Tin Tức
 
Ngày 04-7, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng và Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Sugano Yuichi đã thực hiện ký kết 03 Thỏa thuận vay cho 03 chương trình, dự án ...
 
Sáng 04-7, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành đã tiếp và làm việc với Đoàn lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (WB) do ông Wempi Saputra - Giám đốc điều hành Văn ...
 
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ...
 
​THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨCHội đồng thi tuyển công chức tỉnh Bình Dương năm 2023 (viết tắt là Hội đồng) thông báo thời gian, địa điểm ôn tập và tổ chức thi kỳ thi tuyển công chức tỉnh Bình Dương ...
 
Ngày 27/6, tại Đại lễ đường Nhân dân, Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư ...
 
​Chiều 27-6, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi tiếp Ngài Ono Masuo – Tổng Lãnh sự ...
 
Nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản, chiều 19-6, tại Nhật Bản, tỉnh Bình Dương phối hợp với tỉnh Yamaguchi tổ chức Hội thảo môi trường đầu tư tỉnh Bình Dương. ​
 
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản và 30 năm Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ dự án đầu tiên tại Việt Nam, sáng 14-6, tại Tokyu (Nhật Bản), Đoàn công tác ...
 
Chiều 14-6, tại Nhật Bản, Đoàn công tác tỉnh Bình Dương do ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm​​ Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc ...
 
Chiều 16-6, tại Nhật Bản, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương cùng ông Mitani Mitsuru - Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp xúc ...
 
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật BảnĐối ngoại Việt NamTinKỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản/PublishingImages/2023-09/50 nam vn nhat ban_Key_22092023101703.jpg
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản Trương Thị Mai tin tưởng, bằng sự chân thành kết nối từ trái tim đến trái tim giữa người dân hai nước, cùng sự ủng hộ và đồng lòng của lãnh đạo Việt Nam-Nhật Bản, hai nước Việt Nam-Nhật Bản sẽ “tay trong tay” bước tiếp chặng đường tương lai, hợp tác bền chặt, gắn kết và hiệu quả hơn nữa.
9/22/2023 11:00YesĐã ban hành

Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản - Ảnh 1. 

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Tối 21/9, tại Hà Nội, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt Nam–Nhật Bản tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản.

Tham dự buổi Lễ, về phía Việt Nam có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản Trương Thị Mai; Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản Trần Lưu Quang; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí Thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản Tô Huy Rứa; đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương, lãnh đạo một số địa phương, các đơn vị có quan hệ hợp tác với Nhật Bản…

Về phía Nhật Bản, có sự tham dự của Hoàng Thái tử Akishino và Công nương Kiko; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio; Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật Bản-Việt Nam Furuta Motoo; cán bộ Đại sứ quán và đại diện các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng người Nhật Bản tại Việt Nam.

Phát biểu tại buổi Lễ, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản Trương Thị Mai nhấn mạnh, với lịch sử giao lưu nhân dân trải dài hơn 13 thế kỷ từ thế kỷ thứ 8, tròn nửa thế kỷ hợp tác và cùng phát triển kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (21/9/1973-21/9/2023), Việt Nam và Nhật Bản đã chung tay vun đắp nên mối quan hệ hữu nghị hợp tác ngày càng thực chất, hiệu quả với nền tảng là sự tương đồng về văn hóa, sự gắn kết lịch sử bền chặt và sự tin cậy chính trị cao.

Nhật Bản là đối tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch và lao động quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Hai nước là đối tác quan trọng của nhau trong khu vực và trên thế giới. Hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, giao lưu địa phương, giao lưu nhân dân… được thúc đẩy mạnh mẽ và đạt nhiều kết quả tích cực.

Sự mở rộng cả về quy mô và số lượng của các Lễ hội Việt Nam và Lễ hội Nhật Bản, cũng như các hoạt động giao lưu văn hóa diễn ra thường xuyên tại các địa phương hai nước đã và đang đưa người dân Việt Nam–Nhật Bản xích lại gần nhau hơn. Sự lớn mạnh của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản và cộng đồng người Nhật Bản tại Việt Nam trong những năm qua không chỉ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước mà còn là cầu nối giúp tăng cường sự hiểu biết, gắn bó giữa hai dân tộc và là nền tảng quan trọng để thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác bền vững, lâu dài giữa hai đất nước trong tương lai.

Đồng chí Trương Thị Mai tin tưởng, bằng sự chân thành kết nối từ trái tim đến trái tim giữa người dân hai nước, cùng sự ủng hộ và đồng lòng của lãnh đạo Việt Nam–Nhật Bản, hai nước Việt Nam–Nhật Bản sẽ "tay trong tay" bước tiếp chặng đường tương lai, hợp tác bền chặt, gắn kết và hiệu quả hơn nữa.

Tại buổi Lễ, Hoàng Thái tử Akishino khẳng định, tình hữu nghị hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã được vun đắp trong lịch sử lâu dài, trải qua 50 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, các hoạt động giao lưu giữa hai nước diễn ra vô cùng sôi nổi, đặc biệt là hoạt động giao lưu giữa thế hệ trẻ hai nước, trong đó tiêu biểu là các du học sinh.

Thêm vào đó, giao lưu giữa các địa phương hai nước cũng diễn ra vô cùng sôi nổi với các sự kiện giới thiệu văn hóa Nhật–Việt được tổ chức tại các tỉnh, thành phố ở cả hai nước, giúp đông đảo người dân có dịp thưởng thức nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của nhau. Có thể thấy, giao lưu hai nước Nhật Bản–Việt Nam đã phát triển bền vững cùng năm tháng, quan hệ hợp tác ngày càng trở nên sâu rộng trong nhiều lĩnh vực đa dạng như kinh tế, nông nghiệp, môi trường…

Dịp này, Hoàng Thái tử bày tỏ mong muốn chuyến thăm lần này sẽ góp phần trong việc thắt chặt hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau và sự gắn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

Thay mặt Hội Hữu nghị Việt Nam–Nhật Bản, Chủ tịch Hội Tô Huy Rứa cho biết, Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét tương đồng về văn hoá và lịch sử, góp phần làm cho hai dân tộc không chỉ xích lại gần nhau, mà còn hoà quyện, bổ sung lẫn nhau. Đồng thời sự lớn mạnh của cộng đồng gần 500.000 người Việt Nam tại Nhật Bản và cộng đồng gần 30.000 người Nhật Bản tại Việt Nam là nền tảng vững bền cho sự phát triển quan hệ hai nước Việt Nam–Nhật Bản.

Chủ tịch Hội điểm lại những dấu mốc đáng ghi nhận trong quan hệ hai nước 50 năm qua như xây dựng quan hệ Việt Nam–Nhật Bản theo phương châm "Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài" (2022), nâng cấp lên quan hệ "Đối tác hợp tác chiến lược sâu rộng vì hoà bình và thịnh vượng ở châu Á" (2014), Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam–Nhật Bản (2009).

Chủ tịch Hội khẳng định, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt Nam–Nhật Bản đã, đang và sẽ tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động giao lưu hữu nghị nhân dân, giao lưu văn hoá để tình cảm hữu nghị giữa các tổ chức, các địa phương và nhân dân hai nước ngày càng bền chặt. Trong đó ưu tiên tạo điều kiện cho các chương trình giao lưu của thanh niên, học sinh, sinh viên, những chủ nhân tương lai của hai đất nước.

Ông Tô Huy Rứa tin tưởng rằng, trên nền tảng vững chắc đã được xây dựng 50 năm qua và những thành tựu to lớn đạt được trong tất cả các lĩnh vực hợp tác, với quyết tâm cao của lãnh đạo và nỗ lực của nhân dân hai nước, quan hệ Việt Nam–Nhật bản sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ, thiết thực, góp phần vào công cuộc phát triển của mỗi nước, vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio khẳng định, quan hệ Nhật Bản–Việt Nam trên mọi lĩnh vực trong đó có chính trị, kinh tế, văn hóa được đánh giá đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.

Điểm lại một vài con số ấn tượng, Đại sứ cho biết Việt Nam là điểm đến được các doanh nghiệp Nhật Bản ưa thích thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ khi xem xét các quốc gia, vùng lãnh thổ để mở rộng kinh doanh trong tương lai; cộng đồng người Việt Nam là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai tại Nhật Bản; Việt Nam cũng đứng thứ hai thế giới về số lượng du học sinh tại Nhật Bản.

Thế hệ trẻ của Nhật Bản và Việt Nam hiện đang hoạt động tích cực với vai trò sợi dây gắn kết giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có công nghệ thông tin, công nghệ cao, kinh doanh, nghệ thuật.

Đại sứ bày tỏ tin tưởng, năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước không chỉ là những chữ số đơn thuần, mà khi thế hệ sau nhìn lại, năm kỷ niệm này sẽ được đánh giá là năm mở ra những cơ hội cho quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Nguồn: baochinhphu.vn


True
Phó Chủ tịch nước đón, hội kiến với Hoàng Thái tử và Công nương Nhật BảnĐối ngoại Việt NamTinPhó Chủ tịch nước đón, hội kiến với Hoàng Thái tử và Công nương Nhật Bản/PublishingImages/2023-09/Hoàng thái tử Nhật Bản_Key_22092023095423.jpg
Sáng 21/9, tại Phủ Chủ tịch, thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã chủ trì Lễ đón Hoàng Thái tử Akishino và Công nương Nhật Bản sang thăm chính thức Việt Nam. Sau Lễ đón, Phó Chủ tịch nước đã có buổi hội kiến với Hoàng Thái tử và Công nương.
9/22/2023 10:00YesĐã ban hành

Phó Chủ tịch nước hội kiến với Hoàng Thái tử và Công nương Nhật Bản - Ảnh 1. 

Thiếu nhi Việt Nam nồng nhiệt chào đón Hoàng Thái tử Nhật Bản Akishino và Công nương Kiko thăm chính thức Việt Nam - Ảnh: TTXVN

Trong bầu không khí thắm tình hữu nghị, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân bày tỏ vui mừng được đón Hoàng Thái tử và Công nương Nhật Bản thăm chính thức Việt Nam vào đúng dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (21/9/1973-21/9/2023); chân thành cảm ơn sự quan tâm và tình cảm của Hoàng gia Nhật Bản cũng như cá nhân Hoàng Thái tử và Công nương dành cho đất nước và nhân dân Việt Nam thời gian qua; khẳng định quan hệ hai nước chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay; bày tỏ tin tưởng chuyến thăm của Hoàng Thái tử và Công nương sẽ là một dấu mốc quan trọng, góp phần tăng cường sự hiểu biết và tình cảm giữa nhân dân hai nước, qua đó phát triển hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản lên tầm cao mới trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Hoàng Thái tử cùng điểm lại lịch sử giao lưu giữa nhân dân hai nước có từ thế kỷ thứ 8 qua các hoạt động giao thương và các mối lương duyên, tình bạn giữa hai nước; bày tỏ hài lòng và vui mừng trước những bước phát triển mạnh mẽ của quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong 50 năm qua trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân…​


Phó Chủ tịch nước hội kiến với Hoàng Thái tử và Công nương Nhật Bản - Ảnh 2. 

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Hoàng Thái tử Nhật Bản Akishino - Ảnh: TTXVN

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản có sự gần gũi về văn hóa, phong tục tập quán, cùng chia sẻ nhiều giá trị và quan tâm chung; đánh giá cao và cảm ơn sự quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ to lớn của Hoàng gia, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đối với công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế-xã hội của nhân dân Việt Nam cũng như sự quan tâm dành cho cộng đồng gần 500.000 người Việt Nam tại Nhật Bản; khẳng định mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước. 

Phó Chủ tịch nước cũng chia sẻ nhận thức chung về tầm quan trọng của hợp tác giáo dục, văn hóa, địa phương trong việc thúc đẩy giao lưu và hiểu biết giữa nhân dân hai nước, qua đó góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản.

Phó Chủ tịch nước bày tỏ hy vọng Nhật Bản tiếp tục ủng hộ công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, thúc đẩy hợp tác trên mọi lĩnh vực và mở rộng sang cả các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, bảo đảm an ninh năng lượng và lương thực…

Phó Chủ tịch nước hội kiến với Hoàng Thái tử và Công nương Nhật Bản - Ảnh 3. 

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân bày tỏ hy vọng Nhật Bản tiếp tục ủng hộ công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam - Ảnh: TTXVN

Hoàng Thái tử Akishino bày tỏ vui mừng được cùng Công nương thăm lại Việt Nam sau hơn 20 năm; cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm của Lãnh đạo và nhân dân Việt Nam; nhấn mạnh rằng Việt Nam là đối tác gần gũi, tin cậy và cùng đồng hành của Nhật Bản; sự giao lưu trong lịch sử, sự hiểu biết giữa hai dân tộc là nền tảng quan trọng để hai nước tiếp tục thúc đẩy hợp tác đưa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản lên tầm cao mới. 

Hoàng Thái tử vui mừng về sự phát triển vượt bậc và những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời gian qua; đánh giá cao sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Nhật Bản; mong muốn có nhiều hơn nữa người Nhật Bản nghiên cứu và học tiếng Việt; cho rằng các Lễ hội giao lưu văn hóa tại hai nước đang ngày càng được mở rộng sẽ là cơ hội để nhân dân hai nước tăng cường hiểu biết và quan hệ mật thiết; khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực vì quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước trong thời gian tới.

Công nương Kiko cho biết mong muốn được thúc đẩy hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam về vấn đề phòng, chống lao, giao lưu phụ nữ và quan tâm đến hợp tác giáo dục, y tế giữa hai nước.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chúc Hoàng Thái tử và Công nương có chuyến thăm thành công, qua đó cảm nhận được tình cảm hữu nghị, sự gắn bó giữa nhân dân hai nước, hiểu biết hơn về đất nước và con người Việt Nam.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cũng trân trọng nhờ Hoàng Thái tử chuyển lời thăm hỏi và chúc sức khoẻ tới Nhà Vua Naruhito và Hoàng Hậu, Thượng Hoàng Akihito và Hoàng Thái hậu và các thành viên Hoàng gia Nhật Bản.

Sau buổi hội kiến, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Hoàng Thái tử và Công nương đã đi thăm Nhà sàn Bác Hồ. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cũng chủ trì tiệc chiêu đãi trọng thể chào mừng Hoàng Thái tử Akishino và Công nương cùng đoàn tháp Hoàng gia Nhật Bản./.

Nguồn: baochinhphu.vn



True
Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Trung Quốc với nhiều kết quả nổi bật, quan trọng và thiết thựcĐối ngoại Việt NamBài viếtThủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Trung Quốc với nhiều kết quả nổi bật, quan trọng và thiết thực/PublishingImages/2023-09/thu tuong TQ ly quoc cuong_Key_18092023090023.jpg
Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự CAEXPO và CABIS đã thành công tốt đẹp, đạt nhiều kết quả nổi bật, quan trọng và thiết thực trên nhiều mặt; đặc biệt là tiếp tục cụ thể hóa nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam – Trung Quốc, nhất là Tuyên bố chung tháng 11/2022 trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
9/18/2023 9:00YesĐã ban hành

Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Trung Quốc với nhiều kết quả nổi bật, quan trọng và thiết thực - Ảnh 1. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường hội đàm trong không khí chân thành, hữu nghị, tin cậy và cởi mở - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trưa ngày 17/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị Thượng đỉnh thương mại-đầu tư Trung Quốc-ASEAN (CABIS) lần thứ 20 tại thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 16 đến ngày 17/9 năm 2023 theo lời mời của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự CAEXPO và CABIS lần thứ 20 thể hiện sự coi trọng của cả hai nước đối với quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc, quan hệ hợp tác Trung Quốc - ASEAN và quan hệ giữa các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Thứ nhất, chuyến công tác của Thủ tướng đã góp phần tăng cường tin cậy chính trị, củng cố quan hệ song phương Việt Nam - Trung Quốc. Phía Trung Quốc đã dành cho đoàn đại biểu Việt Nam sự tiếp đón nồng ấm, trọng thị, chu đáo tại "thành phố xanh" tươi đẹp Nam Ninh.

Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Trung Quốc với nhiều kết quả nổi bật, quan trọng và thiết thực - Ảnh 2. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đồng chí Lưu Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam nhận lời mời của Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa dự Hội chợ lần này thể hiện sự coi trọng cao độ, ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước ta đối với quan hệ song phương với Trung Quốc, là hoạt động thiết thực kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung.

Cuộc hội đàm giữa hai Thủ tướng đã tiếp tục củng cố đà giao lưu, tiếp xúc cấp cao mật thiết giữa hai bên thời gian qua, góp phần tiếp tục cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao, nhất là chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và kết quả các chuyến thăm Trung Quốc và dự WEF Thiên Tân của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (6/2023), chuyến thăm Trung Quốc của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và các đồng chí lãnh đạo cấp cao khác của Việt Nam, đưa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển ổn định, lành mạnh, ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất.  

Nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ Việt - Trung trong tổng thể chính sách đối ngoại của mỗi nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng và xác định phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị, ổn định, lành mạnh với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại.

Thủ tướng Lý Cường khẳng định, Trung Quốc luôn coi quan hệ với Việt Nam là hướng ưu tiên trong tổng thể chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc. Trung Quốc ủng hộ Việt Nam xây dựng và phát triển thành công chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình đất nước, sẵn sàng cùng Việt Nam không ngừng mở rộng và làm sâu sắc hợp tác thực chất giữa hai bên. Thủ tướng Lý Cường đánh giá cao sự tham gia tích cực, hiệu quả và đóng góp quan trọng của Việt Nam tại các kỳ CAEXPO và CABIS.

Hai bên nhất trí tiếp tục triển khai hiệu quả nhận thức chung giữa hai đồng chí Tổng Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc cũng như những thỏa thuận, kết quả đạt được trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính (6/2023) và các chuyến thăm cấp cao khác.

Theo đó, hai bên cùng thúc đẩy tiếp xúc cấp cao và các cấp; tăng cường hợp tác thực chất trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, đầu tư và giao lưu nhân dân; duy trì phối hợp, hợp tác trong các cơ chế, diễn đàn đa phương; phối hợp quản lý tốt biên giới trên đất liền.

Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí khẳng định tầm quan trọng của việc kiểm soát thỏa đáng bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tiếp tục thực hiện nghiêm nhận thức chung cấp cao và "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc"; tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhau; giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Thứ hai, chuyến công tác thúc đẩy hợp tác thiết thực về kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung và giữa các địa phương Việt Nam với Quảng Tây - Trung Quốc nói riêng.

Trong trao đổi với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Trung Quốc và Bí thư Quảng Tây Lưu Ninh đều khẳng định sẽ mở rộng nhập khẩu hàng hóa, nhất là nông sản của Việt Nam, duy trì giao thương thông suốt tại các cửa khẩu; khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc có tiềm lực đầu tư vào các lĩnh vực mà Việt Nam ưu tiên; tăng cường kết nối đường bộ, đường sắt giữa hai nước.

Tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Lý Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hai bên cần phát huy ưu thế địa lý và sự bổ sung lẫn nhau để đẩy mạnh hợp tác thực chất trên các lĩnh vực phát triển cân bằng, bền vững; đề nghị Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ mở cửa thị trường cho nông, thủy sản của Việt Nam, tạo điều kiện sớm thành lập Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Thành Đô (Tứ Xuyên) và Hải Khẩu (Hải Nam), phối hợp nâng cao hiệu suất thông quan, tránh xảy ra ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu.


Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Trung Quốc với nhiều kết quả nổi bật, quan trọng và thiết thực - Ảnh 4. 

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ khai mạc CAEXPO và CABIS 2023 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, nhất là đối với các dự án quy mô lớn, chất lượng cao, công nghệ hiện đại, tiêu biểu cho trình độ phát triển của Trung Quốc, mang lại lợi ích kinh tế và dân sinh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, hai bên cần tăng cường kết nối giao thông và hạ tầng cửa khẩu biên giới, nghiên cứu hợp tác trong việc lập quy hoạch và xây dựng một số tuyến đường sắt ở khu vực phía bắc Việt Nam; nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa cả song phương và qua nước thứ ba.

Thủ tướng cũng đề nghị hai bên nỗ lực thúc đẩy hợp tác du lịch như trước dịch COVID-19; phối hợp xử lý dứt điểm các vướng mắc tại một số dự án hợp tác trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", đẩy nhanh tiến độ triển khai các khoản viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc dành cho Việt Nam.

Tán thành và đánh giá cao các đề xuất hợp tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lý Cường khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa thị trường cho hàng hóa Việt Nam, nhất là các mặt hàng nông, thủy sản chất lượng cao; mở rộng hơn nữa quy mô và nâng cao hiệu suất giao thương thông qua nâng cấp hạ tầng cửa khẩu, kết nối chính sách, xây dựng cửa khẩu thông minh, thúc đẩy thanh toán bằng đồng bản tệ....

Thủ tướng Lý Cường cho biết đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan của Trung Quốc tích cực trao đổi với Việt Nam để thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác cụ thể, cùng nhau xây dựng chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất ổn định.


Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Trung Quốc với nhiều kết quả nổi bật, quan trọng và thiết thực - Ảnh 5. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Trưởng đoàn tham dự Lễ khai mạc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Lý Cường cũng đề nghị hai bên tăng cường giao lưu nhân dân, đẩy mạnh tuyên truyền về truyền thống hữu nghị hai nước, nhất là đối với thế hệ trẻ; khẳng định Chính phủ Trung Quốc sẽ khuyến khích người dân đi du lịch Việt Nam, ủng hộ mở thêm các đường bay mới giữa hai nước và thúc đẩy triển khai các dự án viện trợ dân sinh, y tế, giáo dục tại Việt Nam.

Trong trao đổi với Bí thư Tỉnh ủy Quảng Tây Lưu Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao tiềm năng hợp tác giữa các địa phương hai bên và nêu sáu đột phá về hợp tác trên các lĩnh vực với Quảng Tây: Đột phá về hợp tác kết nối hạ tầng, trong đó tăng cường kết nối đường bộ cao tốc và đường sắt; thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và đầu tư, mở mới và nâng cấp cửa khẩu, tạo điều kiện thông quan hàng hóa; triển khai nhiều hơn nữa các hoạt động giao lưu nhân dân, giao lưu thanh niên, văn hóa, văn nghệ; hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực cửa khẩu; thực hiện tốt 3 văn kiện về quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, triển khai tốt các hoạt động hợp tác giữa lực lượng chức năng hai bên trong việc phòng, chống tội phạm xuyên biên giới, đẩy mạnh các hoạt động giao lưu giữa lực lượng biên phòng, công an khu vực biên giới; hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Cũng nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn hàng đầu của Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghệ, hạ tầng, năng lượng…, gồm Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc, Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc, Tập đoàn công nghệ Huawei, Tập đoàn xây dựng giao thông Trung Quốc, Tập đoàn Xây dựng năng lượng Trung Quốc.

Lãnh đạo các tập đoàn đều đánh giá cao môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam, khẳng định coi Việt Nam là thị trường quan trọng, bày tỏ quan tâm và mong muốn tham gia hợp tác, triển khai nhiều chương trình, dự án lớn tại Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực chuyển đổi số, năng lượng tái tạo, hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường sắt tốc độ cao, đường bộ cao tốc…

Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Trung Quốc với nhiều kết quả nổi bật, quan trọng và thiết thực - Ảnh 6. 

