Tin Tức
 
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ thăm chính thức Cộng hòa Cuba, Cộng hòa Argentina và Cộng hòa Đông Uruguay từ ngày 18-28/4.
 
Ngày 15/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.
 
Chiều 9/4, Đoàn đại biểu tỉnh Bình Dương do Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh Nguyễn Văn Lộc làm Trưởng đoàn đã thăm, chúc Tết cổ truyền Bunpimay tại tỉnh Chăm-Pa-Sắc, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. ...
 
​Video Thắt chặt mối quan hệ hữu nghị Bình Dương - Kandal | ĐÀI TRUYỀN HÌNH BÌNH DƯƠNG​
 
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.
 
​Sáng 12-4, thị xã Tân Uyên tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương.
 
Theo kết quả tại Hội nghị công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) ở Việt Nam năm 2022 diễn ra vào sáng 12-4 tại Hà Nội, Bình Dương tiếp tục đứng vị trí thứ 2 trong 63 ...
 
Sáng 10 - 4, tại tỉnh Champasak, CHDCND Lào, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Pakse phối hợp với chính quyền tỉnh Champasak và Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam tổ chức Diễn đàn Kết nối, thúc đẩy ...
 
Chiều ngày 07/4/2023, Sở Ngoại vụ tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2023.
 
Chiều 5/4, sau khi bế mạc Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone
 
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
Nhật Bản dành 50 tỷ Yên hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch COVID-19Đối ngoại Việt NamTinNhật Bản dành 50 tỷ Yên hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch COVID-19/PublishingImages/2023-05/hoi-dam-vn-nb-1684662061004949252789_Key_22052023093936.jpg
Trong thời gian tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng và làm việc tại Hiroshima, Nhật Bản, ngày 21/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.
5/22/2023 10:00YesĐã ban hành

Nhật Bản dành 50 tỷ Yên hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch COVID-19 - Ảnh 1. 

Cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida lần đầu tiên diễn ra tại Hiroshima, quê hương Thủ tướng Kishida và là cuộc hội đàm lần thứ 5 của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Kishida trong hơn 1 năm qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đây là hội đàm cấp cao Việt Nam - Nhật Bản lần đầu tiên diễn ra tại Hiroshima, quê hương Thủ tướng Kishida và là cuộc hội đàm lần thứ 5 của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Kishida trong hơn 1 năm qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Thủ tướng Kishida và nước chủ nhà Nhật Bản đã tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh G7 và G7 mở rộng; đánh giá cao vai trò điều phối của Nhật Bản để đạt thống nhất trong việc giải quyết các thách thức mang tính chất toàn cầu như an ninh lương thực, giảm phát thải...

Thủ tướng Kishida bày tỏ vui mừng gặp lại Thủ tướng Phạm Minh Chính và hoan nghênh sự tham gia, đóng góp tích cực và hiệu quả của đoàn Việt Nam, góp phần vào thành công Hội nghị G7 mở rộng; khẳng định Việt Nam có vị thế quan trọng hàng đầu trong việc triển khai chính sách đối ngoại của Nhật Bản tại khu vực.

Trong bầu không khí hữu nghị, thân tình và tin cậy, hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện, thực chất của quan hệ hai nước trong thời qua; nhất trí về phương hướng lớn và các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á lên tầm cao mới.

Hai Thủ tướng nhất trí tăng cường sự tin cậy chính trị thông qua thúc đẩy các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao trong năm 2023 - năm kỷ niệm 50 năm Việt Nam - Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng chuyển lời mời thăm Việt Nam của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam tới Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản.


Nhật Bản dành 50 tỷ Yên hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch COVID-19 - Ảnh 2. 

Tại hội đàm, hai Thủ tướng nhất trí tăng cường sự tin cậy chính trị thông qua thúc đẩy các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao trong năm 2023 - năm kỷ niệm 50 năm Việt Nam - Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác quốc phòng - an ninh trong các lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ quốc phòng, an ninh mạng; thúc đẩy trao đổi về các nội dung Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; khẳng định tăng cường liên kết hai nền kinh tế thông qua đẩy mạnh hợp tác đầu tư, thương mại.

Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao việc 2 bên hoàn thành thủ tục cam kết vốn chương trình ODA thế hệ mới cho phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 với quy mô 50 tỷ Yên và nhất trí sẽ giao các bộ, ngành phụ trách trao đổi về khả năng Nhật Bản cung cấp ODA thế hệ mới với tính ưu đãi cao, thủ tục đơn giản, linh hoạt cho các dự án phát triển hạ tầng chiến lược quy mô lớn của Việt Nam như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, xây dựng đường sắt đô thị, chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và y tế.

Hai Thủ tướng khẳng định sẽ chỉ đạo các bộ, ngành hai nước thúc đẩy tiến độ một số dự án hợp tác ODA như Bệnh viện Chợ Rẫy 2, dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên.

Về dự án Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp hai nước tích cực trao đổi trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, tháo gỡ các khó khăn của dự án.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên phối hợp thúc đẩy làn sóng đầu tư mới của Nhật Bản vào Việt Nam trong các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi năng lượng, nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh cho Việt Nam để tham gia sâu, rộng hơn vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Nhật Bản và chuỗi cung ứng toàn cầu; đề nghị Nhật Bản khuyến khích nhà đầu tư chiến lược trong lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam gia tăng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp thông qua chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực trong lĩnh vực phân phối, chế biến; thúc đẩy thủ tục và phối hợp thời điểm sớm công bố quả nho Nhật Bản vào Việt Nam và quả bưởi da xanh Việt Nam vào Nhật Bản.

Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị Chính phủ Nhật Bản tạo điều kiện thuận lợi, đơn giản hóa thủ tục trong cấp thị thực, tiến đến miễn thị thực nhập cảnh cho công dân Việt Nam để thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước; sớm triển khai hình thức du lịch học tập; quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng gần 500.000 người Việt Nam sinh sống, học tập, làm việc thuận lợi tại Nhật Bản, trở thành cầu nối trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.


Nhật Bản dành 50 tỷ Yên hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch COVID-19 - Ảnh 3. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio chứng kiến hai bên trao đổi văn bản ký kết 3 dự án hợp tác ODA với tổng trị giá 61 tỷ Yên - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai bên khẳng định phối hợp lập trường trong các vấn đề cùng quan tâm trên các diễn đàn đa phương, khu vực như ASEAN, Liên Hợp Quốc, APEC...

Thủ tướng Kishida mời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm lại Nhật Bản và dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Nhật Bản vào tháng 12/2023.

Về vấn đề Biển Đông, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982; thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất.

* Trước hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Kishida Fumio đã chứng kiến trao đổi văn bản ký kết 3 dự án hợp tác ODA với tổng trị giá 61 tỷ Yên (khoảng 500 triệu USD) gồm: Chương trình hỗ trợ ngân sách ODA thế hệ mới cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội hậu COVID-19, dự án cải thiện hạ tầng giao thông công cộng tại tỉnh Bình Dương, dự án cải thiện hạ tầng phát triển nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng./.​

Nguồn: baochinhphu.vn



True
Lãnh đạo tỉnh tiếp Ban quản lý Đặc khu kinh tế phát triển Mariel, CubaĐối ngoại Bình DươngTinLãnh đạo tỉnh tiếp Ban quản lý Đặc khu kinh tế phát triển Mariel, Cuba/PublishingImages/2023-05/hinh doan cuba mariel 4_Key_16052023211858_Key_18052023103102.jpg
Chiều 16-5, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã tiếp Đoàn công tác của Ban quản lý Đặc khu kinh tế phát triển Mariel, Cuba do bà Yanet Vázquez Valdés – Phó Giám đốc Đặc khu kinh tế phát triển Mariel làm Trưởng đoàn đến giới thiệu thông tin về Đặc khu kinh tế phát triển Mariel và tìm hiểu cơ hội đầu tư.
5/18/2023 11:00YesĐã ban hành

Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng đã thông tin khái quát về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Dương. Trong những năm qua, tỉnh Bình Dương luôn được đánh giá là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục khởi sắc và đạt nhiều kết quả tích cực, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Bên cạnh đó, tỉnh luôn nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính và nâng cao năng lực cạnh tranh. 

Riêng trong 4 tháng đầu năm 2023, tỉnh đã thu hút đầu tư hơn 891 triệu đô la Mỹ vốn FDI. Lũy kế đến ngày 30/4/2023, toàn tỉnh có 4.101 dự án đầu tư từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký 40 tỷ đô la Mỹ.

mariel.jpg

​Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng tiếp bà Yanet Vázquez Valdés - Phó Giám đốc Đặc khu kinh tế phát triển Mariel

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng cho biết, tháng 9/2022, Đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh Bình Dương cùng Đoàn doanh nghiệp, chuyên viên xúc tiến đầu tư, thương mại đã thực hiện chuyến công tác tại Cuba, đồng thời thăm Đặc khu kinh tế phát triển Mariel và làm việc với tỉnh Artemisa. Tháng 4/2023, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc chính thức của Chủ tịch Quốc  hội Việt Nam tại Cuba, tỉnh  Bình Dương và tỉnh Artemisa (Cuba) đã ký Ý định thư về việc thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai bên và trao tặng tỉnh Artemisa 50 tấn gạo.

Thời gian tới, Bình Dương sẽ thành lập tổ công tác để kết nối hai tỉnh sâu hơn, toàn diện hơn; đồng thời xúc tiến tổ chức các hội thảo trực tuyến để doanh nghiệp hai nước tìm hiểu cơ hội đầu tư lẫn nhau cũng như tạo điều kiện và lan tỏa thêm thông tin về Đặc khu kinh tế phát triển Mariel để các doanh nghiệp tìm hiểu cơ hội đầu tư tại đây.

mariel 1.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng tặng quà lưu niệm cho bà Yanet Vázquez Valdés - Phó Giám đốc Đặc khu kinh tế phát triển Mariel

Bà Yanet Vázquez Valdés bày tỏ ấn tượng trước những thành quả và định hướng phát triển của Bình Dương.

Bà cho biết, Artemisa là tỉnh lớn nhất và là một khu tự quản của tỉnh Habana cũ. Artemisa đóng vai trò trung tâm thương mại và chế biến trọng điểm của khu vực, chuyên sản xuất và xuất khẩu mía, thuốc lá, dứa, các loại trái cây, rượu, xà phòng... Artemisa nằm trên đường cao tốc chính và tuyến đường sắt chính giữa Havana và Pinar del Río. Đây cũng là địa bàn Công ty Thái Bình của Việt Nam đang đầu tư, hoạt động. Đặc khu kinh tế phát triển Mariel, tỉnh Artemisa là đặc khu đầu tiên thuộc loại hình này ở Cuba và có vị trí địa lý đắc địa, ở trung tâm biển Caribe, tại ngã tư của các tuyến giao thông thương mại hàng hải chính ở Tây bán cầu. 

Ngày 21/4/2023, tại Đặc khu kinh tế phát triển Mariel, tỉnh Artemisa, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez đã tham dự và cắt băng khánh thành Nhà máy bột giặt liên doanh Suchel - TBV và Nhà máy điện năng lượng mặt trời của Công ty cổ phần Đầu tư Thái Bình; đồng thời tham dự dự Lễ khởi công giai đoạn II, Khu công nghiệp Vimariel của Tổng Công ty Viglacera, tham quan Trung tâm công nghệ sinh học và di truyền Cuba (CIGB).

Bà Yanet Vázquez Valdés chia sẻ, trong tương lai, Đặc khu kinh tế phát triển Mariel sẽ quy tụ nguồn lực tổng thể của địa phương để phát triển; đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, ấn tượng vào khu công nghiệp để thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, cũng tập trung phát triển năng lượng xanh, sạch giúp giảm rác thải và bảo vệ môi trường. Bà mong muốn sẽ có nhiều cơ hội để trao đổi thông tin và giới thiệu, quảng bá nét đặc trưng, tiềm năng đầu tư của Đặc khu kinh tế phát triển Mariel, tỉnh Artemisa đến cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ở Việt Nam. 

mariel 3.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm 

Nguồn: binhduong.gov.vn

True
Xung lực mới thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật BảnĐối ngoại Việt NamTinXung lực mới thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản/PublishingImages/2023-05/dai su nhat ban yamada_Key_18052023091710.jpg
Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng và thăm, làm việc tại Nhật Bản lần này là dấu mốc quan trọng để nâng cấp quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Nhật Bản lên một tầm cao mới, đồng thời tạo động lực thúc đẩy cho tiến trình này.
5/18/2023 10:00YesĐã ban hành

Xung lực mới thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản - Ảnh 1. 

"Việc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 và thăm, làm việc tại Nhật Bản lần này là dấu mốc quan trọng để nâng cấp quan hệ đối tác giữa hai nước lên một tầm cao mới, đồng thời tạo động lực thúc đẩy cho tiến trình này", Đại sứ Yamada Takio nói - Ảnh: VGP/Quang Thương

Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio nêu nhận định trên khi trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ trước thềm chuyến thăm Nhật Bản và dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Thưa Đại sứ, xin ông cho biết lý do và ý nghĩa Nhật Bản mời Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng? Lời mời này có ý nghĩa như thế nào trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa Nhật Bản và Việt Nam?

Đại sứ Yamada Takio: Nhật Bản mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh (G7) mở rộng lần này là do Việt Nam là đối tác quan trọng và cần thiết trong việc thực hiện mục tiêu Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP) của Nhật Bản, đồng thời Việt Nam có khả năng và quyết tâm đóng góp tích cực cho tiến trình giải quyết các vấn đề trọng tâm của cộng đồng quốc tế dự kiến được đưa ra tại Hội nghị. 

Trong các nước thành viên ASEAN, chỉ có Indonesia, nước Chủ tịch ASEAN 2023 và Việt Nam là hai quốc gia duy nhất được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng lần này.

Ngoài Việt Nam, các quốc gia không phải là nước chủ tịch của một diễn đàn hoặc cơ chế hợp tác trong khu vực và trên thế giới cũng được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng lần này còn có Brazil, Hàn Quốc và Australia.

Trên ý nghĩa đó, tôi cho rằng các bạn đã phần nào hiểu được việc Nhật Bản "vô cùng coi trọng" quan hệ hợp tác với Việt Nam.

Thêm vào đó, Nhật Bản và Việt Nam đã đồng ý nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước hiện nay lên một tầm cao mới trong năm nay tại cuộc hội đàm trực tuyến cấp cao giữa Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được tổ chức vào tháng 2 vừa qua.

Do đó, việc Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 lần này là dấu mốc quan trọng để nâng cấp quan hệ đối tác giữa hai nước lên một tầm cao mới, đồng thời tạo động lực thúc đẩy cho tiến trình này.

Xin Đại sứ cho biết ý nghĩa và kỳ vọng của Nhật Bản khi mời Việt Nam tham gia Hội nghị G7 mở rộng với tư cách thành viên ASEAN, trong quan hệ Nhật Bản-ASEAN?

Đại sứ Yamada Takio: Hội nghị Thượng đỉnh G7 lần này là hội nghị cấp cao được tổ chức tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung và châu Á nói riêng.

Nhật Bản đã và đang hướng đến đạt được mục tiêu thực hiện khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, đặc biệt coi trọng quan hệ hợp tác với các nước thành viên ASEAN – cơ chế hợp tác giữ vai trò trung tâm tại khu vực.

Hiện nay, ASEAN đã và đang dần trở thành khu vực phát triển năng động nhất thế giới và nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng quốc tế. Nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu như an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, cộng đồng quốc tế cần thống nhất đồng lòng và sự đóng góp của ASEAN vào tiến trình này là điều không thể thiếu.

Trong Hội nghị lần này, không chỉ có Indonesia, nước Chủ tịch ASEAN 2023, Nhật Bản cũng mong nhận được sự tham dự của Việt Nam, quốc gia ngày càng nâng cao vị thế trong ASEAN. 

Tôi rất kỳ vọng vào sự đóng góp của Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 diễn ra tại Hiroshima lần này trên cương vị là quốc gia thành viên của ASEAN.

Xin Đại sứ cho biết tại Hội nghị Thượng đỉnh G7, Nhật Bản sẽ gửi tới thông điệp gì tới thế giới?

Đại sứ Yamada Takio: Hội nghị Thượng đỉnh G7 được tổ chức trong bối cảnh diễn thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng và khủng hoảng lương thực.

Hơn nữa, vì Hội nghị diễn ra tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nên có thể hy vọng vào những tiến triển hướng tới hiện thực hóa một "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở".

Với ý nghĩa đó, tôi cho rằng Hội nghị Thượng đỉnh G7 là một hội nghị có tầm quan trọng lịch sử. Những thách thức này cần được giải quyết không chỉ bởi G7 mà còn bởi tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế bao gồm cả các quốc gia Nam bán cầu.

Xung lực mới thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản - Ảnh 3. 

"Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất và được yêu thích trên thế giới đối với doanh nghiệp Nhật Bản," Đại sứ Yamada Takio đánh giá - Ảnh: VGP/Quang Thương

Xin ông cho biết đánh giá về nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Chính phủ Việt Nam và cho gợi ý giúp Việt Nam thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Nhật Bản?

Đại sứ Yamada Takio: Việt Nam là quốc gia rất thành công trong việc thu hút đầu tư từ các quốc gia khác. Đặc biệt, tôi đánh giá cao sự tham gia tích cực của Việt Nam vào các khuôn khổ đối tác kinh tế, trong đó có Hiệp định CPTPP và những nỗ lực của Việt Nam trong việc xóa bỏ các rào cản khi gia nhập.

Trong một cuộc khảo sát, các doanh nghiệp Nhật Bản cho biết Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất và được yêu thích trên thế giới đối với doanh nghiệp Nhật Bản, tuy nhiên Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với các vấn đề.

