Hợp tác quốc tế
 
Sáng 25/10, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức buổi Đối thoại doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Bình Dương (theo định kỳ hàng năm). Đây là dịp để lãnh đạo tỉnh lắng ...
 
Nhằm thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cao của lãnh đạo tỉnh đối với các nhà đầu tư, sáng 23/10, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ trao giấy chứng nhận đầu tư đợt III năm 2015 cho 38 doanh nghiệp đầu ...
 
Sáng 14/10, tại Phòng khách UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm chủ trì đón tiếp Đoàn lãnh đạo cấp cao tỉnh Đông Flanders, Vương quốc Bỉ đến thăm, làm việc chính thức và ký kết Bản ghi ...
 
Chiều 6/10, tại Phòng khách UBND tỉnh, ông Trần Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tiếp và làm việc với Đoàn công tác Ngân hàng Thế giới về dự án thoát nước và xử lý nước thải khu vực Dĩ An.
 
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
Thông tin quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Bình Dương với các địa phương kết nghĩaĐịa phương kết nghĩaBài viếtThông tin quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Bình Dương với các địa phương kết nghĩa/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Trong suốt những năm vừa qua, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, hoạt động đối ngoại nói chung và quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế của tỉnh Bình Dương nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu khả quan, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Với phương châm “Năng động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”, trong thời gian qua quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế của tỉnh đã ngày càng được củng cố, phát triển và mở rộng mối quan hệ hợp tác về nhiều mặt với các địa phương và các bên đối tác nước ngoài. Tính đến nay, tỉnh Bình Dương đã có mối quan hệ hợp tác hữu nghị với 10 địa phương nước ngoài, bao gồm: tỉnh Kratie (Campuchia), tỉnh Chămpasắc (Lào), thành phố Daejeon (Hàn Quốc), thành phố Quảng Châu (Trung Quốc), Vùng Emilia – Romagna (Ý), tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản), tỉnh Đông Flanders (Bỉ), thành phố Eindhoven và thành phố Emmen (Hà Lan), tỉnh Oryol (Nga).
8/13/2019 11:00NoĐã ban hành


* Tỉnh Kratie (Campuchia)

Thời gian ký kết hợp tác: Mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Kratie được tiếp tục củng cố và phát triển dựa trên việc tiếp nối mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa tỉnh Sông Bé và tỉnh Kratie trước đây.

Thông tin chung: Tỉnh Kratie nằm ở phía đông của Campuchia, có diện tích 11.094 km2, dân số khoảng khoảng 320.000 người.

Hoạt động hợp tác hữu nghị:

Nhằm củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai bên, trong những năm qua lãnh đạo hai tỉnh Bình Dương và Kratie thường xuyên trao đổi qua lại các đoàn đại biểu cấp cao sang thăm, làm việc và trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Đặc biệt, hàng năm nhân dịp Tết cổ truyền của hai dân tộc hoặc những ngày lễ lớn của hai địa phương, lãnh đạo cấp cao của hai bên cũng thường xuyên sang thăm, chúc Tết hoặc tham dự những sự kiện trọng đại nhằm duy trì và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác.

Trong nhiều năm qua, tỉnh Bình Dương đã duy trì và tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị với tỉnh Kratie trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, quốc phòng và giao lưu nhân dân. Bên cạnh đó, hàng năm Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị và Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia tỉnh Bình Dương thường xuyên tổ chức các chuyến thăm hữu nghị kết hợp với các đợt khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà từ thiện cho người nghèo của tỉnh Kratie.

Trên cơ sở của mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai địa phương, từ năm 2018 Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Dương và Tiểu khu Quân sự tỉnh Kratie đã ký kết Quy chế kết nghĩa và Hợp tác, giao lưu trong lĩnh vực an ninh quốc phòng giữa hai bên.

Dự án hợp tác đầu tư:

Trong những năm qua, tỉnh Bình Dương đã tích cực triển khai nhiều hoạt động kinh tế đối ngoại với tỉnh Kratie và các địa phương khác của Campuchia; khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong tỉnh tăng cường xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng hợp tác đầu tư sang Campuchia. Hiện tại Công ty TNHH Cao su Phước Hòa đã đầu tư trồng mới được trên 7.600 ha cao su tại tỉnh Kratie và tỉnh Kampongthom.