Thủ tướng và các đại biểu bấm nút khai trương khu gian hàng Việt Nam tại CAEXPO - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng hoan nghênh kế hoạch mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam của các tập đoàn trong thời gian tới, phù hợp với đột phá chiến lược của Việt Nam về hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số…; nhấn mạnh thành công của nhà đầu tư cũng là thành công của Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị các tập đoàn làm việc cụ thể với các cơ quan chức năng Việt Nam, nếu các dự án khả thi, hiệu quả thì cần làm ngay; ngoài việc tham gia thi công xây dựng, Thủ tướng cũng đề nghị các tập đoàn có thể tham gia đầu tư theo các hình thức phù hợp, hợp tác đào tạo nhân lực, phát triển công nghệ, góp ý hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách… Thủ tướng mong các doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, chú trọng văn hóa, đạo đức kinh doanh, quan tâm an sinh xã hội.

Theo Thủ tướng, quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước đang phát triển rất tốt đẹp, là nền tảng quan trọng để thúc đẩy hợp tác, trao đổi thương mại, đầu tư còn rất nhiều dư địa; điều quan trọng là triển khai các dự án cụ thể, bảo đảm tiến độ và chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường…. Tinh thần là đã hứa phải làm, đã cam kết phải thực hiện, có hiệu quả cụ thể, cân đong đo đếm được, mang lại lợi ích thiết thực cho các bên, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, đồng thời chia sẻ rủi ro.


Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Trung Quốc với nhiều kết quả nổi bật, quan trọng và thiết thực - Ảnh 7. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Ủy viên thường vụ khu ủy, Trưởng ban Tổ chức khu ủy Quảng Tây (trái), Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam (phải) tham quan các gian hàng tại Hội chợ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cũng nhân dịp này, các bộ, ngành, địa phương hai nước đã đạt được nhiều thỏa thuận, có nhiều hoạt động cụ thể để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực. Trong đó, các địa phương đã khởi động xây dựng thí điểm mô hình cửa khẩu thông minh Hữu Nghị Quan - Hữu Nghị; vận hành thí điểm khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ký bản ghi nhớ với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) về xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, xây dựng nhà máy chế biến tại vùng biên giới giữa hai nước…

Thứ ba, chuyến công tác đóng góp tích cực cho thành công của Hội chợ Trung Quốc – ASEAN, tạo ra cơ hội để hàng hóa Việt Nam đến với thị trường Trung Quốc và các nước ASEAN, đóng góp vào hợp tác và tăng trưởng kinh tế chung của khu vực, qua đó đóng góp tích cực cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Trung Quốc.

Việt Nam là một thành viên tích cực đóng góp vào thành công chung của 20 kỳ CAEXPO và CABIS. Tại kỳ Hội chợ lần này, khu gian hàng thương mại Việt Nam có quy mô lớn nhất sau nước chủ nhà Trung Quốc, với sự tham gia của 120 doanh nghiệp, 200 gian hàng được trưng bày, với sản phẩm đa dạng, chất lượng cao thuộc các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh và có tính bổ trợ cao với thị trường Trung Quốc và ASEAN.

Cùng đi với Thủ tướng có 4 Bộ trưởng trong lĩnh vực kinh tế như Công Thương, Tài chính, Xây dựng, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và nhiều bộ, ngành như Ngoại giao, Công an, Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo 7 tỉnh giáp biên với Trung Quốc và tỉnh Sơn La (địa phương tham gia Triển lãm "Thành phố đẹp" tại Hội chợ).

Thành phần đông đảo của đoàn đại biểu Việt Nam cùng với doanh nghiệp Việt Nam dự Hội chợ với quy mô lớn đã cho thấy sự coi trọng cao độ, nhu cầu và thiện chí của Việt Nam trong triển khai hợp tác sâu rộng, toàn diện với Trung Quốc cũng như với các nước ASEAN khác, cũng cho thấy tiềm lực, vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế - thương mại song phương và đa phương trong khu vực.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, qua 20 năm, Hội chợ CAEXPO và Hội nghị CABIS là sự kiện quan trọng, uy tín về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp ASEAN - Trung Quốc, đã trở thành biểu tượng và ngọn cờ dẫn dắt của hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Trung Quốc và ASEAN.

20 năm qua đã chứng kiến những bước tiến vượt bậc về hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc. Trung Quốc và ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn nhất và đối tác đầu tư quan trọng hàng đầu của nhau.

Thủ tướng nhấn mạnh, các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam luôn ghi nhận những đóng góp quan trọng của Trung Quốc trong thúc đẩy hợp tác và phồn vinh chung ở khu vực. Việt Nam ủng hộ sự hợp tác giúp đỡ trên tinh thần cởi mởi, chân thành, tin cậy, bình đẳng, kết nối vành đai con đường vì thịnh vượng chung của các dân tộc trong khu vực và trên thế giới.

Thủ tướng cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới, khu vực phục hồi chậm, nhu cầu thúc đẩy hợp tác ngày càng tăng, hơn lúc nào hết, ASEAN và Trung Quốc càng cần tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư, kiên trì mở rộng tinh thần hợp tác, thiện chí hợp tác và lợi ích hợp tác. 

Thủ tướng đề nghị Chính phủ Trung Quốc, Chính phủ các nước ASEAN và chính quyền Quảng Tây thúc đẩy mạnh mẽ thương mại song phương phát triển cân bằng, bền vững, phấn đấu đưa ASEAN trở thành đối tác thương mại đầu tiên của Trung Quốc vượt mức 1.000 tỷ USD.

Thủ tướng đề nghị các bên tiếp tục mở cửa thị trường; chống chủ nghĩa bảo hộ; thực hiện ở mức cao nhất các cam kết thương mại tự do như trong RCEP, CAFTA, phối hợp xây dựng chuỗi liên kết từ vùng nguyên liệu đến trung tâm sản xuất và hệ thống tiêu thụ sản phẩm của mỗi nước, hợp tác nâng cao năng lực thích ứng với các tiêu chuẩn mới, thị hiếu mới, sản phẩm xanh. Thúc đẩy hợp tác khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Việt Nam mong muốn tiếp tục cùng Trung Quốc và các nước ASEAN khẩn trương hoàn tất đàm phán nâng cấp phiên bản 3.0 Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc; nâng cấp kết nối cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt; đưa vào triển khai mở rộng thí điểm mô hình cửa khẩu thông minh nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu đầu tư, kinh doanh, giao thương, văn hóa, du lịch của cộng đồng doanh nghiệp và người dân mỗi nước.

Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Trung Quốc với nhiều kết quả nổi bật, quan trọng và thiết thực - Ảnh 9. 
Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Trung Quốc với nhiều kết quả nổi bật, quan trọng và thiết thực - Ảnh 10. 

Thanh niên các dân tộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc tiễn Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng với đó, đẩy mạnh kết nối chiến lược phát triển, cả hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, trong đó có tăng cường kết nối hạ tầng giao thông, phối hợp các hình thức giao thông vận tải, nhất là đường sắt và đường bộ; lan tỏa và kết nối rộng hơn đến các nước ASEAN cũng như thông qua Trung Quốc để đưa hàng hóa của ASEAN đến với Châu Âu, Trung Á…

Thủ tướng cũng đề nghị Trung Quốc và ASEAN tăng cường giao lưu nhân dân và hợp tác văn hóa, du lịch, hàng không, phấn đấu đưa hợp tác du lịch sớm khôi phục trở lại như trước dịch COVID-19; mở rộng du lịch bằng xe hơi, xe điện… Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác trong những lĩnh vực mới nổi, tạo nên những động lực tăng trưởng mới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, vật liệu mới, kinh tế chia sẻ... Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN và Trung Quốc chủ động tìm hiểu, khai thác, giúp đỡ lẫn nhau tận dụng tối đa cơ hội có được từ CAEXPO và CABIS, biến tiềm năng, cơ hội hợp tác thành kết quả và sản phẩm cụ thể.

Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về quyết tâm cũng như cam kết của Việt Nam, các đề xuất hợp tác cụ thể về tăng cường kết nối chiến lược phát triển, kết nối hạ tầng giao thông, xây dựng chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, ổn định và bền vững, qua đó, đưa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư cùng có lợi giữa ASEAN và Trung Quốc lên tầm cao mới, hướng tới xây dựng một "Trung tâm tăng trưởng kinh tế ở khu vực" được các nước đồng tình, đánh giá cao.

Thành công của chuyến công tác khẳng định sự tin cậy chính trị cao độ giữa Việt Nam và Trung Quốc, tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước; góp phần tăng cường hợp tác thực chất giữa ASEAN và Trung Quốc, khẳng định sự chủ động, tích cực của Việt Nam trong việc duy trì và tăng cường hợp tác khu vực, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có những biến động bất lợi hiện nay; khẳng định đường lối đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng: Độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế./.

Nguồn: baochinhphu.vn










True
Toàn văn Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diệnĐối ngoại Việt NamTinToàn văn Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện/PublishingImages/2023-09/tong thong joe biden 1_Key_12092023090104.jpg
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từ ngày 10-11/9/2023, Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joe Biden thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Nhân dịp này, lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.
9/12/2023 9:00YesĐã ban hành

Toàn văn Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam -  Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện - Ảnh 1. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Lễ đón Tổng thống Joe Biden

Ngày 10/9/2023, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joseph R. Biden Jr. đã gặp và hội đàm tại Hà Nội, Việt Nam. Hai Nhà Lãnh đạo hoan nghênh một giai đoạn lịch sử mới của tình hữu nghị và hợp tác song phương với việc nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững. Hoa Kỳ ủng hộ một nước Việt Nam mạnh, độc lập, thịnh vượng và tự cường.

Sau 10 năm kể từ khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama xác lập Quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, hai nước đã đạt nhiều bước tiến quan trọng trong việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, xây dựng lòng tin và thúc đẩy hợp tác trên mọi lĩnh vực trong khuôn khổ Đối tác Toàn diện. Trong khuôn khổ quan hệ mới này, hai Nhà Lãnh đạo nhấn mạnh các nguyên tắc nền tảng định hướng quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, bao gồm tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế và tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa hợp tác trên các lĩnh vực sau đây nhằm bảo đảm lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.


Toàn văn Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam -  Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện - Ảnh 2. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden duyệt Đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam

QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO

Hai Nhà Lãnh đạo nhấn mạnh cần tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa quan hệ chính trị - ngoại giao và sẽ thúc đẩy trao đổi đoàn, tiếp xúc thường xuyên ở tất cả các cấp nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, xây dựng và củng cố lòng tin chính trị. Hai Nhà Lãnh đạo ủng hộ việc nâng cao hiệu quả các cơ chế đối thoại hiện có và dự định thiết lập cơ chế Đối thoại thường niên giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Hai Nhà Lãnh đạo mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa các chính đảng và các cơ quan lập pháp hai nước, trong đó khuyến khích đối thoại, trao đổi và thảo luận về các ưu tiên và kinh nghiệm thực tiễn của mỗi bên. Hai Nhà Lãnh đạo sẽ chỉ đạo cơ quan chính phủ của mỗi nước phối hợp và triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác mà hai bên đã nhất trí. Hai nước khẳng định tiếp tục duy trì điều kiện thuận lợi để hoàn thiện việc xây dựng trụ sở các cơ quan ngoại giao và lãnh sự, cũng như bảo đảm số lượng nhân sự phù hợp tại các cơ quan đại diện trên cơ sở tuân thủ các công ước quốc tế mà hai nước là thành viên, các thỏa thuận song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như luật pháp mỗi nước.


Toàn văn Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam -  Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện - Ảnh 3. 

Lễ đón chính thức Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia

HỢP TÁC KINH TẾ - THƯƠNG MẠI - ĐẦU TƯ

Hai Nhà Lãnh đạo tái khẳng định hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư và tăng trưởng kinh tế bao trùm dựa trên đổi mới sáng tạo đóng vai trò nền tảng cốt lõi và động lực quan trọng của quan hệ song phương. Hai bên nhất trí tạo điều kiện thuận lợi và mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa, dịch vụ của mỗi nước, hỗ trợ chính sách thương mại, kinh tế và các biện pháp theo quy định để đạt được mục tiêu trên; cùng nhau giải quyết các vấn đề như rào cản tiếp cận thị trường thông qua Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư. Hoa Kỳ hoan nghênh những bước tiến trong quá trình cải cách kinh tế dựa trên thị trường có ý nghĩa quan trọng của Việt Nam, đồng thời khẳng định sự nhiệt tình và cam kết đối với quá trình phối hợp rộng rãi, mạnh mẽ, mang tính xây dựng và trên tinh thần ủng hộ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và tiến tới công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam theo luật Hoa Kỳ. Ngày 8 tháng 9 năm 2023, Hoa Kỳ đã nhận được yêu cầu chính thức của Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường. Hoa Kỳ sẽ khẩn trương xem xét yêu cầu này của Việt Nam theo luật định. Hoa Kỳ đánh giá cao những nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong việc tiếp tục hiện đại hóa và tăng cường hơn nữa tính minh bạch của khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của Việt Nam, thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng.

Hai Nhà Lãnh đạo ủng hộ việc tiếp tục củng cố hệ thống thương mại đa phương không phân biệt đối xử, mở, công bằng, bao trùm, bình đẳng, minh bạch và dựa trên luật lệ, trong đó Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đóng vai trò nòng cốt. Hai bên hoan nghênh những tiến triển đạt được vừa qua và mong muốn có thêm bước tiến đáng kể về Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF) trong thời gian tới, mang lại lợi ích thiết thực cho các nền kinh tế, người lao động, hộ gia đình và doanh nghiệp của hai nước và toàn khu vực.

Hai Nhà Lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của việc tôn trọng các quyền của người lao động được quốc tế công nhận dựa trên Tuyên bố về Nguyên tắc cơ bản và Quyền tại nơi làm việc của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Hai Nhà Lãnh đạo cũng dự định thúc đẩy hợp tác về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hàng không, trong đó có việc đàm phán sửa đổi Hiệp định Vận tải Hàng không Việt Nam - Hoa Kỳ theo các nguyên tắc Bầu trời Mở.

Hoa Kỳ cam kết tăng cường hỗ trợ Việt Nam về sản xuất, phát triển hạ tầng vật chất và hạ tầng số chất lượng cao, chuyển đổi năng lượng công bằng, nông nghiệp bền vững và thông minh, cũng như hỗ trợ Việt Nam tham gia sâu rộng và bền vững vào các chuỗi cung khu vực và toàn cầu, trong đó có việc chú trọng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Vì mục đích đó, Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (DFC) sẽ tiếp tục cung cấp tài chính cho các dự án thuộc khu vực tư nhân tại Việt Nam trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, khí hậu và sử dụng năng lượng hiệu quả, y tế và doanh nghiệp nhỏ, bao gồm các doanh nghiệp chú trọng yếu tố khí hậu và do phụ nữ làm chủ.


Toàn văn Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam -  Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện - Ảnh 4. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

HỢP TÁC SỐ, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Việt Nam và Hoa Kỳ quyết định đẩy mạnh hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực số, coi đây là đột phá mới của quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. Hoa Kỳ khẳng định cam kết tăng cường hỗ trợ Việt Nam đào tạo và phát triển lực lượng lao động công nghệ cao. Ghi nhận tiềm năng to lớn của Việt Nam trở thành quốc gia chủ chốt trong ngành công nghiệp bán dẫn, hai Nhà Lãnh đạo ủng hộ sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam và hai bên sẽ tích cực phối hợp nhằm nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung bán dẫn toàn cầu. Theo đó, Việt Nam và Hoa Kỳ tuyên bố khởi động các sáng kiến phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn, trong đó Chính phủ Hoa Kỳ sẽ cấp khoản tài trợ gieo mầm ban đầu trị giá 2 triệu USD, cùng với các khoản hỗ trợ từ Chính phủ Việt Nam và khu vực tư nhân trong tương lai.

Việt Nam và Hoa Kỳ nhất trí hợp tác toàn diện nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tinh thần doanh nghiệp.

Hai Nhà Lãnh đạo hoan nghênh việc thúc đẩy hạ tầng số an toàn và tin cậy tại Việt Nam, khẳng định quá trình trên có tiềm năng mang lại những cơ hội mới để nâng cao năng lực cho cộng đồng đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong lĩnh vực số, từ đó thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số ở Việt Nam. Những nỗ lực này sẽ hướng đến việc ủng hộ xây dựng mạng lưới mở và có tính tương tác lẫn nhau và trên cơ sở thông báo với Quốc hội Hoa Kỳ, xem xét thiết lập Mạng Truy cập Vô tuyến Mở (phòng đào tạo O-RAN) tại Việt Nam, mạng 5G an toàn và áp dụng các công nghệ mới nổi nhằm cung cấp cơ hội nâng cao tay nghề trong lĩnh vực số cho cộng đồng đổi mới sáng tạo của Việt Nam.

Hai Nhà Lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hợp tác giữa các cơ quan học thuật hàng đầu của Việt Nam và Hoa Kỳ, bao gồm thông qua các sáng kiến hợp tác nghiên cứu, các khóa đào tạo, trao đổi chuyên gia và các chương trình trao đổi tập trung vào khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).

HỢP TÁC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

Hoa Kỳ công bố các kế hoạch cụ thể hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển thời gian tới. Đến nay tại Hoa Kỳ đã có gần 30.000 học sinh Việt Nam đang du học và Hoa Kỳ khuyến khích các tổ chức giáo dục đón nhận thêm nhiều du học sinh Việt Nam. Hai Nhà Lãnh đạo chúc mừng việc khởi động Chương trình Hòa bình tại Việt Nam và kỷ niệm 31 năm chương trình Fulbright Việt Nam. Hai bên hoan nghênh hoạt động của Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) và việc FUV ngày càng phát huy được vai trò là một trung tâm của khu vực về đào tạo chính sách công. Hai Nhà Lãnh đạo cũng ghi nhận tầm quan trọng cấp thiết của việc đầu tư vào nguồn nhân lực, coi đây là nguồn lực thiết yếu đối với sự thịnh vượng, an ninh, ổn định và phát triển trong tương lai.

Việt Nam và Hoa Kỳ nhận thức rằng việc đảm bảo thịnh vượng lâu dài chỉ có thể đạt được khi người dân hai nước có nhiều cơ hội học tập các kỹ năng mới, trao đổi ý tưởng, tích lũy kinh nghiệm và hiểu biết quốc tế. Theo đó, Việt Nam và Hoa Kỳ khuyến khích mở rộng cánh cửa các trường đại học và các phòng thí nghiệm của hai nước nhằm chia sẻ những kinh nghiệm tốt, các tiến bộ khoa học và cơ hội học tập, trong đó tập trung hỗ trợ ngày càng nhiều sinh viên, giáo viên, học giả và chuyên gia nghiên cứu Việt Nam tham gia các chương trình giáo dục và đào tạo tại Hoa Kỳ. Việt Nam cũng hoan nghênh việc ngày càng nhiều sinh viên, học giả và giáo sư của Hoa Kỳ theo học, nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học của Việt Nam và khuyến khích các trường đại học Hoa Kỳ thiết lập quan hệ đối tác với các trường đại học của Việt Nam, trong đó có việc mở phân hiệu tại Việt Nam.

Toàn văn Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam -  Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện - Ảnh 5. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Hoa Kỳ tiến hành hội đàm, tại Trụ sở Trung ương Đảng

HỢP TÁC VỀ KHÍ HẬU, NĂNG LƯỢNG, MÔI TRƯỜNG VÀ Y TẾ

Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ phối hợp tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng, trong các lĩnh vực thích ứng liên ngành với biến đổi khí hậu; giảm ô nhiễm và hỗ trợ tự nguyện về kỹ thuật liên quan đến việc hiện đại hóa hạ tầng truyền tải điện, tích hợp năng lượng tái tạo, phát triển thị trường khí hậu, giải pháp lưu trữ năng lượng và cải thiện khuôn khổ pháp lý cho phép chuyển đổi năng lượng kịp thời và công bằng. Hai Nhà Lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của hợp tác giữa hai nước và với các chuyên gia ngoài chính phủ nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp phát thải thấp và có sức chống chịu trước biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm ô nhiễm cũng như sức chống chịu của các cộng đồng dễ bị tổn thương, bao gồm các nỗ lực chuẩn bị ứng phó thiên tai. Hoa Kỳ ủng hộ nỗ lực tăng cường sản xuất năng lượng sạch của Việt Nam.

Tổng thống Biden hoan nghênh các cam kết về khí hậu của Việt Nam trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP), cũng như mục tiêu giảm phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh đóng góp của Hoa Kỳ trong việc huy động tài chính công và đóng góp của khu vực tư nhân để giúp Việt Nam triển khai JETP và hợp tác với cộng đồng quốc tế nhằm bảo đảm triển khai hiệu quả JETP, đồng thời vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia về năng lượng, an ninh và khả năng thanh toán. Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ cả về tài chính và công nghệ tiên tiến để giúp Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế về khí hậu. Việt Nam hoan nghênh các dự án được tài trợ bởi các thể chế tài chính quốc tế, bao gồm Ngân hàng Thế giới, trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, tăng trưởng xanh và hạ tầng năng lượng tái tạo.

Hai bên đánh giá cao quá trình hoạt động của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh (CDC) của Hoa Kỳ tại Việt Nam trong 25 năm qua và hoan nghênh việc thành lập Văn phòng CDC khu vực tại Hà Nội vào năm 2021 cũng như kế hoạch thành lập Trung tâm CDC Quốc gia của Việt Nam. Hai Nhà Lãnh đạo ghi nhận những đóng góp của hợp tác giữa hai nước trong ứng phó với đại dịch COVID-19, đồng thời khẳng định sẽ tăng cường phối hợp bảo đảm an ninh y tế như ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với các đại dịch và các nguy cơ dịch bệnh toàn cầu khác. Hai Nhà Lãnh đạo khẳng định tầm quan trọng của hợp tác xử lý hiểm họa dịch bệnh do tiếp xúc giữa con người và động vật, tiếp tục mở rộng tiêm chủng, hỗ trợ các hoạt động y tế công cộng như đào tạo nhân lực về khoa học xét nghiệm và sức khỏe cộng đồng (One Health). Hoa Kỳ khẳng định hỗ trợ các chương trình ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh HIV và lao phổi thông qua việc hỗ trợ các cơ sở y tế quan trọng của Việt Nam như Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Chợ Rẫy nhằm kiểm soát hoàn toàn, chắc chắn dịch bệnh HIV và xóa bỏ bệnh lao phổi vào năm 2030, trên cơ sở phù hợp với các cam kết toàn cầu và chương trình quốc gia của Việt Nam. Hoa Kỳ ủng hộ những nỗ lực của Việt Nam trong việc phát triển ngành dược nhằm tăng cường hợp tác an ninh y tế toàn cầu. Theo đó, Hoa Kỳ sẵn sàng tăng cường hợp tác nhằm tăng mức độ tương thích của các quy định, qua đó giúp Việt Nam đóng vai trò tích cực trong chuỗi cung y tế khu vực và quốc tế.


Toàn văn Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam -  Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện - Ảnh 6. 

Ngay sau cuộc hội đàm cấp cao, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden đã phát biểu với báo chí Việt Nam, Hoa Kỳ và quốc tế, thông tin về kết quả tốt đẹp của cuộc hội đàm

HỢP TÁC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH

Hai Nhà Lãnh đạo hoan nghênh sự hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong khắc phục hậu quả chiến tranh, coi đây là ưu tiên trong quan hệ hai nước, giúp xây dựng lòng tin, tăng cường hiểu biết lẫn nhau.

