Tin Tức
 
Ban Điều hành thành phố thông minh Bình Dương thông qua kế hoạch thực hiện Đề án Thành phố Thông minh Bình Dương trong năm 2019. Theo đó, tỉnh Bình Dương đề ra một số mục tiêu thực hiện trong năm ...
 
Tối 19 - 4, tại thành phố Thủ Dầu Một, Liên đoàn Bóng đá tỉnhBình Dương và Liên đoàn Bóng đá thành phố Daejeon (Hàn Quốc) đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác phát triển bóng đá.
 
Chiều 19-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Bí thư Thành ủy Thủ Dầu Một đã chủ trì tiếp ông Kim Jong Cheon - Chủ tịch ...
 
Chiều 18/4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Đoàn Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ do Phó Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi, Thượng nghị sỹ Patrick Leahy dẫn đầu đang có chuyến thăm và ...
 
Tối 17/4 (giờ Việt Nam), trong chuyến thăm chính thức CH Czech, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp đồng chí Vojtech Filip, Chủ tịch Đảng Cộng sản Czech - Morava, đồng thời là Phó Chủ tịch Hạ viện CH ...
 
Sáng 17/4, giờ địa phương (chiều 17/4, giờ Việt Nam), lễ đón chính thức Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã diễn ra trọng thể tại Văn phòng Chính phủ Cộng hòa Czech. Thủ tướng Cộng hòa Czech Andrej Babis ...
 
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Czech, chiều 17/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến Tổng thống Cộng hòa Czech Milos Zeman.
 
Chiều 16-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Trần Văn Nam – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp ông Kim Won Sik - Tân Chủ tịch Chi hội ...
 
Sáng 16/4, giờ địa phương (chiều 16/4, giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến Chủ tịch Hạ viện Romania Liviu Dragnea.
 
Chiều 16/4 theo giờ địa phương (tối 16/4 theo giờ Việt Nam) tại Praha, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Marcel Winter, Chủ tịch danh dự Hội Hữu nghị Czech – Việt.
 
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
Lãnh đạo tỉnh tiếp Tổng Lãnh sự MalaysiaĐối ngoại Bình DươngTinLãnh đạo tỉnh tiếp Tổng Lãnh sự Malaysia/PublishingImages/2024-09/TLS Malaysia_Key_30092024161547.jpg
Sáng 24-9, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp Ngài Firdauz Bin Othman - Tổng Lãnh sự Malaysia tại TP. Hồ Chí Minh đến chào xã giao.
9/30/2024 17:00YesĐã ban hành

Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà đã giới thiệu khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư của tỉnh trong 9 tháng qua.


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà (bìa phải) tiếp Ngài Firdauz Bin Othman - Tổng Lãnh sự Malaysia tại TP. Hồ Chí Minh

Theo đó, lũy kế đến ngày 15/9/2024, toàn tỉnh có 4.354 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 41,8 tỷ đô la Mỹ. Bình Dương hiện đứng thứ 3 trong cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, sau TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong đó, Malaysia hiện đứng thứ 13 trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại tỉnh Bình Dương với 94 dự án, tổng số vốn hơn 843 triệu đô la Mỹ. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu kinh doanh bất động sản, chế biến gỗ, dụng cụ y tế, công nghiệp chế tạo...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà bày tỏ tin tưởng mối quan hệ hợp tác giữa Bình Dương với các đối tác Malaysia sẽ ngày càng được củng cố để thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch trong tương lai.​


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà (bìa phải) tặng quà lưu niệm cho Ngài Firdauz Bin Othman - Tổng Lãnh sự Malaysia tại TP. Hồ Chí Minh

Ngài Firdauz Bin Othman cho biết, các doanh nghiệp Malaysia đang đầu tư trên địa bàn tỉnh rất hài lòng về môi trường đầu tư của Bình Dương và một số doanh nghiệp đang có chiến lược mở rộng sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới. Ngài cảm ơn lãnh đạo tỉnh đã luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư Malaysia triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Song song đó, Ngài Tổng Lãnh sự mong muốn chính quyền tỉnh tiếp tục hỗ trợ để các doanh nghiệp yên tâm sản xuất, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh.​


Đại biểu chụp ảnh lưu niệm 

Nguồn: binhduong.gov.vn

True
Bình Dương luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật BảnĐối ngoại Bình DươngTinBình Dương luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản/PublishingImages/2024-09/thứ trưởng BNG nhật bản_Key_30092024162323.jfif
​​Chiều 25-9, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Komura Masahiro đến chào xã giao.
9/30/2024 17:00YesĐã ban hành

Cùng dự tiếp có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành.

Tại buổi tiếp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi bày tỏ vinh dự và vui mừng khi được đón Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản đến thăm, đồng thời khẳng định mối quan hệ ngoại giao và hợp tác đầu tư giữa tỉnh Bình Dương với các địa phương, đối tác Nhật Bản ngày càng sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

TTNGIMG_3450.JPG

Toàn cảnh buổi tiếp

Bí thư Tỉnh ủy đã thông tin khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương thời gian qua, trong đó nhấn mạnh đến sự hợp tác hiệu quả và đóng góp tích cực của các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản đối với tỉnh Bình Dương.

TTBNGNBIMG_3440.JPG

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi (bìa phải) tiếp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Komura Masahiro 

Theo Bí thư Tỉnh ủy, trong thời gian tới, Bình Dương sẽ tập trung phát triển theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, sử dụng năng lượng sạch, quản trị thông minh, phát triển bền vững... Do đó, tỉnh mong muốn Thứ trưởng Komura Masahiro chia sẻ với các doanh nghiệp Nhật Bản về nhu cầu thu hút đầu tư của Bình Dương trên các lĩnh vực hạ tầng giao thông, đô thị, giáo dục, y tế... Tỉnh sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư Nhật Bản sản xuất, kinh doanh thành công, hiệu quả tại Bình Dương.

964e3f992d458b1bd254.jpg

Ông Nguyễn Văn Lợi - Bí thư Tỉnh ủy tặng quà lưu niệm cho Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Komura Masahiro 

CALNIMG_3471.JPG

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

​​Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Komura Masahiro đánh giá cao môi trường thu hút đầu tư của tỉnh Bình Dương, đồng thời bày tỏ mong muốn tỉnh Bình Dương và các địa phương Nhật Bản tiếp tục thắt chặt mối quan hệ giao lưu và hợp tác kinh tế hiệu quả hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực.

TTBNDIMG_3426.JPG

TTBNGIMG_3429.JPG

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cùng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Komura Masahiro xem hình ảnh các hoạt động giao lưu giữa tỉnh Bình Dương và các địa phương Nhật Bản

Nguồn: binhduong.gov.vn

True
Công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050Tin tứcTinCông bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050/PublishingImages/2024-09/công bố quy hoạch tỉnh_Key_30092024162706.jpg
Sáng 26-9, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch tỉnh).
9/30/2024 17:00YesĐã ban hành

Tham dự có ông Phạm Minh Chính – Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; ông Nguyễn Minh Triết – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; ông Lou Zachariila – Chủ tịch, Đồng sáng lập Diễn đàn Cộng đồng Thông minh Thế giới (ICF); ông Peter Poitherne – Giám đốc Văn phòng Dự án Quốc tế, TP.Eindhoven, Hà Lan; các Tổng Lãnh sự: Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ, Campuchia, Cuba, Belarus tại TP.Hồ Chí Minh cùng đại diện một số cơ quan ngoại giao, tổ chức, hiệp hội nước ngoài; lãnh đạo các tỉnh, thành phía Nam.

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu dự Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Về phía tỉnh Bình Dương, tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Mai Thế Trung – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương.

Mở ra chặng đường phát triển mới của Bình Dương

Công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương tại buổi lễ, ông Trần Quốc Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tỉnh Bình Dương chính thức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 790/QĐ-TTg. Mục tiêu đến năm 2030, Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của khu vực Đông Nam Á; dẫn đầu về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, trung tâm công nghiệp dịch vụ hiện đại; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và hệ thống đô thị phát triển đồng bộ, hiện đại, thông minh, bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái được bảo vệ. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, xây dựng xã hội phồn vinh, văn minh hiện đại; bảo đảm quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội.

 

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tầm nhìn đến năm 2050, xây dựng Bình Dương trở thành trung tâm đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại, mang tầm khu vực và quốc tế, là một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với động lực tăng trưởng chính là công nghiệp, dịch vụ, đổi mới sáng tạo, có cơ sở kinh tế vững chắc, sức cạnh tranh cao; người dân được hưởng thụ chất lượng cuộc sống cao, có mức thu nhập tương đương các nước phát triển.

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết, Quy hoạch tỉnh Bình Dương lần này sẽ tháo gỡ nhiều điểm nghẽn mô hình phát triển của giai đoạn trước.

 

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng phát biểu tại buổi lễ

Với Quy hoạch này, Bình Dương mang trong mình tâm thế sẵn sàng khởi động giai đoạn phát triển mới với nhiều định hướng mới đầy khát vọng cho một địa phương giàu có, văn minh, nghĩa tình, là mảnh ghép gắn kết chặt chẽ giữa các địa phương còn lại, cũng như lan tỏa sự phát triển không chỉ cho riêng tỉnh nhà.

Việc Bình Dương công bố Quy hoạch tỉnh mở ra một chặng đường phát triển mới, một chặng đường với nhiều thách thức phải vượt qua, nhưng với truyền thống cách mạng, tinh thần dám nghĩ, biết làm, dám chịu trách nhiệm, tỉnh Bình Dương tin tưởng sẽ triển khai hiệu quả Quy hoạch tỉnh, đáp ứng được sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tiếp nối thành quả to lớn mà các thế hệ lãnh đạo tỉnh đã kiến tạo.

Hoan nghênh "3 xây dựng", thực hiện "3 tiên phong"

Tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ đã trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; chứng kiến tỉnh Bình Dương trao Quyết định chủ trương, Giấy chứng nhận đầu tư cho 06 dự án với tổng mức đầu tư 1,5 tỷ đô la Mỹ và ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Becamex IDC với các đối tác nước ngoài gồm Kosmo và Coex; thực hiện nghi thức khởi động thực hiện Quy hoạch tỉnh và các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch cho tỉnh Bình Dương

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo tỉnh Bình Dương chụp ảnh lưu niệm với các nhà đầu tư

 

Đại biểu chứng kiến Lễ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Becamex và các đối tác

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu thực hiện nghi thức khởi động thực hiện Quy hoạch tỉnh và các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao công tác chuẩn bị Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương của các đơn vị.

Thủ tướng cũng phân tích tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh và sức hấp dẫn của Bình Dương. Đó là người dân tỉnh Bình Dương có truyền thống anh hùng cách mạng; luôn khát vọng vươn lên, không hài lòng với những gì đang có và luôn muốn vượt qua chính mình, đây là di sản quý báu được hun đúc qua các thời kỳ.

Về những kết quả đã đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội, Thủ tướng rất tự hào về Bình Dương. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng đánh giá cao, biểu dương và chúc mừng những thành quả quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Dương đã đạt được trong thời gian qua, góp phần vào thành tựu trong công cuộc đổi mới của đất nước; đề nghị Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Dương cần tiếp tục giữ gìn, kế thừa và phát huy hơn nữa các thành quả các thế hệ đi trước để lại.

Thủ tướng đánh giá Quy hoạch tỉnh Bình Dương là sản phẩm kết tinh trí tuệ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương, của các Bộ, ban ngành Trung ương, của các nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân và đối tác quốc tế. Quy hoạch kết tinh giá trị, truyền thống văn hóa - lịch sử, của quá khứ, hiện tại và tương lai, của kế thừa, đổi mới và phát triển, thể hiện tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược dài hạn của tỉnh.

Thủ tướng hoan nghênh "3 xây dựng" của tỉnh Bình Dương gồm: Xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh năng động, hiệu quả; xây dựng xã hội hài hòa, nhân văn và bền vững; xây dựng chính quyền địa phương kiến tạo, liêm chính. Cùng với đó, Thủ tướng đề nghị Bình Dương thực hiện "3 tiên phong": Kết nối nền kinh tế với vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế, nhất là kết nối giao thông xanh hóa, số hóa; chủ động phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế "ban đêm", số hóa, xanh hóa kinh tế để phát triển nhanh, bền vững; chủ động, tích cực xây dựng các khu công nghiệp thế hệ mới, công nghệ cao, thông minh, chú trọng đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học - công nghệ, các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đào tạo nhân lực chất lượng cao.

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi lễ

Thủ tướng nhấn mạnh, để thực hiện Quy hoạch, Bình Dương cần tập trung huy động nguồn lực thực hiện (Nhà nước, xã hội, hợp tác công - tư, nguồn lực bên trong và bên ngoài…) và tổ chức thực hiện khoa học, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ kết quả; lưu ý yếu tố con người là quyết định.

Tỉnh phải phổ biến, quán triệt bằng nhiều hình thức khác nhau để nhân dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư hiểu, nắm rõ, từ đó ủng hộ Quy hoạch, làm theo Quy hoạch, giám sát việc thực hiện Quy hoạch và thụ hưởng những thành quả từ Quy hoạch; hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Bình Dương cần tiếp tục phát huy vai trò đi đầu trong thu hút đầu tư và lắng nghe nhiều hơn nữa các ý kiến góp ý của doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Hoan nghênh các doanh nghiệp, nhà đầu tư đã chọn Bình Dương để đầu tư, Thủ tướng tin tưởng các dự án sẽ triển khai thành công, mang lại hiệu quả. Cùng với đó, các nhà đầu tư, doanh nghiệp tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, số, chuyển giao công nghệ, tiên phong trong quản trị thông minh, hiện đại; tiên phong trong xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đóng góp ý kiến tham vấn cho cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt văn hóa, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội, bảo đảm đời sống cho người lao động, an sinh xã hội.

Với những điểm tựa vững chắc từ sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần đại đoàn kết, truyền thống văn hóa lịch sử hào hùng; điểm tựa lòng dân; điểm tựa từ sự ủng hộ của quốc tế, doanh nghiệp, các địa phương; điểm tựa từ tinh thần tự lực, tự cường, Thủ tướng tin tưởng Quy hoạch tỉnh Bình Dương sẽ được thực hiện hiệu quả, góp phần xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Nguồn: binhduong.gov.vn

True
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào rời TPHCM, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt NamĐối ngoại Việt NamTinTổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào rời TPHCM, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam/PublishingImages/2024-09/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-lao-1392024-a1-17261999683541317787500_Key_16092024084440.jpg
Sáng 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào rời TPHCM, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam.
9/16/2024 9:00YesĐã ban hành

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào rời TPHCM, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam- Ảnh 1. 
 

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất - Ảnh: TTXVN

Tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào cùng Phu nhân và Đoàn tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Minh Tâm.

Trong thời gian thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào rời TPHCM, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam- Ảnh 2. 
 

Lễ tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulithtại tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất - Ảnh: TTXVN

Tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào, được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đồng chủ trì Cuộc gặp cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Đây là cơ chế hợp tác có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, góp phần tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân chủ trì chiêu đãi trọng thể chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào rời TPHCM, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam- Ảnh 3. 
 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chụp ảnh chung trước khi hội đàm - Ảnh: TTXVN

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith hội kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Trong thời gian thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã gặp nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; gặp các nguyên Chủ tịch nước: Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang; tiếp Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Hữu nghị Việt Nam. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam và Đảng, Nhà nước Lào, đã có cuộc gặp gỡ cựu quân tình nguyện, chuyên gia, lưu học sinh Việt Nam tại Lào, đại diện thế hệ trẻ Việt Nam và lưu học sinh Lào đang học tập tại Việt Nam. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã thăm và làm việc tại TPHCM.

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, hai bên đã thông báo về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước, trong đó có công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế-xã hội, trao đổi về tình hình quốc tế, khu vực và những nội dung hai bên cùng quan tâm; đánh giá kết quả hợp tác giữa hai Đảng, hai nước trong thời gian qua, thống nhất những định hướng lớn cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào trong thời gian tới.

Hai Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chúc mừng những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử mà nhân dân hai nước đã đạt được trong công cuộc đổi mới cũng như trong thực hiện Nghị quyết Đại hội của mỗi Đảng; cảm ơn sự giúp đỡ chí nghĩa, chí tình mà hai Đảng, hai nước, nhân dân hai nước dành cho nhau từ trước đến nay; nhấn mạnh truyền thống lịch sử đoàn kết, gắn bó mật thiết, giúp đỡ lẫn nhau; khẳng định quan hệ Việt Nam - Lào là tài sản chung vô giá của hai dân tộc, là tất yếu khách quan và là nguồn sức mạnh to lớn nhất của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, cần tiếp tục phát huy, giữ gìn và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định trước sau như một, quan hệ Việt Nam - Lào luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith khẳng định trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Lào sẽ cùng Việt Nam củng cố, giữ gìn và vun đắp mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào ngày càng phát triển, đơm hoa kết trái, vì lợi ích thiết thực của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith bày tỏ vui mừng, đánh giá cao về quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào ngày càng phát triển sâu rộng, đạt kết quả thiết thực trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của mỗi nước; tiếp tục củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào ngày càng phát triển góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Hai nhà Lãnh đạo cũng bày tỏ vui mừng về mối quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia ngày càng phát triển tốt đẹp và hết sức coi trọng cũng như mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa 3 Đảng, ba nước, trong đó thực hiện tốt kết quả của Cuộc gặp giữa ba đồng chí đứng đầu ba Đảng cũng như các cơ chế hợp tác ba bên khác.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào rời TPHCM, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam- Ảnh 4. 
 

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tham dự Cuộc gặp cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone đã đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa giáo dục, khoa học kỹ thuật. Đồng thời đề xuất một số phương hướng hợp tác và các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác. Hai Thủ tướng nhấn mạnh cần tạo đột phá trong phát triển kinh tế, thương mại để tương xứng với tầm vóc quan hệ chính trị và tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước, tập trung giải quyết những tồn đọng trong hợp tác, thúc đẩy kết nối, bổ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam - Lào và giữa ba nền kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào mong muốn, Quốc hội Lào và Quốc hội Việt Nam tiếp tục trao đổi, chia sẻ các bài học kinh nghiệm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đưa quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp hai nước ngày càng đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao vị thế của Quốc hội, xứng đáng là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu đại diện cao nhất của nhân dân mỗi nước. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định sẽ cùng tập thể Quốc hội tiếp tục làm hết sức mình để vun đắp cho mối quan hệ tốt đẹp sẵn có giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung và giữa hai Quốc hội nói riêng, vì lợi ích của nhân dân hai nước, không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Lào.

Các nhà Lãnh đạo của hai Đảng, hai nước nhất trí trong thời gian tới cần tích cực triển khai các định hướng trọng tâm đã được Lãnh đạo hai bên thống nhất, tiếp tục đưa quan hệ chính trị đi vào chiều sâu, là nòng cốt định hướng tổng thể quan hệ hợp tác; phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề chiến lược, cùng chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc của mỗi Đảng; tăng cường và phát huy hơn nữa trụ cột hợp tác về quốc phòng, an ninh.

Các nhà Lãnh đạo của hai bên nhất trí tăng cường trao đổi thông tin kịp thời, tham vấn, phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực; thực hiện hiệu quả các Tuyên bố chung Việt Nam - Lào và các thỏa thuận giữa hai Đảng, hai Nhà nước, các chương trình hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương, tăng cường tính kết nối, bổ trợ giữa hai nền kinh tế; có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư. Đồng thời, nâng cao hiệu quả quan hệ hợp tác giữa các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể, tổ chức nhân dân, các địa phương, mở rộng hợp tác trực tiếp, hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh, ổn định ở khu vực biên giới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào rời TPHCM, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam- Ảnh 5. 
 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith - Ảnh: TTXVN

Hai bên khẳng định cần phát huy hiệu quả các cơ chế hiện có, tiếp tục đổi mới, sáng tạo nâng cao hiệu quả hợp tác trên các lĩnh vực, đồng thời xây dựng những cơ chế mới phù hợp nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, vì lợi ích thiết thực của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, bà Naly Sisoulith, Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã đến thăm bà Ngô Thị Mận, Phu nhân cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và thắp hương tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, bà Ngô Phương Ly và Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, bà Naly Sisoulith đã đến thăm Làng trẻ em Birla Hà Nội.

Nhân chuyến thăm, hai bên đã ra "Tuyên bố chung Việt Nam - Lào".

Hai bên nhất trí tiếp tục phát huy và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các ban của Đảng, các bộ, ngành của Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, Mặt trận, Đoàn thể, tổ chức nhân dân và các địa phương của hai nước, nhất là các địa phương có chung đường biên giới. Tích cực trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển; tăng cường giao lưu nhân dân nhất là thế hệ trẻ hai nước.

