Skip Ribbon Commands
Skip to main content
SharePoint

Công tác lễ tân

Công tác lễ tân
Thứ 6, Ngày 06/03/2020, 15:00
THÔNG TƯ 05/2017/TT-BNG
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
06/03/2020
HƯỚNG DẪN VỀ NGHI LỄ ĐỐI NGOẠI VÀ ĐÓN, TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI THĂM ĐỊA PHƯƠNG

BỘ NGOẠI GIAO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 05/2017/TT-BNGHà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2017

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ NGHI LỄ ĐỐI NGOẠI VÀ ĐÓN, TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI THĂM ĐỊA PHƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 26/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;

Căn cứ Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghthức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đi ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Ngoại vụ và Cục trưởng Cục L tân Nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành Thông tư hướng dẫn về nghi lễ đi ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài thăm địa phương.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn về nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài thăm các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh hay địa phương).

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là đoàn thể); các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân tại địa phương thực hiện nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài thăm địa phương.

Điều 2. Nguyên tắc về tổ chức nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài thăm địa phương

1. Nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài thăm địa phương phải phù hợp với yêu cầu chính trị, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm góp phần tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác của Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế.

2. Mức độ và nghi lễ tổ chức đón, tiếp khách nước ngoài thăm địa phương phù hợp với quy định về thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước; trên cơ sở yêu cầu, mục đích của chuyến thăm; nguyên tắc đối đẳng trong quan hệ quốc tế; trọng thị, chu đáo, an toàn, hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm, không lãng phí, không phô trương hình thức và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Điều 3. Đón tiếp khách nước ngoài thăm địa phương theo lời mời của Lãnh đạo cấp cao và các cơ quan Trung ương

1. Khách nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội và lãnh đạo cơ quan Trung ương các đoàn thể trong chương trình thăm Việt Nam có chương trình thăm địa phương: Nghi lễ tổ chức đón, tiếp các khách này tại địa phương thực hiện theo quy định tại Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài (sau đây gọi tắt là Nghị định số 145/2013/NĐ-CP) và hướng dẫn trực tiếp của cơ quan Trung ương chủ trì đón tiếp.

2. Khách nước ngoài thăm Việt Nam (chương trình khách chỉ thăm địa phương) trên danh nghĩa theo lời mời của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội và cơ quan Trung ương các đoàn thể mà lãnh đạo tỉnh hay lãnh đạo đoàn thể cấp tỉnh được ủy quyền thay mặt chủ trì đón tiếp: Tùy theo cấp bậc, chức vụ của khách và danh nghĩa chuyến thăm, mức độ và nghi lễ tổ chức đón, tiếp theo quy định tại Nghị định số 145/2013/NĐ-CP hoặc quy định của Thông tư này và chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan Trung ương liên quan, cụ thể như sau:

a) Ban Đối ngoại Trung ương: Nếu là khách mời của Lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Văn phòng Trung ương và các ban của Đảng.

b) Bộ Ngoại giao: Nếu là khách mời của Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Ngoại giao.

c) Văn phòng Quốc hội: Nếu là khách mời của Chủ tịch Quốc hội và Phó Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, lãnh đạo các Ủy ban và ban của Quốc hội.

d) Tương ứng với bộ, ngành và cơ quan Trung ương các đoàn thể: Nếu là khách mời của lãnh đạo bộ, ngành và cơ quan Trung ương các đoàn thể.

Điều 4. Đón tiếp khách nước ngoài thăm địa phương theo quan hệ đảng và lực lượng vũ trang

1. Khách là lãnh đạo Đảng cầm quyền nước ngoài hoặc tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương nước ngoài có quan hệ chính thức với Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đây gọi tắt là Đảng cầm quyền) thăm địa phương theo lời mời của Tỉnh ủy, lãnh đạo Tỉnh ủy và Đảng ủy các cấp, lãnh đạo các cấp ủy Đảng của địa phương theo quan hệ đảng, nghi lễ và tổ chức đón, tiếp theo quy định của Đảng và hướng dẫn của Ban Đối ngoại Trung ương.

2. Khách nước ngoài là quân đội, cảnh sát, công an, an ninh nước ngoài thăm địa phương theo lời mời của các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân tại địa phương (quân đội và công an), nghi lễ tổ chức đón tiếp theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an.

Điều 5. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. "Địa phương nước ngoài" là một chủ thể trực thuộc Trung ương nước ngoài, tùy theo tổ chức hành chính của mỗi nước có thể là nước cộng hòa, bang, khu tự trị, tỉnh, thành phố hay vùng lãnh thổ tương đương với cấp tỉnh hay thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam.

2. "Lãnh đạo cao cấp địa phương nước ngoài" là Người đứng đầu tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Chính quyền hay Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền hay lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài và là đối tác của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh (sau đây gọi tắt là lãnh đạo cao cấp tỉnh).

3. "Đoàn thể cấp tỉnh" là cơ quan cấp tỉnh của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế. "Đoàn thể cấp huyện" là cơ quan cấp huyện, quận, thị và tương đương các tổ chức trên.

4. "Lãnh đạo huyện địa phương nước ngoài" là Người đứng đầu tổ chức Đảng cầm quyền cấp huyện, Người đứng đầu Chính quyền cấp huyện hay Người đứng đầu Cơ quan dân cử cấp huyện đồng thời là lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền, Người đứng đầu Chính quyền cấp huyện, Người đứng đầu Cơ quan dân cử cấp huyện và cấp hành chính tương đương của nước ngoài và các cấp phó, là đối tác đồng cấp của Bí thư và Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện và lãnh đạo cấp hành chính tương đương trực thuộc tỉnh hay thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam (sau đây gọi tắt là lãnh đạo huyện).

5. "Thăm chính thức tỉnh/thành phố (tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương)" "Thăm làm việc tỉnh/thành phố (tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương)" và "Thăm tỉnh/thành phố (tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương)" là danh nghĩa chuyến thăm, chỉ tính chất của chuyến thăm dành cho khách nước ngoài thăm địa phương theo lời mời của địa phương, trong đó thăm chính thức là chuyến thăm được địa phương tổ chức đón, tiếp với mức độ lễ tân cao nhất.

"Thăm cá nhân" là chuyến thăm Việt Nam của khách nước ngoài với tư cách cá nhân và với mục đích là thăm quan, du lịch, chữa bệnh hay nghỉ dưỡng.

6. "Khách mời tham dự sự kiện tại địa phương" là khách nước ngoài được địa phương mời tham dự các sự kiện do địa phương tổ chức: Lễ kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước, ngày lễ của địa phương; Tết; hội chợ; hội nghị, hội thảo quốc tế; lễ hội; thi đấu thể thao quốc tế; lễ khởi công, lễ khánh thành công trình, dự án.

7. "Đoàn Lãnh sự" là tập thể các vị đứng đầu các Tổng Lãnh sự quán, Lãnh sự quán nước ngoài (sau đây gọi tắt là Cơ quan Lãnh sự) đóng tại một địa phương Việt Nam.

8. "Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam" là Đại sứ quán; Tổng Lãnh sự quán, Lãnh sự quán và Văn phòng đại diện các tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc hay liên chính phủ tại Việt Nam.