Đầu tiên là về cơ sở hạ tầng. Việc hoàn thiện hơn nữa cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng sẽ khiến Việt Nam trở thành một thị trường hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản. Đặc biệt, tôi cho rằng Việt Nam có nhiều dư địa để phát triển hạ tầng giao thông như đường cao tốc và đường sắt.

Hơn nữa, hy vọng sẽ tiến hành thảo luận chặt chẽ với Việt Nam, một đối tác quan trọng để hiện thực hóa Sáng kiến "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở".

Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ và chúc Hội nghị thành công tốt đẹp!

Nguồn: baochinhphu.vn


True
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ thăm Việt Nam vào cuối năm 2023Đối ngoại Việt NamThủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ thăm Việt Nam vào cuối năm 2023/PublishingImages/2023-05/TT ly hien long_Key_10052023144005.jpg
Sáng 10/5,Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 42 tại Labuan Bajo, Indonesia.
5/10/2023 15:00NoĐã ban hành

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ thăm Việt Nam vào cuối năm 2023 - Ảnh 1. 

Tại cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khẳng định quyết tâm triển khai những cam kết trong chuyến thăm Singapore của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tháng 2/2023, nhất là về kinh tế, thương mại và đầu tư - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về những bước phát triển nhanh, mạnh của quan hệ hai nước; khẳng định quyết tâm triển khai những cam kết trong chuyến thăm Singapore của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tháng 2/2023, nhất là về kinh tế, thương mại và đầu tư.

Hai Thủ tướng nhất trí tăng cường hiểu biết và tin cậy thông qua duy trì trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, tạo tiền đề vững chắc triển khai hợp tác toàn diện giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tăng cường gặp nhau dịp dự các sự kiện đa phương, bên cạnh các chuyến thăm song phương nhằm rà soát, thúc đẩy quan hệ tổng thể Việt Nam và Singapore.

Trong năm 2023, hai nước sẽ tổ chức các hoạt động thiết thực kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023) và 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước (2013-2023). 

Để kỷ niệm những sự kiện này, Thủ tướng Lý Hiển Long nhận lời mời thăm Việt Nam trong nửa cuối năm 2023.

Thủ tướng Singapore nhất trí với đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về thúc đẩy triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác kinh tế số - kinh tế xanh (mới thiết lập), trong đó có việc tiến tới thành lập cơ chế công tác liên ngành tại mỗi nước để trao đổi về vấn đề này; thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực kinh tế số (tháng 2/2022), thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực  tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, năng lượng xanh…, góp phần thực hiện cam kết đưa mức phát thải ròng bằng 0 năm 2050.

Hai bên nhất trí sớm thống nhất bổ sung, sửa đổi, nâng cấp Hiệp định Khung kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Singapore, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ thăm Việt Nam vào cuối năm 2023 - Ảnh 2. 

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhận lời mời thăm Việt Nam trong nửa cuối năm 2023 trong dịp 2 nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023) và 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược (2013-2023) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai Thủ tướng hoan nghênh Tập đoàn VSIP ký Bản ghi nhớ nghiên cứu hợp tác phát triển khu công nghiệp VSIP thông minh và bền vững với 9 tỉnh và thành phố Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá đây là bước đi cụ thể triển khai kết quả chuyến thăm Singapore tháng 2/2023 vừa qua; mong muốn các VSIP thế hệ mới sẽ phát huy hiệu quả, tạo động lực mới cho tăng trưởng ở cả hai nước.

Hai bên cũng thống nhất sẽ quan tâm thúc đẩy hơn nữa hợp tác trên các lĩnh vực khác như an ninh, quốc phòng, giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có chương trình đào tạo dành cho cán bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Singapore.

Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế, hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác, giữ vững đoàn kết và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN; nhất trí ủng hộ ứng cử lẫn nhau vào các tổ chức quốc tế và Liên Hợp Quốc./.​

Nguồn: baochinhphu.vn

False
Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Indonesia đạt ít nhất 15 tỷ USD trước năm 2028Đối ngoại Việt NamTinĐưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Indonesia đạt ít nhất 15 tỷ USD trước năm 2028/PublishingImages/2023-05/tong thong indonesia_Key_10052023100526.jpg
Chiều 9/5, ngay sau khi tới Labuan Bajo, Indonesia dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp song phương với Tổng thống Indonesia Joko Widodo.
5/10/2023 11:00YesĐã ban hành

Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Indonesia đạt ít nhất 15 tỷ USD trước năm 2028 - Ảnh 1. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Indonesia Joko Widodo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt chu đáo của nước chủ nhà Indonesia, đánh giá cao việc Indonesia lựa chọn Labuan Bajo làm địa điểm tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 và tin tưởng rằng Hội nghị sẽ là cột mốc để thành phố phát triển thịnh vượng trong tương lai.

Thủ tướng nhắc lại ấn tượng về chuyến công tác nước ngoài đầu tiên trên cương vị Thủ tướng là tới Indonesia năm 2021 và khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Indonesia.


Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Indonesia đạt ít nhất 15 tỷ USD trước năm 2028 - Ảnh 2. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị hai nước duy trì đà tăng trưởng thương mại, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 15 tỷ USD hoặc cao hơn trước năm 2028 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao những bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực thời gian qua; nhất trí phát huy hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống bền chặt, tạo động lực đưa quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Indonesia phát triển lên tầm cao mới; cho rằng quan hệ của hai nước mang tính chiến lược, không chỉ đối với hai nước mà còn đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.

Nhân dịp này, Thủ tướng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới Tổng thống Widodo.

Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Indonesia đạt ít nhất 15 tỷ USD trước năm 2028 - Ảnh 3. 

Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao những bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực thời gian qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp, thiết thực kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác Chiến lược trong năm 2023; phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, trong đó có Ủy ban Hợp tác song phương Việt Nam - Indonesia và Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật; tích cực triển khai các thỏa thuận đã ký kết, trong đó có Chương trình Hành động giai đoạn 2019-2023 triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Indonesia và sớm xây dựng Chương trình Hành động giai đoạn 2024 - 2028, tạo cơ sở thúc đẩy hợp tác toàn diện và sâu rộng hơn nữa giữa hai nước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị hai nước duy trì đà tăng trưởng thương mại, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 15 tỷ USD hoặc cao hơn trước năm 2028 và theo hướng cân bằng hơn; đề nghị Indonesia tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường Indonesia; tăng cường hợp tác biển, trong đó có việc triển khai Đường dây nóng hỗ trợ hoạt động nghề cá và chia sẻ thông tin thực thi pháp luật trên biển.

Tổng thống Indonesia đánh giá cao và ủng hộ những đề xuất hợp tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; khẳng định Indonesia luôn coi trọng, tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực mới như chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số và cơ sở hạ tầng.

Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác và ủng hộ Indonesia đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2023, góp phần tăng cường đoàn kết, thống nhất, tinh thần tự cường và vai trò trung tâm của ASEAN.

Về vấn đề Biển Đông, hai nhà lãnh đạo tái khẳng định ủng hộ duy trì đoàn kết, vai trò trung tâm và lập trường chung của ASEAN trong vấn đề Biển Đông; thực thi đầy đủ DOC, thúc đẩy sớm đạt được một COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ mong muốn Tổng thống Widodo sớm thăm lại Việt Nam./.

Nguồn: baochinhphu.vn




True
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 chính thức khai mạcĐối ngoại Việt NamTinHội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 chính thức khai mạc/PublishingImages/2023-05/asean 42_Key_10052023101024.jpg
Ngày 10/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 được tổ chức tại Labuan Bajo, Indonesia.
5/10/2023 11:00YesĐã ban hành

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 chính thức khai mạc - Ảnh 1. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bắt đầu chương trình làm việc ngày 10/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo các nước tham dự Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42.

Ngay sau đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các nước sẽ dự phiên toàn thể và các phiên đối thoại giữa lãnh đạo các nước ASEAN và đại diện Đại hội đồng liên nghị viện ASEAN, đại diện thanh niên ASEAN, đại diện Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN, Nhóm công tác cấp cao về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025.


Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 chính thức khai mạc - Ảnh 2. 

Tổng thống Indonesia Joko Widodo chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kiến sẽ có cuộc gặp với Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos.

Các phiên họp của Hội nghị cấp cao ASEAN 42 sẽ tập trung thảo luận về tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, tập trung vào chủ đề "ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng"; trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.


Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 chính thức khai mạc - Ảnh 2. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các nước tham dự Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Đại sứ Nguyễn Hải Bằng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 là hội nghị quan trọng để các nước trao đổi triển khai những ưu tiên trọng tâm trong năm 2023 bao gồm thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi; nâng cao năng lực và hiệu quả thể chế của ASEAN; ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt là an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh mạng, tội phạm xuyên quốc gia, tự cường y tế, ổn định tài chính-kinh tế.

Cùng với đó, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ thảo luận các biện pháp, mục tiêu nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả thể chế của ASEAN, rà soát quá trình thực hiện Hiến chương ASEAN để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và tình hình mới. Mục tiêu là bảo đảm nỗ lực xây dựng cộng đồng của ASEAN được triển khai nhịp nhàng, hiệu quả trên cả ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội. Đây chính là sáng kiến được Việt Nam khởi xướng năm 2020 khi đang đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN và vẫn được các Chủ tịch tiếp theo duy trì thực hiện cho đến nay.

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ hội nghị, lãnh đạo các nước ASEAN sẽ có cuộc gặp với Nhóm đặc trách cấp cao (HLTF) về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025. Các lãnh đạo ASEAN sẽ nghe báo cáo của Nhóm đặc trách về tiến độ xây dựng tầm nhìn của ASEAN, đồng thời trao đổi và sẵn sàng định hướng cho giai đoạn phát triển mới của Hiệp hội sau gần hai thập niên kể từ khi Hiến chương ASEAN ra đời.


Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 chính thức khai mạc - Ảnh 3. 

Dự kiến tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ thông qua 3 Tuyên bố chung - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngoài ra, cũng theo thông lệ hằng năm, lãnh đạo các nước ASEAN cũng sẽ có các cuộc gặp với đại diện Hội đồng liên nghị viện ASEAN (ASEAN-AIPA), Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC), đại diện thế hệ trẻ ASEAN (ASEAN Youth). Các hội nghị này sẽ là dịp để ASEAN nỗ lực hơn nữa trong việc tạo cầu nối giữa các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và Chính phủ; tạo sự đồng thuận, ủng hộ đối với hợp tác ASEAN; tăng cường hiểu biết và gắn bó giữa nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp các nước, hướng tới một Cộng đồng ASEAN dựa trên luật pháp, thực sự hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm.

Một trong những nội dung quan trọng nữa mà các lãnh đạo ASEAN sẽ thảo luận là các biện pháp nhằm triển khai hiệu quả Đồng thuận 5 điểm vấn đề Myanmar. Tại Cấp cao năm ngoái, các lãnh đạo ASEAN đánh giá việc thực hiện Đồng thuận 5 điểm chưa có nhiều tiến triển. Vì vậy, đây cũng sẽ là một ưu tiên cao của ASEAN và Việt Nam sẵn sàng tích cực tham gia vào tiến trình này.

Dự kiến tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ thông qua 3 Tuyên bố chung về hướng đến Tầm nhìn sau 2025; Tăng cường năng lực và hiệu quả thể chế ASEAN; Nạn buôn bán người dưới tác động của lạm dụng công nghệ.

Theo Đại sứ Nguyễn Hải Bằng, từ khi gia nhập ASEAN đến nay, Việt Nam luôn là một thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm, sẵn sàng dẫn dắt, đóng góp lớn cho sự phát triển của ASEAN, đặc biệt trong việc xây dựng cộng đồng. Những đóng góp của Việt Nam trong những năm qua ngày càng được các nước thành viên khác trong ASEAN đánh giá cao và ghi nhận góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong ASEAN. Trong bối cảnh ấy, sự tham gia của chúng ta tại hội nghị lần này hết sức quan trọng, với tinh thần góp phần tìm tiếng nói chung của ASEAN trong những vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, đồng thời ghi nhận và tôn trọng những sự khác biệt có thể có về quan điểm và lợi ích quốc gia giữa các thành viên.

Phát huy tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm, linh hoạt và sáng tạo, đoàn Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu sẽ tham gia đóng góp nhiều ý kiến quan trọng tại các hội nghị nhằm thúc đẩy hợp tác ASEAN, góp phần vào thành công chung của các hội nghị./.

Nguồn: baochinhphu.vn




True
Đại hội Công đoàn cơ sở Sở Ngoại vụ lần thứ V nhiệm kỳ 2023 - 2028Hoạt động của Sở Ngoại VụTinĐại hội Công đoàn cơ sở Sở Ngoại vụ lần thứ V nhiệm kỳ 2023 - 2028/PublishingImages/2023-05/c5769d3d91d64e8817c72_Key_05052023185240.jpg
Sáng ngày 05/5/2023, Công đoàn cơ sở Sở Ngoại vụ đã tổ chức Đại hội lần thứ V nhiệm kỳ 2023 - 2028. Dự Đại hội có đồng chí Đặng Thanh Vân, Chủ tịch Công đoàn Viên chức tỉnh; đồng chí Hà Thanh - Giám đốc Sở Ngoại vụ; đại diện Cấp ủy Chi bộ cùng toàn thể đoàn viên công đoàn Sở Ngoại vụ.
5/5/2023 19:00NoĐã ban hành

CĐCS166b141f19f4c6aa9fe53.jpg

Toàn cảnh Đại hội.

Đại hội Công đoàn cơ sở Sở Ngoại vụ nhiệm kỳ 2023-2028 nhằm tổng kết đánh giá phong trào công chức, viên chức, người lao động và hoạt động công đoàn nhiệm kỳ 2017-2023, đề ra phương hướng nhiệm vụ công đoàn trong nhiệm kỳ 2023-2028 và bầu ra Ban Chấp hành công đoàn (BCHCĐ) khóa mới để lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028.

CĐCS HINH 2c5769d3d91d64e8817c72.jpg

Đại hội đã thông qua các báo cáo của BCH Công đoàn cơ sở Sở Ngoại vụ nhiệm kỳ 2017-2023, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2017 - 2022; phương hướng nhiệm vụ hoạt động Công đoàn cơ sở Sở Ngoại vụ nhiệm kỳ 2023 - 2028; báo cáo kiểm điểm hoạt động Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Sở Ngoại vụ nhiệm kỳ 2017 – 2023, thảo luận tham gia ý kiến về những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong nhiệm kỳ tới.

CĐCS HINH 3 7912610185ef5ab103fe.jpg

Bà Hà Thanh, Bí thư Chi bộ, Giám đốc Sở phát biểu tại Đại hội.

Trong nhiệm kỳ qua 2017-2023, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Công đoàn Viên chức tỉnh, được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy Sở, quan tâm sâu sát của Lãnh đạo Sở, sự đoàn kết thống nhất của Ban Chấp hành (BCH) cùng với sự nổ lực của cán bộ công chức, viên chức và người lao động (CBCCVCNLĐ), đoàn viên công đoàn đã phát huy dân chủ, đoàn kết, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, nêu cao tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm trong công tác, khắc phục khó khăn thực hiện hiệu quả phong trào thi đua yêu nước hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; các hoạt động văn hóa, thể thao, nhân đạo từ thiện, giao lưu kết nghĩa; các chế độ chính sách liên quan đến CBCCVCNLĐ, đoàn viên công đoàn được quan tâm; đời sống vật chất và tinh thần của CBCCVCNLĐ, đoàn viên công đoàn được cải thiện; công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh, xây dựng tổ chức CĐCS được đẩy mạnh… đã góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội CĐCS Sở Ngoại vụ lần thứ IV, nhiệm kỳ 2017-2023 đề ra.

Về phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2023 - 2028: Kế thừa các kết quả đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua Công đoàn cơ sở Sở Ngoại vụ tiếp tục đoàn kết, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn, thực hiện tốt chức năng chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn; Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng nâng cao nhận thức tự rèn luyện, học tập nghiên cứu, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên, quan tâm bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

CĐCS HINH 4 f9ad2e1f21f4feaaa7e51.jpg

Ông Đặng Thanh Vân, Chủ tịch Công đoàn Viên chức tỉnh phát biểu tại Đại hội.

Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Đặng Thanh Vân, Chủ tịch Công đoàn Viên chức tỉnh đánh giá cao những kết quả Công đoàn cơ sở Sở Ngoại vụ đạt được trong nhiệm kỳ qua. Nhiệm kỳ 2023 - 2028, đồng chí Đặng Thanh Vân đề nghị Ban Chấp hành Công đoàn cùng toàn thể đoàn viên Công đoàn cơ sở Sở Ngoại vụ tiếp tục Bám sát sự chỉ đạo sự lãnh đạo của Chi ủy Chi bộ, của Công đoàn cấp trên trong tổ chức hoạt động công đoàn. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong cán bộ, đoàn viên, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, diễn biến tư tưởng của cán bộ, đoàn viên, nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của CĐCS khóa V với phương châm đổi mới, đoàn kết, dân chủ nhằm tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động thiết thực hiệu quả, xây dựng CĐCS vững mạnh, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên và người lao động; đồng thời phát huy tối đa tinh thần đoàn kết, sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng đoàn viên Công đoàn Việt Nam thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị.