Hai bên nhất trí và đánh giá cao kết quả tốt đẹp của chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith và chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào của đồng chí Tô Lâm trên cương vị Chủ tịch nước vào tháng 7/2024, là dấu mốc trong lịch sử quan hệ Việt Nam - Lào, góp phần quan trọng vào việc củng cố, vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào phát triển lên tầm cao mới, vì sự phồn vinh của nhân dân hai nước, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Nguồn: TTXVN


True
Thông cáo chung Phiên họp lần thứ ba của Ủy ban hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Liên bang NgaĐối ngoại Việt NamTinThông cáo chung Phiên họp lần thứ ba của Ủy ban hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Liên bang Nga/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội liên bang, Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin đã đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban hợp tác liên Nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam và Duma Quốc gia Quốc hội liên bang, Liên bang Nga.
9/16/2024 9:00YesĐã ban hành

Kết thúc Phiên họp, Quốc hội Việt Nam và Duma Quốc gia Quốc hội liên bang, Liên bang Nga đã ra Thông cáo chung.


Thông cáo chung Phiên họp lần thứ ba của Ủy ban hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Liên bang Nga- Ảnh 1. 
 

Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam - LB Nga - Ảnh: TTXVN

Trong các ngày 8-10/9/2024, nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội liên bang Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã thăm chính thức Liên bang Nga. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 30 năm ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga (1994-2024, sau đây gọi là Hiệp ước) và quan hệ hai nước đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực.

Để thực hiện các thỏa thuận đạt được trong Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trên cơ sở thành tựu 30 năm thực hiện Hiệp ước, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội liên bang, Liên bang Nga V.V.Volodin đã tiến hành Phiên họp lần thứ ba Ủy ban hợp tác liên Nghị viện giữa Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Duma Quốc gia Quốc hội liên bang, Liên bang Nga (sau đây gọi là hai Bên).

Hai Bên khẳng định sẵn sàng hợp tác trong công tác lập pháp đảm bảo triển khai hiệu quả các thỏa thuận giữa hai nước và người đứng đầu hai quốc gia nhằm thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga.

Hai Bên đã trao đổi và đánh giá kết quả đạt được kể từ khi tiến hành Phiên họp lần thứ hai Ủy ban hợp tác liên Nghị viện giữa Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Duma Quốc gia Quốc hội liên bang, Liên bang Nga.

Các đại biểu của hai Bên đã trao đổi ý kiến và kinh nghiệm trong hoạt động lập pháp nhằm thúc đẩy hợp tác song phương, phù hợp điều kiện tình hình có nhiều thay đổi trong các lĩnh vực: kinh tế-thương mại, đầu tư, tài chính-ngân hàng, năng lượng, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, xây dựng, y tế, các trao đổi hợp tác nhân văn và du lịch, giao lưu nhân dân.

Hai Bên đã khẳng định sự cần thiết phải mở rộng các mối quan hệ liên nghị viện giữa Việt Nam và Liên bang Nga, nhất trí tăng cường sự phối hợp hành động chặt chẽ, cả trên phương diện song phương và tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, phối hợp giám sát thúc đẩy triển khai hiệu quả các Tuyên bố chung đạt được và các văn kiện hợp tác đã ký kết, thúc đẩy những nỗ lực chung nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu và thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.

Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội liên bang, Liên bang Nga V.V.Volodin ghi nhận những kết quả hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong thời gian qua, đánh giá cao nội dung thiết thực và hiệu quả của Phiên họp lần thứ ba của Ủy ban hợp tác liên Nghị viện.

Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Thanh Mẫn trân trọng mời Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội liên bang Liên bang Nga V.V.Volodin thăm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ủy ban hợp tác liên Nghị viện giữa Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Duma Quốc gia Quốc hội liên bang, Liên bang Nga do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ trì tổ chức.

Moskva, ngày 9 tháng 9 năm 2024

Nguồn: TTXVN


True
Lãnh đạo tỉnh tiếp Tổng Lãnh sự Ấn ĐộĐối ngoại Bình DươngBài viếtLãnh đạo tỉnh tiếp Tổng Lãnh sự Ấn Độ/PublishingImages/2024-09/Hình 1_Key_09092024175513_Key_13092024103605.jpg
Sáng 09-9, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND ​tỉnh đã tiếp Ngài Madan Mohan Sethi - Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh đến thăm và chào xã giao nhân kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam.
9/13/2024 11:00YesĐã ban hành

Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà đã giới thiệu khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư của tỉnh trong 7 tháng qua.


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà (bìa phải) tiếp Ngài Madan Mohan Sethi -  Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh

Theo đó, lũy kế đến ngày 15/8/2024, toàn tỉnh có 4.354 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 41 tỷ đô la Mỹ. Bình Dương hiện đứng thứ 3 trong cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, sau TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong đó, Ấn Độ hiện đứng thứ 23 trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với 10 dự án và tổng vốn đầu tư hơn 116 triệu đô la Mỹ. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là dụng cụ y tế, công nghiệp chế biến, chế tạo, thanh trùng nông sản thực phẩm...

Ngài Madan Mohan Sethi đánh giá cao sự phát triển năng động, môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch của tỉnh Bình Dương và cảm ơn lãnh đạo tỉnh đã luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư Ấn Độ trên địa bàn tỉnh.


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà (bìa phải) tặng quà lưu niệm cho Ngài Madan Mohan Sethi - Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh

Thời gian tới, Ngài Tổng Lãnh sự mong muốn chính quyền tỉnh tiếp tục hỗ trợ để các doanh nghiệp đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh, nhất là lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu thực hiện các dự án công nghệ thông tin, công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Đồng thời thắt chặt hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, giao lưu văn hóa góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà chúc mừng Ngài Madan Mohan Sethi đã có nhiệm kỳ thành công tại Việt Nam. Ông mong muốn mối quan hệ hợp tác giữa Bình Dương với đối tác Ấn Độ sẽ ngày càng được củng cố và phát triển bền vững, thịnh vượng hơn nữa trong tương lai. ​

 

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm 

Nguồn: binhduong.gov.vn

True
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Đất đai năm 2024Hoạt động đoàn thể; Thông báo; Tuyên truyềnTinCuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Đất đai năm 2024/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Từ ngày 19/8 đến ngày 8/9/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Đất đai năm 2024 trên Trang Thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên.
8/22/2024 9:00NoĐã ban hành

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những nội dung cơ bản, cốt lõi, những điểm mới trong Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng, góp phần triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024 kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả. Góp phần đẩy mạnh công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và những nhận thức lệch lạc xung quanh các chủ trương của Đảng về thể chế, phát huy nguồn lực đất đai và Luật Đất đai năm 2024.

17082024_Inforgraphic_Final_160824.jpg 

Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Đất đai năm 2024 trên Trang Thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên.

Cuộc thi diễn ra từ ngày 19/8/2024 đến hết ngày 08/9/2024 trên Trang thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên (baocaovien.vn), tương ứng 3 tuần thi:

- Tuần thứ nhất: Từ ngày 19/8/2024 đến hết ngày 25/8/2024;

- Tuần thứ hai: Từ ngày 26/8/2024 đến hết ngày 01/9/2024;

- Tuần thứ ba: Từ ngày 02/9/2024 đến hết ngày 08/9/2024.

1. Nội dung thi

 - Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

- Luật Đất đai số 31/2024/QH15.

- Các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15.

2. Cơ cấu giải thưởng

- 01 giải Nhất, trị giá 5.000.000 đồng,

- 02 giải Nhì, mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng,

- 03 giải Ba, mỗi giải trị giá 2.000.000 đồng,

- 10 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 500.000 đồng,

Căn cứ vào quá trình triển khai và kết quả cụ thể về số lượng người tham gia, người đạt giải cao ở các đợt thi của các địa phương, đơn vị, Ban Tổ chức cuộc thi có thể điều chỉnh về cơ cấu, số lượng giải thưởng cho phù hợp.

Kết thúc mỗi tuần thi, Ban Tổ chức cuộc thi sẽ công bố kết quả của cá nhân đạt giải trên Trang Thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên (baocaovien.vn)​


Tài liệu tham khảo Luật Đất đai năm 2024 được đăng tải tại trang web https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-luat-dat-dai-119240221224513596.htm

phapluatdatdai.jpg

False
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận BìnhĐối ngoại Việt NamTinTổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình/PublishingImages/2024-08/tong bi thu TÔ Lâm_Key_20082024103100.jpg
Ngày 19/8, tại Đại lễ đường Nhân dân, Thủ đô Bắc Kinh, ngay sau Lễ đón chính thức trọng thể, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm đã hội đàm cấp cao với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.
8/20/2024 11:00YesĐã ban hành

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhiệt liệt chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc; bày tỏ vui mừng và chúc mừng đồng chí Tô Lâm được tín nhiệm bầu giữ cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình một lần nữa bày tỏ chia buồn sâu sắc trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; đánh giá cao những đóng góp to lớn, quan trọng của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam và quan hệ Việt - Trung, cũng như sự phát triển của chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Đồng chí Tập Cận Bình bày tỏ tin tưởng Đảng, Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục kế thừa di sản của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, giành được những thành tựu mới to lớn hơn nữa trong công cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình nhấn mạnh chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên đến Trung Quốc, cũng là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị người đứng đầu Đảng, Nhà nước Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện sự coi trọng cao và ưu tiên hàng đầu của hai Đảng, hai nước đối với quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, cho rằng đây là thời điểm quan trọng để hai nước đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, đi vào chiều sâu, thực chất trên mọi phương diện. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình khẳng định Việt Nam là hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc; ủng hộ Việt Nam kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ trân trọng và chân thành cảm ơn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gửi Điện chia buồn sâu sắc và thể hiện nhiều nghĩa cử đặc biệt trước việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, thể hiện mạnh mẽ tầm cao quan hệ hai Đảng, hai nước và tình cảm đặc biệt giữa đồng chí Tập Cận Bình với đồng chí Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trân trọng cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc về sự đón tiếp chu đáo, trọng thị, thân tình và hữu nghị, thể hiện sâu sắc mối quan hệ "đồng chí, anh em" giữa hai Đảng, hai nước; chân thành cảm ơn đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã chúc mừng đồng chí Tô Lâm được bầu giữ cương vị mới, mong muốn cùng đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Ban lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước Trung Quốc tiếp tục vun đắp truyền thống hữu nghị, chung tay thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình- Ảnh 2. 
 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên hàng đầu quan hệ láng giềng hữu nghị, Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược với Trung Quốc; khẳng định mong muốn cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc kế thừa và phát huy tốt truyền thống hữu nghị lâu đời giữa hai Đảng, hai nước, định hướng quan hệ Việt - Trung bước vào giai đoạn mới phát triển ngày càng ổn định, bền vững lâu dài.

Trong bầu không khí thân tình, hữu nghị, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước và quan hệ giữa hai Đảng, hai nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chúc mừng những thành tựu to lớn, quan trọng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc anh em đã đạt được dưới sự lãnh đạo "hạt nhân" của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình trong 10 năm "thời đại mới" và nhất là từ sau Đại hội XX đến nay. Nổi bật là thực hiện thành công đúng thời hạn mục tiêu "100 năm thứ nhất" về xây dựng toàn diện xã hội khá giả, hoàn thành toàn bộ trên 300 biện pháp cải cách được đề ra tại Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII cách đây 10 năm. Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng bày tỏ tin tưởng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, Trung Quốc phát triển thịnh vượng, góp phần vào hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và trên thế giới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thông báo với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình về tình hình Việt Nam thời gian gần đây, nhất là phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, quốc phòng-an ninh và hoạt động đối ngoại; đồng thời nhấn mạnh Việt Nam sẽ phát huy cao nhất tinh thần "tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc" để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội XIV của Đảng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình chúc mừng những thành tựu mà Đảng, Nhà nước mà nhân dân Việt Nam đạt được trong thời gian qua; tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẽ gặt hái nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trên sự nghiệp Đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 trở thành nước phát triển có thu nhập trung bình cao và đến 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao mà Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình- Ảnh 3. 
 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chia sẻ về chuỗi hoạt động ý nghĩa tại điểm dừng chân đầu tiên tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh chuyến thăm diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh sau 13 năm ra đi tìm đường cứu nước đến Quảng Châu để chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho cách mạng Việt Nam, 79 năm Cách mạng tháng Tám, thể hiện sự trân trọng của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với sự phối hợp, hỗ trợ quý báu của Trung Quốc với cách mạng Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình nhấn mạnh những năm tháng vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết nên "mối tình thắm thiết Việt – Hoa, vừa là đồng chí vừa là anh em".

Về quan hệ hai Đảng, hai nước, hai đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng, nhất là từ sau hai chuyến thăm lịch sử của lãnh đạo cao nhất hai Đảng trong hai năm 2022 và 2023, quan hệ hai bên duy trì đà phát triển tích cực, đạt nhiều điểm sáng theo đúng các phương hướng "6 hơn", bao gồm: Tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác quốc phòng – an ninh thực chất hơn, hợp tác thực chất sâu sắc hơn, nền tảng xã hội vững chắc hơn, phối hợp đa phương chặt chẽ hơn, kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng.

Nhấn mạnh trong bối cảnh cục diện thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Việt Nam kiên trì nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, kiên định chính sách quốc phòng "4 không". Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình khẳng định mạnh mẽ, Trung Quốc kiên trì chính sách hữu nghị với Việt Nam, luôn coi Việt Nam là hướng ưu tiên và sự lựa chọn chiến lược trong chính sách ngoại giao láng giềng.

Hai nhà lãnh đạo đã đi sâu trao đổi về các định hướng lớn nhằm tăng cường tin cậy, củng cố hữu nghị, nâng cao hiệu quả hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, duy trì hòa bình, ổn định trên biển, đưa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững theo đúng phương châm "16 chữ", tinh thần "4 tốt".

Hai đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đạt nhất trí cao về việc tăng cường tin cậy chính trị, duy trì giao lưu, tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; coi trọng vai trò định hướng chiến lược của kênh Đảng đối với tổng thể quan hệ song phương hai nước; tiếp tục đi sâu hợp tác lý luận, thông qua các cơ chế như Hội thảo lý luận giữa hai Đảng, kịp thời chia sẻ những thành quả mới nhất về lý luận và thực tiễn của mỗi Đảng, mỗi nước, có ý nghĩa thiết thực đóng góp vào sự nghiệp của mỗi Đảng, mỗi nước.

Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường và phát huy các lĩnh vực hợp tác thực chất. Theo đó, hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác an ninh, quốc phòng, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại đầu tư, trong đó thúc đẩy kết nối "hai hành lang, một vành đai" với "vành đai con đường", tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng đường sắt, đường bộ, tăng cường hợp tác chuỗi cung ứng, hợp tác kinh tế giữa các tỉnh biên giới, tăng cường giao lưu về cải cách doanh nghiệp nhà nước. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị hai bên tăng cường hợp tác xây dựng các công trình lớn, mang tính biểu tượng cao, tương xứng với tin cậy chính trị, thể hiện được trình độ phát triển và khoa học công nghệ tiên tiến của Trung Quốc; đề nghị Trung Quốc hỗ trợ vốn vay ưu đãi, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư chất lượng vào các công trình cơ sở hạ tầng giao thông trọng điểm của Việt Nam, tăng cường hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực Trung Quốc có nhiều ưu thế như kinh tế xanh, kinh tế số. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẵn sàng tăng cường nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam, mở rộng các văn phòng xúc tiến thương mại tại Trung Quốc; Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng nông sản chất lượng cao của Việt Nam tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Nhấn mạnh việc hai nước đang hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao năm 2025, hai đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhất trí về sự cần thiết của việc tăng cường hơn nữa giao lưu nhân dân, thúc đẩy hiểu biết, tình cảm hữu nghị giữa nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ; thống nhất xác định năm 2025 là "Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc".

Hai Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đi sâu trao đổi về nhiều vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm, nhấn mạnh sự phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, cơ chế quốc tế trên cơ sở vì lợi ích chính đáng của hai nước và đóng góp tích cực vào lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

Về vấn đề trên biển, hai bên đã trao đổi chân thành, thẳng thắn, nhất trí thực hiện tốt các nhận thức chung cấp cao đã đạt được, nỗ lực kiểm soát và giải quyết tốt hơn các bất đồng. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị hai bên cần tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, giải quyết các bất đồng bằng các biện pháp hoà bình, tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982); thực hiện nghiêm túc, đầy đủ DOC và thúc đẩy COC thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

Thay mặt Đảng và Nhà nước Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sớm thăm lại Việt Nam. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình chân thành cảm ơn và vui vẻ nhận lời.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình- Ảnh 4. 
 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước

* Kết thúc hội đàm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến các ban, bộ, ngành, địa phương hai nước ký kết các văn kiện hợp tác trong chuyến thăm trên các lĩnh vực hợp tác trường đảng, xuất nhập khẩu nông sản, phát thanh truyền hình, nghiệp vụ truyền thông báo chí, y tế, cơ sở hạ tầng, kinh tế thương mại, công nghiệp, ngân hàng... Cụ thể, các văn kiện này bao gồm:

1. Bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (Học viện Hành chính Quốc gia) nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

2. Bản ghi nhớ về việc hợp tác công nghiệp giữa Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

3. Giấy Chứng nhận bàn giao Hồ sơ Kết quả dự án viện trợ Việt Nam lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

4. Bản ghi nhớ giữa Bộ Y tế nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban Y tế Quốc gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về hợp tác y tế.

5. Bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc về tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin về nghiệp vụ ngân hàng.

6. Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dừa tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

7. Nghị định thư giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về yêu cầu kiểm dịch và sức khỏe đối với cá sấu nuôi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.

8. Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm đối với sầu riêng đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

9. Bản ghi nhớ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Hợp tác phát triển quốc tế quốc gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về thúc đẩy các dự án hợp tác phát triển trong lĩnh vực xã hội và dân sinh.

10. Công thư giữa Bộ Giao thông Vận tải nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Hợp tác phát triển quốc gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về nghiên cứu tính khả thi của Dự án viện trợ kỹ thuật lập Quy hoạch hai tuyến đường sắc khổ tiêu chuẩn Lạng Sơn – Hà Nội và Móng Cái – Hạ Long – Hà Nội.

11. Thỏa thuận hợp tác nghiệp vụ giữa Thông tấn xã Việt Nam, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và Tân Hoa xã, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

12. Bản ghi nhớ tăng cường hợp tác giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh truyền hình Trung ương Trung Quốc.

13. Bản ghi nhớ giữa Bộ Y tế nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cục Quản lý trung y dược quốc gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về hợp tác trong lĩnh vực y dược cổ truyền.

14. Bản ghi nhớ về Chương trình trao đổi Báo chí - Truyền thông giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Nhà báo Toàn quốc Trung Quốc giai đoạn năm 2024-2029.

Hai văn kiện tuyên bố tại lễ ký kết gồm:

1. Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại giữa Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính quyền nhân dân tỉnh Hải Nam, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

2. Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại giữa Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính quyền nhân dân tỉnh Sơn Đông nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

* Tiếp đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã trân trọng mời và cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự tiệc trà. Đây là hình thức tiếp xúc đặc biệt, được hình thành và duy trì trong nhiều chuyến thăm cấp cao những năm gần đây giữa lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước, thể hiện sự coi trọng, tinh thần "đồng chí, anh em" giữa lãnh đạo hai Đảng, hai nước. Trong không khí vui vẻ, ấm cúng, hữu nghị, hai đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng ôn lại truyền thống hữu nghị giữa hai Đảng, hai nước; trao đổi thân tình về văn hóa trà trong phong tục tập quán của mỗi nước; đánh giá lại các nhận thức chung vừa đạt được tại cuộc hội đàm và nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc phát triển hơn nữa quan hệ song phương trên tầm cao mới. 

Nguồn: baochinhphu.vn

True
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thăm và làm việc với các đối tác tại Đan MạchĐối ngoại Bình DươngTinLãnh đạo tỉnh Bình Dương thăm và làm việc với các đối tác tại Đan Mạch/PublishingImages/2024-08/thamlego2_Key_12082024101054.png
Từ ngày 08-09/8, Đoàn công tác tỉnh Bình Dương do Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh làm Trưởng đoàn cùng lãnh đạo sở, ngành; đại diện một số doanh nghiệp tiêu biểu trên các lĩnh vực như Tổng công ty Becamex IDC, Công ty Liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), Tập đoàn Sun Group đã có chuyến thăm và làm việc tại Vương quốc Đan Mạch để đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các đối tác đang đầu tư tại tỉnh.
8/12/2024 11:00YesĐã ban hành

Tham dự có Đại sứ Lương Thanh Nghị - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Đan Mạch.