Việt Nam và Hoa Kỳ khẳng định quyết tâm hoàn thành tẩy độc sân bay Biên Hòa, đẩy mạnh rà phá bom mìn, vật liệu nổ; tăng cường hỗ trợ người khuyết tật do bất cứ nguyên nhân nào; trợ giúp Trung tâm Hành động Bom mìn Quốc gia Việt Nam nâng cao năng lực, bao gồm nâng cao phối kết hợp giữa trung ương và địa phương trong công tác rà phá bom mìn và tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tìm kiếm bộ đội Việt Nam mất tin, mất tích trong chiến tranh, tăng cường hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực xét nghiệm ADN.

Tổng thống Biden bày tỏ sự biết ơn của nhân dân Hoa Kỳ đối với sự hỗ trợ lâu dài của Việt Nam trong việc tìm kiếm thông tin và hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh. Việt Nam khẳng định tiếp tục hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ tìm kiếm hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh.

VĂN HÓA - GIAO LƯU NHÂN DÂN - THỂ THAO - DU LỊCH

Hai Nhà Lãnh đạo hoan nghênh sự gia tăng mạnh mẽ các hoạt động giao lưu nhân dân hai nước; nhất trí làm việc cùng nhau để thúc đẩy du lịch hai chiều, hợp tác giữa doanh nghiệp hai bên, trao đổi chuyên gia và học thuật cũng như các cơ hội học tập. Hai bên dự định tăng cường hợp tác giữa các bang của Hoa Kỳ và các tỉnh, thành phố của Việt Nam theo hướng thực chất, hiệu quả, với các chương trình và dự án cụ thể; thúc đẩy quan hệ giữa các cộng đồng, các ngành, doanh nghiệp, giữa thế hệ trẻ, tổ chức nhân dân hai nước thông qua các hình thức trao đổi đoàn, tổ chức hội thảo chung, các hoạt động giao lưu văn hóa về nghệ thuật, âm nhạc và thể thao; phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm trong quan hệ giữa hai nước.

Hai Nhà Lãnh đạo đánh giá cao những đóng góp to lớn của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đối với sự phát triển của quan hệ hai nước. Tổng thống Biden khẳng định cộng đồng người Hoa Kỳ gốc Việt là một trong những cộng đồng thành công, năng động, sáng tạo nhất tại Hoa Kỳ.

QUỐC PHÒNG - AN NINH

Tổng thống Biden chúc mừng những đóng góp quan trọng của Việt Nam đối với hòa bình và ổn định toàn cầu, trong đó có việc tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, cũng như cung cấp năng lực ứng phó thảm họa và tìm kiếm cứu nạn để xử lý các thảm họa thiên nhiên trên toàn thế giới. Hai bên dự định tiếp tục phát huy vai trò của các cơ chế đối thoại, tham vấn đã được thiết lập giữa Bộ Quốc phòng hai nước cũng như giữa các Bộ, ngành khác; hợp tác hiệu quả trong các nỗ lực nhân đạo và mang tính xây dựng như khắc phục hậu quả chiến tranh, quân y, gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, thực thi pháp luật trên biển và năng lực an ninh biển cũng như các lĩnh vực cùng quan tâm khác, trên cơ sở phù hợp với các văn bản đã ký và thỏa thuận giữa Lãnh đạo và các cơ quan hai nước.

Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật và tư pháp hình sự hai nước; quyết định làm sâu sắc hơn nữa các nội dung hợp tác hiện có trong các lĩnh vực thực thi pháp luật, an ninh tình báo; phối hợp, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả hợp tác hàng hải và công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, nạn cướp biển, rửa tiền, nạn mua bán người, buôn bán trái phép chất ma túy và tiền chất ma túy, tội phạm mạng và tội phạm công nghệ cao. Hai Nhà Lãnh đạo nhất trí thiết lập cơ chế Đối thoại An ninh và Thực thi Pháp luật giữa các cơ quan thực thi pháp luật, an ninh và tình báo có liên quan. Hai nước lên án hành vi khủng bố và bạo lực cực đoan dưới mọi hình thức và mong muốn hợp tác chống khủng bố cũng như hoạt động cung cấp tài chính cho các tổ chức khủng bố, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và các thỏa thuận quốc tế liên quan khác mà hai nước là thành viên.

Hai Nhà Lãnh đạo hoan nghênh việc tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy thương mại quốc phòng, công nghiệp quốc phòng, phù hợp điều kiện mỗi bên, thông qua các cơ chế hợp tác được hai bên thống nhất. Hoa Kỳ cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực tự cường về quốc phòng, phù hợp với nhu cầu của Việt Nam và các cơ chế đã thiết lập.

THÚC ĐẨY VÀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI

Hai Nhà Lãnh đạo khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, phù hợp với hiến pháp của mỗi nước và các cam kết quốc tế. Hai nước nhất trí tiếp tục ủng hộ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người thông qua các cơ chế đối thoại thẳng thắn, xây dựng như Đối thoại Nhân quyền, Đối thoại Lao động Việt Nam - Hoa Kỳ hàng năm, qua đó tăng cường hiểu biết lẫn nhau và giảm thiểu khác biệt. Hai Nhà Lãnh đạo khuyến khích tăng cường hợp tác nhằm bảo đảm tất cả người dân, bao gồm các nhóm dễ bị tổn thương không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo hay khuynh hướng tình dục và người khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền con người. Việt Nam và Hoa Kỳ ghi nhận quyền con người, ổn định khu vực, hòa bình thế giới và phát triển bền vững có mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau. Hai bên ghi nhận những đóng góp mà các tổ chức xã hội và tôn giáo tiếp tục mang lại trong các lĩnh vực như giáo dục, chăm sóc y tế và dịch vụ xã hội ở cả hai nước.


Toàn văn Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam -  Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện - Ảnh 7. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden

PHỐI HỢP VỀ CÁC VẤN ĐỀ KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ

Việt Nam và Hoa Kỳ dự định tăng cường phối hợp trong các vấn đề khu vực và toàn cầu mà hai bên cùng có lợi ích và quan tâm, đóng góp vào các nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Hai bên nhất trí tăng cường phối hợp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như Liên Hợp Quốc, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), cũng như các hội nghị cấp Bộ trưởng liên quan khác của ASEAN. Hai bên ủng hộ thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên Hợp Quốc và thúc đẩy một cấu trúc khu vực mở, bao trùm với vai trò trung tâm của ASEAN. Việt Nam đánh giá cao sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ đối với vai trò trung tâm của ASEAN và Tầm nhìn của ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Hoa Kỳ duy trì cam kết đối với ASEAN, được thể hiện qua việc hai bên vừa qua đã thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện ASEAN - Hoa Kỳ và tổ chức Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ tại Washington, DC vào năm 2022. Tổng thống Biden đánh giá cao những thành tựu của ASEAN và tái khẳng định tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN. Hai Nhà Lãnh đạo đánh giá cao vai trò Chủ tịch ASEAN của Indonesia năm 2023 cũng như hoan nghênh Lào đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2024. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh vai trò chủ nhà APEC của Hoa Kỳ trong năm nay. Tổng thống Biden mong được đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tới San Francisco dự Tuần lễ Thượng đỉnh APEC vào tháng 11/2023.

Hai Nhà Lãnh đạo khẳng định ủng hộ nhất quán việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, cũng như tự do hàng hải và hàng không, thương mại hợp pháp không bị cản trở ở Biển Đông, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mỗi quốc gia, phù hợp với luật biển quốc tế được thể hiện trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982). Hai Nhà Lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả toàn bộ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002 và tái khẳng định ủng hộ các nỗ lực của ASEAN nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông hiệu lực và thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982 và không ảnh hưởng tới các quyền của bất cứ quốc gia nào theo luật pháp quốc tế.

Hai Nhà Lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu của tiểu vùng sông Mê Công trong việc duy trì ổn định, hòa bình, thịnh vượng, hợp tác, phát triển bền vững. Hợp tác xuyên biên giới và phát triển bền vững đóng vai trò quan trọng khi hai nước cùng hợp tác xử lý các thách thức và tận dụng các cơ hội mới, bao gồm an ninh lương thực và quản lý nguồn nước bền vững, hỗ trợ các cộng đồng dân cư và sinh kế của họ, thúc đẩy kết nối kinh tế, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống và hợp tác mang lại cơ hội phát triển nguồn nhân lực. Hai bên hoan nghênh khuôn khổ Đối tác Mê Công - Hoa Kỳ và các cơ chế về Mê Công khác như Ủy hội sông Mê Công và Chiến lược Hợp tác Kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công (ACMECS). Hai Nhà Lãnh đạo nhất trí hợp tác chặt chẽ với các nước Mê Công khác để mở rộng hợp tác trong khuôn khổ này, cũng như trong sáng kiến Những người bạn của Mê Công.

Hai Nhà Lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ Đồng thuận Năm điểm của ASEAN và nhắc lại lời kêu gọi của ASEAN về việc ngay lập tức chấm dứt bạo lực và giảm leo thang giữa các bên liên quan ở Myanmar nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo và thúc đẩy đối thoại toàn diện trên toàn quốc.

Lãnh đạo hai nước trao đổi về một số vấn đề khu vực và quốc tế khác cùng quan tâm, nhất trí tất cả các tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, bảo đảm an toàn cho người dân, bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với cuộc sống của người dân.

Việt Nam và Hoa Kỳ tái khẳng định ủng hộ thiết lập hòa bình lâu dài và phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các nghĩa vụ và cam kết quốc tế, bao gồm các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Về vấn đề Ukraine, hai Nhà Lãnh đạo ủng hộ sự cần thiết của việc thiết lập một nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế.

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ song phương vào năm 1995, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã phát triển mạnh mẽ, sâu sắc, thực chất và hiệu quả. Chương mới này trong quan hệ giữa hai nước sẽ đưa quan hệ đối tác Việt Nam - Hoa Kỳ lên tầm cao mới. Cùng nhau, hai nước sẽ hiện thực hóa nguyện vọng của người dân về một tương lai tươi sáng và năng động, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực quan trọng này cũng như trên toàn thế giới./.

Nguồn: TTXVN








True
Tỉnh Bình Dương và tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản) sẽ tiếp tục hợp tác toàn diện hơnĐối ngoại Bình DươngTinTỉnh Bình Dương và tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản) sẽ tiếp tục hợp tác toàn diện hơn/PublishingImages/2023-09/yamaguchi_Key_11092023084834.jfif
​Sáng 08-9, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp Đoàn lãnh đạo tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản) do ông Muraoka Tsugumasa - Thống đốc tỉnh Yamaguchi đến thăm Bình Dương nhân sự kiện "Gặp gỡ Nhật Bản 2023" kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản.
9/11/2023 9:00YesĐã ban hành

Cùng dự tiếp Đoàn có ông Nguyễn Minh Vũ - Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Tại buổi tiếp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi bày tỏ vui mừng được đón tiếp Đoàn của Thống đốc tỉnh Yamaguchi đến thăm đúng vào dịp tỉnh Bình Dương tổ chức nhiều hoạt động trong chương trình "Gặp gỡ Nhật Bản 2023". 

Năm 2014, tỉnh Bình Dương và tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản) đã ký Bản thỏa thuận về việc tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai địa phương. Từ đó, quan hệ hợp tác giữa hai địa phương không ngừng phát triển, giúp đỡ lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, Bình Dương cũng là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản đang đứng thứ 2 trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Bình Dương với 351 dự án, tổng số vốn gần 6 tỷ đô la Mỹ.

yama.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi (bìa phải) tiếp ông Muraoka Tsugumasa - Thống đốc tỉnh Yamaguchi

Bí thư Tỉnh ủy cảm ơn Ngài Thống đốc đã dành tình cảm đặc biệt cho tỉnh Bình Dương cũng như đã góp phần quan trọng trong việc kết nối các nhà đầu tư Nhật Bản đến đầu tư tại Bình Dương. 

Bí thư Tỉnh ủy mong muốn Ngài Thống đốc và tỉnh Yamaguchi sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ cùng tỉnh Bình Dương đạt được định hướng phát triển xanh, thông minh và bền vững trong tương lai. Hai địa phương sẽ tăng cường hợp tác phát triển trên các lĩnh vực có thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục và giao lưu nhân dân. Bí thư Tỉnh ủy tin tưởng rằng tình cảm khăng khít giữa Bình Dương và Yamaguchi sẽ trở thành hình mẫu trong quan hệ hợp tác, kết nghĩa và ngoại giao giữa Việt Nam - Nhật Bản, góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai quốc gia phát triển mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa. 

yama 1.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tặng quà lưu niệm cho ông Muraoka Tsugumasa-Thống đốc tỉnh Yamaguchi​

Cảm ơn sự đón tiếp chu đáo của tỉnh Bình Dương, Thống đốc tỉnh Yamaguchi bày tỏ ngạc nhiên trước sự chuyển mình, phát triển vượt bậc của Bình Dương, nhất là hệ thống hạ tầng. Ngài Muraoka Tsugumasa cho biết, thời gian qua các doanh nghiệp tỉnh Yamaguchi đều cảm nhận được sự năng động của tỉnh Bình Dương trong phát triển kinh tế - xã hội và mong muốn tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh.

Trải qua 50 năm Nhật Bản và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước không ngừng phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao. Tỉnh Bình Dương và tỉnh Yamaguchi cũng là những địa phương kết nghĩa và trong những năm qua, hai bên đã tăng cường hữu nghị qua việc trao đổi các đoàn cấp cao cũng như tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh Bình Dương. 

Bên cạnh đó, tính đến hiện tại, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU) đã ký kết nhiều Biên Bản thỏa thuận hợp tác (MOU) và Thỏa thuận quốc tế với Trường Đại học Yamaguchi và các trường đại học nổi tiếng tại tỉnh nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác, trao đổi học thuật, nghiên cứu và giáo dục trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm. 

Ngài Thống đốc cho biết sẽ tiếp tục thông tin đến các doanh nghiệp tỉnh Yamaguchi về tiềm năng của tỉnh Bình Dương, đồng thời nỗ lực hơn nữa trong việc tạo cầu nối giữa hai tỉnh Bình Dương và Yamaguchi, tạo thuận lợi để hai tỉnh hợp tác, giao lưu nhân dân.

yama 2.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

*Sáng cùng ngày, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp ông Muraoka Tsugumasa - Thống đốc tỉnh Yamaguchi.

Tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh vui mừng chia sẻ, Chương trình "Gặp gỡ Nhật Bản 2023" là dịp để tỉnh Bình Dương và các địa phương, đối tác Nhật Bản cùng đánh giá kết quả hợp tác trong thời gian qua, phương hướng hợp tác trong thời gian tới. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao kinh tế, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như quảng bá rộng rãi hình ảnh tỉnh Bình Dương và góp phần tăng cường mối quan hệ giữa tỉnh Bình Dương với các địa phương, đối tác Nhật Bản, qua đó đóng góp vào việc thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản.

yama 3.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh (bìa phải) tiếp ông Muraoka Tsugumasa - Thống đốc tỉnh Yamaguchi

Sau nhiều năm hai tỉnh Bình Dương và Yamaguchi kết nghĩa, tăng cường giao lưu, hợp tác đã mang lại nhiều hoạt động và kết quả thiết thực. Dịp này, chính quyền hai tỉnh sẽ thực hiện ký kết bản ghi nhớ hợp tác về lĩnh vực điều dưỡng, góp phần thắt chặt mối quan hệ giữa hai địa phương, tạo bước đệm cho phát triển kinh tế-xã hội, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

yama 4.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng quà lưu niệm cho ông Muraoka Tsugumasa - Thống đốc tỉnh Yamaguchi

Thống đốc tỉnh Yamaguchi Muraoka Tsugumasa cho biết ông cảm thấy vinh dự khi được đến Bình Dương tham dự sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản. Ông cho rằng, tỉnh Bình Dương đang có những bước tiến vượt bậc và mong muốn cả hai địa phương sẽ tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và thời gian tới sẽ có nhiều chương trình hợp tác thiết thực hơn nữa.​

Nguồn: binhduong.gov.vn

True
Bình Dương tổ chức Chương trình “Gặp gỡ Nhật Bản 2023”Đối ngoại Bình DươngTinBình Dương tổ chức Chương trình “Gặp gỡ Nhật Bản 2023”/PublishingImages/2023-09/gap go nhat ban_Key_11092023085142.jpg
Chiều 08-9, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, UBND tỉnh Bình Dương phối hợp với Bộ Ngoại giao và tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản) tổ chức Chương trình Gặp gỡ Nhật Bản 2023 nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (21/9/1973-21/9/2023).
9/11/2023 9:00NoĐã ban hành

Tham dự có ông Yamada Takio - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam; ông Ono Masuo - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Minh Vũ – Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao; ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh, huyện, thị, thành phố; doanh nghiệp Nhật Bản trên địa bàn tỉnh; đại diện lãnh đạo các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP.Hồ Chí Minh.

 

 

Đại biểu tham dự Chương trình

Về phía đối tác Nhật Bản, tham dự có ông Muraoka Tsugumasa - Thống đốc tỉnh Yamaguchi; ông Suzuki Keisuke - Phó Trưởng ban Nghiên cứu Chính sách Đảng dân chủ tự do Nhật Bản (LDP); ông Sasaki Hajime - Phó Chủ tịch Ủy ban Chính sách Quốc hội Nhật Bản; các sở, ngành tỉnh Yamaguchi.

Ngoại giao đạt nhiều kết quả nổi bật

Phát biểu khai mạc Chương trình, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh, Chương trình "Gặp gỡ Nhật Bản 2023" tại tỉnh Bình Dương là sự kiện quy mô lớn trong chuỗi sự kiện do các địa phương Việt Nam tổ chức, nhằm góp phần thiết thực vào việc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Đây cũng là dịp quan trọng để các địa phương, các nhà đầu tư hai nước đánh giá, phát huy các thành quả hợp tác đã đạt được, qua đó tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ngoại giao kinh tế, tăng cường hiểu biết chung và củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước.

 

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại Chương trình

Thứ trưởng đánh giá cao công tác ngoại giao kinh tế và hội nhập quốc tế của tỉnh Bình Dương. Các hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại với các đối tác quốc tế là điểm sáng của cả nước. Sự năng động và sáng tạo của tỉnh Bình Dương trong tổ chức Chương trình với các hoạt động, sự kiện bên lề đa dạng, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác sâu rộng giữa tỉnh Bình Dương và các đối tác Nhật Bản. Thứ trưởng mong rằng, hai bên sẽ tiếp tục khai thác và hiện thực hóa các tiềm năng hợp tác bằng các dự án cụ thể, mang lại lợi ích thiết thực, tạo thêm nhiều dư địa hợp tác phát triển mới giữa tỉnh Bình Dương và các đối tác Nhật Bản.

Tại Chương trình, thay mặt lãnh đạo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đã thông tin về tình hình kinh tế-xã hội và các kết quả nổi bật trong công tác đối ngoại của tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, trong 06 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 2,1% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 15,1 tỷ đô la Mỹ; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 10,7 tỷ đô la Mỹ. Bình Dương hiện là tỉnh có sự phát triển mạnh về công nghiệp với 29 khu công nghiệp; là tỉnh đứng thứ hai của Việt Nam về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (sau TP. Hồ Chí Minh) với gần 4.150 dự án đến từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổng số vốn đầu tư hơn 40 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, có nhiều dự án đầu tư lớn của các tập đoàn nổi tiếng trên thế giới đã đầu tư vào Bình Dương như: Tokyu, Aeon, Mitsubishi (Nhật Bản), Lego, Pandora (Đan Mạch), Procter & Gamble (Mỹ), Kumho (Hàn Quốc), Mapletree (Singapore),… Hiện nay, Nhật Bản là nhà đầu lớn thứ hai tại tỉnh Bình Dương với 350 dự án và tổng số vốn đầu tư 5,9 tỷ đô la Mỹ.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh phát biểu tại Chương trình

Song song với việc đẩy mạnh hoạt động ngoại giao kinh tế, Bình Dương luôn tích cực mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các địa phương nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Tính đến nay, tỉnh Bình Dương đã thiết lập mối quan hệ hợp tác song phương với 13 địa phương nước ngoài; trong đó, có 09 năm thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản.

Về hợp tác đa phương, Bình Dương là thành viên chính thức, là đối tác đáng tin cậy của 03 tổ chức quốc tế, bao gồm: Diễn đàn Cộng đồng thông minh Thế giới (ICF), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á Horasis và Hiệp hội Trung tâm Thương mại Thế giới (WTCA); đặc biệt, Bình Dương đã được Diễn đàn Cộng đồng thông minh Thế giới (ICF) vinh danh lọt vào TOP7 - là một trong 07 cộng đồng có Chiến lược phát triển thông minh tiêu biểu Thế giới trong 03 năm liên tiếp 2021- 2023.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cảm ơn Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh, các hiệp hội, doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và tại tỉnh Bình Dương, cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản tỉnh Bình Dương đã phối hợp và hỗ trợ quý báu cho tỉnh Bình Dương trong suốt thời gian qua. Các cấp chính quyền tỉnh Bình Dương luôn cam kết tạo mọi điều kiện để cộng đồng doanh nghiệp nói chung và cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại... trong điều kiện thuận lợi nhất. Bình Dương mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, hợp tác của cộng đồng Nhật Bản góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

 

Ông Muraoka Tsugumasa – Thống đốc tỉnh Yamaguchi phát biểu tại Chương trình

Phát biểu tại Chương trình, ông Muraoka Tsugumasa – Thống đốc tỉnh Yamaguchi nhấn mạnh, thời gian qua, mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Yamguchi đã gặt hái được những kết quả nổi bật và ngày càng được tăng cường. Thống đốc tin tưởng, trong thời gian tới, hai địa phương tiếp tục có những chuyến thăm và làm việc, đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa -xã hội, đặc biệt là lĩnh vực đổi mới sáng tạo, xây dựng thành phố thông minh. Ông cũng chúc mối quan hệ hợp tác giữa Bình Dương và Yamaguchi sẽ không ngừng được củng cố, vun đắp và tiếp tiếp tục gặt hái được nhiều thành công hơn nữa, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa hai nước trong suốt 50 năm qua.

Tăng cường hợp tác, đầu tư

Nhân dịp này, UBND tỉnh Bình Dương đã trao Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy phép xây dựng cho 04 doanh nghiệp Nhật Bản. Cụ thể, trao Giấy chứng nhận đầu tư xây dựng dự án Trung tâm Bách hóa tổng hợp và Siêu thị AEON - Thành phố mới Bình Dương năm 2023 với tổng vốn đầu tư 5,1 triệu đô la Mỹ cho Công ty TNHH AEON Việt Nam (100% vốn đầu tư của Nhật Bản). Trao Giấy chứng nhận đầu tư xây dựng Nhà máy chi nhánh Công ty TNHH MTV SKM Việt Nam với tổng vốn đầu tư 10 triệu đô la Mỹ cho Công ty TNHH một thành viên SKM Việt Nam (100% vốn đầu tư của Nhật Bản). Công ty chuyên hoạt động về lĩnh vực sản xuất linh kiện thiết bị máy móc và cung cấp các sản phẩm chất lượng Nhật Bản tại Việt Nam.

