Giới thiệu
 
Trung tâm Dịch vụ đối ngoại tỉnh Bình Dương (Binh Duong FSC)
I. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:a) Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến công tác đối ngoại của địa phương thuộc phạm vi quản lý của Sở và các văn bản ...
 
Giới thiệu cơ cấu phòng Hợp tác Quốc Tế
 
Lời giới thiệu (05/12/2017)
Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2007. Trụ sở làm việc hiện nay của Sở được bố trí tại Tầng 19 (tháp A) Trung tâm hành chính tỉnh, Phường Hòa Phú, ...
 
Ban giám đốc (05/12/2017)
Giới thiệu Ban giám đốc
 
Giới thiệu cơ cấu tổ chức Văn phòng Sở Ngoại vụ
 
Giới thiệu cơ cấu tổ chức Phòng Lãnh sự - Thanh tra
 
Giới thiệu cơ cấu tổ chức Phòng Thanh tra Sở Ngoại vụ
 
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
Trung tâm Dịch vụ đối ngoạiCơ cấu tổ chứcTinTrung tâm Dịch vụ đối ngoại/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Trung tâm Dịch vụ đối ngoại tỉnh Bình Dương (Binh Duong FSC)
4/5/2024 9:00NoĐã ban hành
​Trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Ngoại vụ. Trung tâm có chức năng tư vấn, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và cung cấp các loại hình dịch vụ hành chính công có liên quan đến hoạt động đối ngoại phục vụ nhu cầu hợp pháp của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài cũng như của các tổ chức và công dân Việt Nam đang đầu tư và hoạt động kinh doanh tại tỉnh Bình Dương​

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Việt Nam. Với vị trí, vai trò là cửa ngõ phía Bắc của vùng, trong hơn 25 năm qua, Bình Dương đã trở thành tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh trong vùng. Trong những năm qua, tỉnh Bình Dương luôn được đánh giá là một trong những tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế - xã hội và về tốc độ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Nhận thấy được ý nghĩa quan trọng của việc tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, hỗ trợ cho các nhà doanh nghiệp trong quá trình đầu tư trên địa bàn tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 4231/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 thành lập Trung tâm Dịch vụ đối ngoại tỉnh Bình Dương. Theo đó, Trung tâm Dịch vụ đối ngoại tỉnh Bình Dương (Trung tâm) được thành lập với tên giao dịch tiếng Anh: Binh Duong Foreign Service Centre, tên viết tắt: BINH DUONG FSC.

Trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Ngoại vụ. Trung tâm có chức năng tư vấn, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và cung cấp các loại hình dịch vụ hành chính công có liên quan đến hoạt động đối ngoại phục vụ nhu cầu hợp pháp của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài cũng như của các tổ chức và công dân Việt Nam đang đầu tư và hoạt động kinh doanh tại tỉnh Bình Dương. Từ khi Trung tâm ra đời, các hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương ngày càng được mở rộng, góp phần tạo sự tin tưởng, an tâm khi đến Bình Dương đầu tư và kinh doanh. Việc ký kết hợp tác giữa Trung tâm và các bên đối tác nước ngoài: Chi hội doanh nghiệp đầu tư Hàn Quốc tỉnh Bình Dương, Chi hội Thương gia Đài Loan tỉnh Bình Dương và các Hiệp hội Doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh như Hiệp hội doanh nghiệp Nhật, Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc, Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu,... Đây là một trong những điểm nhấn cho quá trình hợp tác nhằm mang các thông tin, dịch vụ tư vấn thuận tiện đến với doanh nghiệp.

Đến nay, Trung tâm đang từng bước kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nhằm góp phần vào quá trình xây dựng môi trường đầu tư an toàn, thân thiện, tiện lợi và nhanh chóng cho các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước có nhu cầu đầu tư và kinh doanh tại tỉnh Bình Dương.
 