Chương II

ĐÓN TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI THĂM THEO LỜI MỜI CỦA ĐỊA PHƯƠNG

Điều 6. Khách nước ngoài thăm theo lời mời địa phương

Khách nước ngoài thăm theo lời mời của địa phương, bao gồm:

1. Nguyên lãnh đạo cấp cao nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo địa phương nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện, tổ chức thuộc Liên hợp quốc; lãnh đạo các cơ quan thuộc bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; lãnh đạo các cơ quan thuộc tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện, tổ chức thuộc Liên hợp quốc và cấp tương đương.

2. Lãnh đạo sở, ngành của địa phương nước ngoài; lãnh đạo huyện địa phương nước ngoài; lãnh đạo các đoàn thể cấp tỉnh, lãnh đạo các đoàn thể cấp huyện của địa phương nước ngoài và cấp tương đương.

3. Người đứng đầu và thành viên các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

4. Đại diện các tổ chức kinh tế, thương mại, phi chính phủ nước ngoài và các tổ chức, cá nhân nước ngoài khác.

Điều 7. Danh nghĩa khách nước ngoài thăm địa phương

1. "Thăm chính thức tỉnh/thành phố (tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương)" là danh nghĩa chuyến thăm dành cho khách nước ngoài là lãnh đạo bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; thành viên Hoàng gia nước ngoài; lãnh đạo các tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện, tổ chức thuộc Liên hợp quốc; lãnh đạo cao cấp địa phương nước ngoài và cấp tương đương, thăm địa phương theo lời mời chính thức của lãnh đạo cao cấp tỉnh (Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh).

2. "Thăm làm việc tỉnh/thành phố (tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương)" là danh nghĩa chuyến thăm dành cho khách nước ngoài là cấp phó của "lãnh đạo cao cấp địa phương nước ngoài"; lãnh đạo các cơ quan thuộc bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; lãnh đạo các cơ quan thuộc tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện, tổ chức thuộc Liên hợp quốc và cấp tương đương, thăm địa phương theo lời mời chính thức của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.

3. "Thăm tỉnh/thành phố (tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương)" là danh nghĩa chuyến thăm đối với khách nước ngoài là lãnh đạo sở, ngành địa phương nước ngoài; lãnh đạo huyện địa phương nước ngoài; lãnh đạo các đoàn thể cấp tỉnh và cấp huyện địa phương nước ngoài và các khách nước ngoài khác thăm địa phương theo lời mời của lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo sở, ngành; lãnh đạo huyện; lãnh đạo các đoàn thể cấp tỉnh, lãnh đạo các đoàn thể cấp huyện của địa phương Việt Nam.

Điều 8. Phối hợp với cơ quan Trung ương khi mời và đón, tiếp khách nước ngoài nguyên là lãnh đạo cấp cao nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo bộ, ban, ngành và Ủy ban Quốc hội nước ngoài; thành viên của Hoàng gia nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện, tổ chức thuộc Liên hợp quốc và cấp tương đương, thăm địa phương theo lời mời của lãnh đạo tỉnh

1. Bộ Ngoại giao: Xin ý kiến chính thức trước khi mời và tham khảo ý kiến về đề án tổ chức đón tiếp đối với khách mời là: Thành viên của Hoàng gia nước ngoài; nguyên Nguyên thủ Quốc gia, nguyên Người đứng đầu Chính phủ, nguyên Phó Nguyên thủ Quốc gia, nguyên phó của Người đứng đầu Chính phủ nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc.

2. Ban Đối ngoại Trung ương: Xin ý kiến chính thức trước khi mời và tham khảo ý kiến về đề án tổ chức đón tiếp đối với khách mời là: Lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng cầm quyền nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các ban và cấp tương đương của Đảng cầm quyền nước ngoài.

3. Văn phòng Quốc hội: Xin ý kiến chính thức trước khi mời và tham khảo ý kiến về đề án tổ chức đón tiếp đối với khách mời là: Nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các Ủy ban và cấp tương đương của Quốc hội nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các tổ chức nghị viện quốc tế.

4. Bộ, ngành tương ứng: Xin ý kiến chính thức trước khi mời và tham khảo ý kiến về đề án tổ chức đón tiếp đối với khách mời là: Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của bộ, ngành nước ngoài và cấp tương đương.

Điều 9. Đón tiếp khách nước ngoài thăm chính thức địa phương

1. Đón, tiễn tại sân bay:

a) Thành phần:

Chủ trì: Giám đốc Sở Ngoại vụ hoặc Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đối với tỉnh không có Sở Ngoại vụ/Chánh Văn phòng Tỉnh ủy (nếu khách là Người đứng đầu tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương nước ngoài, lãnh đạo Đảng cầm quyền nước ngoài hoặc là lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương đồng thời là Người đứng đầu Chính quyền hay Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài là khách mời của Bí thư Tỉnh ủy và khách mời khác của Bí thư Tỉnh ủy)/Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh (nếu khách là Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài là khách mời của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh và khách mời khác của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh).

Đại diện Đại sứ quán, Cơ quan Lãnh sự nước khách; Văn phòng đại diện tổ chức quốc tế khách tại Việt Nam (nếu có và tham dự). Đại diện các tổ chức và công dân nước khách tại địa phương (nếu có và có yêu cầu tham dự).

b) Cách thức:

Thu xếp phòng VIP đón, tiễn khách tại sân bay. Tùy theo điều kiện và quy định về an ninh hàng không tại sân bay, thu xếp đón, tiễn đoàn tại chân cầu thang máy bay, đầu đường ống hoặc tại một điểm trang trọng phù hợp với khách VIP.

Tặng hoa Trưởng đoàn và Phu nhân/Phu quân (nếu có).

2. Lễ đón:

a) Địa điểm: Tại Trụ sở cơ quan tỉnh/Nhà khách tỉnh hay tại một địa điểm thích hợp.

b) Tổ chức:

Chủ trì: Người đứng ra mời khách (sau đây gọi là chủ chính);

Thành phần: Phu nhân/Phu quân chủ chính (nếu có); thành phần tham gia đón, tiễn đoàn tại sân bay; lãnh đạo các sở, ngành, huyện, đoàn thể tương ứng với thành phần đoàn và phù hợp với nội dung, mục đích, yêu cầu chuyến thăm.

Trường hợp chủ chính là Bí thư Tỉnh ủy:

Nếu khách là Người đứng đầu tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương nước ngoài, lãnh đạo Đảng cầm quyền hoặc lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương đồng thời là Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài: Một lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tham dự.

Nếu khách là lãnh đạo Đảng cầm quyền hoặc lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương đồng thời là Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài: Một lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh tham dự.

Đối với các khách nước ngoài khác: Bố trí lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh tham dự lễ đón do Bí thư Tỉnh ủy quyết định tùy theo yêu cầu quan hệ giữa hai bên và mục đích, nội dung chuyến thăm.

Cách thức:

Chủ chính và Phu nhân/Phu quân (nếu có) đón Trưởng đoàn khách và Phu nhân/ Phu quân (nếu có) tại nơi xe đỗ.

