Tin Tức
Thứ 3, Ngày 03/03/2020, 11:00
Khu dự trữ sinh quyển thế giới
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
03/03/2020

1. Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ (2000)

Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) thế giới Cần Giờ là khu DTSQ thế giới đầu tiên được UNESCO công nhận ngày 21/01/2000.
Tổng diện tích: 71,370 ha; Dân số: 57,403 người.
Đây là cánh rừng ngập mặn được khôi phục sau khi bị chất độc hoá học huỷ diệt gần như toàn bộ trong chiến tranh. Từ những năm 1929, khu vực này đã được đặt tên là khu rừng cấm Quảng Xuyên - Cần Giờ với những cánh rừng ngập mặn nguyên sinh và động vật hoang dã nổi tiếng như Đước đôi (Rhizophora apiculata), Bần đắng (Sonneratia alba), Mắm trắng (Avicennia alba)...
Công trình khôi phục rừng ngập mặn Cần Giờ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975 đã được vinh dự phong tặng Giải thưởng Khoa học và công nghệ Hồ Chí Minh.

2. Khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng (2004)

Tổng diện tích: 105.557 ha; Dân số: 128.075 người.
Đây là khu sinh quyển liên tỉnh bao gồm dải ven biển rộng lớn các hệ sinh thái thuộc 3 tỉnh (Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình) với hai vùng lõi là Vườn quốc gia Xuân Thuỷ và Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải.
Khu sinh quyển đang lưu giữ những giá trị đa dạng sinh học phong phú với khoảng 200 loài chim, trong đó có gần 60 loài chim di cư, hơn 50 loài chim nước, đặc biệt là các loài quý hiếm và có tầm quan trọng quốc tế như như Cò thìa (Platalea minor), Mòng bể (Larus ichthyaetus),…

Rừng ngập mặn góp phần bảo vệ đê biển, làng xóm khỏi bị tàn phá bởi gió bão, nước biển dâng…

3. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (2004)

Khu DTSQ thế giới Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận ngày 02/12/2004.
Tổng diện tích: 26.241 ha; Dân số: 10.673 người.
Là khu DTSQ có quần thể voọc duy nhất còn sót lại trong rừng nguyên sinh trên núi đá vôi được mang tên hòn đảo ngọc – Voọc Cát Bà, đó là loài voọc đầu trắng (Trachypithecus francoisi polyocephalus). Bên cạnh các bãi biển cát trắng hấp dẫn khách du lịch là núi đá vôi có các loại rừng kim giao, rừng ngập nước trên núi (ao ếch) trên núi đá và rừng ngập mặn, các tùng áng, cỏ biển và san hô.
Đây là môi trường lý tưởng cho các loài thuỷ hải sản. Có giả thuyết cho rằng bò biển (Dugong dugon) đã từng sống ở đây cùng với cá heo và một số loài khác.

4. Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai (2005-2011)

Khu DTSQ thế giới Đồng Nai (tên gọi cũ: Khu DTSQ thế giới Cát Tiên) thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng và Đắc Lắc được UNESCO công nhận ngày 10/11/2001.
Tổng diện tích: 728.756 ha; Dân số: khoảng 170.500 người.
Khu sinh quyển bao gồm cả Vườn quốc gia Cát Tiên, Khu bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, Khu Ramsar Bàu Sấu.

Đây là diện tích rừng mưa ẩm nhiệt đới cuối cùng còn sót lại ở miền Nam nước ta, với rất nhiều loài động thực vật quí hiếm đang bị đe doạ tuyệt chủng. Các hệ sinh thái ở đây cực kỳ quan trọng với chức năng điều hoà nước vùng thượng nguồn sông Đồng Nai, cung cấp nước ngọt vào mùa khô và khống chế ngập lụt vào mùa mưa cho cả một vùng rộng lớn miền Đông Nam Bộ.

 

5. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang (2007)

Khu DTSQ thế giới Kiên Giang được UNESCO công nhận ngày 27/10/2006.
Tổng diện tích: 1,188,104 ha; Dân số: 353, 893 người.
Nằm ở vùng tận cùng phía Tây Nam của tổ quốc, khu sinh quyển có không gian vô vùng rộng lớn nối kết Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Vườn Quốc gia Phú Quốc, Khu Bảo tồn biển Phú Quốc, Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Chông và đai rừng ngập mặn ven biển Tây.
Các hệ sinh thái bao gồm hệ sinh thái biển và ven bờ, rừng ngập mặn, hải đảo, rạn san hô, đầm lầy, rừng tràm ngập nước theo mùa và những cánh rừng nhiệt đới nguyên sinh và thứ sinh trên đảo Phú Quốc, rừng trên núi đá vôi Hòn Chông còn duy nhất ở miền Nam.