* Thành phố Daejeon (Hàn Quốc)

Ngày ký kết hợp tác: 17/5/2005

Thông tin chung: Daejeon là thành phố lớn thứ 5 của Hàn Quốc, với diện tích là 540 km2, dân số khoảng 1,54 triệu người. Daejeon là thành phố của khoa học và công nghệ, là nơi tập trung rất nhiều trường đại học, viện bảo tàng, các công viên khoa học và các viện nghiên cứu lớn của Hàn Quốc. Thành phố Daejeon cũng được mệnh danh là Thung lũng Silicon của Châu Á.

Hoạt động hợp tác hữu nghị:

Căn cứ Thỏa thuận về hợp tác hữu nghị đã được ký kết giữa hai địa phương, hàng năm tỉnh Bình Dương và thành phố Daejeon đã tiến hành trao đổi các đoàn đại biểu cấp cao, tổ chức các chuyến thăm, làm việc và triển khai các hoạt động trao đổi, giao lưu nhằm thắt chặt mối quan hệ hợp tác hữu nghị cũng như kiểm điểm, đánh giá quá trình thực hiện những thỏa thuận đã được ký kết.

Trên cơ sở của mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai địa phương, tháng 10/2006, Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Dương và Hội đồng TP. Daejeon đã ký kết "Biên bản ghi nhớ về quan hệ trao đổi và hợp tác giữa hai bên" nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác và trao đổi kinh nghiệm để nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan dân cử ở từng địa phương.

Từ năm 2010 đến nay, hai bên thường xuyên trao đổi luân phiên các đoàn đại biểu thanh, thiếu niên sang thăm và trao đổi giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Tháng 6/2012, Tỉnh đoàn Bình Dương và Trung tâm giao lưu quốc tế TP. Daejeon đã ký kết Bản ghi nhớ về việc thành lập Trung tâm Hợp tác và giao lưu văn hóa Việt – Hàn tỉnh Bình Dương.

Tháng 10/2015, đoàn lãnh đạo cấp cao TP. Daejeon (do Thị trưởng TP. Daejeon làm trưởng đoàn) đã sang thăm hữu nghị chính thức tỉnh Bình Dương và phối hợp tổ chức Lễ Kỷ niệm 10 năm ký kết hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Bình Dương và TP. Daejeon; Khai trương Văn phòng đại diện TP. Daejeon tại tỉnh Bình Dương và khánh thành Phòng triển lãm hợp tác kinh tế, văn hóa Bình Dương – Daejeon; Ký kết "Thỏa thuận về việc tiếp tục tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Bình Dương và thành phố Daejeon".

Đặc biệt, vào tháng 10/2018, tỉnh Bình Dương đã phối hợp Chính quyền TP. Daejeon và Hiệp hội Đô thị khoa học Thế giới (WTA) đăng cai tổ chức rất thành công Phiên họp lần thứ 11 Đại hội đồng WTA và Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập WTA cùng hàng loạt sự kiện quốc tế lớn tại Bình Dương như: Diễn đàn Đổi mới sáng tạo toàn cầu, Diễn đàn Thị trưởng các thành phố WTA, Diễn đàn Hiệu trưởng các Trường đại học WTA và Hội chợ công nghệ cao WTA...

Dự án đầu tư:

Trong suốt những năm qua, hàng năm tỉnh Bình Dương đều thường xuyên tổ chức các chuyến thăm, làm việc và tổ chức hội thảo về xúc tiến đầu tư tại TP. Daejeon cũng như tại Thủ đô Seoul và các địa phương khác của Hàn Quốc.

Đến cuối năm 2005, tỉnh Bình Dương có 164 dự án đầu tư FDI của Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư là 655 triệu USD.

Tính đến cuối năm 2019, toàn tỉnh đã có 742 dự án FDI của Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư là 3 tỷ 149 triệu USD (tăng thêm 578 dự án và 2 tỷ 494  triệu USD về tổng vốn đầu tư so với năm 2005).

* Tỉnh Chămpasắc (Lào)

Ngày ký kết hợp tác: 13/11/2006

Thông tin chung: Tỉnh Chămpasắc có diện tích 15.410 km2; dân số khoảng 700.000 người. Chămpasắc là thủ phủ của các tỉnh Nam Lào, có vị trí trọng yếu trên tuyến hành lang Đông – Tây, có vị trí chiến lược về kinh tế và là đầu mối giao thông đi Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Hoạt động hợp tác hữu nghị:

Trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào và căn cứ thỏa thuận về hợp tác hữu nghị đã được ký kết giữa hai bên, hàng năm, lãnh đạo hai tỉnh Bình Dương và Chămpasắc thường xuyên trao đổi các đoàn đại biểu cấp cao sang thăm, làm việc, trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau cũng như kiểm điểm, đánh giá quá trình thực hiện những thỏa thuận đã được ký kết.

