệ an ninh Tổ quốc" tặng ông Phan Văn Sáng, Chánh Văn phòng Sở Ngoại vụ.

Tham dự buổi lễ còn có đại diện phòng Tham mưu và cán bộ, chiến sỹ phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh; các đồng chí trong Đảng ủy, Ban Giám đốc và lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức các phòng chuyên môn Sở Ngoại vụ.  

ky niem chuong 1.jpg

Đồng chí Hà Thanh, Giám đốc Sở Ngoại vụ và Trung tá Võ Thị Lan Phương, Phó Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ chúc mừng đồng chí Phan Văn Sáng.

Trong thời gian qua, với vai trò là Chánh Văn phòng Sở, đồng chí Phan Văn Sáng đã tích cực, chủ động tham mưu Đảng ủy, lãnh đạo Sở Ngoại vụ lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt, thúc đẩy phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc, xây dựng cơ quan "An toàn về an ninh, trật tự" tại Sở Ngoại vụ đi vào nề nếp, hiệu quả. Đây là phần thưởng cao quý của Bộ Công an dành cho những cá nhân có sự đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc. Cũng đồng thời là sự ghi nhận đối với những kết quả, nỗ lực to lớn trong công tác phối hợp trong thời gian qua giữa Sở Ngoại vụ với Công an tỉnh nói chung và phòng An ninh chính trị nội bộ nói riêng. 

ky niem chuong 2.jpg

Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh chúc mừng đồng chí Phan Văn Sáng.


Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Võ Thị Lan Phương bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, phòng An ninh chính trị nội bộ tiếp tục nhận được sự quan tâm, phối hợp của tập thể cấp ủy, lãnh đạo và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của Sở Ngoại vụ trong sự nghiệp bảo vệ An ninh Tổ quốc và ngày càng có nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc./. 

Theo Phòng ANTCNB

True
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin KhurelsukhThủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh/PublishingImages/2023-11/tong thong mong co_Key_03112023140829.jpg
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 1 đến 5/11.
11/3/2023 15:00YesĐã ban hành

thủ tướng - Ảnh 1. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiệt liệt chào mừng Tổng thống Mông Cổ Khurelsukh, Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Mông Cổ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiệt liệt chào mừng Tổng thống Mông Cổ Khurelsukh, Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Mông Cổ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam; đánh giá chuyến thăm mang ý nghĩa quan trọng, diễn ra trước thềm kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2024 và đưa quan hệ hữu nghị truyền thống song phương sang giai đoạn phát triển mới, thực chất, hiệu quả.

Tổng thống Mông Cổ Khurelsukh bày tỏ vui mừng được thăm lại Việt Nam trên cương vị mới; chúc mừng những thành tựu phát triển mà nhân dân Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua; nhấn mạnh Chính phủ Mông Cổ luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống Mông Cổ-Việt Nam, coi Việt Nam là đối tác hợp tác quan trọng hàng đầu của Mông Cổ tại khu vực Đông Nam Á.

Tại buổi hội kiến, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Mông Cổ Khurelsukh bày tỏ vui mừng về những bước phát triển thực chất trong quan hệ hợp tác hai nước những năm gần đây, nhất là các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, an ninh, và nông nghiệp. Hai bên đã trao đổi về các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hợp tác thực chất, hiệu quả hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực, phù hợp với thế mạnh, nhu cầu hai bên, tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước. 

thủ tướng - Ảnh 2. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Mông Cổ Khurelsukh bày tỏ vui mừng về những bước phát triển thực chất trong quan hệ hợp tác hai nước những năm gần đây - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị phát huy hơn nữa vai trò cơ chế Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Mông Cổ; thúc đẩy hợp tác thực chất, hiệu quả giữa doanh nghiệp, địa phương và nhân dân hai nước; thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa song phương, mở cửa cho hàng hóa của nhau; tạo điều kiện cho các mặt hàng nông, thủy hải sản thế mạnh của Việt Nam vào thị trường Mông Cổ; đặt mục tiêu nâng gấp đôi kim ngạch thương mại song phương lên mức 200 triệu USD trong những năm tới; tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư; mở rộng hợp tác trong đa dạng hóa chuỗi cung ứng nguyên liệu, nhất là trong các ngành mà hai bên có thế mạnh; thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản chiến lược; tổ chức nhiều hoạt động kết nối doanh nghiệp; xúc tiến đầu tư, thương mại tại mỗi nước; tổ chức hội thảo, hội chợ, gặp gỡ giao lưu và hỗ trợ doanh nghiệp hai nước. 

