Skip Ribbon Commands
Skip to main content
SharePoint

Công tác lễ tân

Công tác lễ tân
Chủ Nhật, Ngày 07/12/2014, 17:00
Quốc kỳ, quốc ca, quốc huy
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
07/12/2014
​Quốc kỳ, quốc ca, quốc huy là biểu trưng của một quốc gia, một dân tộc, một cộng đồng.
1. Quốc kỳ, quốc ca, quốc huy là biểu trưng của một quốc gia, một dân tộc, một cộng đồng: 
Quốc kỳ là biểu trưng của chủ quyền hay sự tự trị đã được thừa nhận. Quốc kỳ của bất cứ một quốc gia nào đều mang một thông điệp, một ý nghĩa nhất định. 

Cũng do tính chất biểu trưng đó mà trong quan hệ quốc tế khi sử dụng quốc kỳ, quốc huy, quốc ca phải hết sức chú ý sao cho hợp qui cách để tránh những rắc rối.

Lịch sử lễ tân ngoại giao không phải không có những trường hợp chủ nhà treo nhầm quốc kỳ, hoặc cử sai quốc thiều. Năm 1980, khi bà Đặng Dĩnh Siêu, phu nhân của cố Thủ tướng Chu Ân Lai thăm Thái Lan, trong một bữa tiệc tối phía Thái Lan đã cử quốc thiều Đài Loan thay vì phải cử quốc thiều Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Mùa hè năm 2000, Lễ tân Israel đã treo nhầm cờ Vương quốc Bỉ thay vì phải treo cờ Cộng hoà Pháp trong khi đón Tổng thống Pháp thăm Israel.

Trong những trường hợp ấy cần phải xử sự thế nào? Thái độ của khách là nên bình tĩnh để phân biệt đâu là vô tình, đâu là hữu ý. Nếu là biểu hiện rõ ràng của sự cố ý, thái độ chính trị thì kiên quyết phản đối. Nhưng nếu là hậu quả của một sự tắc trách, thiếu kinh nghiệm thì một sự nhận xét kín đáo, nhẹ nhàng giúp cho nước chủ nhà sửa chữa, bổ khuyết kịp thời. 

Đối với nước chủ nhà, người có trách nhiệm của nước chủ nhà cần sớm xin lỗi dù cơ quan gây ra sai lầm là cơ quan nhà nước hay là tổ chức quần chúng xã hội và người gây ra là một quan chức cấp thấp.

2. Treo cờ nước ngoài: 
Đối với cờ nước ngoài thì chỉ treo cờ trên đường phố khi có hội nghị quốc tế, khi có các đoàn khách nước ngoài đến thăm, nếu trưởng đoàn từ cấp Bộ trưởng trở lên dẫn đầu. Không treo cờ khi khách là các đoàn của các tổ chức quần chúng, xã hội. Các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, hoặc các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài chỉ được treo cờ của nước ngoài khi nước đó có quan hệ ngoại giao với nước sở tại. 
Các cơ quan đại diện ngoại giao được quyền treo quốc kỳ của nước mình tại trụ sở và tư dinh của người đứng đầu cơ quan đại diện. Còn cá nhân ở nước ngoài muốn được treo cờ thì phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương. Theo phép lịch sự, khi treo cờ, kiều dân nước ngoài cần treo cả cờ nước sở tại và cờ nước sở tại phải được treo ở vị trí ưu tiên.

3. Qui cách treo cờ: 
Biết treo cờ đúng qui cách là đòi hỏi cần thiết đối với một người làm công tác lễ tân. Cờ phải đúng qui định về kích cỡ, tỷ lệ, và màu sắc. Khi treo cờ nhiều nước thì các cờ phải cùng một cỡ và treo bằng nhau, không được treo cờ nhiều nước trên cùng một cột cờ, cờ nọ trên cờ kia. Treo cờ nhiều nước, chỗ trang trọng tính từ bên phải trở đi (tính từ bên trong nhìn ra) hay từ giữa trở ra hai bên. Thứ tự theo vần chữ cái trên các nước (theo tiếng Anh hoặc tiếng nước sở tại, nơi diễn ra các hoạt động đó). Nếu treo hai cờ chéo nhau thì phía bên phải từ trong nhìn ra là phía trang trọng hơn. Nếu 3 cờ chéo nhau thì vị trí số 1 sẽ nằm ở giữa, cán đè lên trên cán cờ kia. Trong các hoạt động đối ngoại, nếu có cờ Việt Nam và một cờ nước ngoài khác, để cho thuận tiện trong việc nhận biết vị trí treo cờ, thì cờ Việt Nam luôn ở bên phải, cờ nước ngoài ở bên trái (khi đứng đối diện với hai cờ).

Lượt người xem:  Views:   2528
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by