Tặng hoa Trưởng đoàn khách và Phu nhân/Phu quân (nếu có).

Chủ chính giới thiệu với Trưởng đoàn khách và Phu nhân/Phu quân (nếu có) các thành viên chủ nhà. Trưởng đoàn khách giới thiệu với chủ chính và Phu nhân/ Phu quân (nếu có) các thành viên của đoàn.

Chủ chính, Trưởng đoàn khách cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có) chụp ảnh chung. Vị trí chụp ảnh theo hướng đối diện nhìn vào, từ trái qua phải thứ tự như sau: Phu nhân/Phu quân khách (nếu có), Trưởng đoàn khách, chủ chính và Phu nhân/Phu quân chủ chính (nếu có).

Chủ chính cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có) tiếp xã giao chào mừng đoàn.

3. Hội đàm làm việc:

Chủ trì: Hai Trưởng đoàn.

Địa điểm: Tại Trụ sở cơ quan tỉnh/Nhà khách tỉnh hoặc tại một địa điểm thích hợp.

Thành phần tham dự phía tỉnh: Tương ứng với thành phần tham dự hội đàm của đoàn khách và yêu cầu nội dung trao đổi.

Nếu Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội đàm làm việc, cùng tham dự có:

a) Nếu khách là Người đứng đầu tổ chức Đảng cầm quyền địa phương nước ngoài, lãnh đạo Đảng cầm quyền hoặc lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương đồng thời là Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài: Một lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Nếu khách là lãnh đạo Đảng cầm quyền hoặc lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương đồng thời là Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài: Một lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh.

c) Đối với các khách nước ngoài khác: Bố trí lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh tham dự hội đàm do Bí thư Tỉnh ủy quyết định tùy theo yêu cầu quan hệ giữa hai bên và nội dung hội đàm.

Gặp hẹp: Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm, hai Trưởng đoàn có thể gặp riêng.

4. Hội đàm với đối tác:

a) Nếu chủ chính là Bí thư Tỉnh ủy, ngoài hội đàm làm việc với tỉnh do Bí thư Tỉnh ủy chủ trì, phù hợp với nội dung làm việc và nguyện vọng của khách có thể tổ chức hội đàm làm việc riêng:

Nếu khách là Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền hay lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài, có thể tổ chức hội đàm làm việc riêng với Ủy ban nhân dân tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì.

Nếu khách là Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài đồng thời lãnh đạo Đảng cầm quyền hay lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài, có thể tổ chức hội đàm làm việc riêng với Hội đồng nhân dân tỉnh do Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh chủ trì.

Đối với các khách nước ngoài khác: Thu xếp hội đàm làm việc riêng với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh tùy theo yêu cầu quan hệ giữa hai bên, mục đích chuyến thăm, nội dung làm việc và đề nghị của khách.

b) Làm việc riêng với thành viên đoàn: Lãnh đạo sở, ngành, huyện, đoàn thể có thể tổ chức làm việc riêng với đối tác là thành viên đoàn.

5. Chiêu đãi:

a) Chủ trì: Chủ chính cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có).

b) Thành phần tham dự:

Phía Việt Nam: Thành phần tham gia lễ đón, hội đàm làm việc, đón tiễn tại sân bay.

Phía khách: Các thành viên đoàn; đại diện Đại sứ quán, Cơ quan Lãnh sự nước khách, Văn phòng đại diện tổ chức quốc tế khách tại Việt Nam (nếu có).

c) Nghi thức: Chủ chính phát biểu chào mừng, chúc rượu. Trưởng đoàn khách phát biểu đáp từ.

Tùy theo điều kiện của địa phương có thể tổ chức một số tiết mục biểu diễn nghệ thuật đặc trưng của địa phương trong chiêu đãi.

6. Tiếp xã giao: Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao Người đứng đầu Chính quyền, Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài và các khách nước ngoài khác thăm chính thức tỉnh theo lời mời của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hay Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, phù hợp yêu cầu, mục đích chuyến thăm và nguyện vọng của khách.

7. Tiễn đoàn kết thúc chuyến thăm: Không tổ chức lễ tiễn.

8. Thăm quan: Nếu thời gian chuyến thăm cho phép và yêu cầu đón tiếp, nguyện vọng của khách, thu xếp cho khách đi thăm quan, làm việc với các tổ chức, cơ sở hoặc di tích lịch sử hay danh lam thắng cảnh.

Tùy theo yêu cầu và tính chất của chương trình thăm quan, một lãnh đạo tỉnh hoặc người chủ trì đón, tiễn sân bay (quy định tại Mục a, Khoản 1) tháp tùng đoàn tham quan.

9. Đối với khách có quan hệ đặc biệt: Có thể xem xét biện pháp lễ tân sau:

a) Đón tại sân bay: Một lãnh đạo tỉnh hoặc chủ chính trực tiếp đón đoàn tại sân bay.

b) Chiêu đãi: Mời cùng tham dự chiêu đãi một số lãnh đạo tỉnh, đoàn thể, hội hữu nghị với quốc gia khách (nếu có), nhân sĩ, trí thức, đại diện tổ chức và doanh nghiệp có nhiều quan hệ với nước khách tại địa phương (doanh nghiệp của Việt Nam, đầu tư của nước khách hay liên doanh với nước khách) và đại diện một số tổ chức, công dân tiêu biểu nước khách đang làm việc, học tập tại địa phương (nếu có).

c) Mời cơm thân: Ngoài chiêu đãi do chủ chính chủ trì, có thể thu xếp một lãnh đạo cao cấp khác của tỉnh cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có) mời cơm thân mật. Thành phần mời dự cơm thân chỉ gồm một số đoàn viên quan trọng hoặc chỉ mời Trưởng đoàn khách cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có).

Điều 10. Đón tiếp khách nước ngoài thăm làm việc địa phương

1. Đón, tiễn tại sân bay:

a) Thành phần:

Chủ trì: Lãnh đạo Sở Ngoại vụ hoặc lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đối với tỉnh không có Sở Ngoại vụ/lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy (nếu khách thăm theo lời mời của lãnh đạo tỉnh với chức danh là Phó Bí thư Tỉnh ủy)/lãnh đạo Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh (nếu khách thăm theo lời mời của lãnh đạo tỉnh với chức danh là Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh).

Đại diện Đại sứ quán, Cơ quan Lãnh sự nước khách, Văn phòng đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam (nếu có và có yêu cầu tham dự).

b) Cách thức:

Tặng hoa Trưởng đoàn khách và Phu nhân/Phu quân (nếu có).

Đối với khách là lãnh đạo địa phương nước ngoài và cấp tương đương: Cách thức đón, tiễn tại sân bay tương tự như đối với khách thăm chính thức địa phương.

Đối với khách mời khác: Đón, tiễn khách tại ga đi, ga đến.

2. Đón, hội đàm làm việc và các hoạt động:

Không tổ chức lễ đón.

Người chủ trì, địa điểm, thành phần tham dự hội đàm làm việc giữa hai đoàn và tổ chức các hoạt động khác trong chuyến thăm: Nguyên tắc tương tự như đối với khách nước ngoài thăm chính thức địa phương.