Tại Đại hội, các đại biểu đã tín nhiệm bầu ra Ban Chấp hành CĐCS Sở Ngoại vụ nhiệm kỳ 2023 - 2028 gồm 07 đồng chí. Đồng chí Võ Thành Nhân - Phó Bí thư Chi bộ, Phó Giám đốc Sở được Ban Chấp hành khóa mới bầu làm Chủ tịch Công đoàn cơ sở Sở Ngoại vụ nhiệm kỳ 2023-2028, Ban Chấp hành cũng đã bầu Phó Chủ tịch Công đoàn, bầu Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra CĐCS nhiệm kỳ 2023-2028. Đại hội bầu 01 đồng chí đại biểu chính thức và 01 đại biểu dự khuyết dự Đại hội Công đoàn Viên chức tỉnh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

CĐCS HINH 5 4e3ffaaf9745481b1154.jpgBan Chấp hành CĐCS nhiệm kỳ mới ra mắt Đại hội.


Trên cơ sở kết quả đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua, ý kiến thảo luận, tham luận của các đại biểu, định hướng chỉ đạo nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới, kết thúc chương trình Đại hội, Đại hội đã nhất trí 100% biểu quyết thông qua nghị quyết của Đại hội với những chỉ tiêu phấn đấu cụ thể để tổ chức thực hiện trong nhiệm kỳ 2023-2028./.

Kim Mai


False
Việt Nam và Luxembourg trở thành Đối tác chiến lược về tài chính xanhĐối ngoại Việt NamTinViệt Nam và Luxembourg trở thành Đối tác chiến lược về tài chính xanh/PublishingImages/2023-05/thu tuong Luxembourg_Key_04052023155340.jpg
Tại cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel, hai nước nhất trí thiết lập khuôn khổ Đối tác chiến lược về tài chính xanh, coi đây là trụ cột hợp tác mới.
5/4/2023 16:00YesĐã ban hành

Việt Nam và Luxembourg trở thành Đối tác chiến lược về tài chính xanh - Ảnh 1. 

Ngay sau cuộc hội đàm rất thành công, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Đại Công quốc Luxembourg Xavier Bettel có cuộc gặp gỡ báo chí để thông báo kết quả hội đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 4/5, ngay sau cuộc hội đàm rất thành công, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Đại Công quốc Luxembourg Xavier Bettel đã chứng kiến ký kết một số văn kiện hợp tác của bộ ngành hai nước và có cuộc gặp gỡ báo chí để thông báo kết quả hội đàm.

Trước sự chứng kiến của hai Thủ tướng, lãnh đạo các bộ, ngành hai nước ký kết Nghị định thư sửa đổi Hiệp định giữa Chính phủ hai nước về tránh đánh thuế 2 lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản; Thỏa thuận Đối tác chiến lược về tài chính xanh giữa Bộ Tài chính hai nước.

Phát biểu tại cuộc gặp báo chí, Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Xavier Bettel cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đại Công quốc Luxembourg thăm chính thức Việt Nam. Chuyến thăm có ý nghĩa rất quan trọng, đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Luxembourg.

Chuyến thăm diễn ra 5 tháng sau cuộc gặp giữa hai Thủ tướng tại Luxembourg. Điều này cho thấy mong muốn và quyết tâm tăng cường hợp tác của cả hai bên để đưa quan hệ hai nước sang giai đoạn phát triển mới, sâu rộng và hiệu quả vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Xavier Bettel cho biết, hai bên đã có cuộc hội đàm chân thành, thực chất, tin cậy, hiệu quả, cùng nhau trao đổi nhiều vấn đề hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trên bình diện song phương cũng như đa phương. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tới Thủ tướng Xavier Bettel.

Hai bên vui mừng nhận thấy quan hệ Việt Nam-Luxembourg ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị-ngoại giao, tài chính, thương mại và đầu tư và đang mở rộng trong nhiều lĩnh vực tiềm năng khác, như giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, thông tin và truyền thông…

Trao đổi về tình hình mỗi nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ ngưỡng mộ và cho biết, Việt Nam mong muốn tham khảo, học tập kinh nghiệm của Luxembourg trong quá trình phát triển từ một nước nông nghiệp chuyển sang sản xuất thép và sau đó phát triển mạnh lĩnh vực tài chính-ngân hàng, đến nay đã trở thành một nền kinh tế phát triển có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới, nợ công thấp nhất thế giới, mạnh về công nghiệp và dịch vụ, là trung tâm tài chính của cả châu Âu.

Tại hội đàm, hai bên đã nhất trí cao các phương hướng thúc đẩy hợp tác sắp tới nhằm tăng cường tin cậy chính trị, đóng góp cho phục hồi phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước, cũng như phối hợp hiệu quả trong ứng phó với các thách thức toàn cầu.

Cụ thể, hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao trên tất cả các kênh, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, thúc đẩy giao lưu nhân dân hai nước; triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương.

Thứ hai, tiếp tục tận dụng hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), theo đó nhất trí tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hàng hóa của hai nước tiếp cận ngày càng nhiều hơn vào thị trường của nhau; thúc đẩy xây dựng các trung tâm logistics, thiết lập hệ thống kho ngoại quan tại mỗi nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam hoan nghênh Luxembourg đã phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) và đề nghị Luxembourg thúc đẩy các nước thành viên EU còn lại sớm phê chuẩn hiệp định này. Chính phủ Việt Nam khẳng định sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Luxembourg tăng cường đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực thế mạnh, như hạ tầng chiến lược, chuyển đổi số, năng lượng tái tạo, công nghệ dược phẩm...

Đồng thời, Việt Nam mong muốn Luxembourg thúc đẩy EU gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, tính tới những nỗ lực của Việt Nam thời gian qua trong việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các khuyến nghị của EC về tiêu chuẩn IUU nhằm hướng đến phát triển nghề cá bền vững và bảo đảm sinh kế cho ngư dân Việt Nam.   

Thứ ba, hai nước nhất trí thiết lập khuôn khổ Đối tác chiến lược về tài chính xanh, coi đây là trụ cột hợp tác mới, góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hai nước và đóng góp cho mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy triển khai hiệu quả Thỏa thuận hợp tác giữa Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán Luxembourg, đồng thời tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ngân hàng, kết nối các nguồn lực tài chính của Luxembourg nhằm giúp Việt Nam triển khai Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Thứ tư, về hợp tác phát triển, Việt Nam đề nghị Luxembourg tiếp tục dành ODA cho Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn, tài chính, ngân hàng và giáo dục…, đồng thời mở rộng phạm vi viện trợ, phù hợp với định hướng sử dụng vốn ODA của Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ năm, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong giải quyết các vấn đề toàn cầu, trong đó trọng tâm là ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu. Trên tinh thần đó, Việt Nam đã đề nghị Luxembourg hỗ trợ về công nghệ và nguồn lực nhằm triển khai các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tăng cường hỗ trợ Ủy hội sông Mekong, đặc biệt là trong quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước.

Thứ sáu, hai bên cam kết thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thông tin và truyền thông, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao, du lịch và giao lưu nhân dân, đặc biệt là hợp tác văn hóa; tháo gỡ hơn nữa vấn đề visa đi lại của công dân hai nước nước. Việt Nam đề nghị Luxembourg tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Luxembourg hội nhập thành công, đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội của Luxembourg và trở thành nhịp cầu hữu nghị trong quan hệ hai nước.

Thứ bảy, hai nước nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, tổ chức khu vực và quốc tế như Liên Hợp Quốc, ASEM, khuôn khổ quan hệ ASEAN-EU, nhằm đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển tại khu vực và trên thế giới.

Thứ tám, về Biển Đông, hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. 


Việt Nam và Luxembourg trở thành Đối tác chiến lược về tài chính xanh - Ảnh 2. 

Tại hội đàm, hai bên nhất trí cao các phương hướng thúc đẩy hợp tác sắp tới nhằm tăng cường tin cậy chính trị, đóng góp cho phục hồi phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước, cũng như phối hợp hiệu quả trong ứng phó với các thách thức toàn cầu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Xavier Bettel cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, chu đáo và thân tình mà phía Việt Nam và Thủ tướng Phạm Minh Chính dành cho đoàn. Ông bày tỏ ấn tượng về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam, đặc biệt là của vịnh Hạ Long, phố cổ Hà Nội, cùng các món ăn ngon của Việt Nam mà ông có dịp tham quan trong chuyến thăm. Dự kiến chiều cùng ngày, ông sẽ tham quan Văn Miếu-Quốc Tử Giám và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ông mong muốn và tin tưởng sẽ ngày càng có nhiều người Luxembourg thăm Việt Nam.

Thủ tướng Xavier Bettel nhắc lại những thành quả tốt đẹp của mối quan hệ 50 năm giữa hai nước và đánh giá Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua. Ông cho biết, chuyến thăm của ông đã đạt những kết quả tốt đẹp và hết sức thực chất trên các lĩnh vực, như tháo gỡ các vướng mắc cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy hợp tác tài chính, thúc đẩy ứng phó biến đổi khí hậu, hợp tác văn hóa, giao lưu nhân dân, vấn đề visa…

Ông đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt, cụ thể và hiệu quả của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động đầu tư kinh doanh, như những vấn đề với hãng hàng không Cargolux của Luxembourg…  Ông khẳng định sẽ trao đổi hết sức với Ủy ban châu Âu (EC) về vấn đề thẻ vàng IUU với thủy sản Việt Nam và Luxembourg sẽ tích cực hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này.

Ông cho rằng, mục tiêu chính của các hoạt động hợp tác phát triển là nhằm trao cơ hội để tất cả các nước, các dân tộc có cuộc sống và tương lai tốt đẹp hơn và các hoạt động hợp tác phát triển của Luxembourg đã được phía Việt Nam phối hợp triển khai hết sức tích cực, hiệu quả thời gian qua.

Thực tế, Việt Nam là 1 trong 2 nước châu Á và trong 10 nước trên thế giới nhận viện trợ phát triển của Luxembourg với tổng giá trị 160 triệu euro.

"Chúng tôi luôn sát cánh bên Việt Nam, ngay cả những lúc khó khăn và hai nước quyết tâm nâng quan hệ lên tầm cao mới, nhất là trong dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao", ông nói.

Nguồn: baochinhphu.vn



True
Chùm ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức và hội đàm với Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr FialaĐối ngoại Việt NamTinChùm ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức và hội đàm với Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala/PublishingImages/2023-04/TTCH CZECH_Key_21042023145024.jpg
Sáng 21/4, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng nước Cộng hoà Czech Petr Fiala đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20 - 22/4/2023.
4/21/2023 15:00YesĐã ban hành

Chùm ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức và hội đàm với Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala - Ảnh 1. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng nước Cộng hoà Czech Petr Fiala - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trước lễ đón, Thủ tướng Cộng hoà Czech Petr Fiala đã đặt vòng hoa tưởng niệm tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.

Chùm ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức và hội đàm với Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala - Ảnh 2. 

Thủ tướng nước Cộng hoà Czech Petr Fiala đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20 - 22/4/2023 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngay sau lễ đón, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Petr Fiala tiến hành hội đàm tại trụ sở Chính phủ. Tại Hội đàm, hai Thủ tướng sẽ trao đổi về tình hình mỗi nước, thống nhất phương hướng, các biện pháp đẩy mạnh, tạo đột phá cho hợp tác song phương trong thời gian tới thông qua củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy đầu tư - thương mại và mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực tiềm năng, từ đó đóng góp cho phục hồi, phát triển kinh tế bền vững ở mỗi nước, đồng thời phối hợp chặt chẽ trong ứng phó với các thách thức toàn cầu, đóng góp vào hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.


Chùm ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức và hội đàm với Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala - Ảnh 3. 

Lễ đón được tổ chức trọng thể theo nghi thức dành cho người đứng đầu Chính phủ thăm chính thức Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sau hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng nước Cộng hoà Czech Petr Fiala đã chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác, gồm: Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Cộng hòa Czech; Ý định thư về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam với Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Cộng hòa Czech; Bản ghi nhớ hợp tác về chia sẻ thông tin, hỗ trợ đầu tư giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ Công Thương Cộng hòa Czech.


Chùm ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức và hội đàm với Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala - Ảnh 4. 

Các em học sinh chào mừng Thủ tướng Petr Fiala và Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự kiến trong khuôn khổ chuyến thăm, cùng ngày, Thủ tướng Petr Fiala và Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước và dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Cộng hòa Czech.


Chùm ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức và hội đàm với Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala - Ảnh 5. 

Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala thể hiện sự coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ song phương của lãnh đạo hai nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Việt Nam và Czech có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời với bề dày lịch sử hơn 70 năm. Đây là chuyến công du châu Á đầu tiên của Thủ tướng Petr Fiala kể từ khi nhậm chức cuối năm 2021 và là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Chính phủ Czech đến Việt Nam trong 15 năm qua.

Chùm ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức và hội đàm với Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala - Ảnh 6. 

Thủ tướng Petr Fiala và Thủ tướng Phạm Minh Chính trước khi tiến hành hội đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Cộng hoà Czech Petr Fiala diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Cộng hòa Czech thời gian qua phát triển tốt đẹp.


Chùm ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức và hội đàm với Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala - Ảnh 7. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính giới thiệu với Thủ tướng Petr Fiala một số hình ảnh về đất nước con người Việt Nam. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Chùm ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức và hội đàm với Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala - Ảnh 8. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính giới thiệu với Thủ tướng Petr Fiala một số hình ảnh về quan hệ 2 nước. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Hai bên thường xuyên tiếp xúc, trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát, trao đổi thương mại song phương vẫn gia tăng và Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Czech trong ASEAN.

Chùm ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức và hội đàm với Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala - Ảnh 7. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala thể hiện sự coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ song phương của lãnh đạo hai nước.

Nguồn: baochinhphu.vn



True
Đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Áo lên 4 tỷ USDĐối ngoại Việt NamTinĐưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Áo lên 4 tỷ USD/PublishingImages/2023-04/bôngaigiaoAo_Key_19042023150655.jpg
Chiều 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Áo Alexander Schallenberg nhân dịp thăm chính thức Việt Nam từ ngày 16-18/4/2023.
4/19/2023 16:00NoĐã ban hành

Đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Áo lên 4 tỷ USD - Ảnh 1. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Áo Alexander Schallenberg - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Bộ trưởng Ngoại giao Alexander Schallenberg; đánh giá cao kết quả hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Diễn đàn hợp tác Việt Nam – Áo với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp hai bên vào sáng 17/4/2023; bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp Việt Nam-Áo ngày càng phát triển hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác với Cộng hòa Áo, một quốc gia thành viên quan trọng của Liên minh Châu Âu (EU).

Bộ trưởng Ngoại giao Áo Alexander Schallenberg bày tỏ vui mừng thực hiện chuyến thăm đến Việt Nam và vinh dự được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dành thời gian tiếp đoàn; khẳng định Chính phủ Áo luôn coi Việt Nam là đối tác ưu tiên tại khu vực và mong muốn mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam trên mọi lĩnh vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ hài lòng về những phát triển tích cực trong quan hệ Việt Nam - Áo thời gian qua, đặc biệt trong bối cảnh hai nước vừa kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2022.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bảy tỏ cảm ơn Chính phủ và nhân dân Áo đã dành sự giúp đỡ quý báu đối với Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước trước đây cũng như hợp tác, hỗ trợ hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 vừa qua.

Thủ tướng đề nghị hai bên đẩy mạnh trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao nhằm tăng cường tin cậy chính trị và hiểu biết lẫn nhau, tạo động lực thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Áo lên 4 tỷ USD - Ảnh 2. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Áo tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như điện tử, dệt may, da giày, nông – thủy sản tiếp cận thị trường Áo và EU - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đánh giá cao việc Áo luôn nằm trong nhóm 10 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại châu Âu trong nhiều năm qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng các doanh nghiệp hai nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ, tận dụng các cơ hội to lớn từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) nhằm nâng trao đổi trao đổi thương mại song phương lên 4 tỷ USD trong những năm tới; mong muốn Áo tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như điện tử, dệt may, da giày, nông – thủy sản tiếp cận thị trường Áo và EU. 

Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị Chính phủ Áo có tiếng nói ủng hộ, thúc đẩy Quốc hội Áo sớm hoàn tất phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA); ủng hộ việc Uỷ ban Châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với hàng thủy sản Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh hai bên cần triển khai một số biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương trên các lĩnh vực hai bên có thế mạnh và nhu cầu như khoa học – công nghệ, cơ sở hạ tầng, lao động, đào tạo nghề, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi xanh...

Thủ tướng cho rằng, là hai quốc gia có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời, phong phú, Việt Nam và Áo có nhiều tiềm năng mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực giao lưu văn hóa – nghệ thuật, âm nhạc, đẩy mạnh hợp tác du lịch. Nhân dịp này, Thủ tướng mong muốn Chính phủ Áo tiếp tục ủng hộ, tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm việc, qua đó đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng của Áo cũng như đóng vai trò cầu nối thúc đẩy hợp tác giữa hai quốc gia.

Bày tỏ nhất trí với các đánh giá và ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Ngoại giao Alexander Schallenberg khẳng định với nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, Áo mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực.

Đánh giá cao những lợi thế về thị trường, nguồn nhân lực và môi trường kinh doanh đầu tư tại Việt Nam, cũng như hai nước đều là các quốc gia ủng hộ tự do thương mại, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Áo rất quan tâm và mong muốn hợp tác thực chất, hiệu quả với các đối tác Việt Nam.

Bộ trưởng Ngoại giao Alexander Schallenberg cũng nhất trí hai bên thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực lao động thông qua việc xem xét ký kết các thỏa thuận hợp tác giữa hai chính phủ, triển khai dự án đào tạo giữa các trường đại học hai nước, đào tạo tại chỗ tại các doanh nghiệp Áo tại Việt Nam cũng như phát triển thị trường lao động đang có nhiều tiềm năng.

Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương và khu vực. Về vấn đề Biển Đông, hai bên chia sẻ tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông cũng như giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982./.