Địa chỉ liên hệ: Tầng 19 Tháp A, Trung tâm Hành chính tỉnh, Phường Hòa Phú, Thành Phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Email: binhduongfsc@gmail.com

SĐT: 0274. 3803078

Fax: 0274. 3803078
536-trung-tam-dich-vu-doi-ngoa
CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤChức năng, Nhiệm vụCHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
6/1/2023 14:00NoĐã ban hành

I. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến công tác đối ngoại của địa phương thuộc phạm vi quản lý của Sở và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Dự thảo kế hoạch dài hạn, 05 năm, hằng năm, chương trình, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác đối ngoại tại địa phương thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực đối ngoại cho Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật;

d) Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở; dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở;

đ) Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực đối ngoại thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác đối ngoại ở địa phương.

3. Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực.

4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về công tác đối ngoại địa phương sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở.

5. Về công tác hợp tác và hội nhập quốc tế:

a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác hợp tác, hội nhập quốc tế của địa phương phù hợp với chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình hợp tác và hội nhập quốc tế của địa phương, các đề án thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác của địa phương với các đối tác nước ngoài, báo cáo Bộ Ngoại giao theo quy định;

c) Là đầu mối của Ủy ban nhân dân tỉnh trong trao đổi, hợp tác với Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài, các cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế liên chính phủ (sau đây gọi là cơ quan đại diện nước ngoài), các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các chủ thể có yếu tố nước ngoài khác tại Việt Nam.

6. Về công tác ngoại giao kinh tế:

a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác ngoại giao kinh tế, xây dựng và triển khai các chiến lược, đề án, kế hoạch, chương trình hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Làm đầu mối của Ủy ban nhân dân tỉnh trong trao đổi, hợp tác với Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam trong việc quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa phương; hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ về xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức kinh tế của địa phương ở nước ngoài.

7. Về công tác ngoại giao văn hóa:

a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác ngoại giao văn hóa, xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược ngoại giao văn hóa trong từng thời kỳ;

b) Làm đầu mối của Ủy ban nhân dân tỉnh trong trao đổi, hợp tác với Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam và các chủ thể có yếu tố nước ngoài khác trong việc triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa tại địa phương, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, con người, văn hóa của địa phương ở nước ngoài;

c) Phối hợp tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác xây dựng, đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận các loại hình danh hiệu văn hóa thế giới cũng như việc bảo tồn và phát huy giá trị của các loại hình danh hiệu này.

8. Về công tác người Việt Nam ở nước ngoài:

a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác người Việt Nam ở nước ngoài, chủ trì tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch và chương trình đối với người Việt Nam ở nước ngoài tại địa phương;

b) Tổ chức thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài; vận động, hướng dẫn và hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài và thân nhân của họ trong làm việc, đầu tư kinh doanh, sinh sống và học tập tại địa phương;

c) Hằng năm, định kỳ tổng kết, thống kê số lượng người Việt Nam ở nước ngoài của địa phương, đánh giá và đề xuất kiến nghị giải quyết các vấn đề liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài và thân nhân của họ tại địa phương, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Ngoại giao theo quy định.

9. Về công tác lãnh sự và bảo hộ công dân:

a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh của người thuộc diện được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Xử lý các vấn đề liên quan đến bảo hộ công dân địa phương ở nước ngoài và trong công tác lãnh sự đối với người nước ngoài tại địa phương;

c) Là đầu mối tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự tại địa phương khi được Bộ Ngoại giao ủy quyền; tiếp nhận, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, xác minh và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xét, cho phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân APEC (thẻ ABTC);

d) Phối hợp với Bộ Ngoại giao trong việc tập hợp, tiếp nhận mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của cơ quan, tổ chức địa phương và cơ quan, tổ chức Trung ương tại địa phương để làm thủ tục chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự;

đ) Là đầu mối trao đổi với cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam để giải quyết các vụ việc lãnh sự thông thường, ít phức tạp tại địa bàn theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Ngoại giao;

e) Phối hợp với các cơ quan liên quan và Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương, chính sách về hoạt động di cư ra nước ngoài của công dân tại địa phương. 