3. Chào lãnh đạo cao cấp của tỉnh:

Căn cứ vào quan hệ, yêu cầu đón tiếp, đề nghị của khách và nội dung trao đổi, bố trí lãnh đạo cao cấp tỉnh tiếp:

a) Bí thư Tỉnh ủy tiếp: Cấp phó của Người đứng đầu tổ chức Đảng cầm quyền địa phương nước ngoài, cấp phó của Người đứng đầu Chính quyền hay Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền hoặc lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương nước ngoài và là khách mời của Phó Bí thư Tỉnh ủy.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp: cấp phó của Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài và là khách mời của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

c) Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp: Cấp phó của Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài và là khách mời của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.

d) Đối với các khách nước ngoài khác: Bố trí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hay Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp đoàn tùy theo yêu cầu quan hệ giữa hai bên, mục đích của chuyến thăm, nội dung làm việc và đề nghị của khách.

4. Chiêu đãi:

a) Chủ trì: Chủ chính cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có).

b) Thành phần dự:

Phía Việt Nam: Thành phần tham gia đón, tiễn tại sân bay; hội đàm làm việc.

Phía khách: Các thành viên đoàn; đại diện Đại sứ quán, Cơ quan Lãnh sự nước khách; Văn phòng đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam (nếu có).

c) Nghi thức: Chủ chính phát biểu chào mừng, chúc rượu. Trưởng đoàn khách phát biểu đáp từ.

5. Đối với khách có quan hệ đặc biệt: Có thể xem xét biện pháp lễ tân sau:

a) Mời cơm thân: Có thể thu xếp một lãnh đạo cao cấp của tỉnh cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có) mời cơm thân mật. Thành phần mời dự cơm thân chỉ gồm một số đoàn viên quan trọng hoặc chỉ mời Trưởng đoàn khách cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có).

b) Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao: Ngoài việc chỉ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hay Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp, thu xếp cho khách chào Bí thư Tỉnh ủy phù hợp với nguyện vọng của khách.

Điều 11. Đón tiếp nguyên lãnh đạo cấp cao nước ngoài; nguyên lãnh đạo bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; nguyên lãnh đạo địa phương nước ngoài; nguyên lãnh đạo các tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện và nguyên lãnh đạo các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, thăm địa phương theo lời mời của địa phương

1. Đón, tiễn tại sân bay:

a) Thành phần:

Chủ trì: Lãnh đạo Sở Ngoại vụ hoặc lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đối với tỉnh không có Sở Ngoại vụ/lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy (nếu khách thăm theo lời mời của lãnh đạo Tỉnh ủy)/lãnh đạo Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh (nếu khách thăm theo lời mời của lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh).

Đại diện Đại sứ quán, Cơ quan Lãnh sự nước khách; Văn phòng đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam (nếu có và có yêu cầu tham dự).

b) Cách thức: Tương tự như đối với khách thăm chính thức địa phương.

2. Tiếp đoàn:

a) Chủ trì: Chủ chính cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có).

b) Thành phần dự:

Phía Việt Nam: Thành phần tham gia đón, tiễn tại sân bay; đại diện các cơ quan, tổ chức liên quan đến mục đích chuyến thăm của khách.

Phía khách: Các thành viên đoàn; đại diện Đại sứ quán, Cơ quan Lãnh sự nước khách, Văn phòng Đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam (nếu có).

3. Chiêu đãi:

a) Chủ trì: Chủ chính cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có).

b) Thành phần dự:

Phía Việt Nam: Thành phần tham gia đón, tiễn tại sân bay và tham dự tiếp đoàn; nguyên lãnh đạo tỉnh (là người xây dựng quan hệ với khách khi đương chức).

Phía khách: Các thành viên đoàn; đại diện Đại sứ quán, Cơ quan Lãnh sự nước khách; Văn phòng Đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam (nếu có).

c) Nghi thức: Chủ chính phát biểu chào mừng, chúc rượu. Trưởng đoàn khách phát biểu đáp từ.

4. Các hoạt động khác: Việc tổ chức các hoạt động khác cho khách trong thời gian thăm Việt Nam phù hợp với yêu cầu, mục đích của chuyến thăm và nguyện vọng của khách.

5. Tiếp xã giao đối với khách mời của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh: Một lãnh đạo cao cấp tỉnh tiếp hoặc tiếp và mời cơm thân mật đoàn.

Điều 12. Đón, tiếp khách nước ngoài là lãnh đạo sở, ngành địa phương nước ngoài; lãnh đạo huyện địa phương nước ngoài; lãnh đạo các cơ quan trực thuộc bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; lãnh đạo các cơ quan thuộc tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện, tổ chức thuộc Liên hợp quốc và cấp tương đương thăm địa phương

1. Tổ chức đón, tiễn, làm việc, chiêu đãi và các chương trình hoạt động

a) Tổ chức đón tiếp: Khách của cơ quan, đoàn thể nào cơ quan, đoàn thể đó chủ trì tổ chức đón, tiễn và các hoạt động của đoàn trong thời gian khách thăm địa phương.

b) Chủ trì đón tiếp: Chủ chính.

c) Thành phần phía địa phương tham dự làm việc, chiêu đãi: Tương ứng với thành viên đoàn và đại diện lãnh đạo Sở Ngoại vụ/đại diện lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh nếu địa phương không có Sở Ngoại vụ; đại diện các sở, ngành liên quan đến nội dung của chuyến thăm.

2. Tiếp xã giao: Một lãnh đạo tỉnh tiếp đoàn nếu là khách mời của lãnh đạo sở, ngành, huyện và đoàn thể cấp tỉnh của địa phương.

Đối với khách mời thăm, làm việc tại huyện thị vùng xa, căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp.

Điều 13. Đón tiếp khách nước ngoài tham dự sự kiện do tỉnh chủ trì tổ chức

Việc đón tiếp khách nước ngoài tham dự sự kiện do địa phương tổ chức hoặc đăng cai tổ chức, thực hiện theo đề án và kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phù hợp với các quy định có liên quan của Việt Nam, thông lệ quốc tế và thông lệ của sự kiện quốc tế đó và điều kiện thực tế địa phương.

1. Đón, tiễn: Chỉ tổ chức đón, tiễn tại sân bay hay cửa khẩu biên giới, nhà ga, cảng biển khi khách đến và đi. Một tổ công tác gồm một số cán bộ do một lãnh đạo cấp sở chịu trách nhiệm chủ trì đón, tiễn và hỗ trợ các thủ tục cho khách khi đến và khi đi.

2. Chiêu đãi: Khách nước ngoài tham dự sự kiện được mời tham dự chiêu đãi chung theo chương trình chung.

Một lãnh đạo cao cấp tỉnh và Phu nhân/Phu quân (nếu có) có thể tổ chức chiêu đãi hẹp với thành phần là các Trưởng đoàn cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có) và có thể một số thành viên quan trọng của mỗi đoàn.

3. Làm việc: Ngoài chương trình chung của sự kiện, nếu do yêu cầu trao đổi về quan hệ giữa hai bên, tỉnh tổ chức làm việc riêng với đoàn.