Nguồn: baochinhphu.vn


False
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm ba nước Mỹ LatinĐối ngoại Việt NamTinChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm ba nước Mỹ Latin/PublishingImages/2023-04/CTQH VĐH_Key_18042023090354.jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ thăm chính thức Cộng hòa Cuba, Cộng hòa Argentina và Cộng hòa Đông Uruguay từ ngày 18-28/4.
4/18/2023 10:00NoĐã ban hành

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm ba nước Mỹ Latinh - Ảnh 1. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ thăm chính thức Cộng hòa Cuba, Cộng hòa Argentina và Cộng hòa Đông Uruguay từ 18-28/4

Theo thông cáo báo chí của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez, Chủ tịch Hạ viện Argentina Cecilia Moreau, Chủ tịch Thượng viện Đông Uruguay Beatriz Argimon Cedeira, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ thăm chính thức Cộng hòa Cuba, Cộng hòa Argentina và Cộng hòa Đông Uruguay từ ngày 18-28/4.

Đây là chuyến thăm cấp cao nhất của lãnh đạo Việt Nam đến khu vực Mỹ Latinh trong năm 2023 nhằm triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; chủ động, tích cực củng cố và mở rộng nền tảng quan hệ chính trị, thúc đẩy quan hệ hợp tác hiệu quả, thực chất giữa Việt Nam và các đối tác ở khu vực Mỹ Latinh.

Với Cộng hòa Cuba, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là lãnh đạo cấp cao nước ngoài đầu tiên tới thăm sau khi Cuba vừa tổ chức thành công Tổng tuyển cử, bầu Quốc hội khóa mới và các chức danh quan trọng của nhà nước. Chuyến thăm diễn ra vào dịp hai bên kỷ niệm 60 năm Cuba thành lập Ủy ban đoàn kết với miền Nam Việt Nam, 50 năm lãnh tụ Fidel Castro Ruz lần đầu thăm Việt Nam và tới Vùng Giải phóng miền Nam Việt Nam (7/1973).

Hiện tại, quan hệ đoàn kết truyền thống, hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Cuba tiếp tục được thúc đẩy và tăng cường trên tất cả các kênh một cách thiết thực và thực chất hơn. Hai bên duy trì trao đổi thường xuyên đoàn các cấp thăm lẫn nhau và các hình thức trao đổi trực tuyến, đặc biệt ở cấp cao. Hiệp định thương mại Việt Nam-Cuba có hiệu lực từ tháng 4/2020 với nhiều cam kết ưu đãi thương mại mới, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa song phương.

Đối với Argentina, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ diễn ra vào dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Argentina, nhằm củng cố quan hệ hữu nghị và đoàn kết truyền thống giữa Việt Nam và Argentina cũng như với các nước Mỹ Latinh nói chung; khẳng định Argentina là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu, được ưu tiên của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh. Đây cũng là chuyến thăm cấp cao của Việt Nam tới Argentina sau 13 năm.

Chuyến thăm đồng thời khẳng định Argentina là ưu tiên, một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh, thúc đẩy khả năng khởi động đàm phán FTA Việt Nam - Cộng đồng thị trường Nam Mỹ (MERCOSUR).

Hiện nay, Việt Nam và Argentina duy trì khá thường xuyên các chuyến thăm lẫn nhau. Năm 2010, hai nước đã thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện. Hai bên đang trao đổi khả năng thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược theo lĩnh vực. Hai nước đã thiết lập một số cơ chế hợp tác/tham vấn, ký kết nhiều hiệp định/thỏa thuận hợp tác (về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, kinh tế- thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, phát thanh, chống tội phạm có tổ chức…) làm cơ sở thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam- Argentina.

Với Đông Uruguay, chuyến thăm diễn ra vào dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đông Uruguay. Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhằm củng cố quan hệ hữu nghị, đoàn kết truyền thống và ủng hộ lẫn nhau giữa hai nước; khẳng định thông điệp Việt Nam coi trọng quan hệ tốt đẹp và mong muốn đẩy mạnh kinh tế, thương mại và hợp tác cùng phát triển với các nước Mỹ Latinh, trong đó có Đông Uruguay; nâng hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có tiềm năng và cùng quan tâm.

Quan hệ hữu nghị và đoàn kết truyền thống giữa Việt Nam - Đông Uruguay được thể hiện qua sự ủng hộ lẫn nhau trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây cũng như phát triển đất nước hiện nay. Hai bên duy trì trao đổi đoàn, tiếp xúc song  phương khá thường xuyên. Hợp tác thương mại giữa hai nước vẫn còn khiêm tốn, đạt 175 triệu USD năm 2022, mặc dù đã tăng gần 90% so với năm 2021 nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có giữa hai nước.

Chuyến thăm chính thức ba nước trên của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Quốc hội Việt Nam coi trọng việc tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại của Quốc hội, tương xứng với việc thực hiện ba chức năng, nhiệm vụ quan trọng của Quốc hội theo hiến định là lập hiến - lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Đây cũng là một trong các hoạt động ngoại giao nghị viện nổi bật trong năm 2023, qua đó góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam với các nước nói chung; đồng thời, thể hiện vai trò tích cực, trách nhiệm của Quốc hội Việt Nam tại các diễn đàn nghị viện đa phương, song phương, luôn đồng hành, hỗ trợ kịp thời Chính phủ trong phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Nguồn: baochinhphu.vn

False
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony BlinkenĐối ngoại Việt NamBài viếtThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken/PublishingImages/2023-04/ngoaitruong hoaky_Key_18042023085556.jpg
Ngày 15/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.
4/18/2023 9:00NoĐã ban hành

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken - Ảnh 1. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh và cho rằng chuyến thăm này cùng với những tiếp xúc, trao đổi giữa hai nước thời gian qua, đặc biệt là cuộc điện đàm cấp cao rất thành công giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (29/3/2023) là minh chứng sống động cho sự phát triển của quan hệ hai nước. Nhân dịp này, Thủ tướng trân trọng gửi lời thăm hỏi đến Tổng thống Joe Biden và các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ.

Thủ tướng  khẳng định Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam không chọn bên mà chọn công lý, lẽ phải. Việt Nam coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và mong muốn thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện với Hoa Kỳ trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau.


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken - Ảnh 2. 

Thủ tướng đề nghị Chính quyền Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam để thúc đẩy hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, tiếp tục ủng hộ hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực quan trọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngoại trưởng Antony Blinken bày tỏ vui mừng được trở lại thăm Việt Nam sau hơn 6 năm và chuyển lời thăm hỏi của Tổng thống Joe Biden đến Lãnh đạo cấp cao Việt Nam; khẳng định Hoa Kỳ coi trọng quan hệ với Việt Nam, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau, ủng hộ Việt Nam "mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng".

Hai bên đã điểm lại những thành tựu nổi bật trong quan hệ và nhất trí đánh giá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã có những bước phát triển toàn diện, ngày càng ổn định, thực chất, đi vào chiều sâu, đem lại những lợi ích thiết thực cho cả hai nước cũng như đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Thủ tướng chân thành cảm ơn Hoa Kỳ đã viện trợ vaccine phòng COVID-19 cho Việt Nam. Ngoại trưởng Blinken cảm ơn Việt Nam kịp thời hỗ trợ Hoa Kỳ trang thiết bị, vật tư y tế trong ứng phó với đại dịch COVID-19. Hai bên bày tỏ vui mừng trước việc hai nước đã đạt Thỏa thuận về các điều kiện xây dựng, cải tạo và sửa chữa trụ sở Cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự của hai bên và trông đợi hai nước sẽ sớm có những trụ sở cơ quan đại diện mới xứng tầm với sự phát triển ngày càng sâu rộng của quan hệ song phương. Thủ tướng chúc mừng phía Hoa Kỳ tổ chức lễ động thổ dự án xây dựng trụ sở mới của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken - Ảnh 3. 

Ngoại trưởng Blinken cam kết mạnh mẽ sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng sâu rộng, ổn định và vững chắc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Để làm sâu sắc và phát triển hơn nữa quan hệ hai nước, Thủ tướng đề nghị hai bên tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc ở các cấp. Thủ tướng đề nghị Chính quyền Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam để thúc đẩy hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, tiếp tục ủng hộ hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực quan trọng như thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, quốc phòng - an ninh… và trong các lĩnh vực mới như kinh tế số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo, ứng phó với biến đổi khí hậu, ổn định chuỗi cung ứng, phát triển cơ sở hạ tầng… 


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken - Ảnh 4. 

Hai bên điểm lại những thành tựu nổi bật trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh hai bên cần tiếp tục nỗ lực thúc đẩy trao đổi thương mại hài hòa, bền vững; đề nghị Hoa Kỳ hạn chế các biện pháp áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và các biện pháp không cần thiết khác đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản, đồ gỗ, điều tác động trực tiếp đến việc làm và sinh kế của người dân. Thủ tướng đề nghị Hoa Kỳ tạo điều kiện và cơ hội để cộng đồng năng động và sáng tạo 2,2 triệu người Việt Nam tại Hoa Kỳ tiếp tục hội nhập, tuân thủ luật pháp sở tại, đóng góp vào sự phát triển của quan hệ hai nước.

Ngoại trưởng Blinken nhất trí hai bên còn nhiều dư địa hợp tác và cần tiếp tục thúc đẩy quan hệ trên các nguyên tắc đã được lãnh đạo cấp cao hai bên nhất trí. Ngoại trưởng cam kết mạnh mẽ sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng sâu rộng, ổn định và vững chắc trong thời gian tới, trong đó đặc biệt chú trọng đến các trụ cột và lĩnh vực như Thủ tướng đã đề cập.

Hai bên chia sẻ về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Thủ tướng hoan nghênh Hoa Kỳ tiếp tục đóng vai trò tích cực góp phần nhằm duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cũng như trên thế giới; đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục hợp tác trong khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện ASEAN - Hoa Kỳ, quan hệ Đối tác Mekong - Hoa Kỳ, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải - hàng không ở Biển Đông, ứng phó với biến đổi khí hậu và các hoạt động gìn giữ hòa bình (PKO) của Liên Hợp Quốc. Ngoại trưởng Blinken khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ với khu vực, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác và hỗ trợ các nước tiểu vùng Mekong ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống./.

Nguồn: baochinhphu.vn




False
Đoàn đại biểu tỉnh Bình Dương chúc Tết Bunpimay tại tỉnh Chăm-Pa-Sắc, CHDCND LàoĐối ngoại Bình Dương; Tin tứcTinĐoàn đại biểu tỉnh Bình Dương chúc Tết Bunpimay tại tỉnh Chăm-Pa-Sắc, CHDCND Lào/PublishingImages/2023-04/1681140204_1daondaibieu_Key_14042023083146.jpg
Chiều 9/4, Đoàn đại biểu tỉnh Bình Dương do Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh Nguyễn Văn Lộc làm Trưởng đoàn đã thăm, chúc Tết cổ truyền Bunpimay tại tỉnh Chăm-Pa-Sắc, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Tiếp đoàn có đồng chí Vi-Lay-Vong Bút-Đa-Khâm, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Chăm-Pa-Sắc.
4/14/2023 9:00NoĐã ban hành

Thông tin chi tiết tại Website btv.org.vn​

False
Thắt chặt mối quan hệ hữu nghị Bình Dương - KandalĐối ngoại Bình Dương; Tin tứcTinThắt chặt mối quan hệ hữu nghị Bình Dương - Kandal/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/14/2023 9:00NoĐã ban hànhFalse
Chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có ý nghĩa nhiều mặt và 'đặc biệt'Đối ngoại Việt NamTinChuyến thăm hữu nghị chính thức Lào của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có ý nghĩa nhiều mặt và 'đặc biệt'/PublishingImages/2023-04/CTN VVT_Key_12042023142007.jpg
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.
4/12/2023 15:00NoĐã ban hành

Chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có ý nghĩa nhiều mặt và 'đặc biệt' - Ảnh 1. 

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm hữu nghị Lào từ ngày 10 đến 11 tháng 4 năm 2023

Bộ trưởng có thể cho biết ý nghĩa chuyến thăm chính thức nước CHDCND Lào của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng?

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã thăm chính thức nước CHDCND Lào từ ngày 10 đến 11 tháng 4 năm 2023. 

Đây là chuyến thăm có ý nghĩa nhiều mặt và "đặc biệt". Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đi thăm nước CHDCND Lào đầu tiên ngay sau khi đảm nhiệm cương vị Chủ tịch nước, thể hiện chính sách nhất quán của ta luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào. 

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến hết sức phức tạp, gây ra nhiều khó khăn và thách thức, chuyến thăm của Chủ tịch nước đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ, toàn diện của Việt Nam đối với công cuộc đổi mới, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của nước bạn Lào.

Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm nhân dân Lào đang hân hoan chuẩn bị đón Tết cổ truyền Bunpimay, một ngày lễ lớn và thiêng liêng nhất của đất nước Lào, cho thấy tính chất đặc biệt của mối quan hệ Việt-Lào, mang đến nhân dân Lào anh em những tình cảm sâu đậm, nồng ấm của lãnh đạo và nhân dân Việt Nam nhân dịp đầu năm mới Phật lịch 2566.

Chuyến thăm cũng diễn ra trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa hai nước đang phát triển hết sức tốt đẹp, cả trong khuôn khổ song phương, cũng như tại các diễn đàn khu vực và quốc tế. 

Đặc biệt, năm 2022 vừa qua, hai nước đã phối hợp tổ chức thành công hàng trăm hoạt động sôi nổi và thiết thực để kỷ niệm Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. 

Do đó, chuyến thăm đã góp phần tạo xung lực mới cho hợp tác giữa hai nước trong năm 2023 trên tất cả các lĩnh vực trọng yếu, từ chính trị, ngoại giao đến an ninh, quốc phòng, kinh tế, giáo dục đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể thao, du lịch trên cơ sở triển khai hiệu quả các thỏa thuận cấp cao của hai Đảng, hai nước.

Bạn đã dành cho Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sự đón tiếp trọng thị và chu đáo, cùng với tình cảm nồng hậu và thắm tình đồng chí anh em. 

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến đặt vòng hoa và thăm Bảo tàng Kaysone Phomvihan để tưởng nhớ vị Lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Lào, người đã cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng, gây dựng và vun đắp cho mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào trở thành tài sản chung vô giá của cả hai dân tộc.

Bộ trưởng đánh giá như nào về những kết quả nổi bật của chuyến thăm lần này?

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Chuyến thăm chỉ diễn ra trong khoảng 30 tiếng đồng hồ, nhưng chương trình của Chủ tịch nước rất phong phú, gồm 18 hoạt động khác nhau, trong đó có các cuộc hội đàm, gặp gỡ và tiếp xúc với các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội của nước bạn Lào. Chuyến thăm đã đạt được nhiều kết quả cụ thể, toàn diện, cụ thể như sau:

Một là, về chính trị, hai bên tiếp tục khẳng định quyết tâm không ngừng củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào nói chung, cũng như quan hệ gắn bó và tin cậy ở mức cao nhất giữa lãnh đạo cấp cao hai nước nói riêng.

Hai là, Lãnh đạo hai nước đã nhất trí cao về các biện pháp để tiếp tục triển khai hiệu quả các thỏa thuận cấp cao của hai Đảng, hai nước, góp phần tạo động lực mới thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ Việt Nam - Lào trong thời gian tới; nhất là trong các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch, giao lưu nhân dân…

Trên cơ sở đó, hai bên nhất trí phối hợp triển khai hiệu quả thỏa thuận giữa hai Bộ Chính trị, Chiến lược hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2021 - 2030 và Hiệp định về hợp tác song phương Việt Nam - Lào giai đoạn 2021 - 2025.

Nhân dịp này, hai bên đã ký 2 thỏa thuận hợp tác quan trọng trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Ba là, trên cơ sở phát huy hiệu ứng tích cực của "Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào 2022", hai bên nhất trí đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử quan hệ gắn bó đặc biệt Việt Nam - Lào để từ đó thấy rõ trách nhiệm cùng nhau không ngừng vun đắp, gìn giữ mối quan hệ thủy chung, trong sáng có một không hai giữa hai Đảng, hai nước.  

Bốn là, hai bên cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là trong khuôn khổ ASEAN; cùng nhau giữ vững đoàn kết và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN. 

Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam sẽ tích cực ủng hộ Lào đảm nhận thành công các trọng trách quốc tế trong thời gian tới, trong đó có vai trò Chủ tịch ASEAN 2024 và tổ chức Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước lần đầu tiên giữa Campuchia - Lào - Việt Nam (dự kiến vào cuối năm 2023).

Năm là, trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch nước đã gặp gỡ và nói chuyện với đại diện cộng đồng người Việt và doanh nghiệp Việt Nam đang sinh sống, kinh doanh tại Lào; kịp thời động viên cộng đồng vượt qua khó khăn, nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực đóng góp vào công cuộc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội hậu đại dịch COVID-19 của Lào, cũng như góp phần vun đắp cho tình hữu nghị đoàn kết Việt Nam - Lào. 

Các đồng chí Lãnh đạo Lào cũng nhất trí sẽ tiếp tục quan tâm, có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Lào không ngừng ổn định và phát triển. 

Tóm lại, cùng với những kết quả như trên, chuyến thăm chính thức Lào của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng đối với việc không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng./.