 

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương trao Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy phép xây dựng cho các doanh nghiệp Nhật Bản

Trao Giấy phép xây dựng nhà máy giai đoạn 6 có tổng vốn đầu tư hơn 113 triệu đô la Mỹ của Công ty TNHH NITTO DENKO. Công ty chuyên sản xuất và gia công sản xuất các sản phẩm mạch in dẻo (FPC), vật liệu điện tử chính xác, vật liệu điện, các sản phẩm liên quan đến chất bán dẫn; các loại linh kiện quang học; sản xuất và gia công sản xuất các sản phẩm mạch tích hợp (CIS). Trao Giấy phép xây dựng nhà xưởng, công trình phụ của công ty TNHH YUWA Việt Nam (giai đoạn 5) có tổng vốn đầu tư là 40 triệu đô la Mỹ. Công ty chuyên sản xuất linh kiện đầu nối, linh kiện rờ le, linh kiện công tắc, linh kiện ô tô, linh kiện cho thiết bị y tế, các loại linh kiện khác, khuôn đúc, máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất, các loại linh kiện khác dùng trong thiết bị điện tử, thiết bị và dụng cụ y tế.

 

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương và tỉnh Yamaguchi ký kết hợp tác trong lĩnh vực điều dưỡng

UBND tỉnh Bình Dương và tỉnh Yamaguchi cũng đã ký kết hợp tác trong lĩnh vực điều dưỡng. Theo nội dung ký kết, UBND tỉnh Bình Dương và các đơn vị liên quan sẽ phối hợp trong công tác cử những du học sinh có mong muốn học tập kỹ năng điều dưỡng tại các cơ sở đào tạo điều dưỡng và làm việc tại các cơ sở điều dưỡng tại tỉnh Yamaguchi. Chính quyền tỉnh Yamaguchi sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác hỗ trợ tạo điều kiện cho các du học sinh từ tỉnh Bình Dương học tập kỹ năng điều dưỡng tại các cơ sở đào tạo điều dưỡng và làm việc tại các cơ sở điều dưỡng tại tỉnh Yamaguchi.

 

Lãnh đạo Tổng công ty Becamex IDC và Tập đoàn Aeon Nhật Bản ký kết Biên bản hợp tác trong lĩnh vực phát triển thương mại dịch vụ

Tổng Công ty Becamex IDC và Tập đoàn Aeon Nhật Bản đã ký kết Biên bản hợp tác trong lĩnh vực phát triển thương mại dịch vụ. Công ty TNHH Becamex Tokyu cũng công bố Dự án chung cư cao cấp SORA Gardens III thuộc dự án TOKYU Garden City tại Thành phố mới Bình Dương.

 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi (bìa trái) tặng lẵng hoa của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chúc mừng Công ty TNHH Becamex Tokyu

Nguồn: binhduong.gov.vn

False
Việt Nam - Hoa Kỳ thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vữngĐối ngoại Việt NamTinViệt Nam - Hoa Kỳ thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững/PublishingImages/2023-09/tong thong joe biden_Key_11092023085801.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao các nội dung được thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước về Tuyên bố chung về việc nâng tầm quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì Hòa bình, Hợp tác và Phát triển bền vững. Tổng thống Joe Biden cũng cho rằng việc hai nước nâng cấp quan hệ lên quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện có lợi cho cả hai nước và lợi ích quốc tế chung.
9/11/2023 9:00YesĐã ban hành

Việt Nam - Hoa Kỳ thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững - Ảnh 1. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Chiều 10/9/2023, ngay sau Lễ đón chính thức, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đoàn đại biểu cấp cao Hoa Kỳ thăm cấp nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chào mừng, đánh giá cao Tổng thống Joe Biden thăm Việt Nam đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 10 năm xác lập quan hệ Đối tác Toàn diện. Chuyến thăm có ý nghĩa đặc biệt, là dịp để lãnh đạo hai nước trao đổi về quan hệ hai nước và các vấn đề quốc tế vì lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững ở khu vực và thế giới.

Tổng Bí thư nhắc lại những kỷ niệm tốt đẹp về cuộc trao đổi chân tình với ngài Joe Biden khi Tổng Bí thư thăm Hoa Kỳ hồi tháng 7 năm 2015, đánh giá cao những ý kiến trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo trong thời gian qua và cám ơn Tổng thống Joe Biden vào tháng 6 vừa qua đã gửi thư mời Tổng Bí thư sớm thăm lại Hoa Kỳ.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden - Ảnh 1. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Hoa Kỳ tiến hành hội đàm, tại Trụ sở Trung ương Đảng. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trao đổi về những thành tựu Việt Nam đạt được qua gần 40 năm đổi mới toàn diện nhằm các mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" theo các phương hướng chính là phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phát huy xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

Tổng Bí thư chúc mừng những thành tựu quan trọng về kinh tế, xã hội của Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Joe Biden và những đóng góp của Hoa Kỳ trong việc góp phần thúc đẩy hợp tác toàn cầu giải quyết những thách thức lớn đặt ra như y tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và an ninh lương thực.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam là độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Việt Nam thực hiện đường lối quốc phòng "bốn không". Đối với các tình hình phức tạp và xung đột quốc tế, Việt Nam mong muốn các bên đối thoại, giải quyết hòa bình trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Việt Nam - Hòa Kỳ thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững - Ảnh 2. 

Tổng Bí thư đánh giá cao các nội dung được thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước về Tuyên bố chung về việc nâng tầm quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì Hòa bình, Hợp tác và Phát triển bền vững. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Việt Nam đánh giá cao lập trường của Hoa Kỳ ủng hộ lập trường của Việt Nam và ASEAN về vấn đề Biển Đông. Đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ, đóng góp tích cực vào hòa bình, an ninh, hợp tác, bảo đảm các quyền tự do hàng hải, hàng không và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các quốc gia ở Biển Đông, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không có các hành động trái với luật pháp quốc tế làm phức tạp thêm tình hình, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thực hiện DOC, sớm ký kết COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc lại Việt Nam đã hợp tác với Hoa Kỳ chống phát-xít trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Chủ tịch Hồ Chí Minh trích một phần Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ ngay trong phần mở đầu của Bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, gửi thư đến Chính phủ Hoa Kỳ đề nghị thiết lập quan hệ đầy đủ với Hoa Kỳ. Tuy nhiên quan hệ hai nước đã trải qua không ít thăng trầm, đặc biệt là cuộc chiến tranh dài ngày, khốc liệt nhất trong thế kỷ XX sau Chiến tranh Thế giới thứ II. 

Việt Nam vui mừng nhận thấy kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, đặc biệt là sau khi xác lập quan hệ Đối tác Toàn diện vào năm 2013, quan hệ đã có bước phát triển mạnh mẽ, sâu sắc, thực chất, hiệu quả.

Trên những cơ sở quan trọng nêu trên, vì lợi ích của nhân dân hai nước và mong muốn tăng cường hợp tác nhằm các mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững trong bối cảnh mới, Việt Nam hoan nghênh việc hai nước xác lập quan hệ ở tầm cao mới là Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden nhất trí rằng thực tế đã qua cho thấy những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là việc tôn trọng đầy đủ những nguyên tắc cơ bản định hướng cho quan hệ hai nước, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.


Việt Nam - Hòa Kỳ thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững - Ảnh 3. 

Tổng thống Joe Biden đánh giá cao việc hai nước nâng cấp quan hệ lên quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện có lợi cho cả hai nước và lợi ích quốc tế chung. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Tổng Bí thư nhấn mạnh sự hiểu biết lẫn nhau, hoàn cảnh của nhau, tôn trọng các lợi ích chính đáng của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau luôn có ý nghĩa quan trọng. Phương châm đặc thù cho sự phát triển quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là "gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai". Việt Nam đánh giá cao và coi trọng khẳng định của Hoa Kỳ là ủng hộ Việt Nam "mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng".

Tổng Bí thư đánh giá cao các nội dung được thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước về Tuyên bố chung về việc nâng tầm quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì Hòa bình, Hợp tác và Phát triển bền vững. 

Theo đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh một số phương hướng lớn  để thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Trong đó có việc tiếp tục tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thực hiện những nguyên tắc định hướng, tạo ổn định lâu dài, gặp  gỡ, hợp tác cấp cao, giữa các ngành, các cấp, giao lưu nhân dân. 

Tổng Bí thư hoan nghênh việc thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư và tăng trưởng kinh tế bao trùm theo hướng đổi mới sáng tạo tiếp tục là nền tảng trọng tâm, động lực cho quan hệ hai nước và việc hai bên nhất trí tạo đột phá trong hợp tác về khoa học, công nghệ.

Việt Nam - Hòa Kỳ thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững - Ảnh 4. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Lễ đón Tổng thống Joe Biden. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Tổng thống Joe Biden bày tỏ sự vui mừng được đến thăm Việt Nam, cám ơn sự đón tiếp trọng thị đối với cá nhân Tổng thống và đoàn; vui mừng gặp lại Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng thống nhấn mạnh chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử không chỉ đối với quan hệ hai nước, mà còn đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và thế giới, nêu quan điểm của Hoa Kỳ về ủng hộ một khu vực mở, ổn định, an toàn, liên kết và thịnh vượng.

Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh sự coi trọng đối với vai trò, vị trí của Việt Nam ở khu vực, đánh giá cao vai trò tích cực của Việt Nam trên nhiều vấn đề khu vực và toàn cầu, trong đó có vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Tổng thống khẳng định sự ủng hộ đối với vai trò trung tâm của ASEAN và mong muốn hợp tác với Việt Nam để đóng góp vào đoàn kết và thịnh vượng của ASEAN. 

Tổng thống nhấn mạnh Biển Đông có vị trí quan trọng đối với thịnh vượng, ổn định quốc tế và khẳng định lại quan điểm của Hoa Kỳ về Biển Đông. Ngài Tổng thống cũng nêu sự coi trọng của Hoa Kỳ đối với những mục tiêu của Khuôn khổ hợp tác kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Việt Nam - Hòa Kỳ thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững - Ảnh 5. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh VGP

Tổng thống Joe Biden bày tỏ sự trân trọng đối với đất nước Việt Nam, đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam về phát triển, đóng góp vào công việc quốc tế và những đóng góp, vai trò lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. 

Ngài Tổng thống bày tỏ sự ủng hộ đối với sự phát triển của Việt Nam, trong đó có hợp tác kinh tế và khoa học- công nghệ trong giai đoạn mới, trong đó có việc phát triển công nghiệp điện tử, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển năng lượng sạch. 

Tổng thống Joe Biden đánh giá cao việc hai nước nâng cấp quan hệ lên quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện có lợi cho cả hai nước và lợi ích quốc tế chung.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng cuộc hội đàm đã diễn ra trong không khí hữu nghị, bình đẳng, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, trao đổi sâu rộng, toàn diện và đạt kết quả tốt đẹp. Những kết quả quan trọng của cuộc hội đàm và chuyến thăm của ngài Tổng thống Joe Biden sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển của quan hệ hai nước trong giai đoạn mới vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.

Sau cuộc hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden đã phát biểu với báo chí Việt Nam, Hoa Kỳ và quốc tế./.

Nguồn: TTTVN






True
Việt Nam, Singapore xem xét khả năng nghiên cứu nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diệnĐối ngoại Việt NamTinViệt Nam, Singapore xem xét khả năng nghiên cứu nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện/PublishingImages/2023-08/thu tuong singapore_Key_29082023160306.jpg
Sáng 28/8, ngay sau Lễ đón, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.
8/29/2023 17:00YesĐã ban hành

Việt Nam – Singapore xem xét khả năng nghiên cứu nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện - Ảnh 1. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Phu nhân sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-29/8/2023.

Tại cuộc hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chào mừng Thủ tướng Lý Hiển Long thăm chính thức Việt Nam; nhấn mạnh chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023) và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược (2013-2023); tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ bền chặt giữa hai nước; gửi đi thông điệp về quyết tâm mạnh mẽ của hai nước cùng hợp tác để phát triển lên một tầm cao mới mạnh mẽ, sâu rộng, toàn diện, bền vững và bao trùm hơn nữa, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

Thủ tướng Chính phủ chúc mừng thành tựu phục hồi và phát triển kinh tế của Singapore; bày tỏ tin tưởng Singapore sẽ sớm đạt mục tiêu "Kế hoạch Xanh 2030", xây dựng một xã hội hài hòa và ngày càng thịnh vượng; góp phần xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững mạnh, đoàn kết và tự cường.


Việt Nam – Singapore xem xét khả năng nghiên cứu nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện - Ảnh 2. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính chào mừng Thủ tướng Lý Hiển Long thăm chính thức Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Lý Hiển Long cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và nồng hậu phía Việt Nam dành cho đoàn; đánh giá cao những thành tựu to lớn Việt Nam đạt được trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19; bày tỏ hài lòng về sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Singapore thời gian qua; nhấn mạnh Việt Nam là đối tác chiến lược quan trọng của Singapore ở khu vực.

Hai bên hài lòng nhận thấy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển nhanh chóng, chưa bao giờ tốt đẹp và toàn diện như hiện nay. Các thỏa thuận hợp tác quan trọng, trong đó có các kết quả đạt được trong chuyến thăm Singapore tháng 2/2023 đã được tích cực triển khai. Đặc biệt, trong 8 tháng đầu năm 2023, Singapore trở thành nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký mới hơn 3,6 tỷ USD.

Trên cơ sở quan hệ hợp tác giữa hai nước những năm gần đây mở rộng thực chất, hai nhà lãnh đạo nhất trí xem xét khả năng nghiên cứu nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian tới.


Việt Nam – Singapore xem xét khả năng nghiên cứu nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện - Ảnh 3. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ bền chặt giữa hai nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục tăng cường các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cấp trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Nghị viện; đặc biệt nhất trí sẽ tổ chức cuộc gặp thường niên giữa Thủ tướng hai nước để trao đổi về hợp tác song phương và các vấn đề cùng quan tâm; triển khai hiệu quả các thỏa thuận cấp cao, các cơ chế hợp tác giữa hai nước; phối hợp tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược trong năm 2023, trong đó có sự kiện "Tiêu điểm Singapore tại Việt Nam" vào tháng 10/2023.

Hai Thủ tướng nhấn mạnh cần triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Kinh tế xanh - Kinh tế số (thiết lập tháng 2/2023), đánh giá cao việc hai bên đã hoàn tất việc nâng cấp Hiệp định khung Kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Singapore, góp phần mở rộng, làm sâu sắc kết nối kinh tế sang các lĩnh vực mới như năng lượng sạch và chuyển đổi năng lượng, đổi mới sáng tạo.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Singapore tạo điều kiện tăng cường nhập khẩu các mặt hàng của Việt Nam; phát triển và chuyển đổi các khu VSIP truyền thống sang khu công nghiệp thông minh, xanh, phát thải carbon thấp, tiến tới phát triển hệ sinh thái công nghiệp - đô thị; mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực chủ chốt và thuộc nhóm ưu tiên của Việt Nam (như công nghiệp điện tử, công nghiệp chế tạo thông minh, công nghệ thông tin, kỹ thuật số, vật liệu mới); hỗ trợ Việt Nam phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cho các ngành sản xuất như dệt may, chế biến đồ gỗ, đóng tàu, phát triển hạ tầng công nghiệp, hóa chất, hóa dầu, khí tự nhiên hóa lỏng…

Việt Nam – Singapore xem xét khả năng nghiên cứu nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện - Ảnh 4. 

Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh Việt Nam là đối tác chiến lược quan trọng của Singapore ở khu vực - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh thông qua việc thúc đẩy ký kết và triển khai hiệu quả các thỏa thuận hợp tác liên quan; phát huy hiệu quả các cơ chế đối thoại; phối hợp trong các cơ chế và hoạt động đa phương.

Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh hai nước tiến hành trao đổi về hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số và hợp tác xây dựng trung tâm dữ liệu quốc gia. Liên quan đến nội dung này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Singapore giúp Việt Nam xây dựng và vận hành Trung tâm cơ sở dữ liệu lớn để nâng cao hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm công nghệ cao; sớm thúc đẩy kết nối hệ thống của Việt Nam với hệ thống định danh và xác thực điện tử tại Singapore nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho công dân giữa hai nước trong quá trình đi lại, sinh sống và làm việc. Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn và đề nghị Singapore tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Singapore.​

Việt Nam – Singapore xem xét khả năng nghiên cứu nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện - Ảnh 5. 

Thủ tướng Lý Hiển Long đánh giá cao những thành tựu to lớn Việt Nam đạt được trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt khác; theo đó đánh giá cao các văn kiện quan trọng liên quan đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được ký kết nhân dịp chuyến thăm lần này; thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; triển khai các chương trình kích cầu du lịch, mở thêm các đường bay mới; mở rộng kết nối điểm đến tàu biển, tàu du lịch giữa hai nước. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị mở rộng hợp tác về văn hoá giữa hai nước để theo kịp hoặc hài hòa với hợp tác về kinh tế.

Trao đổi về hợp tác đa phương và khu vực, hai bên đánh giá cao việc hai nước thường xuyên phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong bầu cử, ứng cử vào các cơ quan, tổ chức của Liên Hợp Quốc; nhất trí phối hợp với các nước ASEAN khác thúc đẩy thương mại, tăng cường đầu tư và mở rộng hợp tác; bảo đảm đoàn kết, thống nhất và cùng các nước ASEAN khác duy trì lập trường chung của ASEAN trong vấn đề Biển Đông; nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do, an toàn hàng hải, hàng không; bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); tạo môi trường thuận lợi, phấn đấu xây dựng Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) thực chất và hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.


Việt Nam – Singapore xem xét khả năng nghiên cứu nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện - Ảnh 6. 

Hai bên hài lòng nhận thấy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển nhanh chóng, chưa bao giờ tốt đẹp và toàn diện như hiện nay - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sau cuộc hội đàm, hai Thủ tướng đã cùng chứng kiến lễ ký 7 văn kiện giữa hai nước gồm: (i) Thỏa thuận về Chương trình nghiên cứu và Chương trình nghiên cứu theo chuyên đề dành cho cán bộ cao cấp Đảng Cộng sản Việt Nam (giai đoạn 2024 đến 2026) giữa Bộ Ngoại giao nước Việt Nam và Bộ Ngoại giao Singapore; (ii) Công thư trao đổi về việc nâng cấp Hiệp định khung Kết nối hai nền kinh tế Việt Nam – Singapore giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore; (iii) Biên bản ghi nhớ về Chương trình trao đổi tài năng đổi mới sáng tạo Singapore-Việt Nam giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore; (iv) Biên bản ghi nhớ trong lĩnh vực phát triển kỹ năng và lao động giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Nhân lực Singapore; (v) Ý định thư về việc tiếp tục triển khai Bản ghi nhớ hợp tác theo Điều 6 Thỏa thuận Paris giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường nước Việt Nam và Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore; (vi) Biên bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục Singapore; (vii) Biên bản ghi nhớ về thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh giữa UBND Thành phố Hồ Chí Minh và Cơ quan Hạ tầng châu Á, Singapore./.

Nguồn: baochinhphu.vn​






True
Cấp văn bản cho phép sử dụng thẻ ABTCTuyên truyền; Thông báo; Đối ngoại Bình Dương; Hỗ trợ Doanh nghiệpTinCấp văn bản cho phép sử dụng thẻ ABTC/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
8/23/2023 11:00NoĐã ban hành

​THÔNG BÁO

Ngày 18/8/2023, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 2108/QĐ-UBND về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương.
Theo đó, Quyết định này công bố 01 thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương: 
Tên thủ tục ban hành mới: Cấp văn bản cho phép sử dụng thẻ ABTC tại địa phương
Đồng thời bãi bỏ 01 thủ tục hành chính đặc thù (mã 2.002357) trong lĩnh vực Công tác Lãnh sự tại Quyết định số 519/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2022 
Tên thủ tục bãi bỏ: Thủ tục cho phép sử dụng thẻ ABTC đối với doanh nhân Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Dương​

Vui lòng xem nội dung đính kèm​2108.rar

False
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao AustraliaĐối ngoại Việt NamTinThủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Australia/PublishingImages/2023-08/bo truong ngoai giao uc_Key_23082023091054.jpg
Chiều 22/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny Wong đến chào nhân dịp thăm chính thức Việt Nam và cùng Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Australia lần thứ 5 (từ ngày 21-24/8/2023).
8/23/2023 10:00NoĐã ban hành

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Australia   - Ảnh 1. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny Wong - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh Bà Penny Wong lần thứ hai thăm Việt Nam trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao Australia; bày tỏ tin tưởng, tiếp theo các chuyến thăm rất thành công vừa qua của Lãnh đạo Australia, chuyến thăm lần này của Bà Bộ trưởng sẽ góp phần quan trọng vào việc giữ đà, thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Australia đang phát triển mạnh mẽ trong năm hai nước kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023).

Nhắc lại những kết quả tích cực đạt được nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Toàn quyền Australia David Hurley (4/2023) và Thủ tướng Anthony Albanese (6/2023), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ hài lòng trước sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ song phương Việt Nam - Australia, đặc biệt là tin cậy chính trị giữa hai nước ngày càng được củng cố, hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại, giáo dục, văn hóa, lao động, giao lưu nhân dân, kết nối địa phương được tăng cường. Thủ tướng Chính phủ đề nghị hai Bộ Ngoại giao tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai hiệu quả những thỏa thuận đạt được, những văn kiện đã ký kết, xây dựng các dự án, hoạt động hợp tác cụ thể nhằm làm sâu sắc hơn nữa các lĩnh vực hợp tác, tạo nền tảng vững chắc để đưa quan hệ hai nước lên tầm cao hơn và chuẩn bị tốt cho các chuyến thăm cấp cao sắp tới giữa hai nước.


Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Australia   - Ảnh 2. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ hài lòng trước sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ song phương Việt Nam - Australia - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hai nước cần tăng cường hợp tác về giáo dục, lao động, giao lưu văn hóa, nhân dân, khuyến khích doanh nghiệp hai nước mở rộng đầu tư trong các lĩnh vực hai bên có thế mạnh; đồng thời đẩy mạnh hợp tác trong những lĩnh vực mới như ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, tăng trưởng xanh, kinh tế số, chuyển đổi số.... Thủ tướng Chính phủ cũng bày tỏ cảm ơn sự hỗ trợ quý báu của Australia dành cho Việt Nam thông qua hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và cung cấp học bổng cho sinh viên, nghiên cứu sinh của Việt Nam.

Bộ trưởng Penny Wong bày tỏ vui mừng được trở lại thăm Việt Nam nhân dịp hai nước kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023); cảm ơn sự quan tâm, ủng hộ của Thủ tướng Chính phủ đối với quan hệ hai nước; khẳng định Australia coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Australia và bày tỏ mong muốn hai bên tích cực trao đổi, làm sâu sắc hơn nữa các nội hàm hợp tác nhằm đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới trong thời gian tới, nhất là trên các trụ cột chính trị - đối ngoại, an ninh - quốc phòng, kinh tế - thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo…; khẳng định Bộ Ngoại giao Australia sẽ hợp tác chặt chẽ với Bộ Ngoại giao Việt Nam trong việc thu xếp các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trong thời gian tới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Australia   - Ảnh 3. 

Bộ trưởng Penny Wong bày tỏ mong muốn hai bên tích cực trao đổi, làm sâu sắc hơn nữa các nội hàm hợp tác nhằm đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới trong thời gian tới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhân dịp này, Bộ trưởng Penny Wong cũng thông báo về khoản hỗ trợ mới của Australia dành cho Việt Nam trị giá 94 triệu đô-la Australia (AUD) để ứng phó với biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long.

Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế, Bộ trưởng Penny Wong nhấn mạnh Australia coi trọng vai trò trung tâm của ASEAN và quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập với ASEAN; khẳng định Australia tiếp tục dành ưu tiên cho hợp tác với tiểu vùng Mekong; đề cao tầm quan trọng của việc hợp tác, đóng góp vào xây dựng khu vực hòa bình, ổn định, cân bằng, tôn trọng luật pháp quốc tế./.

Nguồn: baochinhphu.vn



False
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tiếp Tân Tổng Lãnh sự Hàn QuốcĐối ngoại Bình DươngTinBí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tiếp Tân Tổng Lãnh sự Hàn Quốc/PublishingImages/2023-08/tantlshq_Key_23082023085212.jpg
Chiều 22-8, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp Ngài Shin Choong IL – Tân Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại TP. Hồ Chí Minh đến chào xã giao lãnh đạo tỉnh.
8/23/2023 9:00YesĐã ban hành

Cùng tiếp Đoàn có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Tại buổi tiếp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi chúc Ngài Shin Choong IL có một nhiệm kỳ mới thành công; đồng thời bày tỏ niềm vui mừng khi thấy quan hệ giữa Việt Nam – Hàn Quốc trong thời gian qua luôn được vun đắp và không ngừng phát triển.

Bí thư Tỉnh ủy đã thông tin những điểm nổi bật về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Dương. Theo đó, Bình Dương hiện có 29 khu công nghiệp, với diện tích 12.798 hecta và 12 cụm công nghiệp, với diện tích 815 hecta. Tỉnh đã quy hoạch, xây dựng và phát triển Khu liên hợp Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ với tổng diện tích trên 4.196 hecta bao gồm: Các khu công nghiệp công nghệ cao, khu thương mại, dịch vụ và các khu đô thị mới, trong đó có 1.000 hecta được quy hoạch xây dựng và phát triển Thành phố mới Bình Dương. Các khu công nghiệp của tỉnh đều được đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, thuận lợi cho thu hút đầu tư; tỷ lệ cho thuê đất trong các khu công nghiệp đạt 67%.

Hàn Quốc là một trong những đối tác hợp tác, đầu tư tiềm năng tại Bình Dương. Tính đến nay, Hàn Quốc hiện đứng thứ 5 trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Bình Dương với 763 dự án và tổng số vốn đầu tư 3,3 tỷ đô la Mỹ. Các doanh nghiệp Hàn Quốc hiện đang hoạt động sản xuất rất hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

tantlshq.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi (bìa phải) tiếp Ngài Shin Choong IL – Tân Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại TP. Hồ Chí Minh

Trong thời gian giới, Bình Dương sẽ tập trung khởi công nhiều tuyến đường lớn như đường Vành đai 3, đường Vành đai 4 và cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Chơn Thành; sẽ có gần 200 km cao tốc qua tỉnh, kết nối sân bay, cảng biển… Tỉnh sẽ hình thành vành đai công nghiệp, với quy mô trên 20.000 hecta dọc theo các tuyến cao tốc, từ đó tạo ra động lực và không gian phát triển mới cho địa phương. Với định hướng phát triển xanh và bền vững, Bí thư Tỉnh ủy mong muốn Ngài Tổng Lãnh sự với cương vị của mình sẽ quan tâm, giúp đỡ Bình Dương phát triển theo đúng định hướng đề ra và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa Bình Dương với các địa phương và đối tác tại Hàn Quốc.

tantlshq 1.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tặng quà lưu niệm cho Ngài Shin Choong IL 

Ngài Shin Choong IL bày tỏ ấn tượng trước sự phát triển vượt bậc của Bình Dương sau một thời gian quay trở lại tỉnh trên cương vị mới. 

Đề cập một số kết quả nổi bật chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc vừa qua, Ngài Shin Choong IL nhấn mạnh, với vai trò của mình, Ngài sẽ nỗ lực để góp phần thúc đẩy việc thực thi chính sách đã được thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước, trong đó sẽ hỗ trợ thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các bên trên lĩnh vực đầu tư, thương mại, khoa học công nghệ, y tế... Ngài sẽ tích cực hỗ trợ, giới thiệu doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư tại Bình Dương và mong muốn có nhiều hoạt động giao lưu giữa nhân dân, thế hệ trẻ Hàn Quốc và Việt Nam; giao lưu học thuật giữa các nhà nghiên cứu của hai nước. 

tantlshq 2.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm​

Nguồn: binhduong.gov.vn

True
Thông cáo báo chí chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống KazakhstanĐối ngoại Việt NamBài viếtThông cáo báo chí chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Kazakhstan/PublishingImages/2023-08/tong thong kazakhstan_Key_23082023085752.jpg
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng, Tổng thống nước Cộng hoà Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20 đến 22 tháng 8 năm 2023.
8/23/2023 9:00YesĐã ban hành

Thông cáo báo chí chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Kazakhstan - Ảnh 1. 

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym - Jomart Tokayev - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thông cáo báo chí chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev:

1. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng, Tổng thống nước Cộng hoà Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20 đến 22 tháng 8 năm 2023.

2. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev đã tiếp kiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hội đàm với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; thăm một số cơ sở kinh tế, văn hóa tại tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương.

3. Trong chuyến thăm, hai Bên đã trao đổi sâu rộng về các biện pháp thúc đẩy hợp tác chính trị, kinh tế – thương mại, đầu tư, giao thông vận tải – logistics, văn hóa và du lịch, cũng như một số vấn đề trong chương trình nghị sự quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

4. Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống

Kassym-Jomart Tokayev khẳng định Việt Nam và Kazakhstan có mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp. Hai bên bày tỏ hài lòng về những tiến triển trong quan hệ song phương thời gian qua, đặc biệt ghi nhận quan hệ chính trị với độ tin cậy cao. Hai bên nhấn mạnh hợp tác giữa Việt Nam và Kazakhstan ngày càng được mở rộng sang tất cả các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm, bao gồm các lĩnh vực mới có nhiều tiềm năng hợp tác cùng có lợi. Lãnh đạo hai quốc gia nhất trí tăng cường trao đổi đoàn ở các cấp thông qua các kênh đảng, nhà nước, chính phủ, quốc hội cũng như giao lưu nhân dân; phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có như Ủy ban liên Chính phủ, tham vấn chính trị và các cơ chế khác nhằm củng cố sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau cũng như mở rộng hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.

5. Lãnh đạo cấp cao hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại; nhất trí tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước tiếp cận thị trường của nhau và xem xét khả năng áp dụng các cơ chế hiệu quả để đảm bảo thương mại cùng có lợi, bao gồm các biện pháp nâng cao năng lực vận tải hàng hóa bằng container từ Kazakhstan đến Việt Nam và ngược lại. Hai bên cũng đã thảo luận về các lĩnh vực hợp tác tiềm năng như du lịch, công nghệ thông tin, nông nghiệp, vận tải và logistics...

6.  Lãnh đạo cấp cao hai nước đánh giá cao những kết quả tích cực trong triển khai Hiệp định thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu, góp phần thúc đẩy trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Kazakhstan. Hai bên bày tỏ sẵn sàng khai thác những lợi thế của Hiệp định này nhằm thúc đẩy thương mại song phương trong thời gian tới.

7. Lãnh đạo hai nước hoan nghênh việc mở đường bay thẳng giữa Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Kazakhstan vào tháng 10 năm 2022 đã tạo điều kiện thúc đẩy và phát triển hợp tác kinh tế – thương mại, đầu tư, du lịch, văn hóa giữa hai nước.

8. Lãnh đạo cấp cao hai nước bày tỏ quan tâm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục trên cơ sở Nghị định thư ký ngày 3 tháng 1 năm 2017 bổ sung một số điều của Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Kazakhstan về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục ngày 15 tháng 9 năm 2009.

9. Lãnh đạo cấp cao hai nước khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường trao đổi văn hóa - nhân văn, bao gồm mở rộng hợp tác và trao đổi trong các lĩnh vực khoa học, thể thao và y tế nhằm gắn kết nhân dân hai nước, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, cùng làm phong phú hơn nền văn hóa và phát triển quan hệ song phương nói chung.

10. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau trong khuôn khổ các tổ chức, diễn đàn quốc tế. Hai bên nhấn mạnh mong muốn phát triển hơn nữa hợp tác tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt là tại Hội nghị Phối hợp hành động và Các biện pháp xây dựng lòng tin ở Châu Á (CICA) nhằm củng cố hợp tác giữa các nước tham gia vì hòa bình, phát triển và thịnh vượng tại khu vực. Phía Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối, ủng hộ Kazakhstan tăng cường quan hệ hợp tác với ASEAN và các nước khu vực Đông Nam Á.

Hai bên đã trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực. Phía Việt Nam thông tin về những diễn biến gần đây tại Biển Đông. Hai Bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định, cũng như việc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.

11. Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai nước đã ký các văn kiện sau: (1) Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Kazakhstan về chuyển giao người bị kết án phạt tù; (2) Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Kazakhstan về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông; (3) Kế hoạch hành động chung nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Kazakhstan giai đoạn 2023-2025; (4) Bản ghi nhớ giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Văn hóa và Thể thao nước Cộng hòa Kazakhstan về hợp tác trong lĩnh vực du lịch; (5) Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Cục

Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Ủy ban Đầu tư, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Kazakhstan; (6) Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Cục Xúc tiến

Thương mại, Bộ Công thương Việt Nam và Trung tâm Chính sách thương mại "QazTrade"; (7) Bản ghi nhớ giữa Đài truyền hình Việt Nam (VTV) và Công ty

Cổ phần "Khabar Agency".

12. Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev chân thành cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, nồng hậu của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và nhân dân Việt Nam. Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev trân trọng mời Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Kazakhstan vào thời gian phù hợp. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã cảm ơn và nhận lời mời. Thời gian chuyến thăm sẽ được thu xếp qua đường ngoại giao.

Nguồn: baochinhphu.vn
True
Việt Nam-Iran cùng chung tay củng cố 4 kết nốiĐối ngoại Việt NamTinViệt Nam-Iran cùng chung tay củng cố 4 kết nối/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Tiếp tục chuyến thăm chính thức Iran, chiều 9/8 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đến thăm và có bài phát biểu quan trọng về quan hệ "Việt Nam-Iran hợp tác vì hoà bình và phát triển" tại Viện Nghiên cứu chính trị và quan hệ quốc tế Iran (Viện IPIS) tại Thủ đô Tehran.
8/11/2023 9:00YesĐã ban hành

Việt Nam-Iran cùng chung tay củng cố 4 kết nối - Ảnh 1. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có bài phát biểu quan trọng về quan hệ "Việt Nam-Iran hợp tác vì hoà bình và phát triển" tại Viện Nghiên cứu chính trị và quan hệ quốc tế Iran tại Thủ đô Tehran - Ảnh: TTXVN

Phát biểu trước các học giả, nhà nghiên cứu, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, trong 50 năm qua, các thế hệ đi trước đã không ngừng dày công vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Iran đạt nhiều thành quả đáng tự hào và là tiền đề, nền móng để mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước trong nửa thế kỷ tiếp theo.

Chủ tịch Quốc hội đã chia sẻ về những nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện công cuộc đổi mới. Sau 35 năm (từ năm 1986-2021), quy mô kinh tế Việt Nam tăng gấp 12 lần. Chủ tịch Quốc hội trao đổi 3 bài học chính được rút ra từ thực tiễn của Việt Nam.

Một là, kiên định vai trò lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam với tinh thần lấy dân làm gốc. Nhân tố quyết định thành công của Việt Nam trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là nhờ sự lãnh đạo nhất quán, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam.

Hai là, Việt Nam tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược: Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, nhất là thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Ba là, Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và có hiệu quả.

Trên tinh thần là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã và đang triển khai đồng bộ, toàn diện cả 3 trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước (bao gồm ngoại giao Nghị viện, ngoại giao Chính phủ) và đối ngoại nhân dân.

Trong bối cảnh môi trường quốc tế biến đổi phức tạp, khó lường, Việt Nam luôn kiên định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, tôn trọng độc lập, chủ quyền, tích cực hợp tác, chủ động hội nhập quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương, luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ.

Về mối quan hệ hai nước, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói: "Chúng ta cùng chia sẻ khát vọng đẩy mạnh hợp tác vì hòa bình và phát triển trên nền tảng quan hệ chính trị-ngoại giao song phương đang hết sức tốt đẹp". Hướng tới một tương lai hòa bình và phát triển với tầm nhìn 50 năm tới cho quan hệ giữa hai nước, Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai bên cùng chung tay củng cố 4 kết nối.


Việt Nam-Iran cùng chung tay củng cố 4 kết nối - Ảnh 2. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trả lời các câu hỏi của đại biểu Iran - Ảnh: TTXV

Về kết nối cơ chế đối thoại và hợp tác, Iran là một trong 4 nước đầu tiên tại khu vực Trung Đông mà Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày nay, Việt Nam và Iran coi nhau là đối tác quan trọng. Chủ tịch Quốc hội mong rằng hoạt động trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao; phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác Nghị viện, Ủy ban Liên Chính phủ, Tham vấn chính trị hai Bộ Ngoại giao và các cơ chế hiện có khác cần được duy trì thường xuyên. Hai bên rà soát, thúc đẩy việc đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, hợp tác nghị viện có vai trò quan trọng, nhất là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho quá trình hợp tác.

Trong kết nối số, KHCN và giao thông, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, kết nối số và KHCN có thể xóa mờ rào cản về địa lý, mang lại giá trị gia tăng cao cho hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực như viễn thông, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, công nghệ nano để cùng nhau mở ra cánh cửa tương lai.

Trong kết nối về thương mại-đầu tư, Chính phủ hai nước cần tạo điều kiện để hàng hóa, dịch vụ thâm nhập thị trường của nhau, khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp hai nước tăng cường kết nối thương mại và đầu tư. Các cơ quan Nhà nước tháo gỡ các khó khăn, đề ra các sáng kiến mới để cộng đồng doanh nghiệp hai nước hợp tác một cách có hiệu quả.

Trong kết nối về con người, theo Chủ tịch Quốc hội, bề dày và những nét tương đồng về văn hóa là tài sản quý để thúc đẩy các mối liên kết hai nước. Du lịch và giáo dục là hai cầu nối quan trọng, giúp cho tình hữu nghị của người dân và thế hệ trẻ hai nước ngày càng bền chặt hơn. Chủ tịch Quốc hội mong rằng hợp tác giáo dục sẽ vun đắp cho tương lai chung hai đất nước.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chứng kiến lễ ký Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp Iran; Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực thể thao giữa Bộ VHTT&DL với Bộ Thể thao và Thanh Niên Iran; Thoả thuận hợp tác giữa tổ chức Tiêu chuẩn Quốc gia Iran và Cơ quan Tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng Việt Nam; Thoả thuận hợp tác giữa Cơ quan xúc tiến thương mại Việt Nam (Bộ Công Thương) và Cơ quan xúc tiến thương mại Iran; Bản ghi nhớ về về kiểm dịch thực vật và kiểm dịch động vật giữa Bộ NN&PTNT và Bộ Nông nghiệp Iran.

*Trước đó, chiều cùng ngày, tại Viện IPIS, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và TS. Muhammad Hassan Shaykh Al Islami, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Iran, Viện trưởng Viện IPIS, Bộ Ngoại giao Iran đã cắt băng khai trương và tham quan Triển lãm ảnh về 50 năm quan hệ song phương Việt Nam-Iran.


Việt Nam-Iran cùng chung tay củng cố 4 kết nối - Ảnh 3. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó Tổng thống thứ nhất Iran Mohammad Mokhber tại buổi làm việc với Trung tâm Công nghệ và đổi mới sáng tạo Iran - Ảnh: TTXVN

Chủ tịch Quốc hội làm việc với Trung tâm Công nghệ và đổi mới sáng tạo Iran

Ngày 9/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm, làm việc tại Trung tâm Công nghệ và đổi mới sáng tạo Iran (IHIT) ở Thủ đô Tehran.

Tại cuộc gặp, Phó Tổng thống thứ nhất Mohammad Mokhber và lãnh đạo IHIT khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của Iran tại khu vực; đồng thời bày tỏ mong muốn củng cố và thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế, thương mại, văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân. Đặc biệt, theo các nhà lãnh đạo Iran, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ là lĩnh vực quan trọng ưu tiên bậc nhất trong tăng cường quan hệ hai nước.

Lãnh đạo IHIT mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Trao đổi với lãnh đạo trung tâm, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh quan hệ giữa Việt Nam-Iran đang phát triển tốt đẹp, trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, hợp tác kinh tế ngày càng đa dạng và nhiều tiềm năng... Đây là nền tảng vững chắc để doanh nghiệp hai nước mở rộng hợp tác.

Về tiềm năng và mong muốn tìm hiểu, thúc đẩy cơ hội hợp tác của hai bên như mong muốn của lãnh đạo IHIT, Chủ tịch Quốc hội khẳng định để có thể duy trì tốc độ phát triển nhanh, bền vững trong nhiều năm, Việt Nam phát triển dựa trên 3 yếu tố đột phá mang tính quyết định, đó là cải cách thể chế; đầu tư cho giáo dục, KHCN và đầu tư kết cấu hạ tầng. Lĩnh vực chuyển đổi số, kinh tế số đã được quan tâm, chú trọng; với chính sách yêu cầu mỗi viện nghiên cứu, trường đại học… là một trung tâm đổi mới sáng tạo.

Chủ tịch Quốc hội thông báo Việt Nam đã thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, trực thuộc Bộ KH&ĐT, dự kiến khánh thành vào cuối tháng 10/2023. Đây được kỳ vọng sẽ là trung tâm về công nghệ, khoa học, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp lớn nhất khu vực, tập trung số lượng lớn các chuyên gia, trí thức, nhà khoa học, doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu thế giới (như mô hình của doanh nghiệp Samsung của Hàn Quốc tại đây), nhằm thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, cũng là nơi thường xuyên tổ chức các sự kiện, triển lãm, diễn đàn, hội thảo khoa học chuyên ngành quy mô quốc gia và khu vực.

Các nhà lãnh đạo IHIT kỳ vọng Việt Nam và Iran có nhiều cơ hội, tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao và đổi mới sáng tạo, công nghệ nano, công nghệ sinh học và cả lĩnh vực nghiên cứu vệ tinh, vi điện tử… Theo ý kiến gợi ý của Chủ tịch Quốc hội và đánh giá của lãnh đạo IHIT, IHIT sẽ sớm tổ chức nghiên cứu, lập kế hoạch tăng cường việc nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin cập nhật lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo của Việt Nam. Lãnh đạo IHIT sẽ phối hợp, trao đổi và nghiên cứu các cơ quan, đơn vị hữu quan đặt trụ sở tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội cam kết Quốc hội và Chính phủ Việt Nam sẽ luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Iran, như IHIT hoạt động đầu tư kinh doanh hiệu quả, vì lợi ích hai bên.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội trân trọng mời Phó Tổng thống Iran sắp xếp thời gian sang thăm Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội gửi lời mời lãnh đạo IHIT tham dự, trưng bày các sản phẩm, dịch vụ của IHIT tại Lễ khánh thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia vào tháng 10/2023. 

Việt Nam-Iran cùng chung tay củng cố 4 kết nối - Ảnh 4. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Văn hóa và Định hướng Hồi giáo Iran Mohammad Mehdi Esmaili cắt băng khai mạc - Ảnh: TTXVN

Khai mạc Tuần lễ Văn hóa Việt Nam tại Iran

Tối 9/8 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã dự lễ khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Iran nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Iran.

Sự kiện do Bộ VHTT&DL phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, một số đơn vị của Iran tổ chức khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Thủ đô Tehran.

Cùng dự về phía Iran có Bộ trưởng Văn hóa và Định hướng Hồi giáo Iran Mohammad Mehdi Esmaili; đại diện Đoàn ngoại giao ở Tehran; lãnh đạo các bộ, ngành và đông đảo cộng đồng bà con Việt Nam và công chúng tại Tehran.

Các nhà lãnh đạo, đại biểu nhấn mạnh đây là thời điểm tốt nhất để hai bên nhìn lại chặng đường 50 năm đã qua, cùng trao đổi để xác định các phương hướng, biện pháp cụ thể cho chặng đường tiếp theo.

Bộ trưởng Mohammad Mehdi Esmaili nhấn mạnh triển vọng sắp tới hai bên sẽ tăng cường quan hệ hợp tác nhiều hơn nữa trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, điện ảnh. Với vai trò và vị thế ngày càng lớn của Iran tại khu vực Tây Á và của Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á, cũng như với tiềm năng rất lớn trong hợp tác giữa hai nước, trong thời gian tới, quan hệ Việt Nam-Iran chắc chắn sẽ có những bước phát triển mới, xứng với tiềm năng của hai bên, vì lợi ích của nhân dân hai nước.

Bộ trưởng cho biết, cá nhân Tổng thống Iran và các nhà lãnh đạo của Iran mong muốn mở rộng quan hệ, giao lưu trên lĩnh vực văn hóa, và hai bộ quản lý lĩnh vực văn hóa hai nước sẽ xem xét ký biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện những nội dung cụ thể để triển khai trong thời gian tới.

Không gian triển lãm "Sắc màu Việt Nam" và "Tuần phim Việt Nam" tại Iran mong muốn giới thiệu đến bạn bè Iran về vẻ đẹp đất nước Việt Nam, với những điểm đến hấp dẫn, di sản thiên nhiên và văn hóa được UNESCO công nhận, cùng các làng nghề truyền thống với những sản phẩm thủ công tinh xảo. Bao trùm lên tất cả là hình ảnh đất nước và con người Việt Nam tươi đẹp, đang hội nhập quốc tế và phát triển năng động, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Nguồn: baochinhphu.vn





True
Khai mạc Diễn đàn Hiệp hội Trung tâm Thương mại Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2023Đối ngoại Bình DươngTinKhai mạc Diễn đàn Hiệp hội Trung tâm Thương mại Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2023/PublishingImages/2023-08/WTCA_Key_11082023075457.jpg
Sáng 10-8, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương đã diễn ra Lễ khai mạc Diễn đàn Hiệp hội Trung tâm Thương mại Thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương 2023 với chủ đề "Chuyển đổi số hoạt động các Trung tâm Thương mại Thế giới".
8/11/2023 8:00YesĐã ban hành

Sự kiện do UBND tỉnh Bình Dương, Đại hội đồng Hiệp hội Trung tâm Thương mại Thế giới (WTCA) và Tổng công ty Becamex IDC phối hợp tổ chức.

Tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng - Chủ tịch Ủy ban Mặt trật Tổ quốc Việt Nam tỉnh; ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Becamex IDC; bà Crystal Edn - Giám đốc điều hành, dịch vụ thành viên WTCA, Hoa Kỳ; ông Scott Wang - Phó Chủ tịch WTCA, Hoa Kỳ cùng các thành viên WTC trong khu vực.