4. Thăm quan: Thu xếp chương trình cho khách thăm quan cơ sở tại địa phương liên quan đến sự kiện, danh lam, thắng cảnh Việt Nam như là một hoạt động của sự kiện hoặc như một hoạt động bên lề sự kiện.

Điều 14. Đón, tiễn khách nước ngoài thăm địa phương tại cửa khẩu biên giới, ga tàu, cảng biển

Cách thức: Tương tự như đón, tiễn tại sân bay phù hợp với điều kiện thực tế tại cửa khẩu, nhà ga, bến cảng.

Thành phần: Ngoài thành phần như đón, tiễn tại sân bay có đại diện cơ quan quản lý cửa khẩu, nhà ga, cảng biển.

Điều 15. Đón, tiễn khách nước ngoài thăm tỉnh bằng đường bộ (khách thăm hai hay nhiều địa phương trong chương trình thăm Việt Nam)

Tại địa giới tỉnh, tổ chức chức đón, tiễn kỹ thuật với thành phần tương tự như đón, tiễn tại sân bay.

Nếu cơ sở vật chất trên đường tại khu vực địa giới tỉnh cho phép, đoàn xe có thể dừng lại để tỉnh tiễn, chào tạm biệt và tỉnh đón, chào đón đoàn. Nếu điều kiện cơ sở vật chất không phù hợp, đoàn xe không dừng lại, xe cảnh sát dẫn đường (nếu có) và xe chở cán bộ tỉnh đi tiễn tách ra khỏi đoàn xe, xe cảnh sát dẫn đường (nếu có) và xe chở cán bộ tỉnh đi đón nhập vào đoàn xe phù hợp với sơ đồ đội hình đoàn xe.

Điều 16. Đón tiếp Người đứng đầu Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam chào xã giao, chào từ biệt lãnh đạo tỉnh hay đi thăm, làm việc tại tỉnh và thành viên Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam đi thăm, làm việc tại địa phương

1. Thu xếp chuyến thăm:

a) Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam: Phối hợp với tỉnh để thu xếp chương trình và tự thu xếp về hậu cần, ăn ở, đi lại trong thời gian thăm, làm việc tại địa phương.

b) Tỉnh phối hợp với Bộ Ngoại giao thu xếp đón tiếp:

Với Cục Lễ tân Nhà nước và Vụ Khu vực: Đối với Đại sứ, Đại biện nước ngoài tại Hà Nội chào xã giao sau khi nhận nhiệm vụ và chào từ biệt lãnh đạo tỉnh trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Với Vụ Khu vực: Đối với Đại sứ, Đại biện và viên chức ngoại giao nước ngoài tại Hà Nội đi thăm, làm việc với địa phương.

Với Vụ các Tổ chức quốc tế: Đối với Trưởng đại diện hay thành viên Văn phòng đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc và tổ chức quốc tế liên chính phủ khác tại Việt Nam chào xã giao, chào từ biệt lãnh đạo tỉnh; đi thăm, làm việc với địa phương.

Với Cục Lãnh sự và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (nếu Cơ quan Lãnh sự nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh): Tổng Lãnh sự, viên chức lãnh sự nước ngoài chào xã giao, chào từ biệt lãnh đạo tỉnh; đi thăm, làm việc với địa phương.

2. Tổ chức đón tiếp:

a) Tổ chức chương trình: Thu xếp cho khách chào, làm việc với lãnh đạo tỉnh và làm việc với sở ngành, đoàn thể hay cơ sở phù hợp với yêu cầu và mục đích chuyến thăm của khách và của địa phương.

b) Thành phần tham dự cùng lãnh đạo tỉnh tiếp, làm việc: Lãnh đạo Sở Ngoại vụ hoặc lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh nếu tỉnh không có Sở Ngoại vụ (nếu lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp)/lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy (nếu lãnh đạo Tỉnh ủy tiếp)/lãnh đạo Văn phòng Hội đồng nhân dân (nếu lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp) và đại diện các sở, ngành, huyện, thị phù hợp với yêu cầu, nội dung buổi tiếp, làm việc.

Điều 17. Đón tiếp Đoàn Ngoại giao, Đoàn Lãnh sự thăm địa phương hoặc tham dự sự kiện do địa phương tổ chức

1. Phối hợp tổ chức đón tiếp:

a) Lãnh đạo tỉnh chủ trì mời Đoàn Ngoại giao tại Hà Nội, Đoàn Lãnh sự tại địa phương hoặc một số Người đứng đầu Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thăm hay tham dự sự kiện do địa phương tổ chức.

b) Tỉnh có văn bản chính thức trao đổi thống nhất với Bộ Ngoại giao trước khi mời.

2. Nguyên tắc xếp chỗ các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam khi tham dự sự kiện

a) Xếp thứ tự giữa các Đại sứ quán hay các giữa Tổng Lãnh sự quán: Theo thứ tự vần chữ cái A, B, C tên nước cử bằng tiếng Việt.

b) Xếp chỗ trong Đoàn Ngoại giao (các vị Đại sứ, Đại biện và Đại biện lâm thời):

Theo thứ tự Người đứng đầu Đại sứ quán: Trưởng đoàn Ngoại giao và các vị Đại sứ khác theo thứ tự thời gian trình Quốc thư lên Chủ tịch nước, tiếp theo là các Đại biện và Đại biện lâm thời theo thứ tự thời gian được giới thiệu với Bộ Ngoại giao.

Theo thứ tự khối Người đứng đầu Đại sứ quán: Trưởng đoàn Ngoại giao, khối các Đại sứ, khối các Đại biện và khối các Đại biện lâm thời.

c) Xếp chỗ trong Đoàn Lãnh sự (các vị Tổng Lãnh sự):

Theo thứ tự các Tổng Lãnh sự: Trưởng đoàn Lãnh sự và các vị Tổng Lãnh sự khác theo thứ tự thời gian chính thức nhận Giấy Chấp nhận lãnh sự (Exequatur).

Theo thứ tự khối Người đứng đầu Cơ quan Lãnh sự: Trưởng đoàn Lãnh sự, khối các Người đứng đầu Cơ quan Lãnh sự và khối các đại diện Cơ quan Lãnh sự (thay mặt Người đứng đầu Cơ quan Lãnh sự).

d) Xếp chỗ theo khối Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam: Khối các Đại sứ quán, khối các Văn phòng Đại diện tổ chức thuộc Liên hợp quốc và tổ chức quốc tế liên chính phủ, khối các Cơ quan Lãnh sự.

đ) Cục Lễ tân Nhà nước có trách nhiệm thường xuyên cập nhật danh sách Đoàn Ngoại giao; Cục Lãnh sự, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (đối với Cơ quan Lãnh sự tại Thành phố Hồ Chí Minh) có trách nhiệm thường xuyên cập nhật danh sách Đoàn Lãnh sự tại địa phương và cung cấp cho địa phương khi được yêu cầu.