Nguồn: Bộ Ngoại Giao
False
Công bố Nghị quyết thành lập thành phố Tân Uyên thuộc tỉnh Bình DươngTin tứcTinCông bố Nghị quyết thành lập thành phố Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương/PublishingImages/2023-04/congbonghiquyet6 tan uyen_Key_12042023142725.jpg
​Sáng 12-4, thị xã Tân Uyên tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương.
4/12/2023 15:00NoĐã ban hành

Tham dự có ông Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; ông Trần Lưu Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Về phía tỉnh Bình Dương, tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, cùng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Sông Bé, Bình Dương và thành phố Tân Uyên qua các thời kỳ; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cùng các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

congbonghiquyet1.jpg

Đại biểu tham dự buổi lễ

Nghị quyết số 725/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương chính thức có hiệu lực từ ngày 10/4/2023. Theo đó, thành phố Tân Uyên được thành lập trên cơ sở toàn bộ 191,76 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 466.053 người của thị xã Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương.

Thành phố Tân Uyên giáp các thành phố Dĩ An, Thủ Dầu Một, Thuận An, thị xã Bến Cát, huyện Bắc Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương và huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

Sau khi thành lập, thành phố Tân Uyên có 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 phường: Hội Nghĩa, Khánh Bình, Phú Chánh, Tân Hiệp, Tân Phước Khánh, Tân Vĩnh Hiệp, Thái Hòa, Thạnh Phước, Uyên Hưng, Vĩnh Tân và 02 xã: Bạch Đằng, Thạnh Hội.

congbonghiquyet2.jpg

Ông Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Tân Uyên và tặng quà lưu niệm cho lãnh đạo TP.Tân Uyên

Với vị trí địa lý đặc biệt, thành phố Tân Uyên là địa bàn quan trọng của tỉnh cả về chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa, xã hội, thuận lợi trong việc thu hút đầu tư các ngành như công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Trên địa bàn thành phố có hệ thống giao thông đối ngoại, giúp việc giao thương, vận chuyển hàng hóa luân chuyển đi các tỉnh, thành phía Nam; có cảng Thạnh Phước là cảng sông đầu tiên của thành phố, mở ra nhiều cơ hội mới trong lĩnh vực logistics.

congbonghiquyet3.jpg

Ông Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại lễ công bố, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định đây là Nghị quyết quan trọng tạo tiền đề và động lực để Tân Uyên xây dựng mô hình chính quyền đô thị tương ứng, tập trung các nguồn lực xây dựng và phát triển hạ tầng đô thị và xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hoá phía Đông Nam tỉnh Bình Dương.

Để Tân Uyên tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, đóng vai trò hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế liên kết với các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, song vẫn giữ được bản sắc văn hóa với những làng nghề truyền thống, giá trị lịch sử của các di tích, kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, ông đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố tiếp tục quán triệt nghiêm túc, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025. Chú trọng nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch; phát triển đô thị gắn với phát triển kinh tế đô thị, tiến tới xây dựng Tân Uyên là đô thị công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái, đầu mối giao thông Vùng.

Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan, tổ chức cùng chính quyền tỉnh Bình Dương và thành phố Tân Uyên khẩn trương sắp xếp, ổn định bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của nhân dân. Tăng cường công tác quản lý đất đai, quy hoạch, cư trú, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Tân Uyên là địa phương có tỷ lệ người lao động nhập cư rất lớn, do đó, cần quan tâm bố trí quỹ đất, đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội và các hạ tầng xã hội khác (y tế, giáo dục, văn hóa, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên...), giải quyết vấn đề "an cư lạc nghiệp" cho người lao động, bảo đảm sự phát triển đồng đều, cân bằng và bền vững. Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển; tập trung nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động; phát triển hạ tầng số, hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu. Đồng thời, quan tâm làm tốt công tác dân vận, phát huy vai trò MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, kịp thời giải quyết những bức xúc của người dân ngay từ cơ sở, phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ.

Ông tin tưởng, từ dấu mốc phát triển mới hôm nay, với truyền thống cách mạng vẻ vang, niềm tự hào về quê hương Tân Uyên, sự quan tâm, tạo điều kiện của Trung ương, lãnh đạo tỉnh Bình Dương, các cấp, các ngành; đồng thời, phát huy thành tựu và kinh nghiệm đã đạt được trong thời gian qua, thành phố Tân Uyên sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, ngày càng giàu đẹp, văn minh, trở thành đô thị xanh, thông minh, năng động, hiện đại, hội nhập.

IMG_5915.JPG

Ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh  trao Quyết định của Tỉnh ủy và ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh ​ tặng hoa cho cho lãnh đạo thành phố Tân Uyên

Tại buổi lễ, Tỉnh ủy Bình Dương cũng đã công bố Quyết định số 812-QĐ/TU của Tỉnh ủy Bình Dương về việc thành lập Đảng bộ thành phố Tân Uyên trực thuộc Tỉnh ủy trên cơ sở Đảng bộ thị xã Tân Uyên. 

IMG_5919.JPG

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu tại buổi lễ

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Bình Dương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh trân trọng ghi nhận, đánh giá cao, nhiệt liệt biểu dương, chúc mừng và cám ơn sự nỗ lực, cố gắng và những thành tích xuất sắc mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tân Uyên đã đạt được trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển vừa qua.

Ông đề nghị lãnh đạo thành phố Tân Uyên lĩnh hội nghiêm túc, tiếp thu đầy đủ và khẩn trương cụ thể hóa các ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội và triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xứng đáng là một trong những địa phương trụ cột, ngày càng có nhiều đóng góp to lớn để xây dựng tỉnh Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh và hiện đại.

congbonghiquyet6.jpg

congbonghiquyet.jpg

Các đại biểu thực hiện nghi thức công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Tân Uyên

Nguồn: binhduong.gov.vn

False
Bình Dương giữ vững vị trí thứ 2 cả nước về Chỉ số PAPI năm 2022Tin tứcTinBình Dương giữ vững vị trí thứ 2 cả nước về Chỉ số PAPI năm 2022/PublishingImages/2023-04/TOANCANH PAPI_Key_12042023143815.jpg
Theo kết quả tại Hội nghị công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) ở Việt Nam năm 2022 diễn ra vào sáng 12-4 tại Hà Nội, Bình Dương tiếp tục đứng vị trí thứ 2 trong 63 tỉnh, thành cả nước.
4/12/2023 15:00NoĐã ban hành

Theo đó, tỉnh Bình Dương đạt tổng điểm 47,4488 điểm, đứng thứ 2 cả nước; tăng hơn 0,27 điểm so với năm 2021 (47,178 điểm). Tỉnh Quảng Ninh đứng thứ nhất với 47,8763 điểm, kế tiếp là các tỉnh: Thanh Hóa, Ninh Thuận, Thừa Thiên-Huế, Bạc Liêu, Bình Thuận…

Ông Lý Văn Đẹp – Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, kết quả công bố cho thấy Bình Dương tiếp tục giữ vững vị trí thứ 2, đây là niềm tự hào cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương. Kết quả này là sự ghi nhận, động viên từ người dân đối với những nỗ lực của hệ thống chính trị, nhất là cấp cơ sở.  

TOANCANH LCBCCPAPI2.jpg  

Toàn cảnh Lễ Công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) ở Việt Nam năm 2022

Chỉ số PAPI là công cụ để người dân tham gia giám sát hiệu quả của chính quyền trong việc thực thi chính sách đến cấp cơ sở. PAPI đo lường 08 chỉ số nội dung: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch trong việc ra quyết định; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công, cung ứng dịch vụ công; quản trị môi trường và quản trị điện tử.

hinhcong bochi soPapi.jpg

Kết quả đánh giá Chỉ số PAPI tỉnh Bình Dương năm 2022​

Nguồn: binhduong.gov.vn

False
Kết nối thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại, du lịch Việt Nam- Lào- Thái LanĐối ngoại Bình DươngTinKết nối thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại, du lịch Việt Nam- Lào- Thái Lan/PublishingImages/2023-04/CTUBMTTT 1_Key_11042023101450.jpg
Sáng 10 - 4, tại tỉnh Champasak, CHDCND Lào, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Pakse phối hợp với chính quyền tỉnh Champasak và Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam tổ chức Diễn đàn Kết nối, thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại, du lịch Việt Nam – Lào – Thái Lan.
4/11/2023 11:00NoĐã ban hành

Ông Nguyễn Văn Lộc, Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh dẫn đầu đoàn đại biểu tỉnh Bình Dương tham dự và có bài phát biểu tại diễn đàn. Diễn đàn có sự tham gia của 11 đoàn đại biểu đến từ Việt Nam gồm: Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đồng Nai, Đồng Tháp. 

CTUBMTTT.jpg

Ông Nguyễn Văn Lộc phát biểu tại diễn đàn.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Pakse Nguyễn Văn Trung cho biết, với mục đích của diễn đàn nhằm kêu gọi, xúc tiến, thúc đẩy đầu tư, thương mại và du lịch, góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ khăng khít giữa 3 nước Việt Nam – Lào – Thái Lan nói chung, giữa các tỉnh/thành địa phương 3 nước nói riêng. Đây cũng là hoạt động ngoại giao kinh tế năm 2023, thực hiện các Thỏa thuận tại Kỳ họp 45 Ủy ban Hợp tác liên Chính phủ Việt Nam – Lào và đặc biệt là thúc đẩy hợp tác phát triển Hành lang kinh tế Đông – Tây. Tại diễn đàn, các tỉnh, thành của Việt Nam, Lào, Thái Lan đã cập nhật, cung cấp thông tin về tiềm năng, thế mạnh, các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư và đề xuất các nội dung hợp tác giữa các bên; xây dựng kế hoạch, triển khai nội dung hợp tác đầu tư...

Hành lang kinh tế Đông – Tây gồm 4 quốc gia: Việt Nam, Lào, Myanmar, và Thái Lan, là chương trình phát triển kinh tế được khởi xướng tại Hội nghị Bộ trưởng Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 vào năm 1998 với 3 mục tiêu: Tăng cường hợp tác kinh tế, thúc đẩy thương mại, đầu tư và phát triển giữa các quốc gia thành viên; Giảm chi phí vận chuyển, cũng như thúc đẩy vận chuyển hàng hóa, người dân hiệu quả hơn; Giảm nghèo và hỗ trợ phát triển khu vực nông thôn và biên giới.

CTUBMTTT 1.jpg

Ông Nguyễn Văn Lộc cùng các đại biểu tham dự diễn đàn chụp hình lưu niệm.

Mai Đạt

False
Triển khai kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2023 Hoạt động của Sở Ngoại VụBài viếtTriển khai kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2023 /PublishingImages/2023-04/z4244626594320_fbb2d82a3813b1b62b951b0e447435c6_Key_07042023155511.jpg
Chiều ngày 07/4/2023, Sở Ngoại vụ tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2023.
4/7/2023 16:00NoĐã ban hành

hoc tap z4244626586061_0f804e77219f850d047df11043ceb528.jpg

Chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chuyên đề năm 2023 là: "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương".

Mục đích của kế hoạch nhằm triển khai đến toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng trong cơ quan nhận thức sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - Chuyên đề năm 2023 và Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2023.

Ông Võ Thành Nhân, Phó Bí thư Chi bộ, Phó Giám đốc Sở đề nghị chi bộ nghiêm túc thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình hành động, nhiệm vụ trọng tâm; đồng thời, giám sát thường xuyên việc học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảng viên. Việc đánh giá, xếp loại tổ chức đảng, đảng viên, cán bộ và quần chúng cuối năm 2023 phải gắn liền với kết quả học tập và làm theo Bác. Ngoài ra các cán bộ, đảng viên và quần chúng phải thực hiện Bản đăng ký học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Giao Cấp ủy Chi bộ Sở theo dõi việc thực hiện Kế hoạch và báo cáo kết quả theo kỳ họp định kỳ tiếp theo.

hoc tap z4244626594320_fbb2d82a3813b1b62b951b0e447435c6.jpg

Kim Mai

False
Thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Lào ngày càng thực chất, hiệu quảĐối ngoại Việt NamTinThúc đẩy hợp tác Việt Nam-Lào ngày càng thực chất, hiệu quả/PublishingImages/2023-04/TT PMC - Lao_Key_06042023102320.jpg
Chiều 5/4, sau khi bế mạc Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone
4/6/2023 11:00NoĐã ban hành

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Lào ngày càng thực chất, hiệu quả - Ảnh 1. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cuộc làm việc nhằm rà soát, đánh giá, kiểm điểm, rút kinh nghiệm việc triển khai các hoạt động hợp tác song phương theo chỉ đạo của Bộ Chính trị hai nước và thỏa thuận tại Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào, đồng thời thống nhất các cơ chế mới để thúc đẩy hợp tác cho đúng, trúng, kịp thời và hiệu quả.

Tại cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng Lào tổ chức thành công Hội nghị Uỷ hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4, qua đó góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Lào trong khu vực. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng chúc mừng những thành tựu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào anh em đã đạt được trong thời gian vừa qua, đồng thời bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ Lào mà đứng đầu là đồng chí Thủ tướng Sonexay Siphandone, nhân dân Lào anh em sẽ vượt qua khó khăn, triển khai thắng lợi nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ IX nhằm xây dựng đất nước Lào độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, ngày càng phồn vinh, thịnh vượng.

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Lào ngày càng thực chất, hiệu quả - Ảnh 2. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng Lào tổ chức thành công Hội nghị Uỷ hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4, qua đó góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Lào trong khu vực - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone vui mừng gặp lại Thủ tướng Phạm Minh Chính sau chuyến thăm chính thức Lào của Thủ tướng Phạm Minh Chính (tháng 01/2023); cảm ơn Thủ tướng đã tham dự và đóng góp vào thành công của Hội nghị cấp cao; cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ vô tư, trong sáng của Việt Nam dành cho Lào trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây, cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ngày nay.

Thủ tướng Lào trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith và các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Lào tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí Lãnh đạo cấp cao Việt Nam; đánh giá cao những thành tựu to lớn và toàn diện Việt Nam đã giành được trong công cuộc xây dựng, phát triển và hội nhập quốc tế; đặc biệt là nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau dịch bệnh, có vai trò và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.


Thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Lào ngày càng thực chất, hiệu quả - Ảnh 3. 

Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đánh giá cao những thành tựu to lớn và toàn diện Việt Nam đã giành được trong công cuộc xây dựng, phát triển và hội nhập quốc tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai Thủ tướng vui mừng và đánh giá cao sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào trên các lĩnh vực giữa hai nước thời gian qua. Hai bên trao đổi nhiều đoàn trên tất cả các cấp, các kênh; tiếp tục phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, nhất là Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào; tổ chức thành công hàng trăm hoạt động ý nghĩa trong "Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022" ở cả hai nước. Đặc biệt, hợp tác thương mại là điểm sáng với tổng kim ngạch song phương cả năm 2022 đạt hơn 1,7 tỷ USD, tăng hơn 24% so với năm 2021, vượt mục tiêu đã đề ra (tăng trưởng 10-15%).

Hai bên nhất trí nỗ lực triển khai Thỏa thuận chiến lược hợp tác Việt-Lào giai đoạn 2021-2030, Hiệp định hợp tác song phương Việt-Lào 2021-2023 và các thỏa thuận cấp cao, kế hoạch hợp tác đã ký trên các lĩnh vực; tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp, các kênh để không ngừng củng cố quan hệ chính trị tin cậy đặc biệt và bền chặt; phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tăng cường hợp tác an ninh, quốc phòng; tăng cường phối hợp phòng, chống các loại tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm ma túy.

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Lào ngày càng thực chất, hiệu quả - Ảnh 4. 

Hai Thủ tướng trao đổi về các kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành các vấn đề kinh tế-xã hội; đề xuất, thống nhất định hướng trong các lĩnh vực hợp tác mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai bên cũng nhất trí tiếp tục nâng tầm hợp tác kinh tế; hỗ trợ nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với hội nhập quốc tế thực chất, sâu rộng và hiệu quả; tăng cường kết nối hai nền kinh tế; tiếp tục phối hợp, đổi mới cách thức triển khai các dự án viện trợ, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, làm tốt khâu chuẩn bị dự án, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc… để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả các dự án; quyết tâm tập trung tháo gỡ vướng mắc, giải quyết dứt điểm một số tồn đọng và thúc đẩy triển khai các dự án trọng điểm như bến cảng Vũng Áng 1, 2, 3; sân bay NongKhang ; các dự án kết nối giao thông đường bộ, đường sắt theo hướng Đông-Tây…; tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, mặt bằng… cho các doanh nghiệp, dự án của Việt Nam tại Lào.

Hai Thủ tướng cũng đã trao đổi về các kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành các vấn đề kinh tế-xã hội; đề xuất, thống nhất định hướng trong các lĩnh vực hợp tác mới.

Nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết, thỏa thuận hai nước trong năm 2023, hai Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban hợp tác hai nước, các bộ, ngành liên quan thường xuyên đôn đốc tiến độ triển khai các nhiệm vụ đã giao, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, hoàn thành mục tiêu mà hai Bộ Chính trị đã giao hai Chính phủ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Lào đảm nhận thành công các trọng trách quốc tế trong thời gian tới, trong đó có vai trò Chủ tịch ASEAN/AIPA vào năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện và phải có kết quả cân đong đo đếm được.

Nguồn: baochinhphu.vn






False
Tuyên bố chung Vientiane đề ra 7 lĩnh vực hành động ưu tiênĐối ngoại Việt NamTinTuyên bố chung Vientiane đề ra 7 lĩnh vực hành động ưu tiên/PublishingImages/2023-04/song me kong 4_Key_06042023102851.jpg
Ngày 5/4, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Hội nghị Cấp cao lần thứ 4 Ủy hội sông Mekong quốc tế đã thông qua Tuyên bố chung Vientiane.
4/6/2023 11:00YesĐã ban hành

Đổi mới và hợp tác nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong - Ảnh 1. 