Thủ tướng hoan nghênh hai bên đã mở đường bay thẳng và ký Hiệp định về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông, qua đó tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hợp tác du lịch, thương mại và tăng cường giao lưu nhân dân hai nước; tiếp tục mở rộng hợp tác giữa các địa phương, tăng cường quảng bá tiềm năng, thế mạnh du lịch hai bên, thúc đẩy giao lưu nhân dân hai nước. Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tiếp tục trao đổi tìm giải pháp cơ bản tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực giao thông vận tải giữa hai nước.

thủ tướng - Ảnh 3. 

Hai bên trao đổi về các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hợp tác thực chất, hiệu quả hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực, phù hợp với thế mạnh, nhu cầu hai bên... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhất trí với ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng thống Mông Cổ Khurelsukh khẳng định tăng cường hợp tác toàn diện và sâu rộng với Việt Nam là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mông Cổ tại khu vực, bày tỏ hài lòng về những tiến triển thực chất trong quan hệ hợp tác hai nước trong những năm gần đây.

Tổng thống mong muốn tăng cường và mở rộng hợp tác hơn nữa với Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế-thương mại, giáo dục, khoa học công nghệ, giao thông vận tải, logistics, văn hóa, thể thao, du lịch và giao lưu nhân dân, cũng như tại các diễn đàn, cơ chế đa phương; mong muốn hai bên thiết lập khuôn khổ quan hệ mới tương xứng với mối quan hệ tốt đẹp hai nước nhân dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2024.

Trước bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế và khu vực cùng quan tâm; chia sẻ tầm nhìn chung về bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; duy trì môi trường hòa bình, ổn định, trật tự pháp lý và giải quyết các tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982).

Nguồn: baochinhphu.vn

True
Đẩy mạnh, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Hà LanĐối ngoại Việt NamTinĐẩy mạnh, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Hà Lan/PublishingImages/2023-11/thu tuong ha lan_Key_03112023141520.jpg
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte thăm chính thức Việt Nam từ 1 đến 2/11/2023. Sáng 2/11, sau lễ đón chính thức, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Mark Rutte.
11/3/2023 15:00YesĐã ban hành

Đẩy mạnh, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Hà Lan - Ảnh 1. 

Sáng 2/11, sau lễ đón chính thức, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Mark Rutte - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chuyến thăm của Thủ tướng Mark Rutte có ý nghĩa quan trọng đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023), góp phần đẩy mạnh, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Hà Lan; đánh giá cao mối quan hệ hữu nghị, chân thành và đối tác tin cậy giữa hai nước, là điển hình của mối quan hệ năng động, hiệu quả và thiết thực; khẳng định hai nước quyết tâm cùng hợp tác, phát triển tự cường và bền vững, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. 

Thủ tướng Mark Rutte khẳng định, Việt Nam là đối tác ưu tiên, quan trọng của Hà Lan tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; bày tỏ vui mừng thăm chính thức Việt Nam lần thứ ba và gặp lại Thủ tướng Phạm Minh Chính sau gần một năm kể từ chuyến thăm chính thức Hà Lan của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 12/2022; cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và nồng hậu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và nhân dân Việt Nam dành cho đoàn.

Thủ tướng Hà Lan nhấn mạnh hai nước có mối quan hệ lâu đời hơn 400 năm trước khi các thương thuyền của Hà Lan cập cảng Hội An; nhắc lại ấn tượng tốt đẹp về chuyến thăm chính thức Việt Nam năm 2019 và cuộc gặp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; gửi lời hỏi thăm chân tình đến Tổng Bí thư.

Đẩy mạnh, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Hà Lan - Ảnh 2. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chuyến thăm của Thủ tướng Mark Rutte góp phần đẩy mạnh, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Hà Lan; khẳng định hai nước quyết tâm cùng hợp tác, phát triển tự cường và bền vững... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong không khí tin cậy, chân thành và cởi mở, hai Thủ tướng đã trao đổi toàn diện về tình hình phát triển kinh tế-xã hội mỗi nước, các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương và trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm. Thủ tướng Hà Lan bày tỏ ấn tượng trước "những thành tựu kỳ diệu" của Việt Nam trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch COVID-19 và kể từ chuyến thăm năm 2019 của ông.

Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao nỗ lực của hai bên trong việc hiện thực hóa các cam kết và thỏa thuận hợp tác kể từ sau chuyến thăm chính thức Hà Lan của Thủ tướng Phạm Minh Chính (12/2022) với hoạt động trao đổi đoàn sôi động, các cơ chế hợp tác tiếp tục được triển khai và một số văn kiện hợp tác mới đã được ký kết. 

Hai Thủ tướng nhất trí tăng cường tin cậy chính trị thông qua trao đổi đoàn cấp cao, tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế và thỏa thuận hợp tác song phương, đồng thời nghiên cứu thiết lập các cơ chế mới nhằm làm sâu sắc hợp tác chuyên ngành giữa hai nước; khẳng định kinh tế-thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước, nhất trí tiếp tục triển khai đầy đủ, hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).

Đẩy mạnh, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Hà Lan - Ảnh 3. 

Thủ tướng Mark Rutte khẳng định, Việt Nam là đối tác ưu tiên, quan trọng của Hà Lan tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh đoàn gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà Lan tháp tùng Thủ tướng Mark Rutte góp phần hiện thực hóa các cơ hội hợp tác giữa hai nước; đề nghị Hà Lan ủng hộ EC sớm gỡ bỏ "thẻ vàng" IUU với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) và khuyến khích các doanh nghiệp Hà Lan đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực thế mạnh của Hà Lan như công nghệ cao, cảng biển, hạ tầng chiến lược...

Thủ tướng Hà Lan nhấn mạnh, các doanh nghiệp Hà Lan quan tâm đến Việt Nam có ổn định chính trị và môi trường đầu tư-kinh doanh thuận lợi; nhất trí tích cực đẩy nhanh quá trình phê chuẩn Hiệp định EVIPA; đánh giá cao nỗ lực phát triển nghề cá bền vững của Việt Nam và khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng các nước thành viên EU hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề này.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục đẩy mạnh khuôn khổ Đối tác Chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý nước, nông nghiệp bền vững, góp phần chung tay ứng phó với các thách thức toàn cầu, nhất là hợp tác trong các lĩnh vực khai thác cát ngoài khơi, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước, thủy lợi, phòng chống thiên tai...

Đẩy mạnh, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Hà Lan - Ảnh 4. 

Hai Thủ tướng đã trao đổi toàn diện về tình hình phát triển kinh tế-xã hội mỗi nước, các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương và trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Hà Lan cùng các nước G7 hỗ trợ Việt Nam về công nghệ, tài chính, nguồn nhân lực và hoàn thiện thể chế nhằm triển khai hiệu quả Đối tác Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), thiết lập cơ chế hợp tác ba bên về nông nghiệp, góp phần giải quyết các vấn đề an ninh lương thực toàn cầu.

Về phần mình, Thủ tướng Hà Lan bày tỏ quan tâm hỗ trợ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu; khẳng định hỗ trợ Việt Nam triển khai Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, Kế hoạch chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long, hoàn thiện khung pháp lý về quản lý nguồn nước. 

Hai bên nhấn mạnh khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo là các lĩnh vực mang tính đột phá; nhất trí khai thác tối đa các tiềm năng hợp tác hai nước về công nghệ cao, sản xuất vi mạch điện tử, thiết bị bán dẫn, xây dựng nền tảng số và hệ sinh thái viễn thông, chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này; nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng, như thăm dò, khai thác bền vững các khoáng sản quan trọng; quốc phòng-an ninh; hải quan; hàng hải; logistics; đẩy mạnh giao lưu nhân dân… 

Nhân dịp này, Thủ tướng Mark Rutte đánh giá cao vai trò của cộng đồng người Việt Nam tại Hà Lan là một bộ phận quan trọng của xã hội Hà Lan; nhất trí với đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam hội nhập thành công ở Hà Lan, là cầu nối quan trọng trong quan hệ hữu nghị, đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của cả hai bên.

Đẩy mạnh, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Hà Lan - Ảnh 5. 

Hai Thủ tướng đã chứng kiến lễ trao 4 văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, hiệp hội hai nước trong các lĩnh vực thăm dò và khai thác bền vững các khoáng sản quan trọng, hải quan, đầu tư, thương mại… - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi sâu rộng về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm; nhất trí tiếp tục phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức quốc tế và khu vực, đặc biệt là Liên Hợp Quốc, khuôn khổ ASEAN-EU… 

Thủ tướng Hà Lan đánh giá cao chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế của Việt Nam. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng Hà Lan đã chính thức trở thành Đối tác Phát triển của ASEAN, mong muốn Hà Lan tham gia sâu hơn, có nhiều sáng kiến để góp phần thúc đẩy quan hệ ASEAN-EU nói chung và ASEAN-Hà Lan nói riêng. 