10. Về công tác biên giới lãnh thổ quốc gia:

a) Là cơ quan thường trực của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác biên giới lãnh thổ quốc gia; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác biên giới lãnh thổ tại địa phương theo quy định của pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành liên quan;

b) Theo dõi, tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Ngoại giao tình hình thực hiện các điều ước quốc tế về biên giới, lãnh thổ quốc gia, các chương trình, đề án khác liên quan đến công tác quản lý biên giới thuộc địa bàn tỉnh phụ trách;

c) Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về biên giới lãnh thổ quốc gia; hướng dẫn, kiểm tra và quản lý các văn bản, tài liệu, bản đồ và hồ sơ về biên giới thuộc phạm vi quản lý của địa phương (nếu có); kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn các cơ quan, đơn vị của địa phương về các vấn đề quản lý nhà nước về biên giới lãnh thổ;

d) Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng (nếu có).

11. Về công tác lễ tân đối ngoại:

a) Thực hiện quản lý nhà nước về lễ tân đối ngoại tại địa phương;

b) Đề xuất, xây dựng và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy định về công tác lễ tân đối ngoại ở địa phương; tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về lễ tân đối ngoại ở các cơ quan tại địa phương;

c) Tổ chức thực hiện công tác lễ tân đối ngoại, đón tiếp các đoàn nước ngoài đến thăm làm việc với lãnh đạo tỉnh hoặc quá cảnh tại địa phương; chủ trì công tác lễ tân và hậu cần cho các đoàn lãnh đạo tỉnh đi thăm và làm việc ở nước ngoài;

d) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Bộ Ngoại giao hướng dẫn, quản lý, bảo đảm việc thực hiện quyền và chế độ ưu đãi, miễn trừ và nghi lễ đối ngoại đối với các cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài và đơn vị trực thuộc cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài đóng trên địa bàn của địa phương phù hợp với pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia và theo thông lệ quốc tế (nếu có).

12. Về công tác thông tin đối ngoại:

a) Làm đầu mối của Ủy ban nhân dân tỉnh trong trao đổi, hợp tác với Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam trong triển khai chương trình, kế hoạch thông tin tuyên truyền đối ngoại của địa phương đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

b) Cung cấp thông tin của địa phương cho Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng để phục vụ công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại; phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại, quảng bá địa phương ở nước ngoài;

c) Thống nhất quản lý phóng viên nước ngoài hoạt động báo chí tại địa phương; xây dựng chương trình hoạt động, tổ chức việc tiếp và trả lời phỏng vấn của lãnh đạo tỉnh, cung cấp thông tin có định hướng, theo dõi và quản lý hoạt động của phóng viên nước ngoài theo quy định của pháp luật.

13. Về công tác tổ chức và quản lý đoàn ra, đoàn vào:

a) Là cơ quan đầu mối tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh hằng năm và 06 tháng xây dựng và điều chỉnh kế hoạch đoàn ra, đoàn vào của lãnh đạo tỉnh trình cấp có thẩm quyền gửi cho Bộ Ngoại giao tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt;

b) Thực hiện quản lý nhà nước đối với các đoàn đi công tác nước ngoài của lãnh đạo tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc tỉnh (đoàn ra) và các đoàn quốc tế đến thăm làm việc tại các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc tỉnh (đoàn vào);

c) Tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài của lãnh đạo tỉnh; làm đầu mối liên hệ với các cơ quan, đơn vị của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để hỗ trợ, hướng dẫn, quản lý các đoàn ra theo quy định; thẩm định các đề án đoàn ra, theo dõi, thống kê tổng hợp các đoàn ra thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, đề án đón tiếp các đoàn nước ngoài đến thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh; thẩm định đề xuất, kiến nghị của các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương về việc lãnh đạo tỉnh tiếp khách nước ngoài; thống kê tổng hợp các đoàn vào thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.