Điều 18. Treo cờ nước ngoài đón tiếp khách nước ngoài tại địa phương

1. Quy định chung:

a) Chỉ treo Quốc kỳ nước ngoài; cờ Liên hợp quốc hay cờ tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện khi treo cùng Quốc kỳ Việt Nam.

b) Chỉ treo Quốc kỳ nước ngoài khi quốc gia đó đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

c) Đối với chuyến thăm của lãnh đạo cao cấp địa phương nước ngoài, chỉ treo cờ địa phương khách thăm (nếu có và khách có yêu cầu) khi treo cùng với Quốc kỳ Việt Nam và Quốc kỳ nước khách.

d) Treo Quốc kỳ Việt Nam cùng Quốc kỳ nước khách hoặc cờ Liên hợp quốc, cờ của tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện: Quốc kỳ Việt Nam ở bên phải, Quốc kỳ nước khách hay cờ Liên hợp quốc, cờ của tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện ở bên trái theo hướng nhìn từ ngoài vào hoặc từ dưới lên.

đ) Trường hợp địa phương khách thăm có cờ địa phương và khách có yêu cầu treo cờ địa phương khách trong chuyến thăm, Quốc kỳ Việt Nam, Quốc kỳ nước khách và cờ địa phương khách thăm được treo theo thứ tự như sau: Cờ Việt Nam ở giữa, cờ nước khách bên trái và cờ địa phương khách thăm bên phải theo hướng nhìn từ ngoài vào hoặc từ dưới lên.

e) Trong phòng khánh tiết có đặt tượng hoặc treo ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cờ được treo theo thứ tự như sau: Tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở giữa, bên phải là Quốc kỳ Việt Nam, bên trái lần lượt từ giữa ra là Quốc kỳ nước khách và tiếp theo là cờ địa phương khách thăm (nếu có và khách có yêu cầu) theo hướng nhìn từ dưới lên.

2. Đón tiếp thành viên Hoàng gia nước ngoài; lãnh đạo cao cấp địa phương nước ngoài; lãnh đạo bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; lãnh đạo tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện, tổ chức thuộc Liên hợp quốc và cấp tương đương trở lên thăm chính thức địa phương:

Treo Quốc kỳ Việt Nam, Quốc kỳ nước ngoài, cờ Liên hợp quốc hay cờ tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện và cờ địa phương khách thăm (nếu có và khách có yêu cầu) tại các địa điểm phù hợp với yêu cầu đối ngoại, không gian nơi tổ chức, điều kiện của địa phương và chương trình đón tiếp: Lễ đón (ngoài trời nơi tổ chức lễ đón), nơi ở của Trưởng đoàn khách và trong các phòng: Phòng tiếp xã giao của lãnh đạo tỉnh, phòng hội đàm làm việc với lãnh đạo tỉnh, phòng họp báo, phòng chiêu đãi do lãnh đạo tỉnh chủ trì và đặt Quốc kỳ Việt Nam và Quốc kỳ nước ngoài hay cờ tổ chức quốc tế có kích thước nhỏ (cờ bàn) trên bàn hội đàm và bàn ký kết thỏa thuận giữa hai bên.

3. Đón tiếp cấp phó của lãnh đạo cao cấp địa phương nước ngoài và cấp tương đương thăm làm việc địa phương:

Treo Quốc kỳ Việt Nam, Quốc kỳ nước ngoài và cờ địa phương khách thăm (nếu có và khách có yêu cầu) tại các địa điểm phù hợp với yêu cầu đối ngoại, không gian nơi tổ chức, điều kiện của địa phương và chương trình đón tiếp: Phòng hội đàm, phòng tiếp xã giao của lãnh đạo tỉnh và đặt Quốc kỳ Việt Nam, Quốc kỳ nước ngoài có kích thước nhỏ (cờ bàn) trên bàn hội đàm và bàn ký kết thỏa thuận giữa hai bên.

4. Đón tiếp Đại sứ, Tổng Lãnh sự nước ngoài và Trưởng đại diện các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên chính phủ tại Việt Nam chào xã giao lãnh đạo tỉnh, đi thăm, làm việc tại địa phương:

Phù hợp chương trình đón tiếp, thông lệ lễ tân ngoại giao và điều kiện của địa phương, đặt Quốc kỳ Việt Nam và Quốc kỳ nước khách, cờ Liên hợp quốc hoặc cờ tổ chức quốc tế liên chính phủ có kích thước nhỏ (cờ bàn) trên bàn khi lãnh đạo tỉnh tiếp xã giao, hội đàm làm việc với lãnh đạo tỉnh và ký kết thỏa thuận giữa địa phương với Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

5. Đón tiếp lãnh đạo sở, ngành, huyện địa phương nước ngoài; lãnh đạo các cơ quan trực thuộc bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài, tổ chức thuộc Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện và cấp tương đương; thành viên các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; lãnh đạo, đại diện các tổ chức nước ngoài là đối tác của các đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện; lãnh đạo, đại diện các tổ chức kinh tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài thăm và làm việc tại địa phương:

Phù hợp với thông lệ lễ tân ngoại giao và điều kiện thực tế của địa phương trong tổ chức đón tiếp, nếu có ký kết thỏa thuận giữa sở, ngành, huyện của địa phương nước ngoài; cơ quan thuộc bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; cơ quan trực thuộc tổ chức thuộc Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện; cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam với địa phương, có thể đặt Quốc kỳ Việt Nam và Quốc kỳ nước ngoài hoặc cờ Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện có kích thước nhỏ (cờ bàn) trên bàn ký kết.

Nếu đoàn thể mời khách và tổ chức đối tác có cờ riêng (cờ của tổ chức và khách có yêu cầu) thì đặt cờ của đoàn thể và cờ tổ chức khách thăm kích thước nhỏ (cờ bàn) trên bàn làm việc và bàn ký kết thỏa thuận giữa hai bên.

6. Đón tiếp khách nước ngoài tham dự sự kiện do địa phương tổ chức:

Treo Quốc kỳ Việt Nam, Quốc kỳ nước ngoài, cờ tổ chức quốc tế, cờ địa phương nước ngoài, cờ tổ chức nước ngoài theo quy định của Việt Nam, quy định tại Khoản 1 Điều này và phù hợp với thông lệ lễ tân ngoại giao, quy định hay tiền lệ lễ tân trong tổ chức sự kiện đó.

Nếu chưa có quy định hay chưa có tiền lệ lễ tân về việc treo cờ khi tổ chức sự kiện đó, tỉnh xin ý kiến Bộ Ngoại giao (Cục Lễ tân Nhà nước) về việc treo cờ nước ngoài, cờ tổ chức quốc tế, cờ địa phương nước ngoài, cờ tổ chức nước ngoài tham dự sự kiện và thứ tự cờ khi treo.

Điều 19. Khẩu hiệu chào mừng và trang trí pa nô, phông

1. Đón tiếp khách nước ngoài thăm địa phương:

Không trang trí băng rôn, pa nô, khẩu hiệu chào mừng khách nước ngoài thăm địa phương. Nếu trong chương trình đón tiếp có lễ ký kết thỏa thuận giữa hai bên, tại phòng ký kết có thể trang trí phông.