Đặc biệt, hàng năm nhân dịp Tết cổ truyền của hai dân tộc hoặc những ngày lễ lớn của hai địa phương, lãnh đạo cấp cao của hai bên cũng thường xuyên sang thăm, chúc Tết hoặc tham dự những sự kiện trọng đại nhằm duy trì và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác.

Trong giai đoạn 2011 – 2015, mỗi năm tỉnh Bình Dương hỗ trợ cấp 5 suất học bổng toàn phần cho sinh viên của tỉnh Chămpasắc sang theo học đại học tại Bình Dương. Từ năm 2015 đến nay, mỗi năm tỉnh cấp 10 suất học bổng toàn phần cho sinh viên tỉnh Chămpasắc sang học tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. Tính đến nay, tỉnh Bình Dương đã cấp tổng cộng 84 học bổng toàn phần cho sinh viên Lào (trong đó có 79 sinh viên tỉnh Chămpasắc và 05 sinh viên tỉnh Sê Kông).

Từ năm 2011 đến nay, mỗi năm tỉnh Bình Dương đã hỗ trợ cho 10 cán bộ hưu trí của tỉnh Chămpasắc sang khám sức khỏe và nghỉ dưỡng ngắn hạn tại Bình Dương. Tính đến nay, tỉnh đã hỗ trợ cho gần 100 cán bộ hưu trí của tỉnh Chămpasắc sang khám sức khỏe và nghỉ dưỡng ngắn hạn tại Bình Dương.

Bên cạnh đó, trong những năm qua tỉnh Bình Dương cũng đã cử nhiều đoàn bác sĩ và nhân viên y tế sang khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người nghèo của tỉnh Chămpasắc.

Dự án hợp tác đầu tư:

Tháng 6/2007, tỉnh Bình Dương đã tổ chức tiếp nhận Giấy phép đầu tư thành lập Công ty Cao su Dầu Tiếng Việt – Lào và tiến hành Lễ khởi công trồng cây cao su tại huyện Ba Chiêng, tỉnh Chămpasắc. Tính đến nay, Công ty Cao su Dầu Tiếng Việt – Lào đã trồng mới được 6.722 ha cao su tại tỉnh Chămpasắc.

Tháng 10/2017, Công ty Cao su Dầu Tiếng Việt – Lào đã tổ chức khánh thành hệ thống nhà máy chế biến mủ cao su, bao gồm các hạng mục công trình: Nhà máy chế biến mủ cao su với 02 dây chuyền sản xuất hiện đại công suất 10.000 tấn/năm (trị giá 8,5 triệu USD); Hệ thống cung cấp nước sạch theo công nghệ hiện đại với công suất 2.000 m3/ngày đêm (500.000 USD); Hệ thống xử lý nước thải công suất 1.500 m3/ngày đêm (2,5 triệu USD) và đưa vào sử dụng Phòng kiểm phẩm (Phòng Lab) với thiết bị công nghệ hiện đại (500.000 USD).

* Thành phố Quảng Châu (Trung Quốc)

Ngày ký kết hợp tác: 21/8/2013

Thông tin chung: Thành phố Quảng Châu có diện tích 7.434 km2, dân số 12,7 triệu người. Quảng Châu là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật lớn của phía Nam Trung Quốc, là một trong những thành phố hàng đầu của Trung Quốc về phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, logistics và vận tải biển, nằm sát cạnh Hồng Kông và Ma Cao.

Hoạt động hợp tác hữu nghị:

Trong các năm 2014 và 2015, hai bên đã trao đổi các đoàn đại biểu lãnh đạo Chính quyền và doanh nghiệp của hai địa phương sang thăm, làm việc và tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và cơ hội hợp tác đầu tư.

Tháng 2/2014, đoàn đại biểu cấp cao của TP. Quảng Châu (do Phó Bí thư TP. Quảng Châu làm trưởng đoàn) đã sang thăm hữu nghị chính thức tỉnh Bình Dương và tham dự Lễ khởi động xây dựng, phát triển thành phố mới Bình Dương và Lễ khánh thành Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương.