14. Về công tác tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế:

a) Thực hiện quản lý nhà nước về hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp cho ý kiến và quản lý đối với hội nghị, hội thảo quốc tế được tổ chức trên địa bàn tỉnh do người có thẩm quyền khác cho phép;

b) Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, thẩm định nội dung các hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; quản lý, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện các quy định về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế;

c) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét đình chỉ việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, đề nghị cơ quan của người có thẩm quyền khác xem xét đình chỉ việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế trên địa bàn tỉnh hoặc xử lý theo quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm các quy định về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế;

d) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo định kỳ hằng năm cho Bộ Ngoại giao về tình hình tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại địa phương.

15. Về công tác ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế:

a) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế tại địa phương theo pháp luật về thỏa thuận quốc tế;

b) Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các thỏa thuận đã ký kết; báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về những vấn đề phát sinh trong ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế tại địa phương.

16. Về công tác phi chính phủ nước ngoài:

a) Là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại địa phương; cho ý kiến về việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy đăng ký và các hoạt động khác của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại địa phương; hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài về thủ tục và trong việc khảo sát, xây dựng và triển khai các dự án tài trợ theo quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức và nhân viên làm việc cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại địa phương; báo cáo Bộ Ngoại giao và Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo quy định;

b) Quản lý các hoạt động quan hệ hợp tác và vận động viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại địa phương; xây dựng chương trình, kế hoạch và hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, địa phương trong vận động viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài;

c) Phối hợp thẩm định các chương trình, dự án và các khoản viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, bảo đảm yêu cầu về chính trị đối ngoại;

d) Tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại địa phương trong trường hợp được Bộ Ngoại giao phân cấp, ủy quyền, giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.

17. Về công tác thanh tra ngoại giao:

a) Thực hiện công tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành tại địa phương theo quy định;

b) Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Sở thực hiện các quy định chung của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định;

c) Kiến nghị đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định về xử lý thanh tra.

18. Về công tác bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ đối ngoại:

a) Đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đối ngoại cho cán bộ, công chức địa phương;

b) Làm đầu mối phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan triển khai các chương trình bồi dưỡng về đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ, công chức địa phương.

19. Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ đối ngoại theo quy định.

20. Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức ứng dụng khoa học, công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động đối ngoại; phối hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động đối ngoại địa phương toàn quốc.

21. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các phòng, đơn vị thuộc Sở (trừ các đơn vị thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh); quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thi đua - khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của của Ủy ban nhân dân tỉnh.

22. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

23. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở theo quy định pháp luật.

24. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công.

(Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trên ban hành kèm theo Quyết định số 13/2023​/QĐ-UBND ngày 19/5/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)​

13-2023-QD.pdf

468-chuc-nang-va-nhiem-v
Phòng Hợp tác Quốc tếCơ cấu tổ chứcPhòng Hợp tác Quốc tế/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Giới thiệu cơ cấu phòng Hợp tác Quốc Tế
1/14/2020 7:00NoĐã ban hành
I. THÔNG TIN CHUNG
Trưởng phòng: Nguyễn Thị Mộng Tuyền
Điện thoại      : (0274) 3. 872.976
Fax                 : (0274) 3. 820.260
Email              : sangpv@binhduong.gov.vn
II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN     

1. Chức năng

- Tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại và hợp tác quốc tế.

- Tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở quản lý và thực hiện công tác lễ tân đối ngoại theo chương trình và kế hoạch đối ngoại của tỉnh.

- Tham mưu cho Ban Giám đốc Sở trình lãnh đạo tỉnh về mức độ và nghi thức ngoại giao trong việc đón tiếp các đoàn khách nước ngoài đến thăm và làm việc tại tỉnh và những nghi thức đối ngoại cần thiết khác khi tham dự các hoạt động do các cơ quan nước ngoài tổ chức.