Ngày 08/8, Đoàn công tác đã có chuyến thăm, làm việc với Tập đoàn Lego, Tập đoàn Pandora và Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch. Hiện Đan Mạch cũng là một trong những nhà đầu tư châu Âu lớn bậc nhất tại Việt Nam. Hai tập đoàn lớn Lego và Pandora hiện đang đầu tư dự án xây dựng nhà máy tại VSIP III, tỉnh Bình Dương. 

Tại buổi thăm và làm việc với Tập đoàn Lego, đón tiếp Đoàn có ông Carsten R​asmussen - Giám đốc Vận hành của Lego. Thăm và làm việc với Tập đoàn Pandora, tiếp Đoàn có ông Alexander Lacik - Tổng Giám đốc Điều hành kiê​m Chủ tịch Pandora. Cuộc gặp gỡ này đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai bên, góp phần thúc đẩy thêm nhiều kế hoạch trong tương lai.

thamlego1.png

Đoàn công tác tỉnh Bình Dương thăm và làm việc với Tập đoàn Lego

Tập đoàn Lego là công ty nổi tiếng của Đan Mạch, có vị thế hàng đầu thế giới chuyên sản xuất đồ chơi mang tính giáo dục và an toàn. Tại Bình Dương, Tập đoàn Lego đặt mục tiêu xây dựng nhà máy xanh, đẹp và hiện đại nhất trong số 06 nhà máy của Lego trên thế giới. Dự án đầu tư hơn 1 tỷ đô la Mỹ xây dựng nhà máy sản xuất tại Bình Dương là dự án công nghệ cao sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời và khí thải đạt tiêu chuẩn quốc tế nên có tác động rất tích cực đến môi trường, hệ sinh thái.​​

thampandora1.png

Đoàn công tác thăm và làm việc với Tập đoàn Pandora

Pandora là một trong những thương hiệu trang sức lớn nhất thế giới, chuyên thiết kế, sản xuất và đưa ra thị trường các sản phẩm trang sức hoàn toàn thủ công từ nguyên liệu chế tác cao cấp. Trụ sở chính đặt tại Copenhagen, Đan Mạch, Pandora có 33.000 nhân viên trên toàn thế giới và sản xuất trang sức tại 03 cơ sở ở Thái Lan. Tại Bình Dương, Pandora cũng đang xây dựng nhà máy chế tác sử dụng​ 100% năng lượng tái tạo, đây là cơ sở sản xuất thứ tư, đồng thời là nhà máy đầu tiên của Pandora được xây dựng ngoài Thái Lan.

thampandora2.png

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Đan Mạch Lương Thanh Nghị thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Pandora

Tại buổi làm việc, các Tập đoàn đã thông tin về tiến độ xây dựng nhà máy, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã trao đổi và tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc trong quá trình triển khai dự án. Tập đoàn cũng bày tỏ rất tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng, đồng thời cam kết sẽ mang những công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất, đạt tiêu chuẩn xanh với chất lượng vượt trội, thực hiện đầy đủ các trách nhiệm xã hội, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới.

thamlego2.png

Đoàn công tác thăm và làm việc tại Tập đoàn Lego (Đan Mạch)​

Dịp này, Đoàn công tác đã đến làm việc với Tập đoàn giải trí Merlin (Merlin Entertainments) và đại diện LEGOLAND Billund. Tiếp Đoàn có ông Preben Moller - Giám đốc tiếp thị và nhãn hàng, đổi mới sáng tạo cấp cao, đối tác Merlin. Tại buổi làm việc, Becamex IDC và Sun Group đã giới thiệu các mô hình phát triển công nghiệp, du lịch và các mô hình kinh doanh. Merlin Entertainments và LEGOLAND Billund bày tỏ sự ấn tượng về triển vọng hợp tác và mong muốn sẽ sớm tổ chức đoàn công tác sang tìm hiểu và hợp tác với các doanh nghiệp và tỉnh Bình Dương trong thời gian tới.

thammerlin.png

Đoàn công tác tỉnh Bình Dương làm việc với Merlin Entertainments và LEGOLAND Billund

Cùng trong chuyến công tác, ngày 09/8, Đoàn đã đến thăm và làm việc với Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch (DI). Tiếp đón Đoàn có ông Peter Thagesen - Giám đốc toàn cầu về thương mại và đầu tư. 

DI là tổ chức đại diện cho 19.000 doanh nghiệp với hơn 575.000 lao động trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ như công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, năng lượng, giao thông vận tải, công nghệ thông tin, y tế, thương mại... Thời gian qua, DI đã tổ chức các chuyến thăm Việt Nam cho các doanh nghiệp Đan Mạch, trong đó có nhiều doanh nghiệp thành viên đã và đang đầu tư kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam.

thamdi.png

Đoàn công tác tỉnh Bình Dương làm việc với Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch (DI)

Theo ông Peter Thagesen, trong bối cảnh hai nước chia sẻ nhiều lợi ích chung, quan hệ ngày càng phát triển thực chất và toàn toàn diện, nhiều doanh nghiệp Đan Mạch có ý định mở rộng hoạt động tại nước ngoài, Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng nổi lên là một điểm đến đầy tiềm năng, sắp tới dự kiến Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch sẽ mở đại diện tại Đông Nam Á và tìm hiểu về tỉnh Bình Dương như điểm đến ưu tiên. Lãnh đạo tỉnh Bình Dương cũng trao đổi các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác giữa hai bên. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh khẳng định, tỉnh Bình Dương sẽ gắn kết với DI cùng các doanh nghiệp Đan Mạch… nhằm thực hiện hiệu quả hơn nữa kết nối đầu tư, thương mại, hợp tác giữa hai bên. 

thamdi2.png

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Đan Mạch Lương Thanh Nghị thăm và làm việc với lãnh đạo DI​

Chuyến đi lần này của Đoàn công tác tỉnh Bình Dương góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hợp tác với các đối Đan Mạch. Hiện nay, Việt Nam tiếp tục là đối tác quan trọng của Chính phủ Đan Mạch trong hợp tác về các lĩnh vực như tăng trưởng xanh, năng lượng, nước, sức khỏe, giáo dục, an toàn thực phẩm, văn hóa và thương mại. Đây cũng là dịp tỉnh Bình Dương triển khai kết nối, mở rộng các hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại mạnh mẽ với các đối tác Đan Mạch.

​Lê Phương

True
CÔNG BỐ BIỂU TRƯNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH BÌNH DƯƠNG LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2024 - 2029Tuyên truyềnTinCÔNG BỐ BIỂU TRƯNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH BÌNH DƯƠNG LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2024 - 2029/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Biểu trưng Đại hội thể hiện những nét đặc trưng của vùng đất và con người Bình Dương, gợi lên hình ảnh chiếc kiềng nâng đỡ con thuyền của khối đại đoàn kết toàn dân tộc tỉnh Bình Dương hướng về phía trước với kỳ vọng Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 sẽ là kỳ đại hội của “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Phát triển”.
8/12/2024 10:00NoĐã ban hành
Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Bình Dương lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 là sự kiện chính trị quan trọng đối với MTTQ và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh Bình Dương, khẳng định vị trí, vai trò của MTTQ trong sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Biểu trưng là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, được lấy ý tưởng từ hoa sen - Quốc hoa của Việt Nam và hình ảnh cánh hoa dầu, thể hiện được những nét đặc trưng của vùng đất và con người Thủ Dầu Một xưa và Bình Dương hiện nay. Biểu tượng số la mã của kỳ Đại hội lần thứ X được cách điệu từ hình ảnh sông nước, các tuyến đường giao thông huyết mạch của tỉnh và mục tiêu chuyển đổi số, thể hiện diện mạo tỉnh Bình Dương phát triển năng động, hiện đại, văn minh. Bố cục của biểu trưng có dạng chữ nhật đứng, với màu sắc chủ đạo là màu đỏ cam và xanh dương thể hiện tinh thần nhiệt huyết, quyết tâm đổi mới, phát triển của mỗi cán bộ Mặt trận, gợi lên hình ảnh một chiếc kiềng nâng đỡ con thuyền của khối đại đoàn kết toàn dân tộc tỉnh Bình Dương hướng về phía trước với kỳ vọng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Dương lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 sẽ là kỳ đại hội của sự đồng thuận, “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Phát triển”.

DAI HOI MTQT VN BD LAN THU 10.jpg

Y NGHIA DHMTQTVN.jpg

Biểu trưng là sản phẩm truyền thông do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thực hiện.
Thiết kế: Nguyễn Minh Đức

Nguồn: ​mttqbinhduong.org.vn

False
Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Nhật BảnĐối ngoại Việt NamTinTăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Nhật Bản/PublishingImages/2024-08/phien-hop-12 nhat ban_Key_10082024192812.jpg
Tại Phiên họp lần thứ 12 Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế thông qua đẩy mạnh hợp tác ODA, đầu tư, thương mại, lao động…
8/10/2024 20:00YesĐã ban hành

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Nhật Bản- Ảnh 1. 
 

Phiên họp lần thứ 12 Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 7-10/8/2024. Sáng 7/8/2024, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kamikawa Yoko đã đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 12 Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản và tiến hành hội đàm. Sau phiên họp Ủy ban Hợp tác, hai bên đã ra Thông cáo báo chí chung.

Tại Phiên họp, Bộ trưởng Ngoại giao Kamikawa Yoko gửi lời chia buồn sâu sắc về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; khẳng định mong muốn hai bên tiếp nối di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị trên mọi lĩnh vực. 

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cảm ơn lãnh đạo và nhân dân Nhật Bản đã dành nhiều tình cảm và sự chia sẻ, cử Đặc phái viên của Thủ tướng, nguyên Thủ tướng Suga Yoshihide tham dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong không khí hữu nghị, chân thành và tin cậy, hai bên đã rà soát lại những kết quả đã đạt được kể từ cuộc họp Ủy ban hợp tác lần thứ 11 đến nay và trao đổi các biện pháp nhằm cụ thể hóa khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới được thiết lập năm 2023. 

Hai bên đánh giá cao việc cơ chế Ủy ban Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản được tái khởi động sau 5 năm gián đoạn do dịch bệnh COVID-19 và là phiên họp đầu tiên sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, tin cậy chính trị ngày càng cao và quan hệ song phương có những bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực.

Đề nghị Nhật Bản tiếp tục cung cấp ODA thế hệ mới với tính ưu đãi cao cho Việt Nam

Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế thông qua đẩy mạnh hợp tác ODA, đầu tư, thương mại, lao động… Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Nhật Bản tiếp tục cung cấp ODA thế hệ mới với tính ưu đãi cao, thủ tục đơn giản và linh hoạt hơn cho Việt Nam trong các lĩnh vực chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, y tế, phát triển cơ sở hạ tầng trọng điểm, quy mô lớn.

Bộ trưởng Kamikawa Yoko khẳng định Nhật Bản mong muốn hỗ trợ Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đạt mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045. 

Đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam thời gian qua trong đổi mới, cải cách hành chính, bảo đảm nguồn cung điện ổn định nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi phát triển kinh tế. Bộ trưởng Kamikawa cho biết các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm và coi Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn nhằm thực hiện đa dạng hoá chuỗi cung ứng.

Hai bên hoan nghênh và khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ triển khai hiệu quả Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1 nhằm bảo đảm nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam kinh doanh hiệu quả và bền vững; đưa kim ngạch thương mại hai nước tăng trưởng ổn định, bền vững; thúc đẩy mở cửa thị trường cho hoa quả của hai nước, trong đó có quả bưởi của Việt Nam và quả nho của Nhật Bản.

Mở rộng hợp tác toàn diện sang các lĩnh vực mới

Hai bên nhất trí mở rộng hợp tác toàn diện sang các lĩnh vực mới gồm chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, công nghệ thông tin, xã hội số thông qua các sáng kiến, dự án thiết thực, cụ thể. 

Bộ trưởng Kamikawa Yoko nhấn mạnh Nhật Bản mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực đồng sáng tạo phát triển bền vững, hợp tác giảm phát thải, môi trường thông qua các sáng kiến như Cộng đồng Phát thải bằng 0 châu Á (AZEC)…

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao, hợp tác ứng phó với vấn đề già hoá dân số; nhất trí khởi động đàm phán Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội.

Tạo môi trường thuận lợi và hấp dẫn hơn cho lao động Việt Nam

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Nhật Bản thúc đẩy hợp tác đào tạo nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp chủ chốt, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…; tiếp tục đơn giản hóa thủ tục và tiến tới miễn thị thực nhập cảnh Nhật Bản đối với công dân Việt Nam. 

Bộ trưởng cũng đề nghị phía Nhật Bản thúc đẩy mở các khoa giảng dạy tiếng Việt và nghiên cứu về Việt Nam tại các trường Nhật Bản trong bối cảnh cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản tăng nhanh thời gian gần đây.

Đánh giá cao đóng góp tích cực của cộng đồng gần 570.000 người Việt Nam vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản, Bộ trưởng Kamikawa Yoko giới thiệu về chính sách lao động mới của Nhật Bản ban hành vào tháng 6/2024, theo đó sẽ có nhiều chế độ ưu đãi hơn dành cho lao động nước ngoài, trong đó có Việt Nam; khẳng định Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục tạo môi trường thuận lợi và hấp dẫn hơn cho lao động Việt Nam.

Bộ trưởng Kamikawa Yoko khẳng định thúc đẩy hợp tác đào tạo nguồn nhân lực trẻ với Việt Nam trong khuôn khổ Sáng kiến NEXUS về giao lưu nghiên cứu, trao đổi du học sinh dựa trên kết quả Tuyên bố chung Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Nhật Bản năm 2023.

Sau Phiên họp, hai Bộ trưởng đã tiến hành hội đàm. Hai bên nhất trí tăng cường tin cậy chính trị thông qua thực hiện thường xuyên các chuyến thăm, trao đổi của lãnh đạo cấp cao hai nước; phát huy hơn nữa vai trò của các cơ chế đối thoại; thúc đẩy thực chất hợp tác quốc phòng, an ninh giữa hai nước.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chúc mừng việc mỏ vàng Sado của Nhật Bản đã được Ủy ban di sản thế giới của UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa thế giới; đề nghị Nhật Bản tiếp tục ủng hộ sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN, tăng cường hợp tác với ASEAN, tiểu vùng Mekong…

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kamikawa Yoko khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng trong triển khai chính sách đối ngoại của Nhật Bản với khu vực; nhấn mạnh Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam tham gia hiệu quả và thành công Triển lãm EXPO 2025 tại Osaka.

Hai Bộ trưởng cũng đã trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm như hợp tác ASEAN, Mekong, Biển Đông…; nhất trí tăng cường phối hợp, trao đổi lập trường tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như ASEAN, Liên Hợp Quốc, APEC, OECD …

Nhân dịp này, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời lãnh đạo Nhật Bản tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư và Diễn đàn Tương lai ASEAN tổ chức tại Việt Nam vào năm 2025./.

Nguồn: baochinhphu.vn


True
Lãnh đạo tỉnh thăm và làm việc tại Cộng hòa Liên bang ĐứcĐối ngoại Bình DươngTinLãnh đạo tỉnh thăm và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức/PublishingImages/2024-08/Đại diện lãnh đạo tỉnh Bình Dương và chính quyền thành phố Heidelberg_Key_10082024194029.jpg
Từ ngày 05-07/8/2024, Đoàn công tác tỉnh Bình Dương do ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có chuyến công tác tại Cộng hòa Liên bang Đức để thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị, tìm hiểu cơ sở hạ tầng, công nghệ và xúc tiến đầu tư, thương mại với các địa phương, đối tác Đức.
8/10/2024 20:00YesĐã ban hành

Đoàn công tác đã có buổi thăm, làm việc với chính quyền thành phố Heidelberg. Ông Schmidt Lamontain – Phó Thị trưởng thành phố chủ trì đón tiếp Đoàn cùng lãnh đạo sở,ngành tại thành phố Heidelberg, bang Baden-Württemberg, Đức.

Heidelberg là một trong những trung tâm quan trọng của Đức về công nghiệp, kinh tế, giáo dục và nghiên cứu. Thành phố có trường Đại học Heidelberg, một trong những trường đại học cổ nhất và uy tín nhất châu Âu. Ngoài ra, Heidelberg cũng có nhiều công ty công nghệ cao và các cơ sở nghiên cứu quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và khoa học của Đức. Thành phố trực thuộc bang Baden-Württemberg được biết đến là một trong những bang phát triển hàng đầu tại Đức, với nền kinh tế mạnh mẽ và đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh thăm và làm việc với Ông Schmidt Lamontain.jpg 

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh thăm và làm việc với ông Schmidt Lamontain, Phó Thị trưởng TP. Heidelberg

Tại buổi làm việc, hai bên đã thông tin sơ lược về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của hai địa phương. Ông Schmidt Lamontain – Phó Thị trưởng thành phố Heidelberg ấn tượng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là sự phát triển về công nghiệp của Bình Dương, mong muốn đẩy mạnh hoạt động hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt về hợp tác đào tạo và chuyển giao công nghệ trong ngành Y tế, chăm sóc sức khỏe và các hoạt động song phương phù hợp với thế mạnh của mỗi địa phương.

Dịp này, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương và chính quyền thành phố Heidelberg đã chính thức ký Bản ghi nhớ về việc phát triển mối quan hệ trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi nhằm khẳng định sự mong muốn thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa hai địa phương trong thời gian tới.

Theo Bản ghi nhớ, UBND tỉnh Bình Dương và Chính quyền thành phố Heidelberg sẽ tăng cường mối quan hệ hữu nghị và mở rộng các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực: Kinh tế, giáo dục, văn hóa, quy hoạch đô thị, khoa học - công nghệ, đào tạo và chuyển giao công nghệ trong ngành Y tế và chăm sóc sức khoẻ, các lĩnh vực khác thông qua các hoạt động trao đổi, hỗ trợ giữa hai bên.

Đại diện lãnh đạo tỉnh Bình Dương và chính quyền thành phố Heidelberg.jpg

Đại diện lãnh đạo tỉnh Bình Dương và chính quyền thành phố Heidelberg ký kết Bản ghi nhớ

Sau khi Bản ghi nhớ đi vào hiệu lực, hai bên sẽ đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, tăng cường sự hiểu biết về văn hóa; triển khai các hoạt động song phương phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của mỗi bên và cùng nỗ lực xây dựng mối quan hệ bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của hai địa phương.

Chuyến thăm của Đoàn công tác tỉnh Bình Dương tạo nền tảng cho mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa hai địa phương, từ đó mở ra nhiều cơ hội hợp tác đa dạng trên các lĩnh vực. Đặc biệt, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp hợp tác kinh doanh, góp phần vào sự phát triển bền vững của cả hai bên.

Đoàn công tác tỉnh Bình Dương tham quan BioLabs - Mô hình labs chuyên.jpg

Đoàn công tác tỉnh Bình Dương tham quan BioLabs - Mô hình labs chuyên về công nghệ sinh học và công nghệ trên lĩnh vực y tế

Cũng trong chuyến công tác tại Cộng hòa Liên bang Đức lần này, Đoàn đã đến tham quan Innovation Lab, BioLabs - mô hình thành công của thành phố Heidelberg và nghe thuyết trình về Khu Khoa học - Công nghệ Technology Park (bao gồm khu công viên đổi mới công nghệ cao). Đây là những mô hình, những kinh nghiệm thực tế cho Bình Dương trong quá trình phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Innovation Lab là mô hình được thành lập với sự liên kết giữa các viện nghiên cứu, Trường Đại học Heidelberg và các doanh nghiệp lớn nhằm tập trung việc chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực như công nghệ khoa học đời sống, công nghệ sách, công nghệ in - đặc biệt về in điện tử và in cảm biến phục vụ cho các ngành Ô tô, Y tế… Ngoài ra, mô hình Innvation Lab cũng cung cấp các hạ tầng dùng chung, phòng sách và văn phòng cho thuê. Đây là nơi thường xuyên tổ chức các sự kiện/workshops để kết nối các doanh nghiệp lớn với hệ sinh thái các doanh nghiệp khởi nghiệp, vừa và nhỏ nằm trong khu Innovation Labs.

Bio Labs là mô hình cung cấp các hạ tầng dùng chung, phòng Labs sinh học, văn phòng cho thuê, các máy thực nghiệm trên lĩnh vực y tế và công nghệ sinh học. Tạo môi trường để các sinh viên khi tốt nghiệp có cơ hội thực hiện những ý tưởng ban đầu tạo ra những sản phẩm cung cấp cho ngành Y tế. Ngoài ra, Bio Labs cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện nhằm kết nối các doanh nghiệp trong hệ sinh thái BioLabs đến với các quỹ đầu tư lớn trên toàn thể giới.