                     Các nhà Lãnh đạo chụp ảnh chung tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 4 Ủy hội sông Mekong quốc tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Lời mở đầu

Chúng tôi, những người đứng đầu Chính phủ của Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào), Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhóm họp tại Vientiane, CHDCND Lào, tham dự Hội nghị Cấp cao lần thứ 4 của Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) và:

Nhắc lại Hiệp định Hợp tác Phát triển Bền vững của Lưu vực sông Mekong ký kết năm 1995 (gọi tắt là Hiệp định Mekong 1995) và việc thành lập Ủy hội sông Mekong quốc tế của đại diện các Chính phủ Hạ lưu vực Sông Mekong, với tầm nhìn toàn lưu vực và dựa trên lịch sử hợp tác Mekong từ năm 1957 cùng với sự thành lập của Ủy ban Điều phối Nghiên cứu khảo sát Hạ lưu vực sông Mekong.

Ghi nhận các hành động và cam kết ưu tiên từ các Hội nghị Cấp cao trước đây của MRC và tính xác đáng của những nội dung này đối với các quốc gia thành viên MRC, kể từ Hội nghị Cấp cao lần thứ nhất tổ chức vào năm 2010 tại Hua Hin, Thái Lan, với chủ đề "đáp ứng nhu cầu, duy trì cân bằng: hướng tới phát triển bền vững", Hội nghị Cấp cao lần thứ hai tổ chức vào năm 2014 tại TPHCM, Việt Nam với chủ đề "An ninh nguồn nước, lương thực và năng lượng trong bối cảnh biến đổi khí hậu", và Hội nghị Cấp cao lần thứ ba tổ chức năm 2018 tại Siem Reap, Campuchia với chủ đề "tăng cường các nỗ lực chung và mở rộng quan hệ đối tác nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững trên Lưu vực sông Mekong";

Nhận thức được tầm quan trọng của những đóng góp của Lưu vực sông Mekong đối với các lĩnh vực liên quan đến nước trong Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững, Thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu, Chương trình Khung Sendai về giảm nhẹ rủi ro thiên tai 2015-2030, Chương trình nghị sự ASEAN về hội nhập, kết nối khu vực thu hẹp khoảng cách phát triển trong cộng đồng ASEAN và nhu cầu phục hồi mạnh mẽ sau COVID-19 trong bối cảnh các thách thức quốc tế và khu vực đang thay đổi và ngày càng phức tạp, từ đó tiếp tục khẳng định giá trị của hợp tác đa phương;

Nhận thức được tính cấp bách ngày một lớn từ những thách thức, rủi ro và cơ hội mà các quốc gia hạ lưu vực sông Mekong hiện nay và trong tương lai phải đối mặt do tác động của các hoạt động phát triển cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, do đó việc quản lý tài nguyên nước tối ưu nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước cho lưu vực sông Mekong là vô cùng quan trọng để đạt được sự ổn định về môi trường và kinh tế-xã hội cho các cộng đồng sống trong lưu vực, nhưng cũng cần phải tìm ra những ý tưởng mới và phương thức hợp tác sáng tạo để xử lý một cách thỏa đáng các rủi ro và đánh đổi ngày càng tăng liên quan đến phát triển và quản lý lưu vực;

Ghi nhận rằng các cơ hội đảm bảo an ninh nguồn nước, lương thực và năng lượng cho tất cả các quốc gia Mekong có thể gia tăng thông qua hợp tác khu vực cùng với các nỗ lực phối hợp của tất cả các quốc gia;

Nhấn mạnh tầm quan trọng của một Tổ chức Lưu vực sông dựa trên hiệp ước, mạnh mẽ, bền vững về tài chính trước tình hình thể chế tổ chức vẫn đang tiếp tục thay đổi trong lưu vực sông Mekong để quản lý hiệu quả tài nguyên nước và các nguồn tài nguyên liên quan;

Hoan nghênh sự tham gia nhiều hơn nữa của tất cả các quốc gia ven sông trong quản lý và phát triển bền vững lưu vực sông Mekong dựa trên tinh thần hữu nghị và hợp tác;

Trân trọng sự tham gia và cam kết hợp tác của các Đối tác đối thoại, Đối tác phát triển và các đối tác khác của Ủy hội;

Tiếp tục khẳng định cam kết chính trị cao nhất của chúng tôi đối với việc thực hiện hiệu quả Hiệp định Mekong 1995 và vai trò của Ủy hội như là một cơ quan ngoại giao và hợp tác về tài nguyên nước hàng đầu trong khu vực và là một trung tâm tri thức trong tăng cường thực hiện các chiến lược, thủ tục, hướng dẫn kỹ thuật cũng như chia sẻ dữ liệu và thông tin trên toàn lưu vực, qua đó thúc đẩy hợp tác hòa bình và cùng có lợi để đạt được tầm nhìn chung về một Lưu vực sông Mekong thịnh vượng về kinh tế, công bằng về xã hội, lành mạnh về môi trường và có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thành tựu kể từ Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ ba

Với tư cách là những người đứng đầu Chính phủ của các quốc gia thành viên Ủy hội, chúng tôi:

1. Ghi nhận những thành tựu và sự phát triển quan trọng của Ủy hội trong những năm gần đây, bao gồm việc không ngừng đóng góp cho hợp tác hòa bình, cùng có lợi và phát triển bền vững ở khu vực Mekong thông qua đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia thành viên và với các đối tác, đặc biệt là: 

Việc tăng cường tạo lập và chia sẻ kiến thức đã hỗ trợ hiệu quả hơn quá trình xây dựng kế hoạch và ra quyết định như đã được thể hiện trong Báo cáo hiện trạng lưu vực năm 2018, cũng như trong các nghiên cứu và đánh giá kỹ thuật bao gồm nghiên cứu chung với Trung Quốc, Myanmar, Viện Quản lý Nước quốc tế, Liên Hợp Quốc và các đối tác khác; 

Hướng dẫn của vùng đối với các quy hoạch quốc gia để phát triển lưu vực, quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan một cách bền vững hơn, thông qua Chiến lược Phát triển lưu vực giai đoạn 2021-2030, hoàn thiện và triển khai bước đầu các chiến lược ngành về thủy điện bền vững, quản lý môi trường và quản lý hạn hán, hướng dẫn cập nhật về thiết kế đập dòng chính, và hướng dẫn đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới; 

Tăng cường quan hệ đối tác quan trọng trong đó bao gồm quan hệ với các Đối tác đối thoại, Đối tác phát triển của Ủy hội và các cơ chế hợp tác vùng khác, bao gồm ASEAN, Hợp tác Mekong-Lan Thương, Quan hệ đối tác Mekong-Mỹ, hợp tác Mekong-Nhật Bản, hợp tác Mekong-Hàn Quốc, và các bên liên quan khác với những thỏa thuận cụ thể; cải thiện quy trình tham vấn và tiếp cận công chúng, các diễn đàn và đối thoại vùng; tăng cường chia sẻ dữ liệu và thông tin giữa các quốc gia thành viên, của Trung Quốc; và tăng cường các hoạt động chung; 

Chuyển hướng sang chủ động xác định các giải pháp đầu tư trong khu vực và chủ động ứng phó với các thách thức của lưu vực bao gồm phối hợp trong phát triển thủy điện, thủy lợi, giao thông thủy và các hoạt động phát triển tài nguyên nước bền vững khác, phối hợp trong quản lý các công trình khai thác sử dụng nước, và cải thiện việc thực hiện các Thủ tục của Ủy hội để giải quyết các tác động xuyên biên giới và các vấn đề liên quan đến vận hành công trình;

Hỗ trợ giảm tác động bất lợi đối với các cộng đồng dễ bị tổn thương do lũ lụt và hạn hán thông qua thiết lập hệ thống dự báo lũ lụt và hạn hán chính xác hơn với các công cụ hiện đại, cùng với sự hợp tác trong cảnh báo sớm và chuẩn bị sẵn sàng cho ứng phó với thảm họa thông qua quản lý tổng hợp về lũ lụt và hạn hán;

Tăng cường hỗ trợ cho quá trình lập kế hoạch và ra quyết định của quốc gia thông qua công tác quản lý thông tin và dữ liệu được cải thiện bao gồm xây dựng một Mạng lưới Giám sát sông Mekong bền vững hơn để hỗ trợ giám sát sông ở cấp vùng và cấp quốc gia, các hệ thống mô hình và truyền thông, hệ thống hỗ trợ ra quyết định cấp vùng và cấp quốc gia được thiết kế sát với yêu cầu, sáng tạo và kịp thời, giúp giải quyết các nhu cầu hiện tại và cấp bách; và 

Xây dựng một Ủy hội sông Mekong quốc tế do các quốc gia thành viên làm chủ và dẫn dắt, với sự hướng dẫn chặt chẽ của Hội đồng và Ủy ban Liên hợp, có Giám đốc điều hành Ban Thư ký và chuyên gia là người của các quốc gia thành viên, với trụ sở chính đặt tại Vientiane và Trung tâm Quản lý lũ và hạn vùng đặt tại Phnom Penh, và việc tăng cường đóng góp về tài chính từ tất cả các quốc gia thành viên đã đưa tổ chức đi đúng hướng, tiến tới tự chủ về năng lực và tài chính trong thực hiện các chức năng chủ chốt về quản lý lưu vực sông vào năm 2030. 

2. Bày tỏ sự đánh giá cao đối với những hỗ trợ không ngừng về kỹ thuật và tài chính của các Đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế, khu vực tư nhân và các đối tác liên quan khác cho Ủy hội và các quốc gia thành viên, cũng như sự hợp tác của các Đối tác đối thoại của Ủy hội và tất cả các bên liên quan để đạt được những thành tựu này; 

3. Ghi nhận rằng những thành tựu này đã đặt nền tảng mới và tiến bộ hơn để Ủy hội thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và chức năng chủ chốt của một tổ chức lưu vực sông thông qua: (i) hỗ trợ phát triển tối ưu và bền vững đồng thời tăng cường an ninh nguồn nước trong khu vực và xây dựng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, (ii) hỗ trợ xây dựng quy hoạch quốc gia từ tầm nhìn toàn lưu vực và sự điều phối các hoạt động của lưu vực, (iii) cung cấp thông tin liên tục và minh bạch về tình trạng lưu vực hiện tại và trong tương lai gần nhằm hỗ trợ cải thiện công tác cảnh báo sớm, (iv) tăng cường quyền sở hữu và năng lực của quốc gia để thực hiện các chức năng chủ chốt về quản lý lưu vực sông, và (v) tiếp tục phát triển thể chế tổ chức của Ủy hội để đạt được mức độ hợp tác khu vực cao hơn trong giải quyết các thách thức của lưu vực.

Các cơ hội và thách thức trong khu vực

Với tư cách là những người đứng đầu Chính phủ của các quốc gia thành viên Ủy hội, chúng tôi tiếp tục:

4. Ghi nhận các cơ hội đáng kể cho sự phát triển bền vững trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến nước, bao gồm thủy điện, thủy lợi, giao thông thủy và các lĩnh vực khác, và việc đảm bảo an ninh nguồn nước để bảo vệ cộng đồng khỏi các rủi ro liên quan đến nước, đặc biệt là lũ lụt và hạn hán, cần phải đưa vào xem xét trong các lĩnh vực đầu tư khác và cũng cần được coi như là một cơ hội phát triển; 

5. Công nhận rằng mặc dù việc phát triển và sử dụng nguồn nước của sông Mekong đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng có thể gây ra những tác động bất lợi đến môi trường lưu vực và các cộng đồng dễ bị tổn thương, bao gồm các tác động xuyên biên giới cần phải phối hợp giải quyết, đặc biệt khi mà các tác động trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu, chẳng hạn như lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng, xói lở và bồi lắng lòng bờ sông, ảnh hưởng của sự dao động bất thường về mực nước và lưu lượng ở một số nơi trong lưu vực, và sự suy thoái các giá trị môi trường và suy giảm nguồn lợi thuỷ sản do dòng sông bị chia cắt; và 

6. Khẳng định rằng để giải quyết các thách thức của lưu vực vốn ngày càng trở nên phức tạp, chúng ta cần cả các giải pháp quản lý lẫn phát triển để đảm bảo tính bền vững về tài nguyên môi trường, cần xác định các giải pháp đầu tư khác nhau và xem xét thỏa đáng mối liên kết giữa các ngành sử dụng nước, bổ sung quản lý vận hành, bao gồm quản lý vận hành liên hồ chứa xuyên biên giới, đặc biệt là việc chia sẻ số liệu vận hành kịp thời và thường xuyên từ các công trình khai thác sử dụng nước, xác định các dự án đầu tư chung góp phần đảm bảo an ninh nước, lương thực và năng lượng.  

Các lĩnh vực hành động ưu tiên

Chúng tôi kêu gọi Ủy hội, tất cả các đối tác và các bên liên quan phối hợp tìm ra các giải pháp sáng tạo để ứng phó với những thách thức này, đồng thời nắm bắt các cơ hội và tăng cường hợp tác vì một Lưu vực sông Mekong bền vững và đảm bảo an ninh nguồn nước, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc cởi mở, minh bạch, toàn diện, cùng có lợi, bình đẳng, tham vấn, phối hợp, hợp tác, tôn trọng chủ quyền, với trọng tâm là:

7. Dựa trên một quy hoạch phát triển lưu vực chủ động và thích ứng, xác định các dự án đầu tư chung và dự án quốc gia có ý nghĩa cho toàn lưu vực, và các hoạt động hỗ trợ có liên quan nhằm tăng cường tương trợ và giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của cộng đồng ở cấp lưu vực và quốc gia, và đưa ra các giải pháp ứng phó toàn diện với biến đổi khí hậu, bao gồm các giải pháp công trình, các giải pháp thích nghi thuận tự nhiên, các giới hạn môi trường, quản lý phù sa bùn cát, hỗ trợ triển khai các quy hoạch ngành khác chẳng hạn như sản xuất năng lượng tái tạo, kết nối và nâng cấp mạng lưới truyền tải điện của khu vực, phát triển thị trường và các hoạt động thương mại về năng lượng, và các trung tâm vận tải đa phương tiện;

8. Hỗ trợ các quốc gia trong trợ giúp các cộng đồng thích ứng với các biến động của dòng sông thông qua việc đảm bảo một hệ thống thông tin liên lạc thông suốt nhằm thông báo kịp thời và hiệu quả các biến động bất thường, các vấn đề về chất lượng nước, lũ lụt và hạn hán và các trường hợp khẩn cấp khác liên quan tới nước, đồng thời hướng tới tăng cường chia sẻ dữ liệu vận hành các công trình khai thác sử dụng nước một cách kịp thời và thường xuyên để giúp cho chuẩn bị và ứng phó tốt hơn;

9. Hỗ trợ việc ra quyết định về phát triển và vận hành thông qua tăng cường sử dụng công nghệ trong thực hiện tất cả các chức năng quản lý lưu vực sông từ công tác theo dõi, giám sát và quản lý vận hành công trình tới công tác đánh giá và lập kế hoạch, chiến lược dài hạn;

10. Đảm bảo rằng các hoạt động tham vấn được thực hiện hiệu quả hơn thông qua một Diễn đàn của các bên liên quan toàn lưu vực do Ủy hội và các Đối tác đối thoại phối hợp tổ chức, tăng cường và đổi mới các hoạt động chung với các Diễn đàn hợp tác vùng khác, các Đối tác phát triển, cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân, và các bên có liên quan khác;  

11. Tăng cường quản lý toàn lưu vực trên cơ sở  chức năng nhiệm vụ của Ủy hội thông qua đổi mới về chính sách, công nghệ và cơ chế hợp tác, đối tác với các khung hợp tác vùng khác có liên quan;  

12. Duy trì và tìm kiếm nguồn tài chính mới để hỗ trợ các nỗ lực nêu trên bao gồm các nguồn từ nhà nước và tư nhân, và các cơ chế hỗ trợ tài chính toàn cầu; và  

13. Đảm bảo rằng Ủy hội đang trong quá trình chuyển đổi bền vững để tự chủ vào năm 2030, thông qua việc không ngừng phát triển tổ chức nhằm tăng cường năng lực của Ủy hội và các cơ quan, bộ, ngành có liên quan của quốc gia để triển khai thực hiện chức năng chủ chốt về quản lý lưu vực sông, bao gồm việc thu thập và quan trắc các số liệu liên quan về nước do các nhóm chuyên gia chung của lưu vực thực hiện, xây dựng một Mạng lưới Giám sát sông Mekong hiệu quả về mặt tài chính, tăng cường việc triển khai các Thủ tục của Ủy hội và các cơ chế có liên quan, phương thức làm việc, và áp dụng các hướng dẫn và chiến lược của vùng.

Hướng tiếp theo 

14. Chúng tôi khẳng định lại cam kết cùng nỗ lực tăng cường hơn nữa vai trò của Ủy hội nhằm đảm bảo an ninh nước, lương thực và năng lượng, và sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường của Lưu vực sông Mekong. 

15. Chúng tôi hoan nghênh sự thay đổi mang tính chiến lược về quy hoạch lưu vực chủ động và thích ứng, phối hợp trong quản lý vận hành các công trình, đồng thời kêu gọi tất cả các quốc gia trong lưu vực, các đối tác và các bên có liên quan tiếp tục hợp tác với Ủy hội để duy trì thực hiện Hiệp định Mekong năm 1995 và các Thủ tục có liên quan, và để hỗ trợ việc triển khai Chiến lược phát triển lưu vực giai đoạn 2021-2030 phù hợp với Tuyên bố chung này và phù hợp với "Tinh thần Mekong". 

16.  Chúng tôi giao nhiệm vụ cho Ủy hội điều phối và giám sát việc thực hiện Tuyên bố chung này. 

17. Chúng tôi bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã tổ chức Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4, và chúng tôi mong đợi Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 5 sẽ được tổ chức vào năm 2026 tại Vương quốc Thái Lan.