Dự kiến trong năm 2020 và các năm tiếp theo tỉnh Bình Dương sẽ xúc tiến đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác với thành phố Quảng Châu, tăng cường giao lưu trao đổi các đoàn giữa hai bên, đặc biệt là các đoàn doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh công tác mời gọi xúc tiến đầu tư.

Dự án đầu tư:

Trong năm 2013, tỉnh Bình Dương có 56 dự án FDI của Trung Quốc với tổng vốn đầu tư là 108 triệu USD.

Tính đến cuối năm 2019, toàn tỉnh đã thu hút được 401 dự án FDI của Trung Quốc với tổng vốn đầu tư 1 tỷ 169 triệu USD (tăng 345 dự án và 1t tỷ 61 triệu USD về tổng vốn đầu tư so với năm 2013).

* Vùng Emilia – Romagna(Ý)

Ngày ký kết hợp tác: 16/10/2013

Thông tin chung: Vùng Emilia – Romagna nằm ở miền Bắc nước Ý, có thủ phủ là thành phố Bologna. Vùng Emilia – Romagna có diện tích 22.124 km2, dân số khoảng 4 triệu người. Emilia – Romagna là một vùng giàu có và phát triển bậc nhất ở Châu Âu, là trái tim của ngành công nghiệp cơ khí. Emilia – Romagna có thế mạnh trong các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo máy móc tự động, máy móc chuyên dùng trong ngành công nghiệp, nông nghiệp, chế tạo động cơ, đóng tàu, xây dựng và thời trang. Vùng Emilia – Romagna là nơi sở hữu những thương hiệu xe hơi hàng đầu thế giới như: Ferrari, Ducati, Lamborghini và Maserati.

Hoạt động hợp tác:

Trong những năm qua, lãnh đạo Chính quyền và đại diện các doanh nghiệp của hai địa phương đã trao đổi các chuyến viếng thăm, làm việc và tổ chức hội nghị về xúc tiến thương mại và hợp tác đầu tư giữa hai bên.

Đặc biệt, hàng năm tỉnh Bình Dương đều phối hợp với Phòng Thương mại Vùng Emilia – Romagna tổ chức các chương trình hội thảo về xúc tiến đầu tư tại Vùng Emilia – Romagna và các địa phương khác của Ý.

Trên cơ sở của mối quan hệ hợp tác giữa hai địa phương, vào tháng 9/2015 Tổng Công ty Becamex, Phòng Thương mại Vùng Emilia – Romagna, Đại học Unimore và Công ty Bonfiglioli Việt Nam đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về kinh tế, khoa học kỹ thuật và giáo dục giữa các bên. Cũng trong tháng 9/2015, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (Bình Dương) và Đại học Unimore (Vùng Emilia Romagna) đã ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai bên.

Tháng 9/2015, Văn phòng Thương mại Emilia – Romagna đã chính thức được thành lập tại tỉnh Bình Dương. Đây là Văn phòng đại diện đầu tiên của cộng đồng các doanh nghiệp, nhà đầu tư của Vùng Emilia – Romagna tại Việt Nam, có chức năng tạo cầu nối hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước và xúc tiến để các doanh nghiệp Ý đầu tư vào Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng.

Dự án đầu tư:

Trong năm 2013, tỉnh Bình Dương chỉ có 01 dự án FDI của Ý với tổng vốn đầu tư  là 3 triệu USD.

Đến cuối năm 2019, toàn tỉnh đã có 8 dự án FDI cúa các doanh nghiệp Ý với tổng vốn đầu tư là 63,9 triệu USD (tăng 7 dự án và 60,9 triệu USD về tổng vốn đầu tư so với năm 2013).

* Tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản)

Ngày ký kết hợp tác: 25/12/2014

Thông tin chung: Tỉnh Yamaguchi nằm trên đảo Shikoku, có diện tích 6.110 km2, dân số khoảng 1,5 triệu người. Yamaguchi có thế mạnh về phát triển công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế tạo và các ngành sản xuất phụ tùng xe ô tô. Tỉnh Yamaguchi cũng là nơi tập trung rất nhiều những doanh nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp với mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và chủ trương kêu gọi thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản của tỉnh Bình Dương nói riêng.

Hoạt động hợp tác:

Hàng năm lãnh đạo Chính quyền và lãnh đạo Hội đồng tỉnh Yamaguchi đều tổ chức những chuyến viếng thăm, làm việc và tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và cơ hội hợp tác đầu tư tại tỉnh Bình Dương.