Ngày 07/8/2024, Đoàn công tác tham dự sự kiện ENAS & SAXONY SILICON tại thành phố Chemnitz. Tiếp và làm việc với Đoàn tại Viện Fraunhofer ENAS có ông Thomas Schmidt - Bộ Trưởng Bộ Phát triển khu vực bang Sachsen và Giáo sư, Tiến sĩ Harald Kuhn - Viện trưởng Viện Fraunhofer ENAS. Bang Sachsen với tổng dân số khoảng 4 triệu người, có 3 thành phố lớn bao gồm Leipzig, Dresen và Chemnitz. Nơi đây được định vị như lõi trung tâm về công nghệ của châu Âu, với ngành công nghiệp ô tô, ngành cơ điện tử và vi điện tử chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của nhiều tập đoàn lớn trong lĩnh vực bán dẫn và điện tử.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Phát triển khu vực bang Sachsen đã chia sẻ một số thông tin về bang Sachsen cũng như các hoạt động về công nghiệp, kinh tế và ngành công nghệ cao tại đây.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh thăm và làm việc với ôÔng Thomas Schmidt.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh thăm và làm việc với ông Thomas Schmidt - Bộ trưởng Bộ Phát triển khu vực bang Sachsen

 

Giáo sư, Tiến sĩ Harald Kuhn – Viện trưởng Viện Fraunhofer ENAS cũng chia sẻ thêm về thế mạnh của Viện trên lĩnh vực vi điện tử và hệ thống thông minh – Nền tảng để sản xuất ra các sản phẩm ở nhiều lĩnh vực liên quan khác như ô tô, máy, y tế...

 

 Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh thăm và làm việc với Giáo sư Tiến sĩ Harald.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh thăm và làm việc với Giáo sư, Tiến sĩ Harald Kuhn – Viện trưởng Viện Fraunhofer ENAS

 

Cũng tại buổi làm việc, một số đơn vị doanh nghiệp thuộc Viện Fraunhofer ENAS đã chia sẻ về các sản phẩm của doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao cũng như các xu hướng về tự động hóa và sản xuất ngành bán dẫn.

Sau buổi làm việc với Viện Fraunhofer ENAS, Tổng công ty Becamex IDC, một trong những doanh nghiệp chủ chốt của tỉnh đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác với Viện Fraunhofer ENAS về việc thành lập Trung tâm nghiên cứu vi điện tử và hệ thống thông minh (Trung tâm R&D) theo mô hình ENAS tại Bình Dương.

Đại diện Tổng Công ty Becamex IDC và Viện Fraunhofer ENAS ký kết.jpg

Đại diện Tổng công ty Becamex IDC và Viện Fraunhofer ENAS ký kết Bản ghi nhớ hợp tác

Đoàn công tác thăm và làm việc tại thành phố Chemnitz, bang Sachsen.jpg

Đoàn công tác thăm và làm việc tại thành phố Chemnitz, bang Sachsen, Cộng hòa Liên bang Đức 

Chuyến đi lần này của Đoàn công tác tỉnh Bình Dương góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hợp tác với các địa phương, đối tác Công hòa Liên bang Đức.

Thành phố Heidelberg là địa phương thứ 14 thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với tỉnh Bình Dương, thể hiện quá trình hội nhập quốc tế, hợp tác song phương đa dạng và hiệu quả của tỉnh nhà. Đây cũng là dịp triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại mạnh mẽ với các đối tác Đức, kết hợp khảo sát, tìm hiểu các mô hình phát triển công nghiệp và quy hoạch đô thị, các mô hình đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ tại một số địa phương nước Đức.

Lê Phương​

True
ĐOÀN LÃNH ĐẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG CHÀO XÃ GIAO THỊ TRƯỞNG THÀNH PHỐ DAEJEON (HÀN QUỐC)Đối ngoại Bình DươngTinĐOÀN LÃNH ĐẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG CHÀO XÃ GIAO THỊ TRƯỞNG THÀNH PHỐ DAEJEON (HÀN QUỐC)/PublishingImages/2024-08/HQ 3_Key_10082024184823.jpg
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Hàn Quốc từ ngày 08-12/8/2024, sáng ngày 09/8/2024, Đoàn lãnh đạo tỉnh đã đến chào xã giao Ông Lee Jang Woo, Thị trưởng thành phố Daejeon, Hàn Quốc.
8/10/2024 19:00YesĐã ban hành

Tham dự buổi làm việc có ông Nguyễn Văn Lộc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh cùng lãnh đạo một số sở ban ngành của tỉnh.

HQ 6.jpg

Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Lộc tại buổi làm việc với Thị trưởng thành phố Daejoen Lee Jang Woo.

Tại buổi làm việc, Thị trưởng thành phố Daejeon Lee Jang Woo đánh giá cao hoạt động hợp tác hữu nghị giữa hai địa phương trong thời gian qua và mong muốn hai bên cùng đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực kinh tế văn hóa đặc biệt là hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp của thành phố Daejeon sang đầu tư tại tỉnh Bình Dương cũng như tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa thể thao giữa hai tỉnh Bình Dương và thành phố Daejeon.

Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Nguyễn Văn Lộc cảm ơn Ngài Thị trưởng và chính quyền thành phố Daejeon đã đón tiếp Đoàn nồng hậu, chu đáo Đoàn tỉnh Bình Dương, sắp xếp cho các nghệ sỹ Đoàn ca múa nhạc dân tộc của tỉnh cũng như Đoàn học sinh, sinh viên của tỉnh sang giao lưu, biểu diễn tại Lễ hội 0 Giờ Daejeon năm 2024.

HQ 2.jpg

Toàn cảnh buổi làm việc.

Cũng trong buổi làm việc, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Mai Hùng Dũng cũng chia sẻ về thông tin kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương và nhấn mạnh mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Bình Dương và thành phố Daejeon ngày càng khắng khít chặt chẽ.

Thị trưởng thành phố Daejeon nhấn mạnh Thành phố Daejeon là trung tâm phát triển khoa học công nghệ của Hàn Quốc, đang phát triển theo 06 định hướng chính:  Khoa học vũ trụ, công nghệ sinh học, chíp bán dẫn, khoa học quốc phòng, lượng tử và chế tạo robot, …. Bình Dương cũng đang phát triển theo định hướng trở thành thành phố thông minh, vùng đổi mới sáng tạo và đây cũng là cơ hội để hai địa phương hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực công nghệ cao là thế mạnh của thành phố Daejeon cũng như hỗ trợ kết nối doanh nghiệp hai bên tìm hiểu cơ hội, hợp tác đầu tư.

HQ 3.jpg

Đoàn Lãnh đạo tỉnh chụp hình lưu niệm với Thị trưởng thành phố Daejeon.

Nhân dịp này, lãnh đạo 2 địa phương cùng thống nhất lên kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm 20 thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Bình Dương và thành phố Daejeon vào năm 2025. Lãnh đạo tỉnh Bình Dương cũng gửi lời mời tới Lãnh đạo thành phố Daejeon sắp xếp thời gian sang thăm tỉnh Bình Dương dự Lễ kỷ niệm.

Trong khuôn khổ chuyến công tác, thành phố Daejeon hỗ trợ tỉnh Bình Dương tổ chức tọa đàm xúc tiến đầu tư giữa tỉnh Bình Dương với Phòng thương mại và công nghiệp và các doanh nghiệp tiêu biểu của thành phố Daejeon để kết nối, giới thiệu môi trường, cơ hội hợp tác đầu tư với tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, Đoàn công tác tỉnh Bình Dương cũng đi thăm và làm việc với  Công ty Sam Jin, Công ty Xây dựng Công nghiệp Kyeryong là hai Công ty lớn của thành phố Daejeon.

Một số hình ảnh tại buổi Tọa đàm:

HQ 4.jpg

HQ 5.jpg

Thùy Linh

​ 

True
BÌNH DƯƠNG THẮT CHẶT QUAN HỆ HỢP TÁC HỮU NGHỊ VỚI THÀNH PHỐ DAEJEON (HÀN QUỐC)Đối ngoại Bình Dương; Tin tứcTinBÌNH DƯƠNG THẮT CHẶT QUAN HỆ HỢP TÁC HỮU NGHỊ VỚI THÀNH PHỐ DAEJEON (HÀN QUỐC)/PublishingImages/2024-08/34300ea5dcdc788221cd_Key_10082024165000.jpg
Từ ngày 08-12/8/2024, Đoàn lãnh đạo tỉnh đã có chuyến thăm và làm việc, tham dự Lễ hội  0 Giờ Daejeon tại thành phố Daejeon, Hàn Quốc.
8/10/2024 17:00NoĐã ban hành

Chiều ngày 08/8/2024, đồng chí Nguyễn Văn Lộc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương đã đến thăm và làm việc cùng Chủ tịch hội đồng thành phố Daejeon, Hàn Quốc.

Tham dự còn có đồng chí Mai Hùng Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cùng lãnh đạo các sở ban ngành của tỉnh.

Tiếp đón đoàn là ông Cho Won Hwui, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng thành phố Daejeon.

34300ea5dcdc788221cd.jpg

Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Lộc làm việc với Chủ tịch Hội đồng TP Daejeon Cho Won Hwui

Ông Cho Won Hwui cảm đoàn đã đến thăm, làm việc với Hội đồng thành phố Daejeon và tham dự Lễ hội 0 giờ Daejeon. Theo ông, kể từ tháng 6 năm 2023, Tổng thống Hàn Quốc đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam và là nước Đông Nam Á đầu tiên Tổng thống Hàn Quốc tới thăm sau khi nhậm chức. Do đó chuyến thăm lần này của Đoàn tỉnh Bình Dương càng có ý nghĩa sâu sắc hơn thể hiện sự giao lưu liên tục ở cấp địa phương ở sau cấp quốc gia. Ông đánh giá cao và tin tưởng  việc sự phát triển kinh tế, khoa học công nghệ và thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh Bình Dương cùng với sự phát triển khoa học công nghệ của thành phố Daejeon sẽ thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ hơn giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Daejeon trong thời gian tới.

Ngoài ra, Ông cũng mời đoàn tham dự "lễ hội Không giờ" của thành phố Daejeon. Đây là một trong những lễ hội mang tính biểu tượng của văn hóa - khoa học công nghệ của Hàn Quốc và có sự tham gia biểu diễn của Đoàn ca múa nhạc dân tộc của tỉnh Bình Dương. Qua đó, cả hai địa phương có cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn về văn hóa nghệ thuật của nhau, thúc đẩy hoạt động ngoại giao văn hóa của tỉnh Bình Dương và thành phố Daejeon.

Ông Nguyễn Văn Lộc cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình, ấm áp của Hội đồng thành phố Daejeon. Ông cũng thông tin về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương trong thời gian qua đồng thời ông cũng đánh giá cao hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa sôi nổi giữa Bình Dương với thành phố Daejeon sau gần 20 năm thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị.  Ông nhấn mạnh vai trò của nguồn vốn FDI trong đó có Hàn Quốc và đặc biệt là thành phố Daejeon đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của tỉnh.

Ông cũng hi vọng rằng trong thời gian tới sự hợp tác giữa phát triển công nghiệp của tỉnh và sự phát triển khoa học công nghệ của thành phố Daejeon sẽ hoàn cảnh thúc đẩy sự hợp tác liên kết của hai địa phương lên một tầm cao mới.

Ngoài ra buổi họp cũng đề xuất một số nội dung hợp tác trên lĩnh vực văn hóa xã hội đặc biệt là hỗ trợ cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Bình Dương cụ thể là thúc đẩy công tác hỗ trợ huấn luyện cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

 74c7f2db46a2e2fcbbb3.jpg

Đoàn chụp hình lưu niệm với Chủ tịch Hội đồng TP. Daejeon, Hàn Quốc

 Ông cũng hi vọng rằng trong thời gian tới sự hợp tác giữa phát triển công nghiệp của tỉnh và sự phát triển khoa học công nghệ của thành phố Daejeon sẽ hoàn cảnh thúc đẩy sự hợp tác liên kết của hai địa phương lên một tầm cao mới.

Ngoài ra buổi họp cũng đề xuất một số nội dung hợp tác trên lĩnh vực văn hóa xã hội đặc biệt là hỗ trợ cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Bình Dương cụ thể là thúc đẩy công tác hỗ trợ huấn luyện cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

9f6cccd97aa0defe87b1.jpg

Đoàn chụp hình lưu niệm với Hội đồng TP. Daejeon, Hàn Quốc

Ngoài ra trong khuôn khổ chuyến thăm còn còn có chương trình giao lưu văn hóa thanh thiếu niên và học sinh của tỉnh Bình Dương và thành phố Daejeon do Lãnh đạo Tỉnh đoàn cùng Sở Giáo dục và Đào tạo dẫn đầu.

Tuấn Anh- Thùy Linh

False
Quy định công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam; công nhận chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt NamTuyên truyềnTinQuy định công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam; công nhận chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
8/5/2024 15:00NoĐã ban hành

​Ngày 01/7/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư số 06/2024/TT-BTTTT Quy định công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam; công nhận chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam.

Nội dung Thông tư số 06/2024/TT-BTTTT.​​

False
Từ lịch sử hướng tới tương lai, mở ra chương mới trong quan hệ Việt Nam - Ấn ĐộĐối ngoại Việt NamTinTừ lịch sử hướng tới tương lai, mở ra chương mới trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ/PublishingImages/2024-08/TT tham AD_Key_02082024093619.jpg
Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã mở ra chương mới cho quan hệ tốt đẹp giữa hai bên thông qua việc làm mới, tiếp sức cho những lĩnh vực, động lực hợp tác truyền thống và thúc đẩy mạnh mẽ những lĩnh vực, động lực hợp tác mới, khẳng định Việt Nam và Ấn Độ luôn là những người bạn chân thành, tin cậy, thủy chung son sắt, cùng sát cánh bên nhau trong suốt chiều dài lịch sử, hiện tại và trong tương lai.
8/2/2024 10:00YesĐã ban hành

Từ lịch sử hướng tới tương lai, mở ra chương mới trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ- Ảnh 1. 
 

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhiệt liệt chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Rạng sáng 2/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ từ ngày 30/7-1/8 theo lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến Ấn Độ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện năm 2016. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng là một trong những lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà Thủ tướng Narendra Modi mời thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ ngay sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ 3 liên tiếp.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh hai nước đang hướng tới mốc kỷ niệm quan trọng 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiếc lược Toàn diện vào năm 2026 và 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2027.

Từ lịch sử hướng tới tương lai, mở ra chương mới trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ- Ảnh 2. 
 

Sau lễ đón, Thủ tướng Chính phủ đã có cuộc gặp hẹp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chỉ trong hai ngày, Thủ tướng Chính phủ đã có chương trình làm việc dày đặc, cường độ cao, phong phú, đa dạng, với khoảng 25 hoạt động, bao gồm các cuộc hội đàm, tiếp xúc với Lãnh đạo cấp cao Ấn Độ, các tập đoàn lớn, phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ và Hội đồng Các vấn đề quốc tế của Ấn Độ.

Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, đạt mục tiêu đề ra với những kết quả cụ thể, thiết thực, đáp ứng sự quan tâm và mong đợi của cả hai bên. Chuyến thăm có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo xung lực mới và mở ra một trang mới thực chất và sâu rộng hơn, với nhiều cơ hội hơn trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ.

Từ lịch sử hướng tới tương lai, mở ra chương mới trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ- Ảnh 3. 
 

Tại Hội đàm, hai Thủ tướng bày tỏ nhất trí triển khai các biện pháp mạnh mẽ nhằm hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại, đầu tư hai chiều tăng gấp đôi so với mức hiện nay vào năm 2030 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hướng tới tương lai tươi sáng trên nền tảng quan hệ nghìn năm

Các cuộc gặp, tiếp xúc của Thủ tướng Chính phủ với Lãnh đạo Ấn Độ đã giúp khẳng định tình cảm hữu nghị gắn bó và mối quan hệ hữu nghị truyền thống bền chặt giữa hai nước, cũng như khẳng định sự coi trọng và ủng hộ mà hai nước dành cho nhau trong tổng thể chính sách đối ngoại của mỗi nước.

Trong các cuộc gặp, hai bên chia sẻ tầm nhìn chiến lược về thế giới ngày nay, ghi nhận những tiến triển và thành quả to lớn, bước tiến vượt bậc đã đạt được trong quan hệ hai nước, đặc biệt kể từ khi thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện năm 2016.

Hai bên nhất trí rằng, Việt Nam và Ấn Độ có tin cậy chính trị cao; văn hóa - văn minh tương đồng, ý tưởng tương thông; kinh tế bổ trợ; cùng chung khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng và còn nhiều tiềm năng, dự địa hợp tác, cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa để phù hợp với xu thế chung của thời đại, cũng như phục vụ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân và thực hiện các mục tiêu phát triển của mỗi nước.

"Chúng tôi tái khẳng định sự ưu tiên và coi trọng mà Việt Nam và Ấn Độ dành cho nhau trong chính sách đối ngoại; nhất trí sẽ tiếp tục trân trọng, gìn giữ, củng cố, tăng cường quan hệ truyền thống giữa Việt Nam và Ấn Độ với tư cách là những người bạn chân thành, tin cậy, thủy chung son sắt, cùng sát cánh bên nhau trong suốt chiều dài lịch sử, hiện tại và trong tương lai; nỗ lực tìm ra điểm đột phá đưa quan hệ song phương phát triển lên tầm cao mới, tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước trong giai đoạn mới, vì sự thịnh vượng, hùng cường của mỗi nước, vì đời sống hạnh phúc về vật chất và tinh thần của nhân dân hai nước", Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ với báo giới sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Modi.

Từ lịch sử hướng tới tương lai, mở ra chương mới trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ- Ảnh 4. 
 

Hai Thủ tướng thông qua kế hoạch hành động mới để thúc đẩy những bước tiến mới trong quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cũng trong các cuộc tiếp xúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và những người bạn Ấn Độ thường xuyên nhắc lại mối giao lưu văn hóa, tôn giáo mật thiết giữa Việt Nam và Ấn Độ từ hàng nghìn năm, để lại những dấu ấn sâu đậm trong đời sống tinh thần của nhân dân mà theo đó Phật giáo đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của văn hóa Việt Nam hay những di sản thế giới như Khu di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam)… còn lại đến ngày nay.

Không chỉ khởi nguồn từ những giá trị tương đồng, sâu sắc về văn hóa, Việt Nam và Ấn Độ còn đến với nhau từ sự đồng cảm, ủng hộ và cùng chia sẻ những ý tưởng chung trên con đường đấu tranh vì Độc lập, Tự do, Hạnh phúc của hai dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Lãnh tụ tiền bối của Ấn Độ như Mahatma Gandhi, Jawarhalal Nehru cùng các thế hệ Lãnh đạo, nhân dân hai nước đã dày công vun đắp cho quan hệ truyền thống và hữu nghị bền chặt giữa hai nước.

Từ lịch sử hướng tới tương lai, mở ra chương mới trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ- Ảnh 5. 
 

Hội kiến Tổng thống Droupadi Murmu, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam luôn ghi nhớ sự ủng hộ quý báu của Ấn Độ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện chúc mừng Chính phủ Ấn Độ tự do đầu tiên được thành lập. Năm 1954, Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru là nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên đến thăm Việt Nam, ngay khi thủ đô Hà Nội vừa được giải phóng.

Trải qua chặng đường lịch sử, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Ấn Độ đã không ngừng phát triển toàn diện, thực chất. Ấn Độ là một trong ba Đối tác chiến lược đầu tiên của Việt Nam (2007). Việc hai nước xác lập khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện (2016) là dấu mốc lịch sử, tạo động lực mạnh mẽ cho việc mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, trong bối cảnh thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp hiện nay, hai nước cần phát huy mạnh mẽ truyền thống quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa hai nước, thúc đẩy hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn để cùng nhau vươn tới các mục tiêu chiến lược mới.

Từ lịch sử hướng tới tương lai, mở ra chương mới trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ- Ảnh 6. 
 

Phó Tổng thống, Chủ tịch Thượng viện Jagdeep Dhankhar nhấn mạnh Việt Nam là nước bạn bè truyền thống, Đối tác Chiến lược toàn diện quan trọng của Ấn Độ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Narendra Modi khẳng định Việt Nam là trụ cột mạnh mẽ trong chính sách hướng Đông, là đối tác chủ chốt trong tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Ấn Độ; cho rằng tầm nhìn phát triển tới năm 2047, trở thành nước phát triển, kỷ niệm 100 giành độc lập của Ấn Độ và mục tiêu phát triển tới năm 2045, trở thành nước phát triển, kỷ niệm 100 năm Quốc khánh của Việt Nam - sẽ mở ra các kênh hợp tác mới có lợi cho cả hai nước.