- Tham mưu, đề xuất các hình thức và nội dung hợp tác với các tổ chức quốc tế và các địa phương nước ngoài.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn

- Tham mưu Ban Giám đốc xây dựng chương trình, hình thức và nội dung hợp tác với các tổ chức quốc tế và các địa phương nước ngoài;

- Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ cho phép sử dụng Thẻ doanh nhân APEC (ABTC) trình UBND tỉnh ra Quyết định;

- Phối hợp nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực hiện các chủ trương, kế hoạch triển khai mở rộng quan hệ đối ngoại và thỏa thuận hợp tác quốc tế của tỉnh với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện ngoại giao và tổ chức phi chính phủ nước ngoài;

- Cung cấp thông tin kinh tế, thương mại, đầu tư cho lãnh đạo tỉnh và các doanh nghiệp. Tham gia, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan lựa chọn và thẩm tra các đối tác nước ngoài vào làm ăn và đầu tư tại địa phương;

- Tham gia các hoạt động  xúc tiến đầu tư, thương mại và tiếp thị;

-  Phối hợp tổ chức và thực hiện các chương trình hội nghị và hội thảo quốc tế;

- Tham gia hỗ trợ các sở, ban ngành và các doanh nghiệp thực hiện các chương trình thỏa thuận hợp tác quốc tế đã ký kết;

- Tham gia, phối hợp với các phòng chức năng của Sở tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài của lãnh đạo tỉnh;

- Tham gia hỗ trợ công tác biên dịch, phiên dịch các ngôn ngữ: Tiếng Anh, tiếng Hàn và tiếng Hoa;

- Phối hợp với các phòng tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở thực hiện tốt công tác lễ tân đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị chương trình, kế hoạch và nội dung làm việc cụ thể để lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với các đoàn khách nước ngoài;

- Phối hợp tổ chức đón tiếp các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc tại địa phương theo đề nghị của Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành của Trung ương;

- Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và các loại giấy tờ có liên quan phục vụ cho các đoàn đi công tác nước ngoài của các cấp lãnh đạo tỉnh;

- Hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan, đơn vị trong tỉnh về lễ tân ngoại giao, nghiệp vụ đối ngoại phục vụ cho việc đón tiếp và làm việc với các đoàn khách nước ngoài;

- Phối hợp tổ chức các sự kiện quốc tế hoặc các hoạt động có sự tham gia của nhân tố nước ngoài diễn ra trên địa bàn tỉnh;

- Tổ chức quản lý và hướng dẫn hoạt động của các đoàn phóng viên truyền hình và báo chí nước ngoài trên địa bàn tỉnh;

- Phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan và các cơ quan thông tin đại chúng, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại của tỉnh như: giới thiệu lịch sử, văn hóa, địa lý, truyền thống cách mạng, danh tham thắng cảnh của tỉnh; giới thiệu tiềm năng và cơ hội đầu tư, hợp tác kinh doanh; doanh mục các dự án kêu gọi đầu tư, cơ chế, chính sách khuyến kích đầu tư của tỉnh...;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công và chỉ đạo của Ban Giám đốc Sở.​


483-phong-hop-tac-quoc-t
Lời giới thiệuLời giới thiệu/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2007. Trụ sở làm việc hiện nay của Sở được bố trí tại Tầng 19 (tháp A) Trung tâm hành chính tỉnh, Phường Hòa Phú, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.
12/5/2017 14:00NoĐã ban hành

