Skip Ribbon Commands
Skip to main content
SharePoint

Chính sách đối ngoại

Chính sách đối ngoại
Thứ 2, Ngày 15/12/2014, 15:00
8 nhiệm vụ của ngành ngoại giao
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
15/12/2014
Sáng 16-12 tại Hà Nội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị ngoại giao lần thứ 28.

​Tại hội nghị, Tổng bí thư chỉ đạo nhiệm vụ hàng đầu của ngành ngoại giao là phải tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng, chủ động, tích cực vận động, xây dựng và tranh thủ những cơ hội mới để xây dựng và bảo vệ đất nước. Cụ thể là phải làm tốt một số công việc sau đây:

Một là, tiếp tục đóng vai trò đi đầu trong việc bảo đảm môi trường hòa bình thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và các nhiệm vụ chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong thời chiến, người lính phải đi đầu trong chiến tranh, bảo vệ đất nước. Trong thời bình, cán bộ ngoại giao phải đi đầu trong kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc và thu hút nguồn lực cho phát triển đất nước.

"Mọi hoạt động đối ngoại đều phải được xem xét trên quan điểm tổng thể, lấy lợi ích cơ bản và lâu dài của quốc gia dân tộc làm nền tảng; tránh vì lợi ích cục bộ địa phương, cục bộ ngành mà làm tổn hại đến lợi ích chung"

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hai là, kiên trì đường lối đổi mới, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; đưa các mối quan hệ láng giềng thân thiện, hữu nghị, quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện đi vào chiều sâu thực chất, tạo dựng sự gắn bó hữu cơ về lợi ích an ninh và phát triển giữa nước ta với các đối tác. Hiện nay, bên cạnh việc duy trì và không ngừng củng cố quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, nước ta đã có quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với hơn 20 nước, trong đó có tất cả các nước lớn, các nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

 

Ba là, xây dựng lộ trình và các bước đi phù hợp, đưa nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế vào cuộc sống. Tích cực và chủ động tham gia các cơ chế đa phương khu vực và quốc tế mà chúng ta có lợi ích thiết thân, nhằm góp phần vào quá trình hình thành cục diện chiến lược mới về địa chính trị, địa kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương, xác định được vị trí tối ưu cho đất nước trong cục diện mới. Trong hoạch định và triển khai chính sách hội nhập, cần nhận thức đầy đủ cả hai mặt thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức luôn đan xen nhau; hết sức tránh đơn giản, phiến diện, chỉ nhấn mạnh cơ hội, không thấy được thách thức hoặc ngược lại.

 

Bốn là, kiên trì xử lý đúng đắn vấn đề biên giới, lãnh thổ, trước hết là tranh chấp ở biển Đông. Đây là một trong những vấn đề then chốt nhất bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định của đất nước, cả trước mắt và lâu dài. Biên giới, lãnh thổ là vấn đề nhạy cảm đối với mọi quốc gia, dân tộc. Dân tộc ta đã chiến đấu, chịu đựng nhiều mất mát, hi sinh để giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nên vấn đề độc lập, chủ quyền, biên giới, lãnh thổ lại càng thiêng liêng. Về vấn đề biển Đông, trong khi chưa đạt được các giải pháp cơ bản và lâu dài, chúng ta trước sau như một, cùng các nước triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng Tuyên bố giữa ASEAN và Trung Quốc về cách ứng xử trên biển Đông (DOC), nỗ lực cùng các nước ASEAN và Trung Quốc xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử (COC) thật sự có hiệu lực trong việc quản lý tranh chấp và ngăn ngừa xung đột ở biển Đông.

Năm là, tiếp tục đẩy mạnh ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại, tăng cường phổ biến và đề cao những giá trị văn hóa của dân tộc, góp phần nâng cao vai trò, uy tín và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Tiếp tục thực hiện thắng lợi nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài...

Sáu là, tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ bản và dự báo chiến lược. Tình hình khu vực và thế giới biến chuyển nhanh chóng; tình hình nội bộ và chính sách đối ngoại của các đối tác lớn, các đối tác chủ chốt của chúng ta cũng không ngừng biến đổi. Do vậy, cần đặc biệt coi trọng công tác nghiên cứu và dự báo chiến lược để kịp thời nắm bắt đúng xu thế phát triển của tình hình, góp phần tạo thế chủ động cho đất nước, không để rơi vào tình thế bị động, bất ngờ.

Bảy là, kiên định nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối và thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại. Thống nhất quản lý đối ngoại cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh... là một yêu cầu vừa lâu dài, cơ bản, vừa có tính thời sự cấp bách. Theo tinh thần đó, mọi quyết định và hoạt động đối ngoại, nhất là những vấn đề liên quan đến sự ổn định và phát triển của đất nước, đến độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và danh dự quốc gia, đều phải tập trung vào một đầu mối dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Mọi hoạt động đối ngoại đều phải được xem xét trên quan điểm tổng thể, lấy lợi ích cơ bản và lâu dài của quốc gia dân tộc làm nền tảng; tránh vì lợi ích cục bộ địa phương, cục bộ ngành mà làm tổn hại đến lợi ích chung.

Tám là, kiện toàn bộ máy tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của cách mạng nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc”, “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại, trước hết là cán bộ ngoại giao là một đội ngũ đặc biệt: đặc biệt tin cậy về phẩm chất, đặc biệt nhạy bén về thời thế, đặc biệt linh hoạt, khôn khéo trong đàm phán và tinh tế trong ứng xử.

 

Nguồn tin: TTXVN

Lượt người xem:  Views:   1265
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by