Nguồn: baochinhphu.vn

True
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Toàn quyền AustraliaĐối ngoại Việt NamTinChủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Toàn quyền Australia/PublishingImages/2023-04/CT nuoc VVT_Key_05042023102620.jpg
Sáng 4/4, ngay sau lễ đón chính thức, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã hội đàm với Toàn quyền Australia David Hurley nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Toàn quyền.
4/5/2023 11:00NoĐã ban hành

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Toàn quyền Australia - Ảnh 1. 

Nghi thức đón Toàn quyền David Hurley thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nồng nhiệt chào mừng Toàn quyền David Hurley thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, đánh giá cao ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Australia tới Việt Nam kể từ sau đại dịch COVID-19, cũng là chuyến thăm cấp cao mở đầu năm kỷ niệm lần thứ 50 Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Australia (1973-2023) và là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên Chủ tịch nước đón tiếp trên cương vị mới.

Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ thành công tốt đẹp, góp phần tạo xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước.

Toàn quyền David Hurley bày tỏ vui mừng được đến thăm Việt Nam và cùng lãnh đạo, nhân dân Việt Nam kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước; cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu và chu đáo mà Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dành cho đoàn cũng như những lời chúc mừng tốt đẹp Chủ tịch nước dành cho đất nước và con người Australia.

Toàn quyền đánh giá cao các thành tựu quan trọng của Việt Nam trong kiểm soát dịch bệnh COVID-19, phục hồi và phát triển kinh tế, bảo đảm lợi ích người dân; cho rằng điều này không chỉ mang lại lợi ích cho Việt Nam mà còn đóng góp cho quan hệ hai nước và khu vực; bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, ngày càng khẳng định vai trò và vị thế ở khu vực và quốc tế.

Trao đổi về quan hệ song phương, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Toàn quyền David Hurley bày tỏ hài lòng về sự phát triển thực chất và hiệu quả của quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước sau 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao; đặc biệt, nhiều lĩnh vực hợp tác nêu trong Chương trình hành động giai đoạn 2020-2023 đã trở thành trụ cột hoặc điểm sáng trong quan hệ hai nước như an ninh-quốc phòng, kinh tế-thương mại, khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo, giao lưu nhân dân….

Cho rằng hai nước vẫn còn nhiều dư địa và tiềm năng hợp tác, hai nhà lãnh đạo đã cùng thảo luận sâu rộng về các định hướng lớn để tăng cường quan hệ Việt Nam-Australia trên các lĩnh vực; nhất trí trao đổi về việc nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác Chiến lược toàn diện vào thời gian phù hợp.


Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Toàn quyền Australia - Ảnh 2. 

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Toàn quyền David Hurley bày tỏ hài lòng về sự phát triển thực chất và hiệu quả của quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước sau 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo đó, hai nhà lãnh đạo cho rằng, hai bên cần tiếp tục duy trì tin cậy, củng cố tình hữu nghị, sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau thông qua việc tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp không chỉ ở trung ương mà còn ở địa phương; đẩy mạnh các hoạt động giao lưu hữu nghị của các giới trong xã hội, nhất là phát huy vai trò của các hội hữu nghị và nhóm nghị sĩ hữu nghị tại mỗi nước, các hội thanh niên, sinh viên, phụ nữ…; phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao tại cả hai nước để gia tăng nhận thức của người dân hai nước về quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Australia; đẩy mạnh triển khai hiệu quả các văn kiện đã ký kết giữa hai nước.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị trên tinh thần văn kiện Chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam-Australia (EEES) đã ký kết, hai bên cần gia tăng hợp tác thương mại và đầu tư hai chiều bằng các biện pháp hữu hiệu, trong đó có việc xem tạo thuận lợi cho các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của nhau; có chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tăng cường đầu tư vào nhau; theo đó, khuyến khích doanh nghiệp Australia đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực năng lượng, kết cấu hạ tầng, khai khoáng, viễn thông, tài chính-ngân hàng, nông nghiệp công nghệ cao, giáo dục...

Chủ tịch nước đánh giá hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình là điểm sáng trong hợp tác song phương; đề nghị Australia tiếp tục hợp tác chặt chẽ phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, quản lý xuất nhập cảnh, chống di cư bất hợp pháp; kiểm soát, xử lý các cá nhân, tổ chức khủng bố có thể sử dụng lãnh thổ Australia để tiến hành các hoạt động chống phá Việt Nam.


Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Toàn quyền Australia - Ảnh 3. 

Hai nhà lãnh đạo cho rằng, hai bên cần tiếp tục duy trì tin cậy, củng cố tình hữu nghị, sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Toàn quyền Australia nhất trí việc hai bên quan tâm hơn nữa các hoạt động văn hóa, thể thao, giao lưu nhân dân; theo đó, hai bên sớm hoàn tất thủ tục để triển khai Bản ghi nhớ về Chương trình thị thực nông nghiệp Australia để công dân Việt Nam có thể sang làm việc tại Australia trong lĩnh vực nông nghiệp; tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên Việt Nam sang học tại Australia đồng thời khuyến khích thêm nhiều công dân Australia sang du lịch, học tập tại Việt Nam theo Chương trình lao động kỳ nghỉ và Kế hoạch Colombo mới; thúc đẩy triển khai các hoạt động quảng bá du lịch sau đại dịch, tăng cường kết nối địa phương…

Toàn quyền đánh giá cao việc thành lập Trung tâm Việt Nam-Australia tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; khẳng định sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt tại Australia sinh sống, học tập, lao động, thành lập các hội, đoàn tích cực phù hợp với luật pháp sở tại; đồng thời đề nghị Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Australia sang Việt Nam du lịch, học tập, đầu tư và kinh doanh.

Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế, Chủ tịch nước đánh giá cao việc Australia dành ưu tiên cao cho quan hệ với Đông Nam Á và Việt Nam, coi trọng và tăng cường quan hệ với ASEAN.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục tăng cường tham vấn và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là Liên Hợp Quốc, ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt.

Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh và tự do hàng hải tại Biển Đông; cùng với các nước hợp tác xây dựng một khu vực ổn định, phồn vinh, tôn trọng chủ quyền quốc gia và bảo đảm thượng tôn pháp luật. 

Nguồn: baochinhphu.vn




False
Lãnh đạo tỉnh tiếp nguyên Tổng thống Cộng hòa ChileĐối ngoại Bình DươngTinLãnh đạo tỉnh tiếp nguyên Tổng thống Cộng hòa Chile/PublishingImages/2023-04/chile 2_Key_31032023160325_Key_04042023142221.jpg
​Sáng 31-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp bà Michelle Bachelet - nguyên Tổng thống Cộng hòa Chile và Đoàn công tác quận Cerro Navia đến thăm và làm việc tại tỉnh Bình Dương. ​
4/4/2023 15:00NoĐã ban hành

Cùng tiếp Đoàn có ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Tại buổi tiếp, nguyên Tổng thống Chile Michelle Bachelet bày tỏ vui mừng khi đến thăm Việt Nam đúng vào dịp kỷ niệm 52 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Chile và cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu, thân tình của tỉnh Bình Dương.

chile 1.jpg

Toàn cảnh buổi tiếp

Ôn lại lịch sử mối quan hệ hai dân tộc, nguyên Tổng thống Chile khẳng định tình đoàn kết và mối quan hệ gắn bó sâu sắc của hai dân tộc. Bà cùng nhân dân Chile luôn dành tình cảm đặc biệt đối với đất nước, con người Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. 

Trong thời gian tới, dự án "Ký ức Việt Nam – Chile" sẽ triển khai thực hiện tại quận Cerro Navia, bà Michelle Bachelet Jeria kỳ vọng thông qua chuyến thăm này của cá nhân bà và lãnh đạo quận Cerro Navia, quan hệ địa phương và giao lưu nhân dân giữa hai nước sẽ được củng cố và sâu sắc hơn nữa. Bà Michelle Bachelet Jeria khẳng định, dù ở bất kỳ cương vị nào cũng sẽ tiếp tục ủng hộ thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Chile và quan hệ gắn bó giữa nhân dân hai nước.

chile.jpg

Ông Mauro Elias Tamayo - Quận trưởng Cerro Navia chia sẻ thông tin về Công viên Hồ Chí Minh được xây dựng tại quận Cerro Navia.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh, chuyến thăm và làm việc của Đoàn công tác tại Việt Nam và tỉnh Bình Dương là minh chứng sinh động về sự tiếp nối vun đắp tình hữu nghị tốt đẹp hơn 50 năm qua của hai quốc gia Việt Nam - Chile, là cơ hội để thúc đẩy sự phát triển quan hệ hợp tác toàn diện giữa tỉnh Bình Dương và Chile.

Lãnh đạo tỉnh cũng đã thông tin khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh Bình Dương cũng như những định hướng phát triển của tỉnh trong thời gian tới. Bí thư Tỉnh ủy bày tỏ mong muốn, với kinh nghiệm công tác và nhiều năm hoạt động trên trường quốc tế, nguyên Tổng thống Michelle Bachelet sẽ có những chia sẻ quý báu giúp Bình Dương phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn nữa trong tương lai.​

chile 5.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tặng quà lưu niệm cho bà Michelle Bachelet - nguyên Tổng thống Cộng hòa Chile

Chia sẻ với Đoàn, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cho biết, sau chuyến đi thăm Chile vào tháng 9/2022 vừa qua, Đoàn lãnh đạo tỉnh đã có báo cáo, đề xuất cụ thể về việc hỗ trợ tôn tạo Công viên Hồ Chí Minh tại quận Cerro Navia và những tiềm năng, định hướng trong hợp tác thương mại, xúc tiến đầu tư với Chile. Việc tôn tạo Công viên Hồ Chí Minh là rất cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng, Tỉnh ủy Bình Dương thống nhất cao chủ trương này và xem đây là trách nhiệm, nghĩa vụ của tỉnh.

chile 6.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành (bìa phải) tặng quà lưu niệm cho ông Mauro EliasTamayo - Quận trưởng Cerro Navia

chile 7.jpg

Ông Nguyễn Văn Lộc (bìa phải) - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng quà lưu niệm cho ông Sergio Narea - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Chile tại Việt Nam

Nhân chuyến thăm của nguyên Tổng thống Michelle Bachelet và lãnh đạo quận Cerro Navia lần này, tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ ký kết Biên bản hỗ trợ tôn tạo Công viên Hồ Chí Minh tại quận Cerro Navia để thể hiện lòng biết ơn và sự tôn kính của Đảng bộ và nhân dân tỉnh đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng thời mong nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền TP. Santiego và quận Cerro Navia, đặc biệt là sự giúp đỡ của nguyên Tổng thống để công trình sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng.​

chile 3.jpg

Lãnh đạo Sở Xây dựng và quận Cerro Navia ký kết Biên bản hỗ trợ tôn tạo Công viên Hồ Chí Minh tại quận Cerro Navia

Bình Dương sẽ tích cực phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán của hai nước và các đối tác Chile tổ chức các hoạt động giao lưu, hợp tác nhân dân thiết thực, hiệu quả để tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hợp tác lên tầm cao mới.

Trong chuyến thăm Bình Dương lần này, bà Michelle Bachelet Jeria và Đoàn sẽ thăm một số cơ sở văn hóa tại tỉnh, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, khu đổi mới sáng tạo và một số khu công nghiệp, hạ tầng trong tỉnh. 

chile 4.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Nguồn: binhduong.gov.vn

False
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chủ trì lễ đón Toàn quyền Australia David HurleyĐối ngoại Việt NamTinChủ tịch nước Võ Văn Thưởng chủ trì lễ đón Toàn quyền Australia David Hurley/PublishingImages/2023-04/chu tich vo van thuong tiep toan quyen Uc_Key_04042023142539.jpg
Sáng 4/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân chủ trì Lễ đón chính thức Toàn quyền Australia David Hurley cùng Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
4/4/2023 15:00YesĐã ban hành

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Toàn quyền Australia David Hurley thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 3-6/4.

Chiều 3/4, chuyên cơ chở Toàn quyền Australia David Hurley và phu nhân Linda Hurley, cùng đoàn đại biểu Australia đã đến sân bay Nội Bài, Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam.

Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một nguyên thủ nước ngoài tới Việt Nam trong năm 2023 và là quốc khách đầu tiên mà Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đón tiếp trên cương vị mới.

Chuyến thăm còn mang nhiều ý nghĩa biểu tượng, kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1973-2023).

Chùm ảnh Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chủ trì lễ đón Toàn quyền Australia David Hurley


Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chủ trì lễ đón Toàn quyền Australia David Hurley - Ảnh 2. 

Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một nguyên thủ nước ngoài tới Việt Nam trong năm 2023 và là quốc khách đầu tiên mà Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đón tiếp trên cương vị mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chủ trì lễ đón Toàn quyền Australia David Hurley - Ảnh 3. 

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng phu nhân đón Toàn quyền Australia David Hurley và phu nhân Linda Hurley - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chủ trì lễ đón Toàn quyền Australia David Hurley - Ảnh 4. 

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chủ trì lễ đón Toàn quyền Australia David Hurley - Ảnh 5. 

Toàn quyền Australia David Hurley và phu nhân Linda Hurley vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chủ trì lễ đón Toàn quyền Australia David Hurley - Ảnh 6. 

... và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chủ trì lễ đón Toàn quyền Australia David Hurley - Ảnh 7. 

Chuyến thăm của Toàn quyền Australia David Hurley mang nhiều ý nghĩa biểu tượng, kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1973-2023) - Ảnh: VGP/ Nhật Bắc

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chủ trì lễ đón Toàn quyền Australia David Hurley - Ảnh 8. 

Ảnh: VGP/ Nhật Bắc

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chủ trì lễ đón Toàn quyền Australia David Hurley - Ảnh 9. 

Sau lễ đón, hai nhà lãnh đạo tiến hành hội đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nguồn: binhduong.gov.vn

True
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp cựu Tổng thống ChileĐối ngoại Việt NamTinChủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp cựu Tổng thống Chile/PublishingImages/2023-03/tong thong chile_Key_28032023085042.jpg
Chiều 27/3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp bà Michelle Bachelet - cựu Tổng thống Chile đang ở thăm Việt Nam vào dịp kỷ niệm 52 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Chile (25/3/1971 - 25/3/2023).
3/28/2023 9:00YesĐã ban hành

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp cựu Tổng thống Chile - Ảnh 1. 

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và cựu Tổng thống Chile Michelle Bachelet.

Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhiệt liệt chào mừng bà Michelle Bachelet trở lại thăm Việt Nam; đánh giá cao tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của bà trong việc đóng góp, củng cố, phát triển mối quan hệ truyền thống hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Chile.

Chủ tịch nước cho rằng, việc hai bên duy trì các cuộc trao đổi đoàn, nhất là đoàn cấp cao có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai dân tộc. Chủ tịch nước đánh giá cao bà Michelle Bachelet trên cương vị cao ủy nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã có nhiều đóng góp tích cực vào các công việc chung của Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế.

Về phần mình, cựu Tổng thống Chile Michelle Bachelet trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dành thời gian tiếp; cảm ơn các cơ quan ngoại giao Việt Nam đã phối hợp tổ chức chương trình chuyến thăm Việt Nam lần này của đoàn diễn ra thuận lợi. Bà Michelle Bachelet cho biết, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam lần này, đoàn sẽ tới thăm các tỉnh Bình Dương và Nghệ An nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các địa phương, các hoạt động giao lưu nhân dân hai nước.

Nhấn mạnh đến ý nghĩa quan trọng của sự kiện kỷ niệm 52 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Chile, bà Michelle Bachelet nhắc lại những dấu mốc chính trong lịch sử quan hệ ngoại giao hai nước; bày tỏ tự hào Chile là quốc gia Mỹ La tinh thiết lập sớm quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Bà Michelle Bachelet chia sẻ những tình cảm đặc biệt đối với đất nước, con người Việt Nam; bày tỏ sự ngưỡng mộ tinh thần bất khuất, kiên cường của người dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc; trở thành một biểu tượng trong lòng những người yêu hòa bình trên thế giới.

Về tiềm năng hợp tác song phương, bà Michelle Bachelet cho rằng, cả Việt Nam và Chile đều là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc; cùng tham gia Hiệp định CPTPP. Đây là điểm chung quan trọng để hai nước tăng cường quan hệ hợp tác trong thời gian tới, cả trên các diễn đàn đa phương và song phương; chung tay thực hiện các mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế vì hòa bình và phát triển, đặc biệt là ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trân trọng cảm ơn, ghi nhận tình cảm tốt đẹp của bà Michelle Bachelet dành cho đất nước và con người Việt Nam, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chia sẻ, nhân dân Việt Nam vui mừng đón bà Michelle Bachelet trở lại thăm Việt Nam như đón một người thân trở về nhà; đồng thời cho rằng, chuyến thăm sẽ góp phần tích cực củng cố quan hệ hợp tác giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là những địa phương, những điểm đến của bà Michelle Bachelet và đoàn trong thời gian ở thăm Việt Nam.

Chủ tịch nước nêu rõ, Việt Nam và Chile dù xa xôi về khoảng cách địa lý nhưng vẫn luôn duy trì quan hệ hợp tác truyền thống, gần gũi cả trong thời kỳ nhân dân Việt Nam đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày nay. Hai bên luôn dành cho nhau sự ủng hộ, gắn bó và hợp tác chặt chẽ. Chủ tịch nước ghi nhận, đánh giá cao trong thời gian giữ cương vị Tổng thống Chile, bà Michelle Bachelet đã có nhiều đóng góp vào việc vun đắp, phát triển quan hệ hai nước đạt được những thành tựu quan trọng.

Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng nhận thấy, thời gian qua, hai nước thường xuyên duy trì và đẩy mạnh hoạt động hợp tác thương mại, kinh tế dù các chỉ số còn chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi bên. Chủ tịch nước mong muốn hai bên cần quan tâm, triển khai nhiều biện pháp hơn nữa nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, vì lợi ích của doanh nghiệp và người dân hai nước. Cùng với đó, hai nước cần tăng cường trao đổi và hợp tác trên các diễn đàn đa phương; phối hợp tổ chức thường xuyên hơn nữa các hoạt động giao lưu giữa các địa phương, giao lưu nhân dân; góp phần đưa quan hệ hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp trong tương lai./.

Theo TTXVN
True
Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tiếp tục hỗ trợ Bình Dương triển khai các dự ánĐối ngoại Bình DươngTinCơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tiếp tục hỗ trợ Bình Dương triển khai các dự án/PublishingImages/2023-03/tiepJICA_Key_27032023095542.jpg
Chiều 22-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp ông Shimizu Akira - Trưởng Đại diện Văn phòng Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác.
3/27/2023 10:00YesĐã ban hành

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh ghi nhận và đánh giá cao sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, trong đó có JICA, cũng như những nỗ lực và đóng góp của ông Shimizu Akira trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản nói chung, Bình Dương với các đối tác Nhật Bản nói riêng. 

Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn ông Shimizu Akira đã tích cực hỗ trợ Bình Dương trong suốt thời gian qua và chúc ông tiếp tục gặt hái nhiều thành công trên cương vị mới.

Ông Shimizu Akira cảm ơn lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã luôn đồng hành, hỗ trợ ông trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. Dù gặp không ít thách thức do dịch Covid-19 cũng như gặp một số vướng mắc từ các dự án hạ tầng giao thông nhưng lãnh đạo tỉnh luôn hết lòng chia sẻ, hỗ trợ, hợp tác giải quyết những khó khăn. Năm 2023 đánh dấu cột mốc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, đồng thời các dự án hợp tác trọng điểm tại Bình Dương đang bước vào giai đoạn cao điểm. Vì vậy, ông Shimizu Akira mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh để các dự án được triển khai theo đúng kế hoạch.

tiepJICA.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tiếp ông Shimizu Akira - Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam

Ông cũng giới thiệu đến lãnh đạo tỉnh Tân Trưởng Đại diện Văn phòng JICA tại Việt Nam, ông Sugano Yuichi sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò hỗ trợ Bình Dương để sớm triển khai được các dự án hạ tầng giao thông quan trọng; đồng thời mong muốn sẽ tiếp tục các cuộc đối thoại định kỳ giữa JICA tại Việt Nam và lãnh đạo tỉnh để góp phần giúp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, cũng như có thêm cơ hội để hai bên tìm hiểu, triển khai các chương trình hợp tác mới.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh khẳng định, tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ông Sugano Yuichi - Tân Trưởng Đại diện Văn phòng JICA tại Việt Nam và Văn phòng JICA tại Việt Nam để tiếp tục thực hiện các dự án hợp tác đang được triển khai giữa hai bên.

tiepJICA 1.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng quà lưu niệm cho ông Shimizu Akira 

Hiện tại, Dự án Cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tại tỉnh Bình Dương đã được Bộ Tài chính cơ bản hoàn chỉnh các thủ tục liên quan và đang chờ phía Đại sứ quán Nhật Bản hoàn chỉnh các thủ tục trình Chính phủ Nhật Bản làm cơ sở tiến đến ký kết Công hàm trao đổi Dự án.

Đồng thời, đang hoàn chỉnh song song các thủ tục liên quan đến hiệp định vay vốn trình Chính phủ xem xét, phê duyệt là cơ sở ký kết hiệp định vay JICA ngay khi Công hàm trao đổi được ký kếttrong quý II/2023. Sau khi hiệp định vay vốn được ký kết, JICA và Bình Dương sẽ hoàn chỉnh các thủ tục liên quan để ký kết Biên bản ghi nhớ làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo của dự án.

tiepJICA 2.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng quà lưu niệm cho ông Sugano Yuichi – Tân Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam

Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất về cơ chế trao đổi thường xuyên và phối hợp chặt chẽ với JICA; ôngmong muốn thời gian tới hai bên sẽ có thêm nhiều chương trình hợp tác trên nhiều lĩnh vực hiệu quả hơn.

tiepJICA 3.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Nguồn: binhduong.gov.vn​

True
Chương trình Tọa đàm giữa Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2023-2026 với các địa phương phía Nam.Đối ngoại Bình DươngTinChương trình Tọa đàm giữa Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2023-2026 với các địa phương phía Nam./PublishingImages/2023-03/51f5825b7ebea3e0faaf3_Key_17032023211904.jpg
Chiều ngày 17/3 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, Bộ Ngoại giao và Tỉnh Bình Dương đã phối hợp tổ chức chương trình Tọa đàm giữa Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2023-2026 với các địa phương phía Nam.
3/17/2023 22:00YesĐã ban hành

Chủ trì buổi Tọa đàm có Đồng chí Phạm Quang Hiệu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Đồng chí Nguyễn Văn Dành, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương.

Tham dự buổi Tọa đàm có 15 Đại sứ nhiệm kỳ 2023-2026 và hơn 60 lãnh đạo, đại diện các sở, ban, ngành và đại diện doanh nghiệp của 4 tỉnh Đông Nam Bộ (Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh) và 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long).

Về phía tỉnh Bình Dương, tham dự có Đồng chí Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bình Dương; Đồng chí Nguyễn Trường Nhật Phượng, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương; Đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Xuân, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, các Hiệp hội và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

71a1205edcbb01e558aa2.jpg

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu phát biểu khai mạc.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu khẳng định, công tác đối ngoại thời gian qua đã được triển khai toàn diện, thực chất, và hiệu quả. Trong đó, ngoại giao kinh tế được xác định là một nhiệm vụ cơ bản, trung tâm, một động lực quan trọng để phát triển đất nước nhanh, bền vững. Hòa cùng những thành tựu chung đó, phải kể đến đóng góp quan trọng của các địa phương với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các đồng chí Lãnh đạo địa phương đối với công tác đối ngoại, tinh thần chủ động và quyết tâm cao nhất của các sở ngành, doanh nghiệp tại địa phương.

Với phương châm "lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ", Bộ Ngoại giao luôn đồng hành, hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực quốc tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ Ngoại giao xác định mạng lưới các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là những "cầu nối" của đất nước và của địa phương tại các địa bàn. Bên cạnh nhiệm vụ thúc đẩy quan hệ ngoại giao - chính trị, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các đồng chí đại sứ phải triển khai là công tác ngoại giao phục vụ phát triển, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với các nước. 

3814c44039a5e4fbbdb44.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Dành phát biểu tại buổi Tọa đàm.

Phát biểu tại buổi Tọa đàm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành đã đánh giá rất cao việc Bộ Ngoại giao tổ chức chương trình Tọa đàm giữa Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài với Lãnh đạo và doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố phía Nam nhằm tăng cường mối liên kết, quan hệ phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, góp phần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đối ngoại, thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong khu vực, cũng như của cả nước.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành cho hay, Vùng Đông Nam Bộ là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. (Tính đến ngày 20/02/2023, các tỉnh phía nam đã thu hút được tổng cộng 19.305 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn là 193 tỷ đô la Mỹ (chiếm 46% tổng vốn FDI cả nước) theo số liệu báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị kỳ vọng đến năm 2030, Đông Nam Bộ giữ vai trò quan trọng trong liên kết phát triển với các vùng kinh tế khác, là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu cả nước và khu vực Đông Nam Á. Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện theo Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị đã đề ra đầy đủ, đồng bộ các giải pháp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới. Với thế mạnh về nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, sản xuất, chế biến thủy hải sản, đây là vựa lúa của cả nước, giữ vai trò then chốt trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; đóng góp hơn 60% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản và 90% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

Ông nhấn mạnh, buổi Tọa đàm hôm nay là dịp quan trọng để tỉnh Bình Dương cũng như các các tỉnh, thành khu vực phía Nam gặp gỡ, trao đổi, thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, những kết quả trong công tác đối ngoại; đồng thời đề xuất, kiến nghị với Bộ Ngoại giao, với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài những nội dung để tiếp tục triển khai có hiệu quả các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế trong thời gian tới.

51f5825b7ebea3e0faaf3.jpg

Toàn cảnh buổi Tọa đàm.

Tại buổi Tọa đàm, lãnh đạo các địa phương khu vực phía Nam đã thông tin khái quát về tình hình phát triển kinh tế, xã hội, công tác đối ngoại của địa phương và các định hướng ưu tiên của địa phương trong hợp tác với các đối tác nước ngoài, cũng như các đề xuất, kiến nghị cụ thể đối với các Đại sứ.

Thông qua đó, các địa phương mong muốn, Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục hỗ trợ các địa phương làm cầu nối hữu hiệu giữa các tỉnh, thành phố với các địa phương và các bên đối tác nước ngoài; gắn hoạt động đối ngoại của Bộ Ngoại giao với mục tiêu hỗ trợ các địa phương kết nối, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố phía Nam nói riêng cả nước nói chung.

Sau khi nghe giới thiệu về tiềm năng thế mạnh của mỗi địa phương, các Đại sứ Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2023-2026 cam kết sẽ đồng hành, hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp khu vực phía Nam trong việc kết nối, giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thu hút đầu tư, đẩy mạnh hội nhập quốc tế phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương trong những năm tới.

Kết luận Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu khẳng định lãnh đạo Bộ Ngoại giao quán triệt sâu sắc đến từng cán bộ, nhân viên ngoại giao, đặc biệt là các đồng chí đại sứ, cán bộ, nhân viên đang công tác tại các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài tinh thần phục vụ cao nhất, phát huy vai trò tiên phong của công tác đối ngoại trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tụ đồng hành, làm tốt hơn nữa vai trò, trách nhiệm để kết nối các địa phương khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ với các đối tác trên thế giới.

Các đồng chí đại sứ là cầu nối quan trọng để giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế của các địa phương ta đến với bạn bè quốc tế… Sau buổi Tọa đàm này,ông  đề nghị các đồng chí đại sứ lưu ý các đề nghị, yêu cầu mà đại diện các địa phương đã nêu, quan tâm kết nối ngay khi gặp những đối tác, những cơ hội phù hợp. Cùng với đó, ông cũng đề nghị các cơ quan liên quan của các địa phương có mặt ở đây hôm phát huy tính chủ động, giữ liên hệ thường xuyên và phối hợp chặt chẽ với các đồng chí Trưởng cơ quan đại diện có mặt ở đây hôm nay./.

 

 

*Nhân dịp này, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Hoàng Thao cũng có buổi tiếp và làm việc với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu và Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2023-2026. 

25036ecac7121a4c4303.jpg

Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại buổi tiếp và làm việc.

Kim Mai


True
Chính phủ Trung Quốc thí điểm tổ chức cho công dân Trung Quốc du lịch sang Việt Nam theo đoànThông báo; Tin tức; Tuyên truyềnChính phủ Trung Quốc thí điểm tổ chức cho công dân Trung Quốc du lịch sang Việt Nam theo đoàn/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Ngày 09/3/2023, Đại sứ quán Trung Quốc có Công hàm số 43/2023 gửi Bộ Ngoai giao thông báo, kể từ ngày 15/3/2023, Chính phủ Trung Quốc thí điểm tổ chức cho công dân Trung Quốc du lịch sang Việt Nam theo đoàn
3/17/2023 10:00NoĐã ban hành

THÔNG BÁO

V/v đi lại giữa các nước

Theo thông báo của Đại sứ quán Trung Quốc kể từ ngày 15/3/2023:

  1. Chính phủ Trung Quốc thí điểm tổ chức cho công dân Trung Quốc du lịch sang Việt Nam theo đoàn.
  2. Hành khách trên chuyến bay thẳng từ Việt Nam sang Trung Quốc được phép sử dụng kết quả xét nghiệm kháng nguyên (bao gồm cả tự xét nghiệm bằng bộ kit xét nghiệm) thay cho xét nghiệm PCR để nhập cảnh Trung Quốc; sử dụng kết quả xét nghiệm trong vòng 48 tiếng trước khi khởi hành để tiến hành khai báo hải quan. Các hãng hàng không sẽ không kiểm tra kết quả xét nghiệm PCR hoặc xét nghiệm kháng nguyên của hành khách trong vòng 48 tiếng trước khi bay.​
False
HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG ỨNG DỤNG BÌNH DƯƠNG SỐTuyên truyền; Tin tứcHƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG ỨNG DỤNG BÌNH DƯƠNG SỐ/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
3/14/2023 11:00NoĐã ban hành

I. CÀI ĐẶT VÀ MỞ ỨNG DỤNG

1. Cài đặt ứng dụng

Sử dụng các kho ứng dụng trên thiết bị di động như "CH Play" (Android) hoặc "App Store" (iOS) để tìm kiếm ứng dụng với tên "Bình Dương Số" hoặc quét mã QR như sau:

1.png

2. Mở ứng dụng

Sau khi cài đặt xong, nhấn chọn "Open" hoặc "Mở" để mở ứng dụng.

2.png 

II. CHỨC NĂNG KHÔNG CẦN ĐĂNG NHẬP

Ứng dụng Bình Dương Số hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp sử dụng được nhiều chức năng để tra cứu và xem thông tin mà không cần đăng nhập ứng dụng.

1. Xem Tin tức

3.png 

2. Xem phản ánh hiện trường

4.png

3. Tìm kiếm thông tin tuyển dụng việc làm

5.png

4. Xem thông báo

6.png

5. Tra cứu thông tin quy hoạch xây dựng

5-1.png

5-2.png

6. Camera

6-1.png


6-2.png

III. CHỨC NĂNG CẦN ĐĂNG NHẬP

1. Đăng nhập

III-1.png

III-2.png

2. Đăng nhập bằng tài khoản trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia

III-2-1.png

III-2-2.png

3. Đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử VneID 

III-3-1.png

III-3-2.png



False
Phát triển Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh Bình Dương phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của tỉnhTuyên truyền; Tin tứcPhát triển Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh Bình Dương phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
​Chiều 13-3, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã đến khảo sát hoạt động của Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC) Bình Dương.
3/14/2023 10:00NoĐã ban hành

Tại buổi khảo sát, lãnh đạo IOC Bình Dương đã báo cáo tình hình hoạt động cũng như những thuận lợi, khó khăn từ khi đưa vào hoạt động Trung tâm IOC đến nay. Hiện nay hầu hết các sở, ngành đã được kết nối và chia sẻ dữ liệu, số liệu hoạt động cho Trung tâm IOC. Nhiều lĩnh vực người dân, doanh nghiệp quan tâm đã được Trung tâm IOC tổng hợp chia sẻ như: Thu chi ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công, tình hình thu hút đầu tư, cải cách hành chính, bảo vệ môi trường... Trung tâm IOC cũng đã triển khai chức năng phân tích, dự báo; chức năng quản lý dự án, phân hệ báo cáo thông minh.

IMG_0242.jpg

Lãnh đạo tỉnh nghe Trung tâm IOC Bình Dương báo cáo hoạt động

Phát biểu tại buổi khảo sát, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi biểu dương tập thể Trung tâm IOC Bình Dương cũng như các ngành liên quan đã có nhiều nỗ lực, cố gắng của trong thời gian qua để xây dựng hệ thống Trung tâm IOC ngày càng bài bản, chất lượng hơn. Bí thư Tỉnh ủy lưu ý, trong thời gian tới, Trung tâm IOC cần phải thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ được giao nhất là tăng cường kết nối với các ngành, lĩnh vực kết nối, chia sẻ dữ liệu đến cấp huyện, xã nhằm hỗ trợ các đơn vị, địa phương thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ. Ông cũng yêu cầu các ngành, các cấp, địa phương, đơn vị quyết tâm hơn nữa trong thực hiện công tác chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử với phương châm: "Nghĩ thật, làm thật, hiệu quả thật và người dân được hưởng lợi thật".

Chính thức vận hành từ ngày 19/4/2022, Trung tâm IOC là một hệ thống công nghệ thông tin bao gồm cơ sở hạ tầng, phần cứng, phần mềm có chức năng thu thập cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị và xử lý, phân tích cho kết quả đầu ra đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền và các cơ quan, đơn vị. Việc đưa vào vận hành IOC sẽ phục vụ đắc lực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội theo thời gian thực. Từ đó, đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời, chuẩn xác, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức trong quá trình giám sát, điều hành công việc.

IOC với khả năng tích hợp dữ liệu và các hệ thống sẵn có cùng các phần mềm điều khiển với hơn 20 lĩnh vực giám sát, điều hành đã được triển khai để khái quát toàn cảnh về các chỉ tiêu phát triển của tỉnh, nhất là các lĩnh vực trọng tâm, thế mạnh của tỉnh như: Chỉ tiêu kinh tế - xã hội; hành chính công; thông tin du lịch; an ninh trật tự, giao thông; thông tin phòng, chống dịch Covid-19; tương tác, giao tiếp phục vụ công dân; công khai thông tin quy hoạch; giám sát chất lượng môi trường; giám sát hoạt động công nghiệp; giám sát tài nguyên, môi trường; thông tin lĩnh vực y tế; thông tin lĩnh vực giáo dục; thông tin về cung, cầu lao động, cơ sở dữ liệu về trẻ em, bảo trợ xã hội, giáo dục nghề nghiệp; thông tin khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thông tin về chỉ số tiêu dùng, cung cầu hàng hóa, mặt hàng thiết yếu…​

Nguồn: Binhduong.gov.vn


False
1 - 30Next