DSC_0086.jpg 

Sở Ngoại vụ có chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại tại địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức của Sở bao gồm Ban Giám đốc và các phòng chức năng: Văn phòng, Phòng Lãnh sự - Thanh tra, Phòng Hợp tác Quốc tế.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, đến nay Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương đã từng bước trưởng thành và hoàn thiện. Với chức năng nhiệm vụ của mình, Sở Ngoại vụ đã không ngừng phấn đấu vươn lên và ngày càng trở nên vững vàng về bản lĩnh chính trị, năng động, chuyên nghiệp và hiệu quả trong công tác tham mưu và tổ chức thực hiện các chương trình, hoạt động đối ngoại, đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Trong xu thế hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sôi động và mạnh mẽ, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới, Ngoại vụ Bình Dương đã và đang nỗ lực phấn đấu để không ngừng hoàn thiện, mở rộng và phát triển, góp phần tích cực cùng các cấp, các ngành quảng bá, nâng cao vị thế và hình ảnh của một tỉnh Bình Dương đầy năng động và sáng tạo. Với mục đích làm cho bạn bè trong nước và quốc tế hiểu biết thêm về tỉnh Bình Dương, Trang thông tin điện tử của Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương sẽ là cầu nối giữa tỉnh Bình Dương với các tỉnh, thành phố, với các vùng miền và các quốc gia trên thế giới cũng như các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, tài trợ, các tổ chức và cá nhân có quan tâm đến Bình Dương.

Đến với Trang thông tin điện tử của Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương, các bạn sẽ được cập nhật đầy đủ những thông tin chính xác và mới nhất về hoạt động đối ngoại, tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như về tiềm năng và cơ hội kinh doanh, hợp tác đầu tư... của tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, các bạn cũng sẽ được cung cấp thông tin và hướng dẫn về các thủ tục hành chính có liên quan đến lĩnh vực đối ngoại.

Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của các bạn  đọc giả. Sự quan tâm đóng góp ý kiến của các bạn không những làm cho Trang thông tin điện tử của Sở Ngoại vụ ngày càng hoàn thiện mà còn góp phần giúp chúng tôi triển khai hiệu quả hơn các chương trình hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Xin chào mừng tất cả các bạn đến với Trang thông tin điện tử của Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương!​


821-loi-gioi-thieu
Cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụCơ cấu tổ chứcCơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/5/2017 14:00NoĐã ban hành



519-co-cau-to-chuc-cua-so-ngoai-v
Ban giám đốc Cơ cấu tổ chứcBan giám đốc /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Giới thiệu Ban giám đốc
12/5/2017 14:00NoĐã ban hành






   


    Bà Hà Thanh
Điện thoại
Email: 
     Giám đốc
    (84-274) 3843.038
     thanhh@binhduong.gov.vn


 
   


    Ông Võ Thành Nhân
Điện thoại
Email: 
     Phó Giám đốc
    (84-274) 3843.039
     nhanvt@binhduong.gov.vn


 
  


    Mai Thị Đạt
Điện thoại
Email: 
     Phó Giám đốc
    (84-274) 3824.805​
     datmt@binhduong.gov.vn


 
   


​​​​     Nguyễn Thị Thùy Linh​
Điện thoại
Email: 
     Phó Giám đốc
    (84-274) 3824.805​
     linhntt.bt@binhduong.gov.vn


 
​​​








397-ban-giam-doc
Văn phòng Sở Ngoại vụCơ cấu tổ chứcVăn phòng Sở Ngoại vụ/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Giới thiệu cơ cấu tổ chức Văn phòng Sở Ngoại vụ
12/5/2017 14:00NoĐã ban hành

I. THÔNG TIN CHUNG 

Chánh Văn phòng: Phan Văn Sáng

Điện thoại      : (0274) 3. 824.805

Fax                 : (0274) 3. 820.260
Email              : sangpv@binhduong.gov.vn
II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN     

1. Chức năng

Tham mưu giúp Ban Giám đốc tổng hợp, điều phối hoạt động của các phòng và đơn vị thuộc Sở theo chương trình và kế hoạch làm việc; thực hiện công tác tổ chức, hành chính, quản trị đối với các hoạt động của Sở.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn

 Làm đầu mối phối hợp các phòng thực hiện các nhiệm vụ chung của Sở được nêu tại điều 3 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 36/2012/QĐ-UBND ngày 28/8/2012 của UBND tỉnh, cụ thể là:

a) Tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch tổng thể dài hạn và hàng năm về hoạt động đối ngoại, các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực quản lý của Sở để trình UBND tỉnh phê duyệt.