"Việc đặt Việt Nam ở vị trí quan trọng, là "trọng tâm", "cầu nối" trong chính sách "Hành động hướng Đông" đã góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Ấn Độ nói chung và quan hệ kinh tế nói riêng phát triển lên tầm cao mới", Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá. Thủ tướng nêu rõ Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ chính sách hướng Đông của Ấn Độ và ủng hộ vai trò ngày càng quan trọng của Ấn Độ trong các thể chế hợp tác quan trọng ở khu vực và toàn cầu.

Đặc biệt, trong chuyến thăm lần này, tình đoàn kết mạnh mẽ và hữu nghị sâu sắc giữa hai nước càng được khẳng định qua sự sẻ chia mà các nhà Lãnh đạo và nhân dân Ấn Độ đã gửi tới Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Là người bạn lớn, thân thiết của nhân dân Ấn Độ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ năm 2012; chứng kiến hai nước nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện năm 2016; đón tiếp và làm việc với nhiều nhà Lãnh đạo Ấn Độ, trong đó có Thủ tướng Narendra Modi.

Quốc hội Ấn Độ đã dành thời gian tưởng niệm, Chính phủ Ấn Độ đã cử Cố vấn An ninh Quốc gia sang Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong chuyến thăm, Thủ tướng Modi đã thay mặt 1,4 tỷ người dân Ấn Độ và với tư cách cá nhân gửi lời chia buồn sâu sắc trước mất mát to lớn của đất nước và nhân dân Việt Nam.

Từ lịch sử hướng tới tương lai, mở ra chương mới trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ- Ảnh 7. 
 

Sau khi hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chứng kiến Bộ trưởng Bộ Ngoại giao 2 nước trao Chương trình hành động Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ giai đoạn 2024-2028 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện trên cơ sở "Năm hơn"

Trên cơ sở nền tảng vững chắc của 52 năm phát triển quan hệ song phương, trong bối cảnh thế và lực mới của hai nước cũng như đứng trước những biến chuyển nhanh chóng của tình hình khu vực và thế giới, các nhà lãnh đạo hai nước khẳng định quyết tâm tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ trong những năm tiếp theo, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân hai nước.

Theo đó, hai bên tăng cường hơn nữa quan hệ trong các lĩnh vực truyền thống như quốc phòng - an ninh, thương mại - đầu tư, văn hóa - giáo dục và mở rộng những lĩnh vực hợp tác mới về kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, gia tăng thương mại và đầu tư hai chiều, đẩy mạnh và làm sâu sắc hợp tác về khoa học - công nghệ. Chuyến thăm cũng khẳng định Việt Nam và Ấn Độ luôn ủng hộ lẫn nhau, sẵn sàng hợp tác, chung tay xây dựng hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, ký 9 văn kiện trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, tài chính, y tế, văn hóa, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có Chương trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giai đoạn 2024-2028.

Từ lịch sử hướng tới tương lai, mở ra chương mới trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ- Ảnh 8. 
 

Hai Thủ tướng chứng kiến trao 2 hiệp định vay tín dụng giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Ấn Độ trị giá 300 triệu USD - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Lãnh đạo Ấn Độ đã nhất trí tăng cường hợp tác trên tinh thần "Năm hơn", cụ thể là:

Một là, tin cậy chính trị - chiến lược cao hơn. Lãnh đạo hai nước khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hơn nữa trao đổi đoàn, tiếp xúc trên cả kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, địa phương, tiếp tục triển khai Chương trình Khách quý giữa hai bên; đồng thời tăng cường hiệu quả các cơ chế hợp tác. Việc Việt Nam công bố tham gia làm thành viên Liên minh Cơ sở hạ tầng chống chịu thiên tai (CDRI) và khẳng định sớm hoàn tất thủ tục để tham gia Liên minh Năng lượng mặt trời quốc tế ISA, hai trong số các sáng kiến toàn cầu quan trọng của Ấn Độ, đã góp phần vào việc củng cố tin cậy giữa hai nước.

Hai là, hợp tác quốc phòng - an ninh sâu sắc hơn với việc đẩy mạnh triển khai hiệu quả Tuyên bố chung về quan hệ đối tác quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ đến năm 2030, mở rộng hợp tác an ninh hàng hải, an ninh mạng, hợp tác chống khủng bố. Việc hai bên ký kết triển khai gói tín dụng 500 triệu USD dành cho quốc phòng là một bước đột phá trong chuyến thăm.

Ba là, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư thực chất và hiệu quả hơn, đột phá hơn. Hai bên hướng tới kim ngạch thương mại hai chiều đạt 20 tỷ USD, tăng gấp đôi đầu tư hai chiều từ nay đến năm 2030. Việt Nam đã đề nghị Ấn Độ giải quyết vấn đề rào cản thương mại, ký Hiệp định về Thương mại điện tử, Hiệp định Thương mại song phương để khai thác tối đa thị trường bán lẻ phù hợp với xu thế mới, thúc đẩy các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh sang thị trường rộng lớn và tiềm năng của Ấn Độ như điện tử, dệt may, nông sản; thu hút các tập đoàn lớn của Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực hạ tầng, dược phẩm, năng lượng… Dịp này, các doanh nghiệp hai nước đã ký 06 hợp đồng lớn về hàng không, sân bay và logistics.

Bốn là, hợp tác khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo rộng mở hơn. Theo đó, hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác về nghiên cứu và phát triển (R&D), đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực công nghệ lõi, chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, hợp tác về năng lượng nguyên tử, đất hiếm, mở rộng hợp tác trong lĩnh vực hóa dầu, các lĩnh vực năng lượng mới, thúc đẩy thành lập các liên doanh sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin và hợp tác đào tạo lực lượng kỹ sư công nghệ thông tin đáp ứng sự phát triển của ngành công nghiệp này.

Năm là, hợp tác văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân kết nối mật thiết hơn. Hai bên nhất trí sớm ký thỏa thuận hợp tác về du lịch, nỗ lực sớm đạt mục tiêu tăng gấp đôi lượng khách du lịch so với hiện nay với khoảng 400.000 lượt khách/năm, tiếp tục hợp tác trùng tu, bảo tồn các di sản Tháp Chăm ở Mỹ Sơn, Quảng Nam cũng như đa dạng hóa hơn nữa các hình thức giao lưu nhân dân.

Để cụ thể hóa phương hướng "Năm hơn" đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất cần 5 định hướng ưu tiên, theo đó cần củng cố và tăng cường hơn nữa tin cậy chiến lược; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, đưa hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư phát triển tương xứng với tầm vóc quan hệ; đẩy mạnh hợp tác đa phương, đề cao luật pháp quốc tế, hiện thực hóa tầm nhìn về hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở các vùng biển và đại dương; chủ động đóng góp vào việc ứng phó với các thách thức toàn cầu; cùng nhau đưa hợp tác văn hóa, giáo dục đào tạo, kết nối địa phương, giao lưu nhân dân, du lịch trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho sự phát triển bền vững của hai nước.

Từ lịch sử hướng tới tương lai, mở ra chương mới trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ- Ảnh 9. 
 

Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 yếu tố nền tảng để đưa quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Ấn Độ lên tầm cao mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thúc đẩy các dự án đầu tư nhiều tỷ USD

Một điểm nhấn quan trọng của chuyến thăm là các hoạt động của Thủ tướng Chính phủ nhằm thúc đẩy đầu tư mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Ấn Độ, trên cơ sở phát huy nền tảng quan hệ chính trị - ngoại giao tốt đẹp để hình thành, triển khai các dự án cụ thể, khả thi, hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.

Thủ tướng đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu Ấn Độ trong các lĩnh vực như Adani (tập đoàn lớn nhất Ấn Độ chuyên về hạ tầng, năng lượng), SMS Pharmaceuticals (một trong những doanh nghiệp sản xuất dược phẩm lớn nhất Ấn Độ), BDR (nhà sản xuất sản phẩm điều trị ung thư lớn nhất tại Ấn Độ), Tập đoàn Phát triển hành lang công nghiệp quốc gia (với sứ mệnh xây dựng các hành lang công nghiệp để cách mạng hóa sản xuất, đưa nước này trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu, một cường quốc sản xuất, phát triển nền kinh tế kỹ thuật số trị giá 1 nghìn tỷ USD vào năm 2026), tập đoàn ONGC (tập đoàn dầu thô và khí đốt tự nhiên lớn nhất của Ấn Độ), tập đoàn công nghệ thông tin HCL…

Từ lịch sử hướng tới tương lai, mở ra chương mới trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ- Ảnh 10. 
 

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Hội đồng Các vấn đề thế giới của Ấn Độ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhiều tập đoàn lớn của Ấn Độ đều xác định Việt Nam là điểm đến đầu tư chiến lược và mong muốn trở thành nhà đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Đơn cử, lãnh đạo Adani khẳng định cam kết, quyết tâm đầu tư tại Việt Nam với các dự án được đề xuất có tổng vốn lên tới khoảng 10 tỷ USD như cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng (khoảng trên 2 tỷ USD), dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 (khoảng 2,8 tỷ USD), sân bay Long Thành giai đoạn 2, sân bay Chu Lai…

SMS Pharmaceuticals cũng đã thành lập liên doanh với công ty Việt Nam để đề xuất phát triển Khu công nghiệp Dược phẩm công nghệ cao tại khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) với mục tiêu thúc đẩy, thu hút tổng vốn đầu tư khoảng 4-5 tỷ USD trong hơn 10 năm tới.

Từ lịch sử hướng tới tương lai, mở ra chương mới trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ- Ảnh 11. 
 

Tại cuộc gặp với Thủ tướng, lãnh đạo Tập đoàn Adani khẳng định cam kết, quyết tâm đầu tư tại Việt Nam với các dự án được đề xuất có tổng vốn lên tới khoảng 10 tỷ USD - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khuyến khích các tập đoàn lớn, tỷ phú công nghệ của Ấn Độ sang Việt Nam đầu tư, tạo ra những dự án lớn mang tính biểu tượng của hợp tác kinh tế hai nước, đón luồng dịch chuyển chuỗi cung ứng và giúp hai nước tham gia tốt hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các lĩnh vực được khuyến khích gồm hạ tầng giao thông chiến lược, lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ cốt lõi, chuyển đổi số, bán dẫn, chuyển đổi xanh (hydrogen), năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học…

Từ lịch sử hướng tới tương lai, mở ra chương mới trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ- Ảnh 12. 
 

Thủ tướng và các đại biểu thực hiện nghi thức công bố mở đường bay mới Ahmedabad - Đà Nẵng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đặc biệt, Thủ tướng khuyến khích mạnh mẽ hợp tác, đầu tư của các tập đoàn dược phẩm Ấn Độ, nhất là sản xuất các loại vaccine, thuốc điều trị các bệnh nan y. Theo Thủ tướng, Việt Nam có tiềm năng lớn về các loại dược liệu trong khi Ấn Độ có thế mạnh lớn về công nghiệp dược.

Nhấn mạnh việc đầu tư vào Việt Nam trong ngành dược là lựa chọn thông minh, song Thủ tướng cho rằng, điều quan trọng là "đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện là phải có kết quả cụ thể", làm ra sản phẩm chất lượng cao, tiêu thụ tốt, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân, đồng thời phải chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao, góp ý hoàn thiện chính sách, góp phần hình thành hệ sinh thái phát triển ngành công nghiệp dược phẩm tại Việt Nam trên cơ sở "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", "cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng phát triển" giữa các chủ thể.

Từ lịch sử hướng tới tương lai, mở ra chương mới trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ- Ảnh 13. 
 

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, cộng đồng người Việt Nam tại Ấn Độ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Modi khẳng định chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã mở ra một chương mới cho quan hệ giữa hai bên. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trở thành chất xúc tác mạnh mẽ, khẳng định quyết tâm cao của Lãnh đạo hai nước trong việc đưa quan hệ hai nước bước vào một giai đoạn mới, mạnh mẽ hơn, thiết thực và hiệu quả hơn, tin cậy sâu sắc hơn, với nhiều cơ hội rộng mở hơn.

Phát huy các giá trị chung về tình đoàn kết, hữu nghị, sự tin cậy sâu sắc và những thành quả hợp tác thời gian qua, hai bên tin tưởng vững chắc vào triển vọng tươi sáng của quan hệ hai nước. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ sẽ tiếp tục "nở rộ dưới bầu trời thanh bình", như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong chuyến thăm đầu tiên tới Ấn Độ năm 1958, cùng đóng góp tích cực vào hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững ở khu vực Ấn Độ Dương, châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên thế giới.

Nguồn: baochinhphu.vn

True
Chùm ảnh: Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước tới Ấn ĐộĐối ngoại Việt NamTinChùm ảnh: Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ/PublishingImages/2024-08/TT PMC thăm Ấn Độ_Key_01082024160053.jpg
Sáng 1/8, tại Thủ đô New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ. Lễ đón được tổ chức trọng thể tại Phủ Tổng thống Ấn Độ.
8/1/2024 16:00YesĐã ban hành

Chùm ảnh: Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ- Ảnh 1. 
 

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại nơi đỗ xe - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chùm ảnh: Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ- Ảnh 2. 
 

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhiệt liệt chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chùm ảnh: Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ- Ảnh 3. 
 

Khi đoàn xe của Thủ tướng Chính phủ tới cổng chính, đội kỵ binh đón và hộ tống đoàn xe vào khu vực lễ đón. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đón Thủ tướng Chính phủ tại nơi đỗ xe.

Chùm ảnh: Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ- Ảnh 4. 
 

Đội kỵ binh đón và hộ tống đoàn xe vào khu vực lễ đón - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sau khi hai Thủ tướng chụp ảnh chung, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Ấn Độ mời Thủ tướng Chính phủ lên bục danh dự. Quân nhạc cử quốc thiều hai nước. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ duyệt Đội Danh dự Quân đội Ấn Độ.

Tiếp đó, hai nhà lãnh đạo giới thiệu thành phần Đoàn cấp cao hai nước tham dự lễ đón.

Chùm ảnh: Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ- Ảnh 5. 
 

Sau khi hai Thủ tướng chụp ảnh chung, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Ấn Độ mời Thủ tướng Chính phủ lên bục danh dự - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Chùm ảnh: Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ- Ảnh 6. 
 

Thủ tướng Phạm Minh Chính trên bục danh dự, quân nhạc cử quốc thiều hai nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chùm ảnh: Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ- Ảnh 7. 
 

Lễ đón được tổ chức trọng thể tại Phủ Tổng thống Ấn Độ - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Chùm ảnh: Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ- Ảnh 8. 
 

Thủ tướng duyệt Đội Danh dự Quân đội Ấn Độ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngay sau lễ đón, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dâng hoa tại Khu tưởng niệm Mahatma Gandhi.

Mahatma Gandhi (2/10/1869 - 30/1/1948), tên đầy đủ là Mohandas Karamchand Gandhi, là nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, được tôn vinh là Cha già dân tộc, lãnh tụ tinh thần của người dân Ấn Độ, có đóng góp to lớn vào thành công của cuộc đấu tranh giành độc lập cho tiểu lục địa Ấn Độ khỏi ách thống trị của thực dân Anh năm 1947. Ông được tôn vinh là "Mahatma" (tức "Tâm hồn vĩ đại" theo tiếng Phạn).

Chùm ảnh: Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ- Ảnh 9. 
 

Thủ tướng duyệt Đội Danh dự Quân đội Ấn Độ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ và đoàn được giới thiệu một số nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp của Mahatma Gandhi và thực hiện nghi thức rải hoa, tưởng niệm người Anh hùng dân tộc Ấn Độ. Thủ tướng và Đoàn công tác kính cẩn nghiêng mình; nguyện học tập, làm theo tấm gương hy sinh quên mình của Mahatma Gandhi cho sự nghiệp phát triển phồn vinh, thịnh vượng của Nhân dân, nhất là qua triết lý "bất bạo động".

Ghi Sổ lưu niệm, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tư tưởng của Mahatma Gandhi, "Linh hồn vĩ đại" của Nhân dân Ấn độ sẽ luôn là bản giao hưởng vĩnh cửu, vang mãi trong tâm tưởng của Nhân dân Ấn Độ, Việt Nam và các nước khác trên thế giới.

Chùm ảnh: Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ- Ảnh 10. 
 

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi giới thiệu với Thủ tướng Phạm Minh Chính về thành phần đoàn cấp cao Ấn Độ - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Chùm ảnh: Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ- Ảnh 11. 
 

Thủ tướng Phạm Minh Chính giới thiệu với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi về thành phần đoàn cấp cao Việt Nam - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Lịch sử quan hệ Việt Nam - Ấn Độ bắt nguồn từ quá trình giao lưu văn hóa, tôn giáo từ hơn 2.000 năm trước và được hai lãnh tụ vĩ đại là Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhà lãnh đạo Mahatma Gandhi gây dựng và vun đắp. Hai nước luôn ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và giành độc lập dân tộc.

Chùm ảnh: Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ- Ảnh 12. 
 

Sau lễ đón, hai Thủ tướng tiến hành hội đàm - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Trải qua hơn 5 thập kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao, việc nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược Toàn diện đã mở ra không gian hợp tác mới về chuỗi giá trị và tài nguyên chiến lược, an ninh kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, môi trường, khoa học công nghệ, kết nối tài chính, nhân lực chất lượng cao, giáo dục, an ninh quốc phòng...

Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 (tháng 9/2016), Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khẳng định "Việt Nam là trụ cột mạnh mẽ trong chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ" và "quan hệ song phương giữa hai nước dựa trên sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau và hội tụ những quan điểm về các vấn đề khác nhau trong khu vực và toàn cầu".

Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trên cương vị người đứng đầu Chính phủ và là chuyến thăm Ấn Độ đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam sau 10 năm. 

Trong chuyến thăm này, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các nhà lãnh đạo Ấn Độ sẽ thảo luận, đề ra phương hướng đưa quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ ngày càng phát triển mạnh mẽ, thực chất, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực.

Tại cuộc gặp ngày 31/7, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S.Jaishankar đã chào mừng nồng nhiệt Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, một trong những lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ kể từ khi Chính phủ nhiệm kỳ thứ 3 của Thủ tướng Narendra Modi tái cử; khẳng định Chính phủ Ấn Độ hết sức coi trọng chuyến thăm và tin tưởng chuyến thăm sẽ mang đến xung lực mạnh mẽ cho quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong thời gian tới.​

Nguồn: baochinhphu.vn

True
Thủ tướng: Ngoại giao kinh tế cần phát huy và tận dụng mọi cơ hội phát triển đất nướcĐối ngoại Việt NamTinThủ tướng: Ngoại giao kinh tế cần phát huy và tận dụng mọi cơ hội phát triển đất nước/PublishingImages/2024-07/ngoaigiaokinhte_Key_19072024140733.jpg
Chiều tối 18/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2024 và những năm tiếp theo.
7/19/2024 15:00YesĐã ban hành

Thủ tướng: Ngoại giao kinh tế cần phát huy và tận dụng mọi cơ hội phát triển đất nước- Ảnh 1. 
 

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Ngoại giao kinh tế cần phát huy và tận dụng mọi cơ hội phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại đầu cầu trụ sở Chính phủ với đầu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; chủ tịch UBND, lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng và lãnh đạo 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Trọng tâm ngoại giao kinh tế trong đối ngoại cấp cao

Theo Bộ Ngoại giao, 6 tháng đầu năm 2024, công tác ngoại giao kinh tế đã được triển khai một cách bài bản và hiệu quả, đóng góp thực chất vào phát triển kinh tế-xã hội. Điều này thể hiện trên 3 nội dung gồm: (1) đóng góp duy trì cục diện đối ngoại thuận lợi cho phát triển đất nước và đẩy mạnh thu hút nguồn lực phục vụ các động lực tăng trưởng; (2) góp phần củng cố động lực tăng trưởng thông qua rà soát triển khai các thỏa thuận tự do hóa thương mại vừa ký kết, nâng cấp thỏa thuận đã có và chủ động đàm phán thỏa thuận mới; (3) tích cực hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp, quyết liệt tháo gỡ vướng mắc trong các dự án với tinh thần lấy người dân, địa phương, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.

Trong 36 hoạt động đối ngoại cấp cao từ đầu năm 2024 đến nay, nội dung kinh tế tiếp tục trở thành trọng tâm, mang lại các kết quả cụ thể, thực chất, ký kết được nhiều cam kết, thỏa thuận hợp tác với các đối tác. Công tác rà soát tình hình thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế được triển khai quyết liệt với cơ chế họp định kỳ hàng tháng, với gần 400 thỏa thuận của các bộ, ngành và các địa phương được rà soát, góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai và tháo gỡ vướng mắc.