Lãnh đạo tỉnh Bình Dương tham dự Diễn đàn

Diễn đàn Hiệp hội Trung tâm Thương mại Thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương 2023 được tổ chức trực tiếp đầu tiên sau 02 năm vì dịch bệnh Covid-19, đánh dấu sự trở lại của các hoạt động kết nối đầu tư và giao thương sôi nổi tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Diễn dàn là một sự kiện mang tầm vóc quốc tế, thúc đẩy việc chia sẻ và học hỏi kiến thức, kinh nghiệm từ các chuyên gia, nhà khoa học, diễn giả, doanh nghiệp từ nhiều quốc gia, xây dựng đổi mới sáng tạo đưa Bình Dương trở thành đô thị thông minh, hiện đại và phát triển bền vững, đồng thời nhằm mục đích tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, quảng bá thương hiệu Bình Dương với đối tác trong và ngoài nước. Chương trình được định hướng tổ chức nhằm nghiên cứu tác động lớn của công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với các hoạt động của WTC, từ cơ sở vật chất, triển lãm cho đến các dịch vụ thương mại, mở ra các cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và các cơ hội hợp tác, kết nối giao thương giữa doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp thành viên WTCA từ khắp nơi trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.


Đại biểu tham dự buổi lễ

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Võ Văn Minh, - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã quyết tâm đổi mới và phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tích cực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại và đồng bộ. Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá, Becamex IDC là một đơn vị tiên phong và luôn đi đầu, sáng tạo trong các hoạt động của địa phương, trong các dự án của Becamex IDC, việc phát triển WTC Thành phố mới Bình Dương đã đóng góp vào sự phát triển hệ sinh thái dịch vụ mới gắn liền chặt chẽ với chiến lược phát triển thành phố thông minh của tỉnh.


Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu khai mạc Diễn đàn

Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, Bình Dương kỳ vọng thông qua mạng lưới với các WTC trên toàn cầu, WTC Thành phố mới Bình Dương cùng với các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Bình Dương sẽ tạo ra các chương trình đổi mới sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ toàn cầu bước chân vào thị trường Bình Dương và Việt Nam; hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp Bình Dương và Việt Nam. Đặc biệt là các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp công nghệ bước ra thế giới; hỗ trợ doanh nghiệp toàn cầu kết nối chuỗi cung ứng chất lượng cao với doanh nghiệp Bình Dương và Việt Nam. Qua diễn đàn lần này, tỉnh Bình Dương hy vọng sẽ tìm ra được những giải pháp quan trọng đột phá, góp phần phát triển nền kinh tế ngày càng năng động, đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế; phục vụ hiệu quả cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện thành công mục tiêu phát triển tỉnh Bình Dương trở thành đô thị thông minh, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.


Bà Crystal Edn - Giám đốc điều hành, dịch vụ thành viên WTCA phát biểu tại Diễn đàn

Phát biểu tại Lễ khai mạc, bà Crystal Edn - Giám đốc điều hành, dịch vụ thành viên WTCA đánh giá cao công tác tổ chức của WTC Thành phố mới Bình Dương. Bà nhấn mạnh, WTCA châu Á đã nhìn nhận sự phát triển nhanh chóng của WTC Thành phố mới Bình Dương cũng như sự thúc đẩy phát triển từ phía tỉnh Bình Dương và Tổng công ty Becamex IDC với mô hình công nghiệp – đô thị - dịch vụ thông minh và gắn liền với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo đã và đang thúc đẩy phát triển ngành thương mại dịch vụ mang tầm quốc tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân theo định hướng Vùng đổi mới sáng tạo của tỉnh. Diễn đàn là một sự kiện đặc biệt được tổ chức nhằm tạo điều kiện cho các thành viên gặp gỡ, chia sẻ, thảo luận về tiềm năng và những kế hoạch phát triển trong tương lai.


Ông Phạm Ngọc Thuận - Tổng Giám đốc Becamex IDC phát biểu tại Diễn đàn

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Phạm Ngọc Thuận - Tổng Giám đốc Becamex IDC bày tỏ tin tưởng việc tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông qua việc hoàn thành Tòa nhà triển lãm quốc tế WTC EXPO, Tòa nhà phức hợp văn phòng WTC Tower và khởi công Vòng xoay A1 hay còn gọi là WTC Gateway là một nền tảng quan trọng đối với việc hoàn thiện hệ sinh thái này. Song song với cam kết đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, Becamex IDC sẽ tiếp tục hoàn thiện đội ngũ nhân lực đầy đủ kỹ năng xúc tiến thương mại toàn cầu để cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp theo chuẩn ASEAN-MICE trong những năm tới.


Lãnh đạo tỉnh và WTCA tặng lẵng hoa, quà lưu niệm chúc mừng Diễn đàn

Diễn đàn Hiệp hội Trung tâm Thương mại thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại tỉnh Bình diễn ra từ ngày 9-11/8/2023 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh với các phiên toàn thể, phiên đối thoại và các bài phát biểu chính. Các diễn giả sẽ cùng gặp gỡ và thảo luận về các chủ đề về môi trường cơ hội đầu tư tại Bình Dương; chuyển đổi số và phát triển thương mại; triển lãm; bất động sản; dịch vụ thương mại;... cùng các chương trình tham quan thực tế tại địa phương sẽ đưa ra những góc nhìn đa chiều, cơ hội hợp tác hiệu quả trên cơ sở thế mạnh của các bên. 

Nguồn: binhduong.gov.vn​

True
Cuộc thi ảnh nghệ thuật  cấp quốc gia “Tổ quốc bên bờ sóng” lần thứ II Hoạt động đoàn thể; Tuyên truyền; Thông báoTinCuộc thi ảnh nghệ thuật  cấp quốc gia “Tổ quốc bên bờ sóng” lần thứ II /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
8/4/2023 16:00NoĐã ban hành
Ngày 01 tháng 8 năm 2023, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tỉnh Bình Dương có công văn số 1375 -CV/BTGTU về việc phối hợp phổ biến Cuộc thi ảnh nghệ thuật  cấp quốc gia “Tổ quốc bên bờ sóng” lần thứ II 
Cuộc thi ​nhằm tiếp tục truyên truyền, khẳng định chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước; nâng cao nhận thức của quần chúng Nhân dân về vị trí, vai trò của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; bồi dưỡng, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
Để Cuộc thi thành công và tạo sức lan tỏa sâu rộng, góp phần nâng cao nhận thức hiểu biết của Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về vị trí vai trò của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các cơ quan, địa phương, đơn vị quan tâm chỉ đạo, phát động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, những người yêu nghệ thuật nhiếp ảnh trên địa bàn Tỉnh tham gia Cuộc thi này .

False
Bình Dương: Chiến dịch 60 ngày đêm thu nhận, kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho công dânTuyên truyềnBình Dương: Chiến dịch 60 ngày đêm thu nhận, kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho công dân/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
8/4/2023 9:00NoĐã ban hành

Sử dụng tài khoản định danh điện tử qua ứng dụng VNeID đối với các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội giúp người dân có “giấy tờ điện tử mang tính pháp lý” để thay thế sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy để có thể giao dịch mọi lúc, mọi nơi trên nền tảng điện tử, đặc biệt với những giao dịch thiết yếu.

Chien dich 60 ngay dem ĐDĐT_Key_03082023105143.png

Nguồn: https://www.binhduong.gov.vn

False
Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-ItalyĐối ngoại Việt NamTinTuyên bố chung về tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Italy/PublishingImages/2023-07/chu tich nuoc vo vân thuong_Key_28072023090431.jpg
Nhân dịp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hoà Italy của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, hai nước đã có Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Italy.
7/28/2023 10:00YesĐã ban hành

Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Italy - Ảnh 1. 

Tổng thống Cộng hòa Italy Sergio Mattarella đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng - Ảnh: TTXVN

1. Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Italy Sergio Mattarella, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng đã thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Italy, từ ngày 26 đến ngày 27/7/2023.

2. Đây là chuyến thăm cấp nguyên thủ đầu tiên giữa hai nước trong 7 năm qua, có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy tin cậy chính trị và tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Italy. Chuyến thăm còn đặc biệt có ý nghĩa, trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023) và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược.

3. Tại cuộc hội đàm, trong không khí hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau, hai nhà lãnh đạo đánh giá cao những bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hai nước trong 50 năm qua và nhất trí tiếp tục tăng cường hơn nữa các cuộc trao đổi, tiếp xúc cấp cao giữa hai nước trong các khuôn khổ song phương cũng như đa phương, nhằm nâng cao hiệu quả của các cơ chế hợp tác chuyên ngành giữa hai nước. Hai bên đã trao đổi sâu rộng về phương hướng phát triển quan hệ trong tương lai, cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm.

Về sự phát triển của quan hệ Việt Nam-Italy

4. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh những thành tựu tích cực và sâu rộng trong quan hệ Việt Nam-Italy, đặc biệt là từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược năm 2013, qua đó đẩy mạnh hợp tác chung và trao đổi đoàn các cấp, bao gồm các chuyến thăm cấp cao. Hai bên đã triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương. Về kinh tế, hai nước đã trở thành đối tác quan trọng của nhau, trong đó Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Italy trong ASEAN. Về quốc phòng-an ninh, hai nước đang triển khai các cơ chế hợp tác hiệu quả. Hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, văn hóa, du lịch, và giao lưu nhân dân tiếp tục được đẩy mạnh. Hai bên hài lòng ghi nhận việc hai nước đã hỗ trợ lẫn nhau về vaccine và trang thiết bị y tế trong giai đoạn khó khăn của đại dịch COVID-19.

5. Hai nhà lãnh đạo nhất trí về tầm quan trọng của hợp tác song phương, trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới đang diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn và cộng đồng quốc tế đang phải đương đầu với nhiều vấn đề toàn cầu ngày càng nghiêm trọng. Theo đó, hai nhà lãnh đạo tái khẳng định quyết tâm tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Italy thông qua duy trì hợp tác trên các lĩnh vực truyền thống và mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới, như chuyển đổi số, tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu. Hai bên cũng nhất trí phối hợp chặt chẽ vì thịnh vượng, phát triển bền vững và bao trùm của hai nước và vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Về tăng cường hợp tác chính trị, ngoại giao, quốc phòng và an ninh

6. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước, duy trì hiệu quả cơ chế Tham vấn chính trị cấp thứ trưởng ngoại giao, và hỗ trợ để các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của hai nước hoạt động thuận lợi.

7. Hai nhà lãnh đạo nhất trí hợp tác quốc phòng, an ninh là các trụ cột quan trọng của quan hệ song phương và khẳng định tiếp tục thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn các cấp. Về hợp tác quốc phòng, hai nhà lãnh đạo nhất trí duy trì hiệu quả cơ chế Đối thoại chính sách quốc phòng cấp thứ trưởng. Việt Nam sẽ tích cực xem xét việc đón tàu hải quân Italy thăm cảng Việt Nam phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế, quy định của Việt Nam và điều kiện thực tiễn. Hai bên sẽ tiếp tục nghiên cứu khả năng tiến hành đào tạo chuyên ngành về gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc, công nghiệp quốc phòng, an ninh và an ninh hàng hải. Về hợp tác an ninh, hai nhà lãnh đạo nhất trí thiết lập Ủy ban hỗn hợp để thúc đẩy hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Italy. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng, phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và thủy đạc, qua đó góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác quốc phòng, an ninh giữa hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và trên thế giới.

Về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và hợp tác phát triển

8. Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao việc hai nước là những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của nhau, khẳng định những tiềm năng và nhu cầu tiếp tục hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế số, công nghệ cao, tăng trưởng xanh, năng lượng tái tạo, công nghiệp sáng tạo và nông nghiệp thông minh. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh về việc cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh của các đối tác hai bên.

9. Hai nhà lãnh đạo cam kết tiếp tục triển khai đầy đủ và hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường của nhau, thông qua việc gỡ bỏ các hạn chế thương mại không cần thiết và không hợp lý. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tiếp tục triển khai hiệu quả cơ chế Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế và phấn đấu sớm đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 7 tỷ USD.

10. Việt Nam hoan nghênh Nghị viện Italy đã thông qua điều luật về phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA), tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư hai bên trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Phía Italy ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam thời gian qua trong việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các khuyến nghị của EC trong việc xử lý vấn đề đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

11. Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao việc Italy tiếp tục dành cho Việt Nam nguồn vốn ODA trong thời gian qua, hoan nghênh việc Italy mở rộng Văn phòng của Cơ quan Hợp tác phát triển tại Hà Nội phụ trách khu vực cũng như chiến lược mới của Italy nhằm thúc đẩy hợp tác phát triển với ASEAN và Việt Nam.

Về ứng phó với biến đổi khí hậu

12. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại Hội nghị COP26 về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Hai nhà lãnh đạo cũng tái khẳng định những hợp tác hiện có trong khuôn khổ Bản ghi nhớ hợp tác về giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu được ký năm 2018, trong đó Việt Nam và Italy đang xây dựng dự án "Thiết lập và triển khai Hệ thống thông tin địa lý về tính dễ tổn thương do biến đổi khí hậu, Đánh giá rủi ro và Giám sát môi trường cho Việt Nam dựa trên công nghệ viễn thám". Là thành viên G7, Italy tái khẳng định cam kết sẽ hỗ trợ Chính phủ Việt Nam triển khai Quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) thông qua chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính, phát triển thể chế và đào tạo nhân lực cho Việt Nam trong quá trình chuyển đổi.

Về mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác

13. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh khoa học và công nghệ là một lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác song phương và tái khẳng định sự cần thiết của việc duy trì cơ chế Ủy ban hỗn hợp về hợp tác khoa học công nghệ để từ đó triển khai các chương trình hợp tác. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh Thông báo kêu gọi đề xuất đề tài/dự án theo Chương trình hợp tác khoa học và công nghệ 2024-2026 trong các lĩnh vực cụ thể cùng quan tâm, như nông nghiệp và khoa học thực phẩm, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, xã hội thông tin, khoa học vũ trụ và quan trắc trái đất, công nghệ bảo tồn và phục hồi di sản văn hóa và thiên nhiên.

14. Việt Nam hoan nghênh đề xuất của phía Italy về mở rộng quy mô và hoạt động của "Ngôi nhà Italy" theo tên gọi mới "Ngôi nhà Italy - Viện Văn hóa Italy tại Hà Nội".

15. Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao hợp tác về giáo dục-đào tạo, qua đó góp phần thúc đẩy giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa các thế hệ trẻ và sinh viên hai nước. Hai nhà lãnh đạo nhất trí duy trì các Chương trình hành động hợp tác giáo dục và Diễn đàn giáo dục đại học giữa hai nước. Việt Nam đề nghị Italy tăng học bổng cho sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam và hỗ trợ các dự án về nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu và giảng dạy cho giảng viên Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh các hoạt động trao đổi, giao lưu văn hóa, nghệ thuật và đánh giá cao logo chung và các sự kiện tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Italy trong năm 2023.

16. Hai nhà lãnh đạo vui mừng về sự phát triển trong quan hệ giữa các chính quyền địa phương và doanh nghiệp hai nước thời gian qua, đặc biệt là Bản ghi nhớ mới ký kết giữa tỉnh Vĩnh Phúc và vùng Tuscany. Hai nhà lãnh đạo đặc biệt hoan nghênh những kết nối hợp tác và tăng cường giao lưu giữa thành phố Hà Nội với thành phố Rome, tỉnh Bình Dương với vùng Emilia Romagna, tỉnh Quảng Trị với tập đoàn ENI, cũng như giữa các địa phương và doanh nghiệp khác của hai nước.

17. Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao vai trò cầu nối và những đóng góp của cộng đồng người dân hai nước đối với nước sở tại. Hai nhà lãnh đạo nhất trí dành sự quan tâm, hỗ trợ để những cộng đồng này ổn định sinh hoạt, học tập và làm việc tại mỗi nước cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ.

Về các vấn đề quốc tế và khu vực

18. Hai nhà lãnh đạo cam kết tăng cường chia sẻ quan điểm, phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là tại Liên Hợp Quốc và trong khuôn khổ ASEAN-EU. Hai nhà lãnh đạo ủng hộ xây dựng một cộng đồng ASEAN phát triển mạnh mẽ, thịnh vượng, đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực, cũng như trong việc và tăng cường quan hệ Đối tác Phát triển ASEAN-Italy và quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN-EU. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục phối hợp để duy trì đối thoại và hợp tác Á-Âu, bao gồm thông qua Quỹ ASEF.

19. Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về những vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, thực thi một cách thiện chí và có trách nhiệm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực và tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982. Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh giá trị phổ quát và toàn vẹn của UNCLOS và tái khẳng định UNCLOS là khuôn khổ pháp lý toàn diện điều chỉnh tất cả các hoạt động tại các vùng biển và đại dương.

20. Hai nhà lãnh đạo cam kết tăng cường phối hợp để thúc đẩy hình thành một cấu trúc khu vực rộng mở, bao trùm, minh bạch và tôn trọng luật pháp quốc tế với vai trò trung tâm của ASEAN.

21. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự cần thiết của việc thiết lập một nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài tại Ucraina, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế.

22. Nhân dịp này, hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc hai nước vừa ký kết Hiệp định dẫn độ và Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Italy và chứng kiến lễ ký kết Chương trình hợp tác văn hoá giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Italy giai đoạn 2023-2026, Hiệp định Tương trợ tư pháp giữa Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Việt Nam và Bộ Tư pháp Italy và Bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vùng Tuscany.

Nguồn: baochinhphu.vn



True
Tập trung tối đa nhân lực, đảm bảo kịp thời, đầy đủ quyền lợi người tham gia BHXH theo mức hưởng mới trong tháng 8/2023Tuyên truyềnTinTập trung tối đa nhân lực, đảm bảo kịp thời, đầy đủ quyền lợi người tham gia BHXH theo mức hưởng mới trong tháng 8/2023/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn số 2206/BHXH-TCKT yêu cầu Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, chỉ đạo BHXH 63 tỉnh, thành phố khẩn trương chuẩn bị các nội dung đảm bảo tốt nhất cho công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng của kỳ chi trả tháng 8/2023.
7/26/2023 10:00NoĐã ban hành
Để đảm bảo người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng được hưởng quyền lợi sớm nhất theo quy định tại Nghị định số 42/2023/NĐ-CP, BHXH Việt Nam yều cầu BHXH các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện các công việc chuẩn bị.
Theo đó, căn cứ kế hoạch cấp kinh phí của BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh, thành phố chuyển kinh phí cho cơ quan Bưu điện đầy đủ, kịp thời để chi trả tới người hưởng. Đồng thời, yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình chi trả cho người hưởng; phối hợp giải quyết, xử lý dứt điểm các tình huống phát sinh, phản ánh kịp thời vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
Cơ quan BHXH phối hợp với Bưu điện tuyên truyền, phổ biến về quyền lợi theo mức hưởng mới và thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị định số 42/2023/NĐ-CP (ngày 14/8/2023), tạo sự đồng thuận và ủng hộ của nhân dân trong quá trình tổ chức thực hiện.
BHXH Việt Nam cũng đề nghị Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tập trung tối đa nhân lực, rút ngắn thời gian chi trả, đảm bảo kịp thời và đầy đủ quyền lợi tới người thụ hưởng. Phối hợp với cơ quan BHXH tuyên truyền, phổ biến nội dung và thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị định số 42/2023/NĐ-CP. Thông báo kịp thời lịch chi trả cụ thể của kỳ chi trả tháng 8/2023 cho người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng.
Trước đó, BHXH Việt Nam cũng yêu cầu các đơn vị khẩn trương cập nhật phần m​​ềm quản lý chi trả các đối tượng đang hưởng chế độ BHXH hằng tháng; lập và chuyển danh sách chi trả theo quy định; phối hợp với cơ quan Bưu điện để cấp kinh phí và có kế hoạch tổ chức chi trả lương hưu kịp thời theo mức hưởng mới tới người hưởng từ ngày 14/8 tới đây.
​​Nguồn: ​https://baohiemxahoi.gov.vn/

False
BHXH tỉnh Bình Dương ứng dụng công nghệ sinh trắc học trong tiếp nhận và trả kết quả TTHC, đặt lịch làm việcHoạt động đoàn thể; Tuyên truyềnTinBHXH tỉnh Bình Dương ứng dụng công nghệ sinh trắc học trong tiếp nhận và trả kết quả TTHC, đặt lịch làm việc/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Từ ngày 08/11/2022, BHXH tỉnh Bình Dương được chọn thực hiện thí điểm 2 nội dung gồm: Thí điểm ứng dụng công nghệ sinh trắc trên CCCD gắn chíp trong tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC và Thí điểm tiện ích đặt lịch làm việc trực tuyến. Việc thí điểm 2 nội dung này đã mang lại một số kết quả tích cực, hỗ trợ rất lớn trong công tác tiếp nhận, giải quyết và chi trả các chế độ BHXH.
7/26/2023 10:00NoĐã ban hành

Bình Dương là tỉnh công nghiệp, có lực lượng lao động lớn với hơn 1,3 triệu người trong độ tuổi lao động. Số người tham gia BHXH, BHTN tính đến 30/06/2023 là gần 1 triệu người, số người tham gia BHYT là hơn 2,4 triệu người. Lao động tại Bình Dương hàng năm có sự dịch chuyển rất lớn (khoảng 60% tổng số người đang tham gia BHXH) do khoảng 80% lực lượng lao động là người ngoài tỉnh… nên vào các ngày đầu tháng, đầu quý, số người lao động đến nộp hồ sơ rất đông (đặc biệt là người lao động đến nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần). Điều này gây áp lực không nhỏ lên cơ quan BHXH trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ BHXH, BHYT, đòi hỏi cần có cải cách, ứng dụng công nghệ để giảm tải áp lực, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức đến giao dịch.

Về ứng dụng sinh trắc vân tay trên CCCD gắn chíp trong tiếp nhận và trả kết quả TTHC, từ khi bắt đầu triển khai thí điểm đến nay, có khoảng 20.000 người đến nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa” được xác thực sinh trắc, trong đó, 100% các trường hợp đến nộp hồ sơ đề nghị hưởng BHXH một lần, cấp lại sổ, ghép - gộp sổ đều được yêu cầu thực hiện sinh trắc. Việc ứng dụng thiết bị sinh tắc mang lại nhiều lợi ích như: Hỗ trợ cán bộ (tiếp nhận hồ sơ) TNHS xác định danh tính công dân và phát hiện kịp thời được tình trạng giả mạo giấy tờ tùy thân của người nộp hồ sơ, tạo sự yên tâm cho cán bộ TNHS khi có thiết bị hỗ trợ; đảm bảo xác thực được danh tính của người dân khi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Trên cơ sở xác thực danh tính của người nộp hồ sơ, sẽ đảm bảo giải quyết cho đúng người, đúng đối tượng; hạn chế tình trạng gian lận, giả mạo giấy tờ tùy thân để trục lợi quỹ BHXH, BHYT.

Về thí điểm  tiện ích đặt lịch làm việc trực tuyến: Ngay từ khi được chọn thí điểm thực hiện Thí điểm tiện ích đặt lịch làm việc trực tuyến, BHXH tỉnh Bình Dương đã tổ chức quán triệt, hướng dẫn đến toàn thể viên chức, người lao động đang làm việc tại Bộ phận “một cửa” về tiện ích này. Tính từ khi triển khai đến nay, đã có gần 06 nghìn lượt đặt lịch làm việc trực tuyến thành công (tỷ lệ xấp xỉ 30%). Nếu tính bình quân mất 15 phút/lượt tiếp đón thì BHXH tỉnh đã giảm được 1.500 giờ tiếp đón thông qua đặt lịch làm việc trực tuyến.

Mặc dù tiện ích này chưa thu hút được nhiều người đăng ký so với số lượng người đến giao dịch (do chỉ mới được thí điểm trong phạm vi tỉnh nên chưa có sự lan tỏa rộng) nhưng những lợi ích mang lại có thể kể đến như:

Về phía cá nhân, tổ chức: chủ động được việc sắp xếp thời gian để làm việc với cơ quan BHXH, không mất thời gian khi chờ đợi lấy số thứ tự, chờ đợi cơ quan BHXH xem xét hồ sơ.