Về Biển Đông, hai bên nhất trí ủng hộ bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, ủng hộ tiến trình đàm phán COC thiết thực, hiệu quả giữa ASEAN và Trung Quốc. 

Sau hội đàm, hai Thủ tướng đã chứng kiến lễ trao 4 văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, hiệp hội hai nước trong các lĩnh vực thăm dò và khai thác bền vững các khoáng sản quan trọng, hải quan, đầu tư, thương mại…

Nguồn: baochinhphu.vn

True
Lãnh đạo tỉnh tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa SingaporeĐối ngoại Bình DươngTinLãnh đạo tỉnh tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Singapore/PublishingImages/2023-11/dai su singapore_Key_03112023142441.jpg
Chiều 25-10, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp Ngài Jaya Ratnam – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Singapore tại Việt Nam đến thăm Bình Dương.
11/3/2023 15:00NoĐã ban hành

Tại buổi tiếp, Ngài Jaya Ratnam khẳng định, Bình Dương luôn là đối tác chiến lược quan trọng của Singapore. Xuyên suốt 27 năm qua, Bình Dương và Singapore đã có những bước đột phá trong hợp tác, phát triển, trong đó nổi bật là việc xây dựng các Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) ở Bình Dương và nhiều tỉnh, thành trong cả nước. 

Năm 2023 đánh dấu cột mốc 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước và cũng tròn 10 năm quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Singapore. Ngài Đại sứ mong muốn thời gian tới, giữa Bình Dương và Singapore sẽ có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hơn nữa. Phía Singapore sẽ tích cực hỗ trợ Bình Dương thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng xanh, tái tạo. Ngài Đại sứ sẽ giới thiệu nhiều doanh nghiệp tiềm năng sang tham quan, tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh tại tỉnh Bình Dương, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao; đồng thời, tiếp tục hỗ trợ và đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tỉnh thu hút được các nhà đầu tư có giá trị tại Singapore.

dssingapore.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tiếp Ngài Jaya Ratnam - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Singapore

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cảm ơn Ngài Jaya Ratnam đã luôn dành tình cảm cho Bình Dương trong suốt thời gian qua. Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Singapore hiện đứng thứ 3 trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Bình Dương, có 289 dự án đầu tư với tổng số vốn gần 5,4 tỷ đô la Mỹ.

Liên doanh VSIP là hợp tác thành công giữa các đối tác kinh tế và trở thành biểu tượng tốt đẹp của tình hữu nghị, hợp tác giữa hai quốc gia. Có thể khẳng định, đầu tư của Singapore vào Bình Dương quan trọng và ngày càng tạo tiếng vang lớn. VSIP đã trở thành một biểu tượng kiểu mẫu về phát triển khu công nghiệp tập trung cả ở trong và ngoài nước. Tính hiệu quả và sức lan tỏa rộng của thương hiệu VSIP còn là minh chứng sinh động cho Bình Dương năng động, đổi mới, hội nhập và phát triển.

dssingapore 1.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng quà lưu niệm cho Ngài Jaya Ratnam - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Singapore

Cùng với VSIP I và VSIP II, VSIP III tiếp tục đánh dấu mối quan hệ hữu nghị, hợp tác phát triển bền vững của Singapore với Bình Dương. VSIP III với quy mô 1.000 hecta, là khu công nghiệp kiểu mẫu áp dụng mô hình quản lý thông minh với các công nghệ mới của nền công nghiệp 4.0 cũng như áp dụng các công nghệ xanh và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó, Tổng công ty Becamex IDC đã hợp tác cùng Singapore Polytechnic triển khai Trung tâm Đổi mới sáng tạo Công nghiệp 4.0 Việt Nam - Singapore tại Trường Đại học Quốc tế  Miền Đông (EIU). Các hoạt động sẽ giúp nâng cao nhận thức về việc áp dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo cho phát triển bền vững trong doanh nghiệp.

dssingapore 2.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh mong muốn Ngài Đại sứ sẽ tiếp tục quan tâm và giới thiệu nhiều doanh nghiệp tiềm năng của Singapore đến tìm hiểu đầu tư vào Bình Dương; hỗ trợ Bình Dương phát triển đô thị xanh và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu phát triển của tỉnh và của doanh nghiệp đầu tư.

Nguồn: binhduong.gov.vn​

False
1 - 30Next