Ngoại giao kinh tế đã tích cực hỗ trợ kết nối, xúc tiến, quảng bá, tháo gỡ rào cản thương mại, thúc đẩy các hướng đi mới, như phát triển ngành Halal, qua đó mở rộng thị trường cho các ngành, lĩnh vực, địa phương và doanh nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đón nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn vào Việt Nam, như NVIDIA, Apple, Intel, Google, Inforsys, Siemens... các đoàn hàng trăm doanh nghiệp lớn từ Bắc Âu, Mỹ, Canada, Nhật Bản...

Cùng với đó, tiếp tục tranh thủ tối đa lợi thế mạng lưới 16 FTA đã ký với 60 đối tác, thúc đẩy đàm phán nâng cấp nhiều FTA hiện hành và tăng tốc đàm phán FTA với các đối tác mới; tích cực tham mưu, thúc đẩy đầu tư, thu hút nguồn lực để phát triển các ngành mới, đột phá.

Thủ tướng: Ngoại giao kinh tế cần phát huy và tận dụng mọi cơ hội phát triển đất nước- Ảnh 2. 
 

Thủ tướng lưu ý các địa phương, doanh nghiệp đẩy mạnh kết nối với các cơ quan đại diện ở nước ngoài, tập trung phát triển, nâng cao chất lượng, xuất khẩu những sản phẩm thế mạnh, có khả năng cạnh tranh, những mặt hàng mà thế giới có nhu cầu, các sản phẩm, mặt hàng đặc sản - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bên cạnh những kết quả đạt được, các đại biểu thẳng thắn thừa nhận, ngoại giao kinh tế có lúc chưa thực sự nhạy bén, sáng tạo; hợp tác kinh tế với một số địa bàn chiến lược còn chưa tương xứng với khuôn khổ quan hệ, khâu xử lý và tháo gỡ vướng mắc trong một số dự án chưa thực sự quyết liệt, rốt ráo; nỗ lực khai thác thị trường tiềm năng chưa có nhiều kết quả cụ thể mang tính đột phá; công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đôi lúc còn chưa đồng bộ, có độ trễ…

Các đại biểu đề nghị tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả, thực chất các hoạt động đối ngoại cấp cao, lồng ghép nội hàm kinh tế và công nghệ vào chương trình nghị sự; rà soát định kỳ, đôn đốc tiến độ triển khai các cam kết, thỏa thuận; thúc đẩy các động lực tăng trưởng, đặc biệt là khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; nâng cao hàm lượng dự báo trong nghiên cứu, tham mưu phục vụ Chính phủ điều hành kinh tế-xã hội, tập trung vào các xu thế phát triển mới trên thế giới và trong khu vực; tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, đặc biệt kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp; cung cấp cho doanh nghiệp nhiều thông tin hơn về nhu cầu, tiềm năng hợp tác, các chính sách pháp luật liên quan kinh tế của các nước… nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại giao kinh tế thiết thực, hiệu quả hơn.

Thủ tướng: Ngoại giao kinh tế cần phát huy và tận dụng mọi cơ hội phát triển đất nước- Ảnh 3. 
 

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan đại diện cần đẩy mạnh quảng bá ra thế giới về các mặt hàng, sản phẩm của Việt Nam với chất lượng cao, giá thành cạnh tranh; cũng như tăng cường giới thiệu về môi trường, đầu tư kinh doanh của Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nắm bắt từ sớm, từ xa các xu thế mới

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, hằng quý, Thủ tướng tổ chức hội nghị với các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài với mục đích kết nối nền kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới, hỗ trợ doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, thúc đẩy tham gia vào chuỗi cung ứng, liên kết trên toàn cầu, góp phần thực hiện Chỉ thị 15 của Ban Bí thư về ngoại giao kinh tế, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2024 và cả nhiệm kỳ theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Khái quát những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm, Thủ tướng cho biết, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, tăng trưởng được thúc đẩy, tăng trưởng GDP quý II phục hồi mạnh, đạt 6,93%, tính chung 6 tháng đạt 6,42%, cao hơn nhiều cùng kỳ năm 2023 (3,84%) và vượt kịch bản đề ra.

Các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư. An ninh năng lượng, an ninh lương thực, cân đối cung cầu lao động được bảo đảm; xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, xuất siêu lớn. Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia và bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt, thấp hơn nhiều giới hạn quy định.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân được cải thiện. Phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng-an ninh được tăng cường; đối ngoại và hội nhập quốc tế được mở rộng, nhất là công tác ngoại giao kinh tế.

Thủ tướng: Ngoại giao kinh tế cần phát huy và tận dụng mọi cơ hội phát triển đất nước- Ảnh 4. 
 

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh, nguyên nhân của những kết quả đạt được là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự chung sức, đồng lòng của của người dân, doanh nghiệp và sự hợp tác, hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương, hoan nghênh sự đóng góp của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, của doanh nghiệp và nhân dân vào những thành tựu chung của đất nước; đánh giá các cơ quan đại diện Việt Nam ngày càng có kinh nghiệm hơn, hành động quyết liệt hơn, cụ thể hơn, bài bản, chuyên nghiệp, hiệu quả hơn, chúng ta tự hào và tin tưởng các cơ quan sẽ làm tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Phân tích tình hình quốc tế ảnh hưởng tới Việt Nam, Thủ tướng chỉ rõ, điều kiện hiện nay vẫn khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, vì vậy chúng ta không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác dù những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm rất đáng trân trọng, hoan nghênh.

Theo Thủ tướng, kinh nghiệm rất quan trọng là càng khó khăn, áp lực thì càng phải nỗ lực hơn, phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, phân công công việc "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ hiệu quả"; khi tổ chức thực hiện phải kiểm tra, đánh giá, đôn đốc, rút kinh nghiệm.

Thủ tướng: Ngoại giao kinh tế cần phát huy và tận dụng mọi cơ hội phát triển đất nước- Ảnh 5. 
 

Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới đầu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng: Ngoại giao kinh tế cần phát huy và tận dụng mọi cơ hội phát triển đất nước- Ảnh 6. 
 

Các đại biểu đề nghị tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả, thực chất các hoạt động đối ngoại cấp cao, lồng ghép nội hàm kinh tế và công nghệ vào chương trình nghị sự - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng: Ngoại giao kinh tế cần phát huy và tận dụng mọi cơ hội phát triển đất nước- Ảnh 7. 
 

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Thủ tướng, chúng ta đã xác định mục tiêu tăng trưởng cao hơn cho cả năm 2024 (từ 6,5-7%), đồng thời tiếp tục đẩy mạnh triển khai 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực. Cùng với đó, chúng ta ưu tiên cho tăng trưởng, làm mới các động lực truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, các ngành mới nổi như chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…), lấy đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ làm động lực phát triển.

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân tập trung thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nói trên; tiếp tục giữ vững, thúc đẩy đà phát triển, khí thế phát triển đang có và khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập.

Theo đó, phải bám sát yêu cầu phát triển đất nước và nhu cầu của các doanh nghiệp, địa phương trong nước, làm tốt việc kết nối kinh tế thế giới với nền kinh tế Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam, kết nối các địa phương của các nước với các địa phương Việt Nam.

Các cơ quan đại diện cần thúc đẩy quan hệ chính trị-ngoại giao, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển; mở rộng thị trường, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, giao lưu nhân dân, du lịch.

Để góp phần thúc đẩy động lực xuất khẩu, Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan đại diện cần đẩy mạnh quảng bá ra thế giới về các mặt hàng, sản phẩm của Việt Nam với chất lượng cao, giá thành cạnh tranh; cũng như tăng cường giới thiệu về môi trường, đầu tư kinh doanh của Việt Nam, nhất là về các chính sách mới, các thành tựu phát triển hạ tầng, đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Thủ tướng: Ngoại giao kinh tế cần phát huy và tận dụng mọi cơ hội phát triển đất nước- Ảnh 8. 
 

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng: Ngoại giao kinh tế cần phát huy và tận dụng mọi cơ hội phát triển đất nước- Ảnh 9. 
 

Thủ tướng giao các cơ quan sớm ban hành thông báo kết luận với mong muốn sau hội nghị, công tác ngoại giao kinh tế sẽ được đẩy mạnh, kết nối trong nước và ngoài nước mạnh mẽ, thực chất, hiệu quả hơn, phát hiện và tận dụng mọi cơ hội hợp tác phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng lưu ý các địa phương, doanh nghiệp đẩy mạnh kết nối với các cơ quan đại diện ở nước ngoài, tập trung phát triển, nâng cao chất lượng, xuất khẩu những sản phẩm thế mạnh, có khả năng cạnh tranh, những mặt hàng mà thế giới có nhu cầu, các sản phẩm, mặt hàng đặc sản, đáp ứng yêu cầu phát triển, yêu cầu chuyển đổi xanh của các nước, giải quyết bài toán trước mắt và cả lâu dài.

Các bộ ngành làm tốt chức năng quản lý nhà nước, định hướng sự phát triển, công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch vùng nguyên liệu phù hợp xu thế phát triển của thế giới.

Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan tiếp tục đàm phán, ký kết các FTA, thúc đẩy việc mở rộng các thị trường Trung Đông, Nam Mỹ, châu Phi, sản phẩm Halal; theo dõi sát tình hình về các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước áp dụng đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam để có biện pháp ứng phó từ sớm, từ xa; tiếp tục thúc đẩy đà phục hồi du lịch, nghiên cứu chính sách visa phù hợp để tạo thuận lợi hơn nữa cho du khách; tận dụng những cơ hội có thể để xuất khẩu lao động ra các nước.

Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các bộ, ngành, doanh nghiệp tập trung nghiên cứu các giải pháp mới, đột phá để thu hút đầu tư, tài chính cho phát triển; nắm bắt từ sớm, từ xa các xu thế phát triển, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm và kỹ năng quản lý để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị theo hướng thông minh, hiện đại, đặc biệt trong các ngành, lĩnh vực mới nổi để "bắt kịp, tiến cùng và vượt lên".

Thủ tướng: Ngoại giao kinh tế cần phát huy và tận dụng mọi cơ hội phát triển đất nước- Ảnh 10. 
 

Đại diện Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng: Ngoại giao kinh tế cần phát huy và tận dụng mọi cơ hội phát triển đất nước- Ảnh 11. 
 

Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cũng yêu cầu phát huy tối đa nguồn lực từ cộng đồng 6 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài với tinh thần chủ động, hiệu quả và chia sẻ để bà con vừa sinh sống, lao động, học tập ổn định, thuận lợi, vừa có điều kiện đóng góp cho đất nước.

Trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành, địa phương, Chính phủ sẽ tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường hợp tác đầu tư, kinh doanh với tinh thần quý sau tốt hơn quý trước, năm sau tốt hơn năm trước, nhiệm kỳ sau tốt hơn nhiệm kỳ trước. Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu phối hợp trong nước, ngoài nước với tinh thần luôn sẵn sàng, chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả trên cơ sở nắm chắc tình hình, bám sát xu thế, quyết liệt triển khai, hành động sáng tạo, giải quyết các công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thủ tướng giao các cơ quan sớm ban hành thông báo kết luận với mong muốn sau hội nghị, công tác ngoại giao kinh tế sẽ được đẩy mạnh, kết nối trong nước và ngoài nước mạnh mẽ, thực chất, hiệu quả hơn, phát hiện và tận dụng mọi cơ hội hợp tác phát triển đất nước, nắm bắt từ sớm, từ xa các xu thế, mang lại hiệu quả cụ thể, lợi ích thiết thực cho đất nước, người dân và doanh nghiệp.

Nguồn: baochinhphu.vn

True
Bình Dương gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp nước ngoàiĐối ngoại Bình DươngTinBình Dương gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp nước ngoài/PublishingImages/2024-07/doithoaidn-tieng anh_Key_15072024085222.jpg
​​Sáng 11-7, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại doanh nghiệp nước ngoài (các nước sử dụng tiếng Anh).
7/15/2024 9:00YesĐã ban hành

​Tham dự có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Pang Te Cheng - Tổng Lãnh sự Singapore tại TP. Hồ Chí Minh cùng lãnh đạo các sở ngành và đại diện hơn 80 doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại tỉnh Bình Dương.

Hội nghị đã nghe Sở Kế hoạch và Đầu tư thông tin về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, định hướng đầu tư của tỉnh. Theo đó, trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, UBND tỉnh đã chủ động triển khai các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh có xu hướng phục hồi tích cực, đời sống người dân và thu nhập của người lao động được cải thiện.

​​​doithoaidn.jpg

Toàn cảnh hội nghị

Trong năm 2023, Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước tăng 5,97%, GRDP bình quân đầu người đạt 172 triệu đồng. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,92%, kim ngạch xuất khẩu đạt 30,9 tỷ đô la Mỹ. Trong 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh đã thu hút được 824 triệu đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài với 96 dự án mới, 60 dự án điều chỉnh tăng vốn và 62 dự án góp vốn mua cổ phần. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 4.322 dự án đầu tư từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký gần 41 tỷ đô la Mỹ. 

Tỉnh cũng đặt ra định hướng thu hút đầu tư vào các ngành công nghệ cao, thân thiện với môi trường và các dịch vụ hiện đại. Đồng thời tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và đẩy mạnh phát triển thành phố thông minh. 

doithoaidn 1.jpg

doithoaidn 2.jpg

Các doanh nghiệp đặt câu hỏi tại hội nghị

Tại hội nghị, đại diện các sở, ban, ngành đã trả lời các ý kiến vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến những vấn đề về sửa đổi quy định hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT); quy định cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài; thủ tục cấp giấy phép xây dựng; chính sách ưu đãi thuế đầu tư, ưu đãi khi mở rộng đầu tư kinh doanh; hướng dẫn và yêu cầu trong lắp đặt điện mặt trời đáp ứng sản xuất xanh…

doithoaidn 3.jpg

Ông Phạm Văn Tuyên – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp liên quan đến cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Trao đổi với các doanh nghiệp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp. Thông qua hội nghị, đã giúp cho lãnh đạo tỉnh nắm bắt đầy đủ, rõ ràng và cụ thể hơn về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như những khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài để tập trung xử lý và tháo gỡ. Bên cạnh đó, các chi hội và doanh nghiệp nước ngoài có thêm thông tin về tình hình kinh tế - xã hội và định hướng phát triển sắp tới của tỉnh Bình Dương, qua đó tăng cường sự hiểu biết, sẻ chia và trách nhiệm để cùng nhau đạt được nhiều thắng lợi mới.

doithoaidn 4.jpg

Bà Nguyễn Ngọc Thúy – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp liên quan đến thuê đất

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh, Bình Dương sẽ tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa tối đa và công khai, minh bạch đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính, quy trình giải quyết hồ sơ hành chính. Tỉnh sẽ ưu tiên các nguồn lực để tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trước hết là về hạ tầng giao thông, hạ tầng cấp điện, cấp thoát nước, xử lý môi trường; tiến hành mở rộng và mở mới ​các khu, cụm công nghiệp, tạo quỹ đất sạch cho thu hút đầu tư.Triển khai đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cung ứng đầy đủ, kịp thời nguồn lao động cho doanh nghiệp đến đầu tư.

Đồng thời tập trung phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu phát triển công nghiệp, đô thị của tỉnh. 

Nguồn: binhduong.gov.vn

True
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tiếp Tổng Lãnh sự SingaporeĐối ngoại Bình DươngTinBí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tiếp Tổng Lãnh sự Singapore/PublishingImages/2024-07/tan tls sing_Key_15072024085851.jpg
Chiều 11-7, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp Ngài Pang Te Cheng - Tổng Lãnh sự Singapore tại TP.Hồ Chí Minh đến thăm và chào xã giao nhân dịp nhận nhiệm kỳ mới.
7/15/2024 9:00YesĐã ban hành

Tại buổi tiếp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã thông tin sơ lược về tình hình kinh tế - xã hội của Bình Dương. Theo đó, Bình Dương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là "thủ phủ" công nghiệp của cả nước, giáp với TP. Hồ Chí Minh, với nhiều tuyến đường huyết mạch nối thẳng đến trung tâm đầu tàu kinh tế của cả nước. Lũy kế đến ngày 30/6/2024, toàn tỉnh có 4.319 dự án đầu tư từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký 40,8 tỷ đô la Mỹ, trong đó nhà đầu tư Singapore đứng thứ ba với 309 dự án và tổng số vốn 5,6 tỷ đô la Mỹ.

IMG_BTTUNVLCTTTLS0928.jpg

Toàn cảnh buổi tiếp

Minh chứng sinh động và rõ nét cho quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai bên chính là thành công của Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP), được phát triển bởi liên doanh giữa Tổng Công ty Becamex IDC (Việt Nam) và Tập đoàn Sembcorp Development (Singapore). Sau hơn 28 năm hình thành và phát triển, VSIP Group hiện đang tham gia phát triển 17 dự án tại 13 tỉnh, thành, trở thành một trong những nhà phát triển khu công nghiệp và đô thị hàng đầu tại Việt Nam.

Về định hướng phát triển trong tời gian tới, tỉnh ưu tiên phát triển công nghiệp xanh, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp "thế hệ mới" thu hút các dự án sản xuất công nghiệp tạo ra giá trị kinh tế cao, ít thâm dụng lao động và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường.

BTTUNVLCTTTLSQ.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi chủ trì tiếp Ngài Pang Te Cheng - Tổng Lãnh sự Singapore tại TP.Hồ Chí Minh

Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao vai trò đóng góp của Tổng Lãnh sự quán Singapore và các doanh nghiệp Singapore, luôn đồng hành trong quá trình phát triển của tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, hợp tác chặt chẽ từ Ngài Pang Te Cheng và Tổng Lãnh sự quán Singapore tại TP.Hồ Chí Minh để cùng nhau khai thác tốt hơn nữa các cơ hội và mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực, tiếp tục triển khai các dự án trong thời gian tới, đăc biệt trên các lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, phát triển xanh và thu hút đầu tư. Tỉnh cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, sản xuất kinh doanh hiệu quả.

BTTUNVLTQLN.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tặng quà lưu niệm cho Ngài Pang Te Cheng - Tổng Lãnh sự Singapore tại TP.Hồ Chí Minh

Trao đổi với Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi, Ngài Pang Te Cheng bày tỏ ấn tượng về sự phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương, đặc biệt là sự phát triển lớn mạnh không ngừng của các Khu công nghiệp VSIP, trong đó có đóng góp, hỗ trợ rất lớn của chính quyền tỉnh. Ngài Pang Te Cheng nhấn mạnh, mô hình VSIP là biểu tượng của tình hữu nghị, sự gắn bó trong phát triển kinh tế của Việt Nam và Singapore, đồng thời là hình mẫu để các địa phương của Việt Nam hướng đến. Ngài Pang Te Cheng hy vọng mô hình này sẽ được nhân rộng toàn Việt Nam, góp phần củng cố thêm mối quan hệ sâu sắc giữa hai quốc gia.

Ngài Pang Te Cheng cho rằng, thời gian tới, Bình Dương và các đối tác Singapore cần tiếp tục đẩy mạnh trao đổi hợp tác trên nhiều lĩnh vực trong đó có phát triển đô thị, kinh tế xanh, thu hút đầu tư để hỗ trợ Bình Dương phát triển thành đô thị hiện đại, thông minh, vì hạnh phúc của người dân như mục tiêu định hướng phát triển của tỉnh.

IMG_BTTTUNLLGTHA0920.jpg

IMG_BTTUNVLGTHA0921.jpg

​Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi giới thiệu một số hình ảnh hoạt động hợp tác trao đổi giữa tỉnh Bình Dương và các đối tác Singapore​​

Nguồn: binhduong.gov.vn

True
Việt Nam – Hàn Quốc hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phươngĐối ngoại Việt NamTinViệt Nam – Hàn Quốc hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương/PublishingImages/2024-07/thu tuong Han Quoc_Key_03072024080449.jpg
Chiều 2/7, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến 3/7/2024.
7/3/2024 9:00YesĐã ban hành

Việt Nam – Hàn Quốc hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương- Ảnh 1. 
 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

 Trong không khí hữu nghị, chân thành và hợp tác, Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo hoan nghênh chuyến thăm chính thức Hàn Quốc đầu tiên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam kể từ khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện; nhấn mạnh chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp, thực chất trên mọi lĩnh vực.

Việt Nam – Hàn Quốc hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương- Ảnh 2. 
 

Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo hoan nghênh chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Hàn Quốc khẳng định Việt Nam là đối tác trọng tâm trong triển khai các chính sách đối ngoại tại khu vực, trong đó có Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Sáng kiến đoàn kết ASEAN - Hàn Quốc (KASI); đánh giá Việt Nam là đối tác lớn thứ nhất của Hàn Quốc về hợp tác phát triển, đối tác lớn thứ ba về thương mại và đối tác đầu tư lớn nhất của Hàn Quốc trong ASEAN.