Về phía cơ quan BHXH: chủ động sắp xếp được lượng khách đến giao dịch; bố trí cán bộ TNHS phù hợp; chủ động chuẩn bị nội dung để làm việc với người dân; giảm thiểu tối đa thời gian tiếp nhận hồ sơ cho người dân; giảm tải lượng khách ùn ứ khi TNHS (đặc biệt là thời điểm cao điểm) không gây ùn ứ, mất an ninh trật tự tại cơ quan BHXH cũng như tại Trung tâm HCC cấp huyện đối với những đơn vị BHXH đã chuyển qua tiếp nhận 100% hồ sơ tại Trung tâm HCC huyện; nhanh chóng giải quyết tiếp nhận hồ sơ cho người đã đăng ký lịch và nội dung làm việc.​

Nguồn: https://baohiemxahoi.gov.vn


False
Triển khai cấp chữ ký số miễn phí cho công dân tỉnh Bình Dương để thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch điện tửTuyên truyền; Hoạt động đoàn thểTinTriển khai cấp chữ ký số miễn phí cho công dân tỉnh Bình Dương để thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch điện tử/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
7/26/2023 9:00NoĐã ban hành
Ngày 03/7/2023, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương có công văn số 635//STTTT-CĐSBCVT về việc triển khai cấp chữ ký số miễn phí cho công dân tỉnh Bình Dương để thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch điện tử​.
Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị: 
1. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp với các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (CA công cộng) triển khai cấp chữ ký số miễn phí cho người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương sử dụng trong các dịch vụ công của tỉnh.
- Bố trí nhân lực tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, 9 Trung tâm Phục vụ hành chính công các huyện, thị xã, thành phố và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính các xã, phường, thị trấn với các tổ chức cung cấp dịch vụ CA công cộng để hướng dẫn, cấp chữ ký số miễn phí cho người dân.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND cấp xã trực thuộc giao các Tổ công nghệ số cộng đồng nghiên cứu tài liệu hướng đăng ký, sử dụng chữ ký số công cộng của các doanh nghiệp CA công cộng và phối hợp với các đầu mối CA công cộng để tuyên truyền, hướng dẫn người dân đăng ký, cài đặt và sử dụng.
2. Các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực ký số công cộng
- Triển khai cung cấp chữ ký số miễn phí cho người dân để sử dụng dịch vụ công trực tuyến theo đúng cam kết với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương.​
 
False
Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Bình Dương năm 2023Tuyên truyềnTinKế hoạch chuyển đổi số tỉnh Bình Dương năm 2023/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
 UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023.
7/25/2023 15:00NoĐã ban hành
Theo đó, Bình Dương tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng thực chất, bền vững, ưu tiên nguồn lực để đạt các chỉ tiêu quan trọng thuộc các chương trình, chiến lược về phát triển Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Đối với phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, phấn đấu 100% sở, ban, ngành, địa phương ban hành danh mục cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý và có kế hoạch, lộ trình cụ thể để xây dựng, triển khai các cơ sở dữ liệu trong danh mục; ban hành kế hoạch về dữ liệu mở, bao gồm danh mục dữ liệu mở, kế hoạch công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý và mức độ tối thiểu cần đạt được trong từng giai đoạn của kế hoạch; cung cấp lần đầu dữ liệu mở theo kế hoạch; cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP); ban hành kế hoạch triển khai nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp tỉnh, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động.
Đồng thời, trên 30% sở, ban, ngành, địa phương triển khai chức năng kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh để người dân, doanh nghiệp chỉ phải cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến và triển khai trợ lý ảo phục vụ hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức, phục vụ người dân và triển khai kết nối với hệ thống thông tin của đối tượng quản lý để thu thập dữ liệu trực tuyến phục vụ công tác quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật; hình thành Kho dữ liệu dùng chung được kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia và cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước của tỉnh để phục vụ phát triển chính quyền số, phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội; 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 40% dịch vụ công trực tuyến toàn trình được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; 30% thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công; 60% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; trên 10% hoạt động kiểm tra hành chính định kỳ của cơ quan quản lý nhà nước đối với đối tượng quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; trên 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản…
Đối với phát triển hạ tầng số, kinh tế số và xã hội số, phấn đấu 90% tỷ lệ dân số tưởng thành có điện thoại thông minh; 100% tỷ lệ dân số được phủ sóng bởi mạng di động; tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GRDP đạt 16%; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 8,5%; tổ chức triển khai kế hoạch hành động thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục, y tế thuộc phạm vi quản lý; hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận các nền tảng chuyển đổi số, 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa dùng thử một số ứng dụng của các nền tảng chuyển đổi số; tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh trên 80%; tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng trên 85%; tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản định danh điện tử trên 30%; tỷ lệ dân số trưởng thành trở lên có chữ ký số cá nhân trên 20%; tỷ lệ dân số trưởng thành sử dụng nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa trên 30%; tỷ lệ dân số có hồ sơ sức khỏe điện tử trên 80%, trong đó, có 80% người dân đã được cấp CCCD gắn chíp, tài khoản VNeID thực hiện khám chữa bệnh bằng CCCD gắn chíp; phấn đấu đạt trên 7.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ sử dụng nền tảng số phục vụ chuyển đổi số trong doanh nghiệp (SMEdx)…


​Xem chi tiết  2071-KH.rar

Nguồn: https://binhduong.gov.vn

False
Hội nghị triển khai học tập, quán triệt, thực hiện Kết luận số 21Hoạt động của Sở Ngoại VụTinHội nghị triển khai học tập, quán triệt, thực hiện Kết luận số 21/PublishingImages/2023-07/z4543326022069_8791f6de5a7c6661c7332a0d85906ddb_Key_24072023165156.jpg
Sáng ngày 24/7/2023, Chi bộ Sở Ngoại vụ đã tổ chức Hội Nghị học tập, quán triệt, thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII
7/24/2023 17:00YesĐã ban hành

ket luan 21 z4543326022069_8791f6de5a7c6661c7332a0d85906ddb.jpg

Kết luận số 21-KL/TW ngày 25 tháng 10 năm 2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".

Hội nghị nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, quyết tâm chính trị, tinh thần tự giác, gương mẫu của cấp ủy, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; nhằm triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả Kết luận, Quy định của Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"

Tham dự Hội nghị có đồng chí Hà Thanh, Bí thư Chi bộ, Giám đốc Sở; đồng chí Võ Thành Nhân, Phó Bí thư Chi bộ, Phó Giám đốc Sở và toàn bộ Đảng viên trong Chi bộ.

Phát biểu tại Hội Nghị đồng chí Hà Thanh, Bí thư Chi bộ yêu cầu cấp ủy, các cán bộ Đảng viên triển khai Kết luận 21 cần thực hiện nghiêm túc, thực chất, hiệu quả và có sản phẩm cụ thể; thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện được; phát huy sự chủ động, sáng tạo và sức mạnh tổng hợp của toàn cơ quan; đồng thời phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu, đảng viên; xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao.

ket luan 21 tW z4543326035077_cdd53a8259e83b05c787b5cbe8cb3890.jpg

Qua Hội nghị lần này, các cán bộ, đảng viên nắm rõ hơn nội dung của Kết luận số 21-KL/TW và các quy định của Đảng, từ đó nêu cao tinh thần, trách nhiệm của đảng viên trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp./.

Kim Mai

True
Mở rộng hợp tác kinh tế Việt Nam-MalaysiaĐối ngoại Việt NamTinMở rộng hợp tác kinh tế Việt Nam-Malaysia/PublishingImages/2023-07/thu tuong malaysia_Key_21072023081748.jpg
Chiều 20/7, ngay sau Lễ đón chính thức tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim.
7/21/2023 9:00YesĐã ban hành

thủ tướng1 - Ảnh 1. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thăm chính thức Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại cuộc hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh Ngài Anwar Ibrahim thăm chính thức Việt Nam; nhấn mạnh chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023); chúc mừng Malaysia đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đặc biệt tăng trưởng GDP năm 2022 cao nhất trong 22 năm qua; bày tỏ tin tưởng Malaysia sẽ thực hiện thành công chiến lược "Malaysia Mandani" do Thủ tướng Anwar khởi xướng, trở thành nước có thu nhập cao, phát triển bền vững.

thủ tướng1 - Ảnh 2. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Malaysia đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đặc biệt tăng trưởng GDP năm 2022 cao nhất trong 22 năm qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và nồng hậu phía Việt Nam dành cho đoàn; nhấn mạnh ông luôn lưu giữ những tình cảm tốt đẹp về Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như khâm phục công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng đất nước của Việt Nam trước đây; đồng thời đánh giá cao những thành tựu to lớn Việt Nam đạt được trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch COVID-19. Nhân dịp này, Thủ tướng Anwar Ibrahim trân trọng mời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Malaysia.


thủ tướng1 - Ảnh 3. 

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đánh giá cao những thành tựu to lớn Việt Nam đạt được trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch COVID-19 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng về sự phát triển của quan hệ song phương thời gian qua, đặc biệt sau khi nâng cấp lên thành quan hệ Đối tác chiến lược năm 2015. Quan hệ chính trị, ngoại giao ngày càng được củng cố thông qua duy trì các cuộc tiếp xúc, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; cũng như việc triển khai hiệu quả cơ chế họp Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật do Bộ trưởng Ngoại giao hai nước đồng chủ trì. 

Malaysia là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam trong ASEAN và thứ 9 trên thế giới; nằm trong nhóm 10 nước có đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Hợp tác trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch COVID-19 như du lịch, lao động, giáo dục-đào tạo đã phục hồi mạnh mẽ.

thủ tướng1 - Ảnh 4. 

Hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng về sự phát triển của quan hệ song phương thời gian qua, đặc biệt sau khi nâng cấp lên thành quan hệ Đối tác chiến lược năm 2015 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về phương hướng hợp tác trong thời gian tới, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao và các cấp trên các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Nghị viện; xem xét xây dựng cơ chế hai Thủ tướng gặp gỡ, trao đổi thường xuyên hoặc định kỳ dưới các hình thức linh hoạt tại các diễn đàn đa phương; sớm thúc đẩy triển khai các cơ chế hợp tác chuyên ngành đã ký kết; phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2025 theo hướng cân bằng; hạn chế áp dụng các rào cản thương mại; tạo thuận lợi xuất nhập khẩu các mặt hàng hai bên có tiềm năng và thế mạnh như nông thủy sản, thực phẩm, linh kiện điện tử, vật liệu xây dựng; tận dụng tốt cơ hội từ các thỏa thuận thương mại khu vực như RCEP, CPTPP; mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế chia sẻ. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam sẵn sàng cung cấp nguồn gạo ổn định và lâu dài cho Malaysia, đồng thời đề nghị Malaysia hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp Halal và sớm ký văn kiện hợp tác trong lĩnh vực này.

thủ tướng1 - Ảnh 5. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Malaysia hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp Halal và sớm ký văn kiện hợp tác trong lĩnh vực này - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và thúc đẩy ký kết các văn kiện liên quan; trao đổi về thúc đẩy hợp tác công nghiệp quốc phòng, đào tạo; thiết lập cơ chế hợp tác giữa lực lượng hải quân, không quân, cảnh sát biển hai nước; phối hợp phòng, chống khủng bố và các loại tội phạm xuyên quốc gia; tăng cường phối hợp đấu tranh với các tổ chức khủng bố, phản động; nhấn mạnh không cho phép bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào sử dụng lãnh thổ của nước này để chống lại nước kia.

Hai Thủ tướng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác biển và đại đại dương; xem xét việc thành lập cơ chế tham vấn về các vấn đề trên biển và thiết lập đường dây nóng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Malaysia ủng hộ Việt Nam tháo gỡ thẻ vàng của EC đối với ngành thuỷ sản Việt Nam. 

Hai Thủ tướng cũng nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực khác; theo đó xem xét sớm ký mới các hiệp định hợp tác hàng không và du lịch; tăng cường tần suất chuyến bay; đẩy mạnh hợp tác giáo dục, đào tạo, lao động, nông nghiệp, văn hóa, thể thao. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn và đề nghị Malaysia tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia sinh sống, lao động, học tập ổn định, lâu dài tại nước bạn; cũng như hỗ trợ Hội hữu nghị Malaysia-Việt Nam hoạt động hiệu quả, góp phần tăng cường giao lưu nhân dân hai nước.


thủ tướng1 - Ảnh 6. 

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và nồng hậu phía Việt Nam dành cho đoàn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trao đổi về hợp tác đa phương và khu vực, hai bên đánh giá cao việc hai nước thường xuyên phối hợp và ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào các tổ chức quốc tế; nhất trí phối hợp với các nước ASEAN khác bảo đảm đoàn kết và thống nhất trong ASEAN; cùng đề xuất các sáng kiến phù hợp để hiện thức hóa các ưu tiên của ASEAN 2023. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định ủng hộ Malaysia đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2025.
thủ tướng1 - Ảnh 7. 

Ngay sau cuộc Hội đàm, hai Thủ tướng đã cùng chứng kiến Lễ ký 02 văn kiện giữa hai nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai Thủ tướng nhất trí duy trì lập trường chung của ASEAN trong vấn đề Biển Đông; tiếp tục phối hợp trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử (COC) giai đoạn tiếp theo; đóng góp tích cực để bảo đảm xây dựng COC thực chất, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
thủ tướng1 - Ảnh 8. 

Hai Thủ tướng cùng chứng kiến Lễ ký Bản ghi nhớ giữa Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Malaysia - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngay sau cuộc Hội đàm, hai Thủ tướng đã cùng chứng kiến Lễ ký 02 văn kiện giữa hai nước, gồm: (i) Biên bản Thỏa thuận Kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật; và (ii) Bản ghi nhớ giữa Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Malaysia./.
Nguồn: baochinhphu.vn





True
Hoa Kỳ muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam về chuỗi cung ứng, sản xuất chip bán dẫnĐối ngoại Việt NamTinHoa Kỳ muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam về chuỗi cung ứng, sản xuất chip bán dẫn/PublishingImages/2023-07/bo tai chinh hoa ky_Key_21072023083006.jpg
Chiều 20/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
7/21/2023 9:00YesĐã ban hành

thủ tướng - Ảnh 1. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng hoan nghênh Bộ trưởng thăm Việt Nam đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện; đánh giá cao phía Hoa Kỳ đã xác nhận Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện thành công "Kế hoạch hành động về tỉ giá và minh bạch hóa thông tin", góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước nói chung và giữa hai cơ quan nói riêng.

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa-đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Trong tổng thể chính sách đối ngoại, Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu, đánh giá cao việc hai bên đã duy trì các cuộc tiếp xúc cấp cao, đặc biệt là cuộc điện đàm rất thành công giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào cuối tháng 3 vừa qua.

Hai bên bày tỏ vui mừng trước sự phát triển vượt bậc của quan hệ song phương Việt Nam-Hoa Kỳ thời gian qua, trong đó quan hệ kinh tế-thương mại là trụ cột, là động lực thúc đẩy mạnh mẽ. Về thương mại, kim ngạch song phương năm 2022 đạt hơn 123 tỷ USD, Hoa Kỳ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 và là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Về đầu tư, Hoa Kỳ xếp thứ 11/142 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Sau gần 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1995) và 10 năm quan hệ Đối tác Toàn diện (ngày 25/7/2013), quan hệ hai nước đã và đang phát triển ngày một tích cực, vững chắc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa-xã hội, khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo, giao lưu nhân dân… trên nền tảng hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi.

thủ tướng - Ảnh 2. 

Thủ tướng: Việt Nam mong muốn thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện với Hoa Kỳ và ủng hộ việc tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác trong tất cả các lĩnh vực, trong đó tài chính ngân hàng là ưu tiên quan trọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng hoan nghênh các hoạt động hợp tác, những đánh giá khách quan và phù hợp của Bộ Tài chính Hoa Kỳ về điều hành chính sách tiền tệ, tỉ giá của Việt Nam thời gian qua; chia sẻ về tình hình kinh tế-xã hội, những định hướng lớn trong chính sách tài chính, tiền tệ của Việt Nam.

Thủ tướng cũng nêu rõ, trải qua nhiều năm chiến tranh, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô khiêm tốn nhưng độ mở cao, sức chống chịu có hạn trước những tác động từ bên ngoài.

Trên tinh thần chân thành, tin cậy, cởi mở, Thủ tướng đề nghị hai bên tiếp tục trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, tăng cường kết nối hai nền kinh tế, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, trong đó có tăng trưởng xanh, đổi mới sáng tạo, công nghệ cao, chuỗi cung ứng…

Trong đó, Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính Hoa Kỳ tiếp tục duy trì cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan qua đối thoại, trao đổi chặt chẽ giữa hai cơ quan đối với các vấn đề phát sinh thời gian tới, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động.

Đồng thời, Thủ tướng đề nghị thúc đẩy hợp tác trong ứng phó biến đổi khí hậu, thực hiện Tuyên bố Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng, hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, thành lập thị trường carbon.


thủ tướng - Ảnh 3. 

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen khẳng định, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác với Việt Nam về đầu tư, hỗ trợ Việt Nam trong quá trình phát triển và chuyển đổi nền kinh tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ bày tỏ trong chuyến thăm lại Việt Nam lần này, bà đã chứng kiến những thay đổi đầy ấn tượng về sự phát triển của Việt Nam; khẳng định Việt Nam là đối tác ngày càng quan trọng với Hoa Kỳ và đóng vai trò chủ chốt trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của nước này.

Hoa Kỳ mong muốn đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại với Việt Nam; có kế hoạch tăng cường hợp tác với Việt Nam về chuỗi cung ứng trên cơ sở đối tác toàn diện, tin cậy; hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất chip bán dẫn và năng lượng tái tạo. 

Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ tăng cường hợp tác với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính Việt Nam trong hiện đại hóa chính sách tiền tệ, cơ chế tỷ giá và các vấn đề vĩ mô khác, hỗ trợ Việt Nam tiếp cận các nguồn tài chính quốc tế.

Thủ tướng nhất trí với đề nghị của phía Hoa Kỳ và cho biết, mở rộng chuỗi cung ứng, sản xuất chip, chất bán dẫn cũng là ưu tiên trong chiến lược phát triển của Việt Nam; cho biết Việt Nam đang thúc đẩy xây dựng thể chế, chính sách ưu đãi, hạ tầng kỹ thuật, quản trị hiện đại và đào tạo nhân lực trong những lĩnh vực này./.


Nguồn: baochinhphu.vn




True
Lãnh đạo tỉnh tiếp Phó trưởng Ban Nghiên cứu chính sách Đảng Dân chủ Tự do Nhật BảnĐối ngoại Bình DươngTinLãnh đạo tỉnh tiếp Phó trưởng Ban Nghiên cứu chính sách Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản/PublishingImages/2023-07/ha nghi si suzuki_Key_20072023102324.jpg
Chiều 18-7, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã tiếp ông Suzuki Keisuke​​ – Phó trưởng Ban Nghiên cứu chính sách Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản.
7/20/2023 11:00YesĐã ban hành

Cùng tiếp có bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Tại buổi tiếp, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao bày tỏ vui mừng được đón tiếp ông Suzuki Keisuke đến thăm và làm việc tại tỉnh Bình Dương; đồng thời thông tin sơ nét tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh thời gian qua. 

Dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và khủng hoảng kinh tế thế giới, song với nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, kinh tế Bình Dương tiếp tục có bước tăng trưởng đáng khích lệ, an sinh xã hội không ngừng được chăm lo. Người dân và doanh nghiệp luôn năng động, đoàn kết, đồng thuận với chủ trương, chính sách của địa phương; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. 

havienNB.jpg

Toàn cảnh buổi tiếp

Đặc biệt, Bình Dương đã trở thành điểm đến hàng đầu của các nhà đầu tư Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản đứng thứ hai trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại tỉnh Bình Dương với 346 dự án và tổng số vốn đầu tư đăng ký 5 tỷ 909 triệu đô la Mỹ, chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

Đảng bộ và chính quyền tỉnh luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản sản xuất kinh doanh hiệu quả. ​

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy mong muốn với cương vị của mình, ông Suzuki Keisuke sẽ luôn quan tâm và quảng bá hình ảnh của Bình Dương đến cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân Nhật Bản; là cầu nối giúp các doanh nghiệp Nhật Bản đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại Bình Dương. Tỉnh cam kết sẽ nỗ lực để thúc đẩy mối quan hệ về kinh tế, văn hoá giữa hai quốc gia Việt Nam - Nhật Bản ngày càng phát triển sâu rộng và toàn diện hơn trong thời gian tới.

havienNB 1.jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao (bìa phải) tặng quà lưu niệm cho ông Suzuki Keisuke – Phó Trưởng Ban Nghiên cứu chính sách Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản​

Ông Suzuki Keisuke cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của lãnh đạo tỉnh Bình Dương và bày tỏ ấn tượng trước sự phát triển năng động của tỉnh sau nhiều năm ông quay trở lại. Điều đó cho thấy sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương cùng cộng đồng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. 

Ông Suzuki Keisuke khẳng định, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang rất tốt đẹp và ngày càng sâu sắc, toàn diện hơn. Việt Nam nói chung, Bình Dương nói riêng là điểm đến ưu tiên hàng đầu được các nhà đầu tư Nhật Bản lựa chọn. Ngài vui mừng khi các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động rất tích cực và hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Ông tin tưởng thời gian tới, mối quan hệ hai quốc gia sẽ nâng lên tầm cao mới, không chỉ hợp tác phát triển kinh tế mà còn gắn kết văn hóa và giao lưu nhân dân.​

havienNB 3.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Nguồn: binhduong.gov.vn

True
Lãnh đạo tỉnh tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn ĐộĐối ngoại Bình DươngTinLãnh đạo tỉnh tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ/PublishingImages/2023-07/dai su an do_Key_20072023103337.jpg
​Sáng 19-7, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã tiếp Ngài Sandeep Arya - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam.
7/20/2023 11:00YesĐã ban hành

​Cùng tiếp có ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Tại buổi tiếp, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao hoan nghênh Ngài Sandeep Arya đến thăm và làm việc tại tỉnh Bình Dương; đồng thời giới thiệu một số nét đặc trưng của tỉnh, nhất là quá trình hơn 25 năm xây dựng và phát triển.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã thông tin về tiềm năng, thế mạnh cũng như các lĩnh vực tỉnh sẽ chú trọng phát triển trong thời gian tới. Theo đó, tỉnh đang tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông mang tính kết nối vùng như đường Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành, sẽ có gần 200 km cao tốc qua Bình Dương kết nối sân bay, cảng biển; qua đó hình thành vành đai công nghiệp với quy mô trên 20.000 hecta dọc theo các tuyến cao tốc, tạo không gian và động lực phát triển mới cho địa phương. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung thu hút đầu tư các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện với môi trường và ít thâm dụng lao động. 

Với định hướng phát triển xanh, bền vững, Bình Dương mong muốn tăng cường hợp tác sâu rộng hơn nữa với Ấn Độ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số, y tế, công nghiệp chế biến và thanh trùng nông sản, thực phẩm.