Nơi đây còn đang lưu giữ quần thể Bò biển (Dugong dugon), các loài rùa biển quý hiếm trên thế giới như: Vích (Chenolia mydas), Đồi mồi (Eretmochelys imbricata), Quản đồng (Lepictochelys elivacca) và Rùa da.

6. Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An (2007)

Khu DTSQ thế giới Miền Tây Nghệ An được UNESCO công nhận ngày 18/09/2007.
Tổng diện tích: 1,303,285 ha; Dân số: 473,822 người.
Được thiết kế dựa trên một hành lang sinh thái nối kết 3 vùng lõi để đảm bảo sự liên tục về cảnh quan và nơi sống cho các loài sinh vật, nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học, khu sinh quyển có đại diện của hầu hết các cảnh quan nhiệt đới từ rừng già nguyên sinh đến các trảng cỏ, cây bụi…

Khu sinh quyển có gần 2500 loài thực vật có mạch, hơn 1000 loài động vật, rừng nguyên sinh với nhiều loài động, thực vật quí hiếm đã được ghi trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới như Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), Mang Lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), Thỏ vằn Trường sơn (Nesolagus timminsii), Sa mu dầu (Kuninghamia konishii)…

7. Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm (2009)

Khu DTSQ thế giới Cù Lao Chàm – Hội An được UNESCO công nhận vào ngày 26/05/2009.
Tổng diện tích: 33,146 ha; Dân số: 83,792 người.
Khu sinh quyển này thể hiện sinh động việc kết hợp hài hòa giữa văn hóa và thiên nhiên thông qua sự kết nối giữa di sản văn hóa Phố cổ Hội An và Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.

Cù Lao Chàm gồm 8 hòn đảo. Trên đảo và các vùng biển quanh đảo có đa dạng sinh học cao với 947 loài sinh vật thủy sinh. Trên những vùng núi cao của đảo có các hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhiều loài sinh vật được ghi vào sách đỏ. Cư dân trên đảo sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản, thu hái cây thuốc, dịch vụ du lịch… đặc biệt là nghề khai thác tổ yến.

8. Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau (2009)

Khu DTSQ thế giới Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận ngày 26/05/2009.
Tổng diện tích: 371,306 ha; Dân số 170,321 người.
Khu sinh quyển là một mô hình phát triển bền vững của địa phương thông qua việc bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế và gìn giữ các giá trị văn hóa được thể hiện ở ba vùng lõi là Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ và dải rừng phòng hộ ven biển Tây Cà Mau.
Nơi đây có sự đa dạng cảnh quan và hệ sinh thái, bao gồm các hệ sinh thái rừng ngập mặn, bãi bùn, đầm lầy ngập nước than bùn, hệ sinh thái biển… lưu giữ nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên địa chất phong phú, có giá trị bảo tồn cao, đã và đang được các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế quan tâm bảo vệ.

Rừng ngập mặn Mũi Cà Mau như một bức tường thành bảo vệ vùng ven biển, hạn chế thiệt hại do hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sóng thần.

 

9. Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang (2015)

Khu DTSQ thế giới Lang Biang được UNESCO công nhận vào ngày 9/6/2015.
Tổng diện tích: 275,439 ha; Dân số: 387,714 người
Liang Bang nằm ở phía Bắc tỉnh Lâm Đồng thuộc khu vực Nam Tây Nguyên,    bao gồm một vùng rừng nguyên sinh rộng lớn với vùng lõi là Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam. Tại khu vực này, có 153 loài động thực vật nằm trong sách đỏ Việt Nam và 154 loài có tên trong Danh lục đỏ IUCN (2010). Có hơn 8000 hộ dân được hưởng lợi từ dịch vụ hệ sinh thái trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới này.

Nơi đây còn lưu giữ những giá trị tiêu biểu về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên đa dạng hòa quyện với những nét văn hóa đặc sắc của Không gian văn hóa cồng chiên Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

 

(Múa Cồng Chiêng tại Khu Dự trữ sinh quyển Lang Biang)​​

Nguồn: mofa.gov.vn​

 









Lượt người xem:  Views:   1386
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin Tức