 b) Phối hợp với các phòng và đơn vị trực thuộc Sở (nếu có) tổng hợp và xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác; xây dựng các báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về việc thực hiện nhiệm vụ của Sở. Khi chương trình, kế hoạch đã được Giám đốc Sở phê duyệt, Văn phòng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện các chương trình, kế hoạch đó.

c) Văn phòng chủ trì soạn thảo hoặc tham gia soạn thảo các văn bản của Sở thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách; kiểm tra thể thức, hình thức và thủ tục trong việc ban hành các văn bản hành chính của Sở.

d) Tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng và tổ chức thực hiện nội dung, quy định của Sở, bảo đảm thực hiện chế độ làm việc theo đúng kỷ cương, kỷ luật lao động, thực hiện quy chế văn hóa công sở và quy tắc ứng xử của công chức trong sinh hoạt cũng như khi thi hành công vụ.

e) Tham mưu Ban Giám đốc và Hội đồng thi đua, khen thưởng của cơ quan tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng hàng năm, xem xét việc kỷ luật tổ chức và cá nhân vi phạm (nếu có).

g) Tổ chức quản lý, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, và giữ gìn, bảo quản tài liệu của Sở. Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê phục vụ cho công tác quản lý của Sở. Tham mưu Ban Giám đốc xây dựng danh mục các tài liệu mật của ngành, theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện công tác bảo mật theo đúng quy định của nhà nước.

h) Tham mưu Ban Giám đốc trong việc quản lý tổ chức bộ máy; thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách chế độ đãi ngộ, khen thưởng; đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, lý luận quản lý nhà nước và các kiến thức bổ trợ khác cho cán bộ công chức của Sở.

i) Tham mưu Ban Giám đốc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung đã được UBND tỉnh phê duyệt.

k) Tham mưu Ban Giám đốc tổ chức thực hiện việc quản lý tài chính, tài sản của Sở theo đúng quy định của pháp luật và của UBND tỉnh.

l) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Ban Giám đốc giao.

271-van-phong-so-ngoai-v
Phòng Lãnh sự - Thanh traCơ cấu tổ chứcPhòng Lãnh sự - Thanh tra/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Giới thiệu cơ cấu tổ chức Phòng Lãnh sự - Thanh tra
12/5/2017 14:00NoĐã ban hành
I. THÔNG TIN CHUNG
Trưởng phòng: Đặng Đình Xuân Lam.
Điện thoại      : (0274) 3. 872.973
Fax                 : (0274) 3. 820.260
Email              : Lamddx@binhduong.gov.vn

I​I. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN     

1. Chức năng

Tham mưu giúp cho Ban Giám đốc sở thực hiện chức năng:

a) Quản lý nhà nước về công tác Lãnh sự – Việt kiều và các công tác khác liên quan đến yếu tố lãnh sự theo yêu cầu của Bộ Ngoại giao; tham mưu cho Ban Giám đốc Sở giải quyết những vấn đề có liên quan đến nhân tố nước ngoài theo quy định của pháp luật, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và theo thông lệ quốc tế.

b) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về đối ngoại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở theo quy định của pháp luật

c) Thanh tra Sở Ngoại vụ chịu sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh và nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Ngoại giao