2. Đón tiếp khách nước ngoài tham dự sự kiện:

Việc trang trí băng rôn, pa nô, khẩu hiệu chào mừng phù hợp với thông lệ lễ tân tổ chức của sự kiện, theo đề án và kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt với số lượng hợp lý, hình thức phù hợp và tại những địa điểm cần thiết. Cách thức bài trí băng rôn, pa nô và sử dụng tiếng nước ngoài phù hợp với quy định của Việt Nam và thông lệ tổ chức sự kiện đó.

Điều 20. Trình bày và sử dụng tiếng nước ngoài viết phông và khẩu hiệu

1. Trình bày phông, khẩu hiệu bằng hai thứ tiếng:

Nếu thứ tự từ trên xuống dưới, nội dung bằng tiếng Việt ở trên, nội dung bằng tiếng nước ngoài ở dưới. Nếu chia hai bên, nội dung bằng tiếng Việt ở bên phải, nội dung bằng tiếng nước ngoài ở bên trái theo hướng đối diện nhìn vào.

Cỡ chữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài tương đương nhau. Nếu tiếng Việt và tiếng nước ngoài cùng hệ ngôn ngữ thì viết bằng cùng một phông chữ.

2. Dùng tiếng nước ngoài:

a) Đón tiếp khách nước ngoài thăm địa phương: Tiếng nước ngoài là ngôn ngữ phổ thông nước khách thăm hoặc bằng một ngôn ngữ quốc tế thông dụng trên cơ sở thỏa thuận với khách.

b) Sự kiện quốc tế được địa phương đăng cai hoặc do địa phương tổ chức: Tiếng nước ngoài là ngôn ngữ theo quy định hay thông lệ của sự kiện hoặc bằng một ngôn ngữ quốc tế thông dụng.

Điều 21. Xe ô tô phục vụ đoàn

1. Khách nước ngoài thăm theo lời mời của địa phương:

a) Đoàn khách với trưởng đoàn là nguyên lãnh đạo cấp cao nước ngoài; thành viên Hoàng gia nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện và tổ chức thuộc Liên hợp quốc; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo địa phương nước ngoài và cấp tương đương: Bố trí xe riêng (xe 4 chỗ) cho Trưởng đoàn khách và Phu nhân/Phu quân (nếu có), các đoàn viên khác bố trí xe chung nhiều chỗ trong các chương trình hoạt động chung.

Trong trường hợp Phu nhân/Phu quân có hoạt động riêng hoặc đoàn viên có hoạt động làm việc riêng tách khỏi đoàn, việc bố trí loại xe cho các hoạt động riêng tùy thuộc vào số lượng người cùng tham gia một cách hợp lý (cho cả khách và chủ nhà tháp tùng).

b) Đoàn khách nước ngoài khác: Bố trí xe chung cho toàn đoàn, loại xe phù hợp với số lượng đoàn viên.

2. Khách nước ngoài tham dự sự kiện do địa phương tổ chức:

Bố trí xe cho khách như đối với một đoàn khách nước ngoài thăm tỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này khi từng đoàn hoạt động riêng.

Các hoạt động chung theo chương trình của sự kiện, bố trí xe phù hợp với thông lệ lễ tân của sự kiện, điều kiện thực tế của địa phương. Tùy theo cách thức tổ chức về lễ tân và chương trình hoạt động, có thể bố trí đội hình xe cho từng đoàn hoặc bố trí xe chung nhiều chỗ riêng cho các Trưởng đoàn khách cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có) và xe chung nhiều chỗ cho đoàn viên của các đoàn.

Điều 22. Xe cảnh sát dẫn đường

1. Khách nước ngoài thăm theo lời mời của địa phương:

a) Nguyên lãnh đạo cấp cao nước ngoài; thành viên Hoàng gia nước ngoài; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; lãnh đạo các tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện và tổ chức thuộc Liên hợp quốc; lãnh đạo cao cấp địa phương nước ngoài và cấp tương đương: Có xe cảnh sát dẫn đường trong các hoạt động chính thức.

b) Khách nước ngoài khác: Trên cơ sở tình hình thực tế giao thông của địa phương, yêu cầu an ninh và an toàn giao thông đối với khách, việc đề xuất bố trí xe cảnh sát dẫn đường trong các hoạt động của đoàn phù hợp với hướng dẫn của Bộ Công an.

2. Khách nước ngoài tham dự sự kiện do địa phương tổ chức:

a) Các đoàn khi hoạt động riêng: Bố trí xe cảnh sát dẫn đường theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

b) Các hoạt động chung theo chương trình của sự kiện: Bố trí xe cảnh sát dẫn đường cho đoàn xe gồm các xe của Trưởng đoàn khách và Phu nhân/Phu quân (nếu có) hoặc một đội hình chung gồm xe cho tất cả các đoàn để đảm bảo an ninh và an toàn giao thông, phù hợp với đề án tổ chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hướng dẫn của Bộ Công an.

Điều 23. Đón tiếp khách nước ngoài thăm cá nhân

1. Đối với lãnh đạo cấp cao nước ngoài thăm cá nhân tại địa phương thực hiện theo quy định của Đảng, Nghị định số 145/2013/NĐ-CP và hướng dẫn của cơ quan Trung ương chủ trì đón tiếp.

2. Đối với lãnh đạo địa phương nước ngoài thăm cá nhân: Trên cơ sở trao đổi thống nhất với phía khách, nếu sân bay, cửa khẩu, nhà ga, cảng biển khách đến và đi thuộc địa phận tỉnh, lãnh đạo Sở Ngoại vụ (nếu tỉnh có Sở Ngoại vụ)/lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy hay Hội đồng nhân dân tỉnh phù hợp với chức danh của khách, đại diện cho tỉnh đón, tiễn và thu xếp một lãnh đạo tỉnh phù hợp với chức vụ của khách tiếp xã giao và mời cơm thân.

3. Đối với lãnh đạo bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; tổ chức thuộc Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện thăm cá nhân tại địa phương: Trên cơ sở trao đổi thống nhất với cơ quan Trung ương (bộ, ngành, Ban Đối ngoại Trung ương hay Văn phòng Quốc hội) và thống nhất với khách, cách thức đón tiếp tương tự như với lãnh đạo địa phương nước ngoài thăm cá nhân.

Điều 24. Thu xếp chào Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội và Cơ quan Trung ương các đoàn thể

Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo bộ, ban, ngành và Ủy ban của Quốc hội; lãnh đạo cơ quan Trung ương các đoàn thể tiếp.

1. Thủ tục thu xếp cho khách chào Lãnh đạo Đảng, Nhà nước: Thực hiện theo quy định của Đảng và Nghị định số 145/2013/NĐ-CP .

2. Thủ tục thu xếp cho khách chào lãnh đạo bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội và cơ quan Trung ương các đoàn thể: Tỉnh liên hệ trực tiếp với bộ, ngành; Ban Đối ngoại Trung ương; Văn phòng Quốc hội hay cơ quan Trung ương các đoàn thể liên quan để thu xếp.

Điều 25. Đài thọ

Các đoàn khách nước ngoài thăm địa phương hoặc tham dự sự kiện do địa phương tổ chức, theo lời mời của địa phương được được đài thọ theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính, quan hệ của địa phương với khách và phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở có đi có lại.