Việt Nam – Hàn Quốc hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương- Ảnh 3. 
 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn sự đón tiếp thân tình, trọng thị và chu đáo mà Thủ tướng Han Duck Soo và Chính phủ Hàn Quốc dành cho đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam; bày tỏ vui mừng về những thành tựu phát triển vượt bậc làm nên "Kỳ tích sông Hàn" của đất nước và nhân dân Hàn Quốc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới Thủ tướng Han Duck Soo. Thủ tướng khẳng định Việt Nam ủng hộ chính sách và mục tiêu phát triển của Hàn Quốc, trong đó có chính sách "Quốc gia trọng điểm toàn cầu" và mong muốn phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước thực chất, hiệu quả và lâu dài. 

Việt Nam – Hàn Quốc hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương- Ảnh 4. 
 

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng về những thành tựu phát triển vượt bậc làm nên "Kỳ tích sông Hàn" của đất nước và nhân dân Hàn Quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã cùng điểm lại những thành quả và tiến triển thực chất của quan hệ song phương kể từ khi nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 12/2022; trao đổi sâu rộng về các định hướng lớn và các biện pháp cụ thể thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện phát triển mạnh mẽ và thực chất hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 8 điểm tiến triển hơn sau khi hai nước nâng cấp quan hệ, bao gồm tin cậy chính trị, thương mại, đầu tư, du lịch, giao lưu nhân dân, hợp tác khoa học – công nghệ, lao động, hợp tác địa phương, hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế và đề nghị Thủ tướng Han Duck Soo quan tâm chỉ đạo 5 ưu tiên triển khai hợp tác trong thời gian tới.

Việt Nam – Hàn Quốc hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương- Ảnh 5. 
 

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 8 điểm tiến triển hơn sau khi hai nước nâng cấp quan hệ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai bên nhất trí hợp tác chặt chẽ thúc đẩy hoạt động trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp cả ở các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và giao lưu nhân dân nhằm tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị và hiểu biết lẫn nhau, tạo nền tảng thúc đẩy và mở rộng hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực; đạt nhận thức chung về tăng cường hợp tác thực chất trong các lĩnh vực quốc phòng - an ninh; phối hợp triển khai các thỏa thuận hợp tác giữa hai nước, trong đó thực hiện hiệu quả "Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc".

Việt Nam – Hàn Quốc hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương- Ảnh 6. 
 

Thủ tướng Hàn Quốc nhấn mạnh Hàn Quốc tiếp tục coi Việt Nam là đối tác chiến lược quan trọng về hợp tác phát triển - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai bên nhất trí cho rằng kinh tế là trụ cột quan trọng trong hợp tác song phương; khẳng định cần phối hợp chặt chẽ triển khai các biện pháp thực chất, sớm hoàn thành mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2025 dịp kỷ niệm 10 năm ký Hiệp định thương mại tự do Việt - Hàn (VKFTA) và hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD vào năm 2030 theo hướng cân bằng, bền vững; nhất trí chỉ đạo các bộ, ngành đẩy nhanh các thủ tục để có thể công bố mở cửa thị trường cho quả bưởi của Việt Nam và quả dưa tây của Hàn Quốc trong năm 2024.

Việt Nam – Hàn Quốc hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương- Ảnh 7. 
 

Thủ tướng Han Duck Soo cảm ơn Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hai lần chủ trì hội nghị đối thoại với doanh nghiệp Hàn Quốc, góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Han Duck Soo cho rằng việc tạo điều kiện đầu tư thuận lợi là cần thiết đối với thương mại bền vững và mở rộng đầu tư, nâng cao hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp tương lai, hợp tác khởi nghiệp giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ của hai nước; đề nghị Việt Nam tích cực hỗ trợ giải quyết các vướng mắc của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam; khẳng định sẽ mở rộng hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng sản xuất do các doanh nghiệp Hàn Quốc dẫn dắt tại Việt Nam, đề nghị hai bên tăng cường hợp tác trong việc thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc nhằm xây dựng chuỗi cung ứng khoáng sản cốt lõi ổn định. 

Việt Nam – Hàn Quốc hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương- Ảnh 8. 
 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo chứng kiến trao Bản ghi nhớ về định hướng xây dựng kế hoạch hành động thực hiện mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 150 tỷ USD theo hướng cân bằng hơn giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhấn mạnh Hàn Quốc tiếp tục coi Việt Nam là đối tác chiến lược quan trọng về hợp tác phát triển, Thủ tướng Hàn Quốc cho biết Hàn Quốc ưu tiên hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp thông qua viện trợ phát triển không hoàn lại của Cơ quan Hợp tác quốc tế KOICA; cam kết mở rộng hơn nữa quy mô viện trợ không hoàn lại cho các lĩnh vực như phát triển hành chính công, Chính phủ điện tử, giáo dục, nghiên cứu và phát triển; cho biết sẽ tiếp tục tăng thêm hạn ngạch tiếp nhận người lao động Việt Nam; hỗ trợ giai đoạn 2 Dự án Viện nghiên cứu và phát triển Việt Nam-Hàn Quốc (VKIST). 

Việt Nam – Hàn Quốc hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương- Ảnh 9. 
 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo chứng kiến trao Bản ghi nhớ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hàn Quốc về viện trợ không hoàn lại của Hàn Quốc cho Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cảm ơn lời mời thăm Việt Nam và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) vào tháng 4/2025 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Hàn Quốc khẳng định Hàn Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Hàn Quốc tiếp tục mở cửa hơn nữa cho hàng hóa thế mạnh của Việt Nam như thực phẩm chế biến, nông thủy sản, trái cây theo mùa vào thị trường Hàn Quốc; khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực điện khí (LNG), kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chất bán dẫn, năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo (AI); tăng cường xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam. 

Việt Nam – Hàn Quốc hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương- Ảnh 10. 
 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo chứng kiến trao Bản ghi nhớ về hợp tác thành lập dự án Khu công nghiệp tái chế tài nguyên giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Bộ Môi trường Hàn Quốc - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Han Duck Soo cảm ơn Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hai lần chủ trì hội nghị đối thoại với doanh nghiệp Hàn Quốc, góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam.

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác văn hóa, du lịch, giáo dục và giao lưu nhân dân hai nước. Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ việc sớm mở Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại thành phố Busan trong năm 2024 và thành lập "Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc"; đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực và tiến tới miễn thị thực cho công dân Việt Nam nhập cảnh Hàn Quốc góp phần thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước; tăng cường hợp tác giữa các địa phương hai nước, triển khai hiệu quả cơ chế "Gặp gỡ Hàn Quốc" tại các địa phương Việt Nam; cung cấp thêm nhiều học bổng cho sinh viên Việt Nam sang học tại Hàn Quốc; đề nghị Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng người Việt Nam yên tâm và ổn định cuộc sống lâu dài tại Hàn Quốc.

Việt Nam – Hàn Quốc hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương- Ảnh 11. 
 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo chứng kiến trao Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển và trao đổi hệ sinh thái khởi nghiệp giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Doanh nghiệp nhỏ và vừa và khởi nghiệp Hàn Quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Việt Nam – Hàn Quốc hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương- Ảnh 12. 
 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo chứng kiến trao Thỏa thuận vay đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ An- Cao Lãnh giai đoạn 1 giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng XNK Hàn Quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại hội đàm, hai Thủ tướng đã trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm; nhất trí hợp tác chặt chẽ tại các cơ chế đa phương khu vực và quốc tế như Liên Hợp Quốc, ASEAN. Hai nhà lãnh đạo chia sẻ tầm nhìn chung về bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; nhấn mạnh ủng hộ giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam nhất quán ủng hộ phi hạt nhân hóa, thúc đẩy đối thoại, hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên bán đảo Triều Tiên.

Việt Nam – Hàn Quốc hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương- Ảnh 13. 
 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo chứng kiến trao Bản ghi nhớ giữa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Nhân lực quốc gia Hàn Quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Việt Nam – Hàn Quốc hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương- Ảnh 14. 
 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo chứng kiến trao Bản ghi nhớ hợp tác giữa ĐH quốc gia Hà Nội Việt Nam và ĐH Quốc gia Seoul Hàn Quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngay sau hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Han Duck Soo đã ra Thông cáo báo chí chung về kết quả hội đàm và cùng chứng kiến lễ trao 9 văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, cơ quan hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, hợp tác phát triển, trao đổi hệ sinh thái khởi nghiệp, cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng./.

Nguồn: baochinhphu.vn

True
Kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024)Hoạt động đoàn thể; Tuyên truyềnKỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Thực hiện Hướng dẫn số 71-HD/BTGTU ngày 21/6/2024 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương về việc hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).
6/27/2024 11:00NoĐã ban hành

Nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng và xã hội giúp cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhận thức sâu sắc về đường lối và sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng trong cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ của dân tộc, đặc biệt là trên mặt trận ngoại giao, góp phần mở ra cục diện mới cho cách mạng Việt Nam; qua đó củng cố niềm tin, kế thừa, phát huy cao độ những bài học kinh nghiệm từ việc đàm phán, ký Hiệp định Giơ-ne-vơ trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Thông qua tuyên truyền để tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp lớn lao của các tầng lớp Nhân dân đã làm nên những thắng lợi vẻ vang của nền ngoại giao nói riêng và cách mạng Việt Nam nói chung.

Kiên quyết đấu tranh, phản bác các quan điếm sai trái, xuyên tạc, phủ nhận kết quả, ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơnevơ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam và đường lối đối ngoại của nước ta hiện nay

Sở Ngoại vụ đăng tải Đề cương tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử để cán bộ, đảng viên, Nhân dân tìm đọc./.

Đính kèm đề cương 3564.PDF.rar

False
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý CườngĐối ngoại Việt NamTinThủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường/PublishingImages/2024-06/thu tuong TQ_Key_25062024090949.jpg
Chiều 24/6 tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức tại Đại Liên (Hội nghị WEF Đại Liên) và làm việc tại Trung Quốc.
6/25/2024 10:00YesĐã ban hành

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường- Ảnh 1. 
 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong không khí hữu nghị, chân thành và cởi mở, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường hoan nghênh Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị WEF Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc; chuyển lời thăm hỏi thân thiết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và các đồng chí lãnh đạo cấp cao Trung Quốc tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Tô Lâm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng chuyển lời thăm hỏi, lời chúc tốt đẹp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Tô Lâm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến và các đồng chí lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và các đồng chí lãnh đạo cấp cao Trung Quốc; bày tỏ vui mừng tham dự Hội nghị WEF Đại Liên theo lời mời của Chính phủ Trung Quốc và Ban Tổ chức Hội nghị; tin tưởng với vai trò của chủ nhà Trung Quốc và sự ủng hộ các nước, các tổ chức quốc tế, Hội nghị năm nay sẽ thành công tốt đẹp, tạo động lực dẫn dắt, thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế khu vực và thế giới.

Tại cuộc hội đàm, hai Thủ tướng thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; đi sâu trao đổi ý kiến toàn diện về quan hệ hai Đảng, hai nước gần đây và đạt được nhận thức chung rộng rãi về việc cụ thể hóa các thành quả và nhận thức chung cấp cao trong các chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2022 và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2023, thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược đạt được nhiều thành tựu thực chất, hiệu quả, thiết thực hơn nữa, hướng đến kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng những thành tựu phát triển của Trung Quốc, tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình làm hạt nhân, với sự điều hành hiệu quả của Quốc vụ viện Trung Quốc, đứng đầu là đồng chí Thủ tướng Lý Cường, nhân dân Trung Quốc sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội XX đã đề ra, xây dựng Trung Quốc trở thành quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa, tươi đẹp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường- Ảnh 2. 
 

Chiều 24/6/2024 tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Lý Cường chúc mừng những thành quả quan trọng của Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội; khẳng định Trung Quốc ủng hộ Việt Nam phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả, tin tưởng và chúc Việt Nam thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra.

Cùng điểm lại các thành quả hợp tác thời gian qua, hai Thủ tướng nhất trí đánh giá quan hệ hai Đảng, hai nước đã có bước phát triển lịch sử, thu được nhiều thành quả với nhiều điểm sáng nổi bật: Tin cậy chính trị được củng cố; nhiều cơ chế hợp tác mới trong các lĩnh vực quan trọng được thiết lập; kết nối chiến lược, nhất là kết nối giao thông được đẩy nhanh; hợp tác thương mại tăng trưởng khởi sắc; đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh; du lịch phục hồi mạnh mẽ; hợp tác giữa các địa phương và giao lưu nhân dân diễn ra sôi động...

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Việt Nam. Thủ tướng Lý Cường nhấn mạnh Trung Quốc luôn coi Việt Nam là hướng ưu tiên trong tổng thể chính sách ngoại giao láng giềng; ủng hộ Việt Nam thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nâng cao vai trò quốc tế.

Hai bên nhất trí thúc đẩy triển khai hiệu quả Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược theo phương hướng "6 hơn"; duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao và các cấp, đẩy mạnh giao lưu, hợp tác kênh Đảng, giữa hai Chính phủ, Quốc hội/Nhân đại, Mặt trận Tổ quốc/Chính hiệp hai nước; mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực trọng yếu như ngoại giao, quốc phòng, an ninh; tăng cường hợp tác thực chất trên các lĩnh vực và giao lưu hữu nghị giữa các địa phương và các đoàn thể nhân dân; xây dựng đường biên giới trên đất liền hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển; kiểm soát tốt bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định trên biển; tăng cường phối hợp trong các diễn đàn quốc tế, khu vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hai bên cần không ngừng đổi mới tư duy, sáng tạo biện pháp, quyết tâm triển khai hiệu quả nhận thức chung và thỏa thuận cấp cao; đẩy mạnh kết nối chiến lược; đề nghị hai bên đẩy nhanh kết nối hạ tầng giao thông, nhất là nghiên cứu thúc đẩy xây dựng các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội và Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng vào thời điểm phù hợp; sớm ký Nghị định thư, hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường đối với sầu riêng đông lạnh và dừa tươi của Việt Nam; đẩy nhanh tiến độ mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông, thủy sản khác, hoa quả có múi, bơ, na, roi, chanh leo, gia súc, gia cầm; tạo điều kiện sớm thành lập Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Thành Đô (Tứ Xuyên), Hải Khẩu (Hải Nam), Nam Kinh (Giang Tô); trao đổi các biện pháp nâng cao hiệu suất thông quan, nâng cấp hạ tầng cửa khẩu, nghiên cứu thúc đẩy xây dựng cửa khẩu thông minh; phối hợp xử lý dứt điểm các vướng mắc tại một số dự án hợp tác, đẩy nhanh tiến độ triển khai các khoản viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc dành cho Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường- Ảnh 3. 
 

Hai Thủ tướng nhất trí đánh giá quan hệ hai Đảng, hai nước có bước phát triển lịch sử, thu được nhiều thành quả với nhiều điểm sáng nổi bật - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, tài chính ngân hàng, khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa, du lịch, trọng tâm là: Hợp tác chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng kế hoạch, lộ trình cho việc vận hành chính thức Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc); đề nghị Trung Quốc sớm triển khai 1.000 suất học bổng cho giáo viên tiếng Trung của Việt Nam.

Tán thành và đánh giá cao các đề xuất hợp tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lý Cường khẳng định sẵn sàng cùng Việt Nam đi sâu hợp tác thực chất, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung phát triển theo định hướng 6 hơn; cho biết Trung Quốc sẽ mở cửa hơn nữa thị trường cho hàng hóa Việt Nam, nhất là nông thủy sản, hoa quả chất lượng cao của Việt Nam, phối hợp tạo điều kiện thuận lợi về kiểm dịch, thông quan hàng hóa, sẵn sàng phối hợp thúc đẩy giải quyết vướng mắc về thể chế, chính sách, để quan hệ thương mại hai nước tiếp tục tăng trưởng bền vững và đạt thành quả mới; đề nghị hai bên tăng cường kết nối chiến lược, nhất là về hạ tầng cơ sở, giao thông; thúc đẩy hợp tác về kinh tế - thương mại, đầu tư, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo, nông nghiệp, hợp tác duy trì chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất; đào tạo dạy nghề; mở rộng hợp tác tài chính - tiền tệ; đưa hợp tác thực chất giữa hai nước ngày càng hiệu quả, thực chất, tương xứng với tầm mức mới của quan hệ hai Đảng, hai nước.

Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí khẳng định tầm quan trọng của việc kiểm soát thỏa đáng bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên thực hiện nghiêm nhận thức chung cấp cao và "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc"; tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS), tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của nhau; phát huy hiệu quả các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển; xử lý thỏa đáng vấn đề tàu cá ngư dân; kiểm soát tốt tình hình trên biển.

Hai Thủ tướng cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm, nhất trí duy trì phối hợp, hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định chủ trương nhất quán kiên trì chính sách "một Trung Quốc", ủng hộ Trung Quốc phát huy vai trò ngày càng quan trọng và tích cực trong khu vực và trên thế giới; đề nghị hai bên tăng cường phối hợp, hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là trong khuôn khổ WTO, APEC, ASEM, ASEAN./.

Nguồn: baochinhphu.vn

True
Lãnh đạo tỉnh tiếp Đoàn Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản Đối ngoại Bình DươngTinLãnh đạo tỉnh tiếp Đoàn Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản /PublishingImages/2024-06/JCCH_Key_19062024103301.jpg
Sáng 12-6, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì tiếp Đoàn lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.Hồ Chí Minh (JCCH) do ông Nozaki Takao - Tân Chủ tịch JCCH làm Trưởng đoàn đến chào xã giao lãnh đạo tỉnh nhân dịp nhận nhiệm kỳ mới. ​
6/19/2024 11:00YesĐã ban hành

Tại buổi tiếp, ông Nozaki Takao cảm ơn lãnh đạo tỉnh và các sở ngành đã luôn hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp Nhật Bản an tâm sản xuất kinh doanh.

Ông đánh giá cao những tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương, đặc biệt là môi trường thu hút đầu tư, cơ sở hạ tầng và các định hướng quy hoạch, xây dựng thành phố thông minh.

IMG_HHDNNB0381.jpg

Toàn cảnh buổi tiếp

Ông Nozaki Takao cho biết, JCCH hiện có 1.061 hội viên, tập trung chủ yếu tại 05 tỉnh, thành: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiệp hội hoạt động với mục tiêu cùng hợp tác hữu nghị giúp đỡ lẫn nhau, cùng góp sức để đẩy mạnh phát triển kinh tế Việt Nam, đồng thời mở rộng và khuyến khích các hoạt động giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trong thời gian tới, JCCH sẽ tăng cường tổ chức các sự kiện giao lưu giữa doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam, cùng nhiều hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, thể thao. Lãnh đạo JCCH mong nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ của lãnh đạo tỉnh Bình Dương. Đồng thời mong muốn tỉnh tiếp tục có những buổi hội thảo, đối thoại giúp doanh nghiệp Nhật Bản có cơ hội trao đổi, kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

IMG_hhdnNB0377.jpg

Ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh (phải) tiếp ông Nozaki Takao Tân Chủ tịch JCCH

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành chúc mừng ông Nozaki Takao vừa đảm nhận chức vụ Chủ tịch JCCH trong nhiệm kỳ mới. Ông đánh giá cao vai trò của JCCH trong hoạt động thúc đẩy xúc tiến thương mại, đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Bình Dương. Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong rằng với vai trò của mình, ông Nozaki Takao tiếp tục kết nối các doanh nghiệp Nhật Bản đến tìm hiểu đầu tư tại Bình Dương.

IMG_HHDNNB0384.jpg

Ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng quà lưu niệm cho ông Nozaki Takao - Tân Chủ tịch JCCH

Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, Bình Dương cam kết đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại tỉnh. Sắp tới, tỉnh sẽ tổ chức nhiều sự kiện hội thảo, giao lưu trao đổi giữa lãnh đạo tỉnh và các doanh nghiệp Nhật Bản.

IMG_HHDNNB0393.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Nguồn: binhduong.gov.vn

True
Chủ tịch UBND tỉnh tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Thanh tra Nhà nước CampuchiaĐối ngoại Bình DươngTinChủ tịch UBND tỉnh tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Thanh tra Nhà nước Campuchia/PublishingImages/2024-06/thanh tra campuchia_Key_19062024103546.jpg
​Sáng 13-6, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu cấp cao Thanh tra Nhà nước Campuchia do ông Huot Hak - Bộ trưởng Bộ Thanh tra Campuchia làm Trưởng đoàn.​
6/19/2024 11:00YesĐã ban hành

Tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh bày tỏ vui mừng được đón tiếp Đoàn đến thăm và làm việc tại Bình Dương.

Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, với sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của hai Đảng, hai Nhà nước, mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia không ngừng được ​bồi đắp và gìn giữ vì sự phát triển phồn vinh của mỗi quốc gia, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

IMG_tiepdoan TTCPC0400.jpg

Toàn cảnh buổi tiếp​

​​Trong bối cảnh chung của quan hệ song phương tốt đẹp, tỉnh Bình Dương là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong việc triển khai các hoạt động hợp tác với các địa phương của Campuchia trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, an ninh - quốc phòng, đặc biệt là với hai tỉnh Kratie và Kandal.

Bên cạnh đó, Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Bình Dương đã thực sự trở thành cầu nối, góp phần vun đắp mối quan hệ khăng khít, sắt son lâu đời giữa Việt Nam và Campuchia nói chung, Bình Dương và các địa phương của Campuchia nói riêng.

IMG_TTNNCPC0397.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh (phải) trao đổi với ông Huot Hak - Bộ trưởng Bộ Thanh tra Campuchia 

Lãnh đạo các địa phương của Campuchia luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong tỉnh tăng cường xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng hợp tác đầu tư sang Campuchia.

Ông Huot Hak - Bộ trưởng Bộ Thanh tra Campuchia cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của lãnh đạo tỉnh dành cho Đoàn. Ông đánh giá cao sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội của Bình Dương cũng như những hoạt động hỗ trợ của tỉnh với các địa phương của Campuchia thời gian qua, góp phần vun đắp mối quan hệ truyền thống, hữu nghị giữa hai quốc gia.

IMGCPCTT_0410.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng quà lưu niệm cho ông Huot Hak - Bộ trưởng Bộ Thanh tra Campuchia 

Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác thanh tra, Bộ trưởng Hout Hak cho biết, Bộ Thanh tra Campuchia đang nỗ lực nâng cao khả năng, trình độ giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo để phục vụ lợi ích của người dân. Trong chuyến thăm và làm việc lần này, Đoàn cũng học tập được nhiều kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương. Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia, Bộ trưởng Huot Hak gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân tình nguyện Việt Nam đã giúp đỡ đất nước Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pôt.

Bộ trưởng Huot Hak khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực, góp phần củng cố và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ "Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài" theo thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, vun đắp cho quan hệ hợp tác giữa cơ quan Thanh tra hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.

IMG_calndb0422.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Nguồn: binhduong.gov.vn

True
Hướng dẫn sử dụng tài khoản định danh điện tử trên cổng Dịch vụ công Quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Bình DươngHỗ trợ Doanh nghiệp; Thông báo; Tuyên truyềnHướng dẫn sử dụng tài khoản định danh điện tử trên cổng Dịch vụ công Quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
6/10/2024 15:00NoĐã ban hành

​1. Đăng nhập trên Cổng dịch vụ công Quốc gia

- Bước 1: Người dùng truy cập vào Cổng dịch vụ công Quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) và nhấn vào “Đăng nhập”

DNVCV11.png

- Bước 2: Người dùng chọn “Tài khoản định danh điện tử cấp bởi Bộ Công an”.

DNVCV22.png

- Bước 3: Hệ thống chuyển hướng sang trang đăng nhập của Hệ thống định danh và xác thực điện tử. Người dùng sử dụng tài khoản định danh điện tử của mình để đăng nhập.

DNVCV33.png

- Bước 4: Hệ thống gửi mã OTP về số điện thoại đã đăng ký theo tài khoản định danh của người dùng. Người dùng nhập mã OTP để đăng nhập vào Cổng dịch vụ công Quốc gia.

DVC44.png

2. Đăng nhập trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Bình Dương

Bước 1: Người dùng truy cập vào Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Bình Dương (https://dichvucong.binhduong.gov.vn/vi/home-bdg) và chọn “Đăng nhập”.

DVC55.png

- Bước 2: Người dùng tiếp tục đăng nhập vào Cổng dịch vụ công Quốc gia như Mục 1.

DVC66.png


False
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Thanh tra Nhà nước LàoĐối ngoại Bình DươngTinChủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Thanh tra Nhà nước Lào/PublishingImages/2024-06/thanhtralao_Key_07062024100617.jpg
​​Sáng 06-6, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Thanh tra Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào do ông Khamphan Phommathat - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ban Kiểm tra Trung ương, Tổng Thanh tra Nhà nước Lào làm Trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại Bình Dương.
6/7/2024 11:00YesĐã ban hành

Cùng tham dự có ông Nguyễn Văn Quyết - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; ông Dương Quốc Huy - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh Bình Dương.

Chào mừng Đoàn công tác đến thăm tỉnh Bình Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chúc chuyến công tác của Đoàn thành công tốt đẹp; góp phần làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào. 

thanhtralao.jpg

Toàn cảnh buổi tiếp

Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Bình Dương luôn nỗ lực đi đầu trong phát triển kinh tế-xã hội, thu hút đầu tư và trở thành thủ phủ công nghiệp của Việt Nam. Bình Dương đã duy trì mối quan hệ kết nghĩa với tỉnh Champasak (Lào) trong suốt 18 năm qua với nhiều chương trình hợp tác thiết thực về kinh tế, giáo dục và đào tạo, công tác xã hội. Thời gian tới, Bình Dương mong muốn tăng cường hơn nữa các hoạt động giao lưu, kết nối kinh tế, tìm kiếm cơ hội đầu tư, xúc tiến thương mại với các địa phương của Lào.

thanhtralao 1.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh (phải) trao đổi với ông Khamphan Phommathat - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ban Kiểm tra Trung ương, Tổng Thanh tra Nhà nước Lào​

Ông Khamphan Phommathat chúc mừng những thành tựu toàn diện mà Bình Dương gặt hái được để trở thành một tỉnh phát triển năng động, mạnh mẽ như hiện hay. Ông bày tỏ ấn tượng khi được tham quan và nghe chia sẻ kinh nghiệm vận hành Trung tâm Hành chính công và Trung tâm Giám sát điều hành thông minh (IOC) tỉnh. 

thanhtralao 2.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng quà lưu niệm cho ông Khamphan Phommathat 

Qua trao đổi về phát triển kinh tế-xã hội, công tác chỉ đạo, điều hành, cải cách hành chính, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại và phòng, chống tham nhũng của tỉnh Bình Dương, ông  Khamphan Phommathat khẳng định, những kinh nghiệm mà Bình Dương chia sẻ rất hữu ích và mong muốn sẽ có thêm cơ hội cùng nhau hợp tá​c trên các lĩnh vực đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh trong thời gian tới.

thanhtralao 3.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Nguồn:baobinhduong.gov.vn

True
Bình Dương ký kết Ý định thư với tỉnh Hà Nam, Trung QuốcĐối ngoại Bình DươngTinBình Dương ký kết Ý định thư với tỉnh Hà Nam, Trung Quốc/PublishingImages/2024-06/y dinh thu ha nam_Key_07062024101002.jpg
Chiều 06-6, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì tiếp Đoàn lãnh đạo tỉnh Hà Nam, Trung Quốc do ông Tô Vận Phong – Phó Tỉnh trưởng Chính quyền nhân dân tỉnh Hà Nam làm Trưởng đoàn sang thăm và làm việc nhằm thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai tỉnh.​
6/7/2024 11:00YesĐã ban hành

Cùng tiếp Đoàn có ông Nguyễn Lộc Hà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo các sở ngành tỉnh.

IMG_TDTHN0209.jpg

Ông Võ Văn Minh (phải) - Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tiếp và làm việc với Đoàn lãnh đạo tỉnh Hà Nam, Trung Quốc

Tại buổi tiếp, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh bày tỏ vui mừng được đón tiếp Đoàn lãnh đạo tỉnh Hà Nam đến thăm Bình Dương. Thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho biết, Bình Dương nằm trong nhóm những tỉnh, thành phố dẫn đầu của Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Lũy kế đến ngày 15/5/2024, toàn tỉnh có 4.300 dự án đầu tư từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số vốn hơn 40,7 tỷ đô la Mỹ...

Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng giữa hai tỉnh có rất nhiều cơ hội hợp tác góp phần thúc đẩy sự phát triển của hai quốc gia nói chung và hai tỉnh nói riêng. Ông mong muốn thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai địa phương thông qua các chuyên đề hợp tác.

IMGtang quaHN_0250.jpg

Ông Võ Văn Minh (phải) ​- Chủ tịch UBND tỉnh tặng quà lưu niệm cho ông Tô Vận Phong – Phó Tỉnh trưởng Chính quyền nhân dân tỉnh Hà Nam


Ông Tô Vận Phong – Phó Tỉnh trưởng Chính quyền nhân dân tỉnh Hà Nam, Trung Quốc bày tỏ phấn khởi khi được đến thăm và làm việc với tỉnh Bình Dương. Ông đánh giá cao sự phát triển kinh tế năng động, sáng tạo, cũng như những tiềm năng và lợi thế phát triển của tỉnh, đặc biệt về chất lượng điều hành của chính quyền tỉnh trong quản lý, quy hoạch, thu hút FDI, thương mại - dịch vụ.

Ông Tô Vận Phong cho biết, Hà Nam có dân số gần 100 triệu người; là trung tâm về công nghiệp và nông nghiệp, đầu mối giao thông của Trung Quốc; quy mô kinh tế của Hà Nam đứng thứ 6 Trung Quốc.​

Ông nhấn mạnh, chuyến công tác lần này của Đoàn nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai bên trên nhiều lĩnh vực như: Logistics, kinh tế thương mại; du lịch. Ông cho rằng hai địa phương có nhiều điểm tương đồng cũng như có thể tận dụng những lợi thế hỗ trợ cho nhau hợp tác cùng phát triển.

Hoan nghênh các doanh nghiệp Bình Dương và Việt Nam đến Hà Nam xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư, lãnh đạo tỉnh Hà Nam cũng hy vọng những lần hợp tác tiếp theo trong tương lai sẽ mang đến những  thành tựu tốt đẹp cho hai tỉnh.

IMG_kkHTHNTQ0239.jpg 

Lãnh đạo hai tỉnh ký kết Ý định thư về hợp tác, giao lưu, hữu nghị giữa UBND tỉnh Bình Dương và chính quyền tỉnh Hà Nam, Trung Quốc

Dịp này, lãnh đạo hai tỉnh đã ký kết Ý định thư về hợp tác, giao lưu, hữu nghị giữa UBND tỉnh Bình Dương và chính quyền tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. 

IMG_dbchupln0265.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Nguồn:binhduong.gov.vn

True
Tổ chức các hoạt động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới năm 2024Tuyên truyềnTổ chức các hoạt động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới năm 2024/PublishingImages/2024-06/to-chuc-cac-hoat-dong-tuan-le-bien-va-hai-dao-viet-nam-va-huong-ung-ngay-dai-duong-the-gioi-nam-2024_Key_05062024094403.png
Với chủ đề Ngày Đại dương thế giới năm 2024: “Hiểu biết sâu sắc hơn về đại dương” (Awaken new depths) kêu gọi các quốc gia và tổ chức cùng khám phá, đánh thức những hiểu biết về đại dương; cùng nỗ lực thay đổi để bảo vệ đại dương, vì một đại dương xanh và bền vững. Gắn với chủ đề Ngày Đại dương thế giới năm 2024, thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định chủ đề trọng tâm của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2024 là “Quản lý, sử dụng bền vững không gian biển”.
6/5/2024 10:00NoĐã ban hành

Ngày 21/5/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 3214/BTNMT-BHĐVN -TTTT gửi các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức các hoạt động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới năm 2024.

to-chuc-cac-hoat-dong-tuan-le-bien-va-hai-dao-viet-nam-va-huong-ung-ngay-dai-duong-the-gioi-nam-2024.png

Poster hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2024

Ngày Đại dương thế giới (ngày 08/6 hàng năm) do Liên hợp quốc thông qua thể hiện sự nỗ lực, kết nối tất cả mọi người trên toàn thế giới cùng bảo tồn, phát triển bền vững biển và đại dương; cùng tôn vinh những giá trị của đại dương cho sự sống, cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng của nhân loại. Đại dương nuôi sống nhân loại và mọi sự sống trên trái đất, nhưng những hiểu biết của chúng ta về đại dương còn rất hạn chế so với sự rộng lớn, bao la của đại dương. Các tác động và hậu quả thảm khốc gây ra cho đại dương đang được báo động ở nhiều nơi trên thế giới. Chính vì vậy, với Chủ đề Ngày Đại dương thế giới năm 2024: “Hiểu biết sâu sắc hơn về đại dương” (Awaken new depths) kêu gọi các quốc gia và tổ chức cùng khám phá, đánh thức những hiểu biết về đại dương; cùng nỗ lực thay đổi để bảo vệ đại dương, vì một đại dương xanh và bền vững.

Hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới (08/6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6 hàng năm là dịp để Việt Nam khẳng định tiềm lực và quyết tâm phát triển bền vững các ngành kinh tế biển, đồng thời với bảo vệ tài nguyên môi trường và chủ quyền quốc gia trên biển.

Gắn với chủ đề Ngày Đại dương thế giới năm 2024, thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định chủ đề trọng tâm của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2024 là “Quản lý, sử dụng bền vững không gian biển”.

Để tổ chức thành công Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và tổ chức thực hiện một số nội dung sau:

1. Tập trung tuyên truyền về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, luật pháp quốc tế về biển, đảo; các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam trên biển; vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo và đại dương; tài nguyên, môi trường biển, đảo; mục tiêu phân bổ, quản lý hiệu quả, giảm thiểu các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng không gian biển nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế biển, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn biển, phát triển khoa học và công nghệ, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế hiệu quả, từng bước xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Untitled- banner doc TLBHD VN.png

2. Từ nay đến hết tháng 6 năm 2024, đồng loạt tổ chức các hoạt động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới năm 2024 trên phạm vi cả nước, trong đó tập trung vào những hoạt động cụ thể sau:

a) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chủ đề Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới năm 2024 theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, sáng tạo; đổi mới phương thức, hình thức truyền thông, ứng dụng công nghệ, kết hợp các kênh thông tin, mạng xã hội, chú trọng vào các hoạt động thực tiễn có sức lan tỏa, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức của cộng đồng.

b) Tổ chức các hội thảo, hội nghị, tọa đàm về quản lý, sử dụng bền vững không gian biển; công tác quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, công bằng, bền vững tài nguyên biển, hải đảo; ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển; bảo vệ, duy trì và phục hồi đa dạng sinh học biển, ven biển và hải đảo; bảo tồn và phát huy các giá trị di sản thiên nhiên, di sản văn hóa biển; khai thác, đánh bắt thủy sản an toàn, bền vững, đúng pháp luật gắn với bảo vệ môi trường; hạn chế thấp nhất có thể tác động của thiên tai; chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; điều tra, nghiên cứu khoa học về biển, hải đảo phục vụ quản lý, sử dụng bền vững không gian biển, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

c) Phát động các phong trào thi đua, tổ chức các hoạt động có sự tham gia của cộng đồng như Chiến dịch ra quân làm sạch biển, thu gom xử lý chất thải, rác thải, không thải rác thải nhựa ra môi trường… Phát hiện, biểu dương và khen thưởng những tổ chức, cá nhân, cộng đồng và doanh nghiệp có những đóng góp hiệu quả, thiết thực trong việc quản lý, sử dụng bền vững không gian biển, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

d) Tăng cường kiểm soát việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, rác thải nhựa ven biển và trên các hải đảo; khuyến khích các nghiên cứu về biển, đảo, hoạt động sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường biển; tổ chức khởi công, xây dựng, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường phục vụ lợi ích của cộng đồng ven biển và trên các đảo, hải đảo.

đ) Các cơ quan truyền thông, báo chí, các đài phát thanh, truyền hình tập trung đưa tin, bài, phóng sự, chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới năm 2024; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về biển, đảo Việt Nam.

Untitled- banner ngang TLBHD VN.png


Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các cơ quan căn cứ điều kiện thực tế, tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới năm 2024, báo cáo kết quả thực hiện gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 7 năm 2024 theo địa chỉ: Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (số 83 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội); Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Thông tin, tài liệu truyền thông về Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới năm 2024 được đăng tải tại Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường (http://monre.gov.vn); Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (http://vasi.gov.vn); Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (https://tainguyenmoitruong.gov.vn). Thông tin chi tiết đề nghị liên hệ: Ông Lê Tư Ninh, điện thoại: 0979.213.687, email: lemanhninh@gmail.com.

Nguồn: https://monre.gov.vn


False
Bình Dương trao nhiều Quyết định về công tác cán bộHoạt động đoàn thể; Tư liệu; Tuyên truyềnTinBình Dương trao nhiều Quyết định về công tác cán bộ/PublishingImages/2024-06/traoqd365_Key_03062024095932_Key_03062024144755.jpg
​Sáng 03-6, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Hội nghị trao Quyết định cho cán bộ
6/3/2024 15:00NoĐã ban hành

Hội nghị đã công bố Quyết định của Bộ Quốc phòng về việc bổ nhiệm lại Đại tá Nguyễn Hoàng Minh - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Dương; Quyết định nghỉ hưu theo chế độ đối với Đại tá Lê Minh Chí - Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Dương và Quyết định bổ nhiệm Đại tá Lê Minh Phương - Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh giữ chức vụ Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

Trao Quyết định thôi kiêm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế tỉnh Bình Dương cho ông Nguyễn Hồng Chương - Giám đốc Sở Y tế và trao Quyết định nghỉ hưu theo chế độ cho bà Nguyễn Thị Thu Vân - Giám đốc Ban Quản lý dự án chuyên ngành nước thải tỉnh.

traoqd361.jpg

Ông Nguyễn Hoàng Thao (giữa) - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và ông Nguyễn Lộc Hà (thứ 2 từ phải qua) - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao các Quyết định của Bộ Quốc phòng và tặng hoa cho các cán bộ

traoqd362.jpg

Lãnh đạo tỉnh trao Quyết định và tặng hoa cho ông Nguyễn Hồng Chương - Giám đốc Sở Y tế và bà Nguyễn Thị Thu Vân

Cũng tại hội nghị, lãnh đạo tỉnh đã trao các Quyết định bổ nhiệm lại đối với: Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; ông Nguyễn Phước Hiệp - Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; ông Vũ Tiến Sơn - Giám đốc Ban Quản lý dự án ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh; ông Lâm Minh Kỳ - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án chuyên ngành nước thải tỉnh; ông Võ Văn Long - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án chuyên ngành nước thải tỉnh.

traoqd363.jpg

Lãnh đạo tỉnh đã trao các Quyết định bổ nhiệm lại cán bộ

Đồng thời trao các Quyết định bổ nhiệm kể từ ngày 01/6/2024 đối với: Ông Huỳnh Quốc Anh - Chánh Văn phòng Sở Tư pháp giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Tư pháp; bà Nguyễn Thị Phương Ngọc - Trưởng phòng Công chứng số 1, Sở Tư pháp giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Tư pháp; bà Mai Thị Đạt -  Trưởng phòng Lãnh sự - Thanh tra, Sở Ngoại vụ giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ; bà Nguyễn Thị Thùy Linh - Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Sở Ngoại vụ giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ.

Trao Quyết định điều động ông Nguyễn Văn Tính - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương đến công tác tại Trường Cao đẳng Y tế tỉnh Bình Dương và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế tỉnh Bình Dương. 

traoqd364 (1).jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao​ trao Quyết định bổ nhiệm cán bộ 

traoqd365.jpg 

Lãnh đạo tỉnh trao Quyết định điều động, bổ nhiệm cho các cán bộ


Lãnh đạo tỉnh cũng đã trao Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy chuẩn y kết quả bầu cử chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Thủ Dầu Một nhiệm kỳ 2020-2025 đối với ông Nguyễn Hữu Thạnh.

traoqd367.jpg​​

Phát biểu tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Nguyễn Hoàng Thao ghi nhận quá trình cống hiến của các đồng chí nhận Quyết định nghỉ hưu theo chế độ; đồng thời chúc các đồng chí luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và sẽ tiếp tục có những đóng góp cho sự phát triển của cơ quan, đơn vị và địa phương.

Chúc mừng các đồng chí được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh niềm vinh dự và tự hào, thể hiện quá trình nỗ lực phấn đấu của từng cá nhân. Ông yêu cầu các cơ quan, đơn vị phân công nhiệm vụ phù hợp để phát huy năng lực, sở trường của các đồng chí được điều động, bổ nhiệm. Đồng thời tin tưởng các đồng chí được điều động, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại sẽ cố gắng phấn đấu, gắn kết tập thể, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được tin tưởng giao phó, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.​



Nguồn:   https://www.binhduong.gov.vn/

False
1 - 30Next