2. Nhiệm vụ, quyền hạn

2.1. Công tác Lãnh sự

a) Tham mưu cho Ban Giám đốc Sở tiếp nhận và thẩm định hồ sơ trình UBND tỉnh ra quyết định cử cán bộ đi công tác nước ngoài; Tổ chức thực hiện việc quản lý  cán bộ công chức, viên chức của tỉnh ra nước ngoài; Hướng dẫn thủ tục xin cấp mới, gia hạn hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao cho cán bộ công chức của tỉnh;

b) Phối hợp các phòng chuyên môn thuộc sở tham mưu Ban Giám đốc trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị, văn bản phân công, phân cấp quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đối ngoại cũng như chương trình kế hoạch tổng thể về hoạt động đối ngoại của địa phương;  

c) Phối hợp với các ngành chức năng xử lý các vấn đề có liên quan đến nhân tố nước ngoài theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của lãnh đạo Sở;

d) Hướng dẫn giúp các sở, ngành, UBND các huyện, thị trong việc mời các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào làm việc, tham dự hội thảo, đàm phán, ký kết các dự án viện trợ, hợp tác kinh doanh hoặc tham quan, học tập, nghiên cứu… tại địa phương;

e) Tham mưu cho Ban Giám đốc Sở trong việc nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện chính sách về công tác người Việt Nam ở nước ngoài tại địa phương theo sự hướng dẫn của Bộ Ngoại giao (Ủy ban về người Việt Nam ở nước Ngoài);

g) Phối hợp với các Sở, ban, ngành thẩm định hồ sơ và tham mưu đề xuất trình UBND tỉnh cho phép cá nhân và tổ chức phi chính phủ nước ngoài đến thăm, làm việc và hoạt động tại địa phương;

h) Làm đầu mối phối hợp với các ngành có liên quan giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động của các cá nhân và tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại địa phương theo quy định của pháp luật; Hướng dẫn thủ tục pháp lý về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài như: thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động, giấy phép lập văn phòng dự án, gia hạn giấy phép… và các vấn đề khác phát sinh trong quá trình hoạt động tại địa phương;

i) Phối hợp với các ngành chức năng của địa phương và Trung ương trong việc giải quyết vấn đề MIA;

k) Phối hợp Ban tổ chức tỉnh ủy, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh theo dõi, thống kê tổng hợp tình hình đi nước ngoài của cán bộ đảng viên;

l) Phối hợp Sở Tư pháp theo dõi kiểm tra việc kết hôn với người nước ngoài, việc giao nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng như kiểm tra, giám sát hoạt động của cácVăn phòng con nuôi nước ngoài tại địa phương;

m) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công và chỉ đạo của Ban Giám đốc Sở.

2.2. Công tác Thanh tra

a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của Sở Ngoại vụ.

b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật và quy định chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Ngoại vụ đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

c) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý hành chính.

d) Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

e) Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng.

g) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra.

h) Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Sở thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

i) Được yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia các đoàn thanh tra.

k) Tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Ngoại vụ.

l) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.​


856-phong-lanh-su-thanh-tr
Phòng Thanh tra Sở Ngoại vụCơ cấu tổ chứcPhòng Thanh tra Sở Ngoại vụ/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Giới thiệu cơ cấu tổ chức Phòng Thanh tra Sở Ngoại vụ
12/5/2017 14:00NoĐã ban hành

I. THÔNG TIN CHUNG 

Phụ trách Thanh tra: NGUYỄN THỊ MỘNG TUYỀN

Điện thoại      : (0274) 3. 872.975

Fax                 : (0274) 3. 820.260
Email              : tuyenntm@binhduong.gov.vn
II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN     

1. Chức năng

a) Thanh tra Sở Ngoại vụ là cơ quan thuộc Sở Ngoại vụ, có trách nhiệm giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về đối ngoại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở theo quy định của pháp luật.

b) Thanh tra Sở Ngoại vụ chịu sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh và nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Ngoại giao.

          c) Thanh tra Sở Ngoại vụ được sử dụng con dấu riêng.

​2. Nhiệm vụ, quyền hạn

a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của Sở Ngoại vụ.

b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật và quy định chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Ngoại vụ đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

c) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý hành chính.

d) Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

e) Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng.

g) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra.

h) Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Sở thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

i) Được yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia các đoàn thanh tra.

k) Tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Ngoại vụ.

l) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

537-phong-thanh-tra-so-ngoai-v