DaisuAD.jpg 

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao (bìa phải) tiếp Ngài Sandeep Arya - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao cam kết chính quyền tỉnh sẽ luôn nỗ lực đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Ấn Độ sản xuất kinh doanh thành công tại Bình Dương. 

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy mong muốn Ngài Đại sứ với uy tín và ảnh hưởng của mình sẽ là cầu nối đưa các doanh nghiệp Ấn Độ đến Bình Dương hợp tác đầu tư, góp phần vun đắp mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Ấn Độ.

DaisuAD 1.jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao tặng quà lưu niệm cho Ngài Sandeep Arya

Ngài Đại sứ Sandeep Arya cảm ơn lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã đón tiếp Đoàn trọng thị và vui mừng nghe chia sẻ về định hướng và ưu tiên phát triển của tỉnh trong thời gian tới. 

Ngài Đại sứ khẳng định, mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ đã được xây dựng từ lâu đời, đặc biệt hơn 50 năm qua kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ này tiếp tục được duy trì và phát triển ngày càng tốt đẹp hơn, trở thành đối tác hợp tác toàn diện. 

Ngài cho biết, các doanh nghiệp Ấn Độ đánh giá cao môi trường đầu tư của tỉnh Bình Dương cũng như rất hài lòng về sự hỗ trợ, đồng hành của chính quyền tỉnh. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang mong muốn tìm hiểu đầu tư tại Bình Dương trên lĩnh vực công nghệ thông tin, phần mềm, y tế, công nghiệp chế biến..., đây là những lĩnh vực thế mạnh của Ấn Độ.

daisuAD 2.jpg

Ngài Sandeep Arya tặng quà lưu niệm cho Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao

Ngài Sandeep Arya cam kết trong nhiệm kỳ của mình sẽ thúc đẩy tạo thuận lợi hơn nữa để các doanh nghiệp Ấn Độ tiếp cận đầu tư vào tỉnh Bình Dương; đồng thời tăng cường giao lưu nhân dân, giao lưu văn hóa và hợp tác giáo dục, góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai quốc gia Việt Nam-Ấn Độ.

daisuAD 3.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Nguồn: binhduong.gov.vn​

True
Đoàn lãnh đạo tỉnh Bình Dương tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - SingaporeĐối ngoại Bình DươngTinĐoàn lãnh đạo tỉnh Bình Dương tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Singapore/PublishingImages/2023-07/pho chu tich nguyen loc ha_Key_20072023103920.jpg
Tiếp tục chương trình chuyến công tác tại Singapore, tối ngày 17-7, tại khách sạn Shangri-La, Singapore, Đoàn lãnh đạo tỉnh Bình Dương do ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Singapore cùng Đoàn Bộ Ngoại giao Việt Nam.
7/20/2023 11:00YesĐã ban hành

Tham dự sự kiện có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan, cùng hơn 600 khách mời và đại biểu hai nước, bạn bè quốc tế và cộng đồng người Việt Nam tại Singapore.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã ôn lại lịch sử quan hệ hai nước, với những thành tựu to lớn mà hai bên đã đạt được trong chặng đường dài 50 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973. Mối quan hệ giữa hai nước ngày càng bền chặt, với điểm nhấn là việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược năm 2013 đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, trước những diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và thế giới, Việt Nam và Singapore phải tiếp tục đẩy mạnh hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, phấn đấu vì một ASEAN ngày càng vững mạnh và thịnh vượng. Việt Nam mong muốn tiếp tục mở rộng, làm sâu sắc và thực chất hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược, không chỉ vì lợi ích của nhân dân hai nước mà còn đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng chung ở khu vực và thế giới.

doanngoaigiao.jpg

Đại biểu hai nước Việt Nam - Singapore tham dự buổi lễ

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan nhấn mạnh mối quan hệ chính trị bền chặt giữa hai nước. Lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên có các buổi gặp gỡ, trao đổi. Bộ trưởng Vivian Balakrishnan đánh giá, Việt Nam luôn là một trong những nước có thành tựu nổi bật hàng đầu châu Á. Kể từ năm 2020, Singapore là một trong những nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam, điều đó thể hiện sự tin tưởng của doanh nghiệp Singapore đối với triển vọng kinh tế dài hạn của Việt Nam. Ông mong muốn hai bên tiếp tục củng cố những thành tựu đã đạt được trong 50 năm qua để làm nền tảng cho những lĩnh vực hợp tác mới trong 50 năm tới.

pctnguyenlocha1.jpg

Đoàn lãnh đạo tỉnh Bình Dương do ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn tham dự sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Singapore cùng Đoàn Bộ Ngoại giao Việt Nam

Thùy Linh

True
Quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp và quản lý thẻ đi lại doanh nhân APEC có hiệu lực từ ngày 10/7/2023Tuyên truyền; Thông báo; Tin tức; Hoạt động của Sở Ngoại Vụ; Hỗ trợ Doanh nghiệpTinQuy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp và quản lý thẻ đi lại doanh nhân APEC có hiệu lực từ ngày 10/7/2023/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Sở Ngoại vụ xin thông báo đến Quý cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương về thay đổi quy định xét duyệt cấp văn bản cho phép doanh nhân Việt Nam được sử dụng thẻ ABTC sẽ được thực hiện theo Quyết định số 09/2023/QĐ-TTg ngày 12/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2023.
7/13/2023 16:00NoĐã ban hành

​THÔNG BÁO

Căn cứ Quyết định số 09/2023/QĐ-TTg ngày 12/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ "Quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp và quản lý thẻ đi lại doanh nhân APEC" có hiệu lực từ ngày 10/7/2023,

Sở Ngoại vụ xin thông báo đến Quý cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương về thay đổi quy định xét duyệt cấp văn bản cho phép doanh nhân Việt Nam được sử dụng thẻ ABTC sẽ được thực hiện theo Quyết định số 09/2023/QĐ-TTg ngày 12/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2023.

Thủ tục cho phép sử dụng thẻ ABTC đối với doanh nhân Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Dương

I. THÀNH PHẦN, SỐ LƯỢNG HỒ SƠ

- Đối với doanh nhân quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 9 Quyết định 09 nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp văn bản cho phép sử dụng thẻ ABTC trực tiếp tại Sở Ngoại vụ hoặc trực tuyến qua Cổng dịch vụ công dichvucong.binhduong.gov.vn. Thời gian xem xét giải quyết cho phép sử dụng thẻ ABTC trong vòng 20 ngày làm việc, hồ sơ gồm:

a) Bản chính văn bản đề nghị cho phép sử dụng thẻ ABTC do lãnh đạo của cơ quan, tổ chức hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm về nhân sự theo mẫu CV01;

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực Quyết định cử cán bộ đi công tác hoặc các giấy tờ, tài liệu chứng minh nhiệm vụ tham dự các hội nghị, hội thảo, cuộc họp và các hoạt động về hợp tác, phát triển kinh tế của APEC. Trường hợp bản sao không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.

-  Đối với Doanh nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam  quy định tại khoản 3 Điều 9 Quyết định 09 nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp văn bản cho phép sử dụng thẻ ABTC trực tiếp tại Sở Ngoại vụ hoặc trực tuyến qua Cổng dịch vụ công dichvucong.binhduong.gov.vn​ Thời gian xem xét giải quyết cho phép sử dụng thẻ ABTC trong vòng 32 ngày làm việc, trường hợp phải xác minh nhiều nơi thì thời gian giải quyết không quá 47 ngày làm việc, hồ sơ gồm:

a) Bản chính văn bản đề nghị cho phép sử dụng thẻ ABTC do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm về nhân sự theo mẫu CV01;

b) Báo cáo tổng hợp kê chi tiết các khoản thuế của doanh nghiệp, doanh nhân đã đóng vào Ngân sách nhà nước trong 12 tháng tính đến thời điểm đề nghị cho phép sử dụng thẻ ABTC;

c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực hợp đồng thương mại của doanh nghiệp ký kết trực tiếp hoặc qua giao dịch điện tử với đối tác của nền kinh tế thành viên APEC có thời hạn không quá 02 năm tính đến thời điểm đề nghị được sử dụng thẻ ABTC, kèm theo các văn bản thể hiện hợp đồng, tài liệu ký kết, hợp tác đã được thực hiện. Nếu các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải dịch công chứng hoặc chứng thực sang tiếng Việt. Trường hợp chưa có hợp đồng thương mại thì phải có giấy tờ chứng minh nhu cầu hợp tác với đối tác của nền kinh tế thành viên APEC;

d) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực hộ chiếu còn giá trị sử dụng hoặc giấy tờ thể hiện nhu cầu đi lại thường xuyên, ngắn hạn để thực hiện các hoạt động ký kết, hợp tác kinh doanh với đối tác nước ngoài. Trường hợp bản sao không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu;

đ) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực quyết định bổ nhiệm chức vụ của doanh nhân. Trường hợp bản sao không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu;

e) Báo cáo về tình hình chấp hành nghĩa vụ bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp trong 12 tháng gần nhất và quá trình đóng bảo hiểm xã hội của doanh nhân tính đến thời điểm đề nghị cho phép sử dụng thẻ ABTC kèm theo tài liệu chứng minh; thời gian đóng bảo hiểm xã hội của doanh nhân với chức vụ đề nghị cấp thẻ tối thiểu là 12 tháng. Trường hợp không còn trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì trong báo cáo nêu rõ lý do và có tài liệu chứng minh kèm theo. Trường hợp doanh nhân không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì phải nộp văn bản xác nhận của doanh nghiệp;

g) Báo cáo quyết toán tài chính trong năm gần nhất của doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

II. YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN

1. Điều kiện đối với cơ quan, tổ chức nơi doanh nhân đang làm việc:

Có nhu cầu cử nhân sự đi lại thường xuyên, ngắn hạn để tham dự các hội nghị, hội thảo, cuộc họp thường niên và các hoạt động về hợp tác, phát triển kinh tế của APEC.

2. Điều kiện đối với doanh nghiệp nơi doanh nhân đang làm việc:

a) Doanh nghiệp đã có thời gian hoạt động liên tục từ 12 tháng trở lên, chấp hành đúng quy định của pháp luật về thương mại, thuế, hải quan, lao động, bảo hiểm xã hội và các quy định pháp luật liên quan khác;

b) Doanh nghiệp phải có các hoạt động ký kết, hợp tác kinh doanh trực tiếp với đối tác của các nền kinh tế thành viên APEC;

c) Có nhu cầu cử nhân sự đi lại thường xuyên, ngắn hạn để thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ hoặc các mục đích kinh tế khác tại các nền kinh tế thành viên APEC.

3. Điều kiện đối với doanh nhân đề nghị cấp thẻ ABTC:

a) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự;

b) Đang làm việc, giữ chức vụ thực tế tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị cho phép sử dụng thẻ ABTC;

c) Không thuộc các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

III. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC XEM XÉT CẤP THẺ ABTC

1. Doanh nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước:

a) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị; Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc các doanh nghiệp, ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng;

b) Trưởng ban, Phó Trưởng ban Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;

c) Kế toán trưởng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ trong các doanh nghiệp; Trưởng chi nhánh của doanh nghiệp.

2. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc doanh nghiệp trực thuộc các tổ chức chính trị - xã hội; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

3. Doanh nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam:

a) Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị; Chủ tịch công ty; Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc doanh nghiệp;

b) Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc hợp tác xã hoặc liên hợp tác xã;

c) Kế toán trưởng, Giám đốc bộ phận hoặc Trưởng phòng có liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ trong các doanh nghiệp; Trưởng chi nhánh của doanh nghiệp.

4. Cán bộ, công chức, viên chức có nhiệm vụ tham dự các hội nghị, hội thảo, cuộc họp và các hoạt động về hợp tác, phát triển kinh tế của APEC.

5. Trưởng đại diện, Phó Trưởng đại diện cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại các nước và vùng lãnh thổ thành viên APEC.

 

Vui lòng xem chi tiết tại Quyết định số 09_2023_QĐ-TTg.rar

False
Lãnh đạo tỉnh tiếp Thống đốc bang Nebraska, Hoa KỳĐối ngoại Bình DươngTinLãnh đạo tỉnh tiếp Thống đốc bang Nebraska, Hoa Kỳ/PublishingImages/2023-07/nebraska_Key_13072023094912.jpg
Sáng 12-7, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp Đoàn công tác bang Nebraska, Hoa Kỳ do Ngài Jim Pillen - Thống đốc bang Nebraska làm Trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại tỉnh Bình Dương.
7/13/2023 10:00YesĐã ban hành

Cùng tiếp Đoàn có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Tại buổi tiếp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi bày tỏ vui mừng được đón tiếp Ngài Thống đốc và Đoàn công tác đến thăm Bình Dương, đồng thời giới thiệu khái quát về tình hình phát triển kinh tế-xã hội cũng như tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

bangNer 1.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tiếp đón và tặng hoa Ngài Jim Pillen - Thống đốc bang Nebraska đến thăm và làm việc tại Bình Dương

Trao đổi với Ngài Thống đốc, Bí thư Tỉnh ủy cho biết, hiện nay tỉnh Bình Dương đang chủ trương phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp bền vững đi đôi với phát triển đô thị và xây dựng thành phố thông minh. Tỉnh cũng luôn quan tâm đến công tác an sinh xã hội, chăm lo ch​o đối tượng yếu thế. Bên cạnh đó, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là mối quan tâm hàng đầu của tỉnh.

bangNer.jpg

Toàn cảnh buổi tiếp

Bí thư Tỉnh ủy mong muốn trong thời gian tới, tỉnh Bình Dương và bang Nebraska sẽ xúc tiến hợp tác đầu tư phát triển trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính, giáo dục - đào tạo, nông nghiệp thông minh và các lĩnh vực xã hội để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân. Bí thư tin tưởng tỉnh Bình Dương và bang Nebraska sẽ có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, bền vững trong thời gian tới.

bangner 2.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tặng quà lưu niệm cho Ngài Jim Pillen - Thống đốc bang Nebraska

Ngài Jim Pillen cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và hiếu khách của lãnh đạo tỉnh Bình Dương. Ngài Thống đốc cho rằng, bang Nebraska và tỉnh Bình Dương có cùng mục tiêu phát triển đó là tạo ra một cộng đồng xã hội tốt đẹp hơn cho tất cả người dân. Do đó, hai bên có rất nhiều tiềm năng lẫn cơ hội để cùng hợp tác và thắt chặt mối quan hệ hữu nghị.

bangNer 3.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

*Sáng cùng ngày, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp Ngài Jim Pillen - Thống đốc bang Nebraska cùng các thành viên của Đoàn công tác bang Nebraska, Hoa Kỳ.

Cùng tiếp Đoàn có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho biết, trong chuyến công tác năm 2022, Đoàn lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã đến thăm, làm việc với bang Nebraska. Tháng 01/2023 vừa qua, Bộ trưởng Phát triển Kinh tế bang Nebraska đã sang thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương và trao đổi về việc xúc tiến thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai bên.

bangNER 4.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tiếp Ngài Jim Pillen - Thống đốc bang Nebraska

Trong những năm qua, tỉnh Bình Dương luôn là địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hoa Kỳ hiện đứng thứ 10 trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Bình Dương với 133 dự án đầu tư và tổng số vốn gần 1,34 tỷ đô la Mỹ. Hoa Kỳ cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng.

Những nền tảng cơ bản này là tiền đề để triển khai hợp tác hiệu quả giữa tỉnh Bình Dương và bang Nebraska không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà còn đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và chuyển đổi số.

bangNER 5.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng quà lưu niệm cho Ngài Jim Pillen 

Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn với những lợi thế có được, hai địa phương sẽ có cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Đồng thời tin tưởng với thế mạnh và kinh nghiệm sẵn có, bang Nebraska sẽ hỗ trợ Bình Dương phát triển toàn diện và bền vững hơn. 

bangNER 6.jpg

Ngài Jim Pillen - Thống đốc bang Nebraska tặng quà lưu niệm cho Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh

Ngài Jim Pillen khẳng định, chuyến thăm Bình Dương lần này có vai trò rất quan trọng, là dịp để giới thiệu, chia sẻ về bang Nebraska đến mọi người, đồng thời trao đổi và tìm kiếm cơ hội mở rộng hợp tác. Ngài mong muốn với những thế mạnh đặc biệt về cơ khí, nông nghiệp thông minh, quản lý hành chính công và giáo dục - đào tạo chất lượng cao của bang Nebraska, hai địa phương sẽ hợp tác hiệu quả và mang đến bước tiến mới cho việc phát triển toàn diện.

Nguồn: binhduong.gov.vn

True
Tỉnh Bình Dương và bang Nebraska (Hoa Kỳ) ký kết hợp tác toàn diện trên các lĩnh vựcĐối ngoại Bình DươngTinTỉnh Bình Dương và bang Nebraska (Hoa Kỳ) ký kết hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực/PublishingImages/2023-07/MOU NEBRASKA_Key_13072023095510.jpg
Sáng 12-7, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Bình Dương và bang Nebraska (Hoa Kỳ).
7/13/2023 10:00YesĐã ban hành

Về phía tỉnh Bình Dương, tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Mai Hùng Dũng – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Becamex IDC; đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh, doanh nghiệp, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU).

 

Toàn cảnh buổi Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa tỉnh Bình Dương và bang Nebraska (Hoa Kỳ)

Về phía bang Nebraska, tham dự có Ngài Jim Pillen - Thống đốc bang Nebraska; bà Sherry Vinton - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, bang Nebraska; ông Colby Angst - Ủy viên thương mại quốc tế, Bộ phát triển kinh tế bang Nebraska; bà Joanne Li - Hiệu trưởng Trường Đại học Nebraska-Omaha cùng một số doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Tăng cường hợp tác sâu rộng

Theo Bản ghi nhớ, UBND tỉnh Bình Dương và Chính quyền bang Nebraska sẽ cùng nỗ lực xây dựng mối quan hệ bền vững, trên cơ sở kết quả hợp tác cùng chung tay góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi bên. Trong đó cả hai sẽ tăng cường mối quan hệ hữu nghị và mở rộng các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực: Quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng đô thị, phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế và giáo dục.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh và Thống đốc bang Nebraska (Hoa Kỳ) thực hiện nghi thức ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác dưới dự chứng kiến của lãnh đạo tỉnh Bình Dương và bang Nebraska (Hoa Kỳ)


Bình Dương chính thức thiếp lập quan hệ hợp tác với bang Nebraska (Hoa Kỳ)

Sau khi ký Bản ghi nhớ, hai bên sẽ ưu tiên đẩy mạnh các hoạt động hợp tác về khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại và hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ công nghệ cao, giáo dục đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực và chuỗi giá trị cung ứng. Đồng thời cùng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đoàn doanh nghiệp hai địa phương tìm hiểu, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của mỗi bên.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh nhấn mạnh, chuyến thăm và làm việc tại Bình Dương lần này của Ngài Thống đốc rất có ý nghĩa khi năm 2023 Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 10 năm xác lập quan hệ đối tác toàn diện, tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương đi vào chiều sâu, thực chất, vì lợi ích của hai nước, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước đã được mở rộng một cách vững chắc, không chỉ trong lĩnh vực chính trị – ngoại giao, kinh tế – thương mại, mà còn cả trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ... Và đặc biệt hơn nữa khi tỉnh Bình Dương và bang Nebraska ký Bản ghi nhớ về việc thiết lập quan hệ hợp tác và kết nghĩa, nâng tầm quan hệ hợp tác giữa hai địa phương lên một tầm cao mới góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai quốc gia.

Với việc thiết lập quan hệ hợp tác và kết nghĩa với bang Nebraska, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, tỉnh Bình Dương mong muốn tăng cường hợp tác sâu rộng hơn nữa với bang Nebraska trong các lĩnh vực như quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng đô thị, phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế và giáo dục. Trong đó, Bình Dương mong muốn đẩy mạnh các hoạt động hợp tác về khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại và hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ công nghệ cao, giáo dục - đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực và chuỗi giá trị cung ứng, hỗ trợ doanh nghiệp hai bên góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội thịnh vượng của hai địa phương.

 

Thống đốc bang Nebraska (Hoa Kỳ) phát biểu tại buổi lễ

Ngài Jim Pillen - Thống đốc bang Nebraska cho biết, ông đánh giá rất cao sự hợp tác lần này giữa tỉnh Bình Dương và bang Nebraska. Ông mong muốn trong thời gian tới, hai địa phương sẽ tăng cường giao lưu, trao đổi, hợp tác trên các lĩnh vực thế mạnh của hai bên, trong đó có lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học công nghệ,... góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ.

Hợp tác phát triển lĩnh vực giáo dục – đào tạo

Tại buổi lễ, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU) cũng đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Trường Đại học Nebraska – Ohama (Hoa Kỳ) trong các lĩnh vực đào tạo như khoa học công nghệ, sức khỏe, kỹ thuật, kinh tế... Bản ký kết không chỉ mở ra cơ hội hợp tác phát triển cho hai đơn vị, mà còn tạo điều kiện, mang đến cơ hội học tập, nghiên cứu, phát triển cho sinh viên thông qua các hoạt động trải nghiệm, trao đổi sinh viên, các dự án học thuật…

 


TS.Ngô Minh Đức – Hiệu trưởng EIU và bà Joanne Li - Hiệu trưởng Trường Đại học Nebraska-Omaha ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác 

TS.Ngô Minh Đức – Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Miền Đông cho biết, việc mở rộng hoạt động hợp tác với các đối tác giáo dục, doanh nghiệp uy tín trong nước, quốc tế là một trong những mục tiêu mà Trường Đại học Quốc tế Miền Đông luôn chú trọng. Mạng lưới kết nối mạnh mẽ là cơ sở để Nhà trường chia sẻ, cập nhật và hoàn thiện chương trình đào tạo sao cho phù hợp với sự phát triển không ngừng của xã hội; đồng thời cũng góp phần tạo ra các giá trị tích cực lan tỏa đến cộng đồng.

Trước đó, đến thăm EIU - thành tố nòng cốt của mối liên kết Ba nhà (Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp) trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của tỉnh Bình Dương, Ngài  Jim Pillen - Thống đốc bang Nebraska bày tỏ sự quan tâm và đánh giá cao môi trường học tập hiện đại cũng như việc Nhà trường đầu tư phát triển Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Với nhiều đơn vị có mối tương hỗ chặt chẽ với nhau, mô hình này không chỉ tạo ra nhiều giá trị cho việc học tập - nghiên cứu - khởi nghiệp của nội bộ EIU mà còn góp phần lan tỏa, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và hỗ trợ mạnh mẽ trong việc đào tạo, chuyển giao công nghệ, cung cấp nhiều dịch vụ trong lĩnh vực khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo cho cộng đồng.

 

Đoàn lãnh đạo cấp cao bang Nebraska (Hoa Kỳ) thăm quan EIU

Trong lộ trình tham quan Fablab, Trung tâm sản xuất tiên tiến (AMC), Trung tâm Đổi mới sáng tạo Công nghiệp 4.0 Việt Nam-Singapore (VSIIC), Ngài Jim Pillen đánh giá cao vai trò của mỗi đơn vị và cũng đặc biệt quan tâm đến Trung tâm sản xuất tiên tiến (AMC) tại EIU với nhiệm vụ hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp trong mảng sản xuất, gia công. Đây là hạt nhân quan trọng góp phần thu hút nguồn chất xám, đầu tư, phát triển năng lực, nhân lực phục vụ cho nhiệm vụ đổi mới sáng tạo của tỉnh Bình Dương nói riêng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.​

True
1 - 30Next