Điều 26. Tặng phẩm

1. Chỉ tặng cho Trưởng đoàn khách và Phu nhân/Phu quân (nếu có). Trường hợp đặc biệt, có tặng phẩm tặng các thành viên đoàn.

2. Tặng phẩm là sản phẩm đặc trưng của địa phương hoặc Việt Nam, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.

3. Mức độ tặng phẩm thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

4. Cách thức trao tặng phẩm cho khách thực hiện trên cơ sở trao đổi thống nhất với đoàn.

Chương III

TIỄN VÀ ĐÓN LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC ĐI THĂM, DỰ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ Ở NƯỚC NGOÀI

Điều 27. Tiễn, đón Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi thăm, dự hội nghị quốc tế ở nước ngoài qua cửa khẩu quốc tế tại địa phương

1. Tiễn và đón Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại sân bay quốc tế Nội Bài theo quy định của Đảng và Nghị định số 145/2013/NĐ-CP .

2. Tiễn và đón Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại cửa khẩu quốc tế tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác như sau:

a) Thành phần lãnh đạo tỉnh tham gia cùng lãnh đạo cơ quan Trung ương tiễn và đón Lãnh đạo cấp cao của Đảng không giữ chức vụ Nhà nước: Thực hiện theo quy định của Đảng và hướng dẫn của Ban Đối ngoại Trung ương.

b) Thành phần lãnh đạo tỉnh tham gia cùng lãnh đạo cơ quan Trung ương tiễn và đón Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội: Một lãnh đạo tỉnh.

c) Tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan của tỉnh phối hợp với cơ quan Trung ương tổ chức đoàn, thu xếp các thủ tục xuất, nhập cảnh và các thủ tục liên quan khác cho đoàn tại cửa khẩu.

Chương IV

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG LỄ TÂN ĐỐI NGOẠI KHÁC

Điều 28. Tiếp khách kỷ niệm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Tại địa phương có Đoàn Lãnh sự: Hàng năm, tùy theo yêu cầu, điều kiện thực tế và chương trình hoạt động đối ngoại của địa phương, lãnh đạo địa phương quyết định việc tổ chức chiêu đãi đối ngoại nhân dịp kỷ niệm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh. Chiêu đãi tiếp khách đối ngoại nếu được tổ chức, thực hiện như sau:

a) Danh nghĩa mời và chủ trì chiêu đãi:

Năm lẻ 5 và năm tròn: Bí thư Tỉnh ủy/Thành ủy.

Năm khác: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Thành phần khách nước ngoài: Đoàn Lãnh sự tại địa phương, đại diện các tổ chức thuộc Liên hợp quốc và tổ chức quốc tế liên chính phủ tại thành phố và đại diện doanh nghiệp, hội, đoàn, cá nhân tiêu biểu nước ngoài đang làm việc, học tập tại địa phương và khách nước ngoài thăm địa phương trong thời gian tổ chức tiếp khách.

c) Hình thức chiêu đãi: Tiệc rượu.

2. Tại địa phương khác: Tùy theo yêu cầu đối ngoại, điều kiện thực tế của địa phương, lãnh đạo tỉnh quyết định việc tổ chức chiêu đãi đối ngoại nhân dịp kỷ niệm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh. Chiêu đãi nếu được tổ chức, thực hiện quy định tại Mục a và c Khoản 1 Điều này. Thành phần khách nước ngoài mời tham dự là đại diện các doanh nghiệp, tổ chức, hội, cá nhân nước ngoài tiêu biểu đang làm việc, học tập tại địa phương và khách nước ngoài thăm địa phương trong thời gian tổ chức tiếp khách.

Điều 29. Dự chiêu đãi kỷ niệm Quốc khánh nước ngoài, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

1. Dự chiêu đãi kỷ niệm Quốc khánh nước ngoài, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam theo lời mời của Đại sứ quán nước ngoài tại Hà Ni

a) Thành phố Hà Nội: Một cấp phó lãnh đạo thành phố tham dự. Trường hợp đặc biệt: Một lãnh đạo cao cấp thành phố tham dự.

b) Các tỉnh giáp giới Hà Nội: Tỉnh quyết định tham dự phù hợp với quan hệ giữa hai nước, quan hệ của tỉnh với Đại sứ quán và điều kiện cụ thể của địa phương.

Một lãnh đạo tỉnh hoặc Giám đốc Sở Ngoại vụ/Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (nếu tỉnh không có Sở Ngoại vụ) đại diện cho địa phương tham dự. Nếu tỉnh không cử đại diện tham dự trực tiếp, thay mặt địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có "Thư chúc mừng" gửi Người đứng đầu Cơ quan đại diện.

c) Các địa phương khác: Thay mặt địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có "Thư chúc mừng" gửi Người đứng đầu Cơ quan đại diện.

Trường hợp do yêu cầu đối ngoại và quan hệ với Cơ quan đại diện, lãnh đạo tỉnh quyết định việc trực tiếp tham dự,

d) Địa phương thông báo cho Bộ Ngoại giao (Cục Lễ tân Nhà nước) khi lãnh đạo tỉnh tham dự.

2. Dự chiêu đãi kỷ niệm Quốc khánnước ngoài, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam theo li mời của Cơ quan Lãnh sự:

a) Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng: Một cấp phó lãnh đạo thành phố tham dự là khách chính. Trường hợp đặc biệt: Một lãnh đạo cao cấp thành phố tham dự là khách chính.

b) Các tỉnh giáp giới Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng: Tỉnh quyết định tham dự phù hợp với quan hệ giữa hai nước, quan hệ của tỉnh với Cơ quan Lãnh sự và điều kiện cụ thể của địa phương.

Một lãnh đạo tỉnh hoặc Giám đốc Sở Ngoại vụ/Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (nếu tỉnh không có Sở Ngoại vụ) đại diện cho địa phương tham dự.

Nếu tỉnh không cử đại diện tham dự trực tiếp, thay mặt địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có "Thư chúc mừng" gửi Người đứng đầu Cơ quan Lãnh sự.

c) Các địa phương khác: Thay mặt địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có "Thư chúc mừng" gửi Người đứng đầu Cơ quan Lãnh sự.

Trường hợp do yêu cầu đối ngoại và quan hệ với Cơ quan Lãnh sự, lãnh đạo tỉnh quyết định việc tham dự trực tiếp.

d) Địa phương thông báo cho Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự, đối với tổng Lãnh sự quán tại thành phố Đà Nẵng hoặc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, đối với Tổng Lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh) khi lãnh đạo tỉnh tham dự.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2017.

2. Các địa phương xem xét:

a) Xây dựng quy định việc mời khách nước ngoài thăm địa phương phù hợp với quy định về thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại tại địa phương.

b) Hướng dẫn về tổ chức đón, tiếp khách nước ngoài khác thăm địa phương theo lời mời của địa phương.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Ngoại giao để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương, các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương các hội, đoàn thể;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Ngoại giao;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Ngoại giao;
- Cục Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp);
- Lưu: VT (HC), CNV.


KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC


(Đã ký)


Bùi Thanh Sơn
Lượt người xem:  Views:   1621
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by