Các đoàn đại biểu lãnh đạo cấp cao và đại diện các doanh nghiệp của tỉnh Bình Dương cũng thường xuyên sang thăm, làm việc và kết hợp tổ chức các chương trình hội thảo thu hút đầu tại tỉnh Yamaguchi và các địa phương khác của Nhật Bản.

Tháng 11/2018, đại diện lãnh đạo tỉnh Yamaguchi đã sang thăm, làm việc và tham dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á (Horasis) tại tỉnh Bình Dương; trao đổi thống nhất xây dựng kế hoạch kỷ niệm 5 năm ngày thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai địa phương (dự kiến vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020).

Dự án đầu tư:

Trong năm 2014, toàn tỉnh Bình Dương có 273 dự án FDI của Nhật Bản với tổng vốn đầu tư là 4 tỉ 820 triệu USD.

Tính đến cuối năm 2019, tỉnh Bình Dương đã thu hút được tổng cộng 313 dự án FDI của Nhật Bản với tổng vốn đầu tư là 5 tỉ 610 triệu USD (tăng 40 dự án và 790 triệu USD về tổng vốn đầu tư so với 2014).

* Thành phố Eindhoven (Hà Lan)

Ngày ký kết hợp tác: 16/01/2015

Thông tin chung: Thành phố Eindhoven là thủ phủ của tỉnh North Brabant, có diện tích 88,84 km2, dân số khoảng 750.000 người. Eindhoven là thành phố lớn thứ năm của Hà Lan, được mệnh danh là thành phố thông minh và là trung tâm công nghệ lớn của Châu Âu, nơi tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và nhiều công ty định hướng kỹ thuật, sáng kiến  hợp tác và các công ty thiết bị điện tử khổng lồ như Philips, Daf Trucks…

Hoạt động hợp tác:

Hàng năm, các đoàn đại biểu cấp cao và đại diện của các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương thường xuyên sang thăm, làm việc và kết hợp tổ chức các chương trình hội thảo thu hút đầu tại TP. Eindhoven và các địa phương khác của Hà Lan cũng như tại các tỉnh/thành phố khác của Châu Âu.

Từ năm 2015 đến nay, Chính quyền TP. Eindhoven đã cử 02 chuyên gia chuyên trách và nhiều đoàn chuyên gia tư vấn sang hợp tác, hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng và triển khai Đề án Thành phố Thông minh Bình Dương.

Trong các năm 2016, 2017, Chính quyền TP. Eindhoven và Tổng Lãnh sự quán Hà Lan tại TP.HCM đã tích cực hợp tác hỗ trợ tỉnh Bình Dương tổ chức thành công 03 hội nghị quốc tế lớn về phát triển đô thị thông minh, bao gồm: Hội thảo "Thành phố thông minh – Cùng kiến tạo tương lai bền vững (3/2016)", Hội thảo "Thành phố thông minh – Mô hình ba nhà (12/2016)" và Hội nghị quốc tế "Thành phố thông minh Bình Dương (11/2017)".

Dự án đầu tư:

Trong năm 2015, tỉnh Bình Dương có 10 dự án đầu tư FDI của Hà Lan với tổng vốn đầu tư 140,1 triệu USD.

Đến cuối năm 2019, toàn tỉnh đã có 41 dự án đầu tư FDI của các doanh nghiệp Hà Lan với tổng số vốn là 1 tỷ 73 triệu USD (tăng 31 dự án và 933 triệu USD về tổng vốn đầu tư so với 2015).

* Tỉnh Đông Flanders (Bỉ)

 Ngày ký kết hợp tác: 14/10/2015

Thông tin chung: Tỉnh Đông Flanders có diện tích 2.982 km2, dân số 1,5 triệu người. Đông Flanders là một trong 5 tỉnh, thành phố của Vùng Flamand – Vùng kinh tế trọng điểm của Vương quốc Bỉ và của cả châu Âu với sự tập trung của nhiều trung tâm logistics và các cảng biển lớn của Vương quốc Bỉ, trong đó có cảng Antwerp, một cảng biển lớn thứ hai ở Châu Âu.

Hoạt động hợp tác:

Trong các năm 2016 và 2017, lãnh đạo tỉnh Đông Flanders và đại diện một số doanh nghiệp của tỉnh Đông Flanders đã đến thăm, làm việc và tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư tại Bình Dương.

Tháng10/2018, Phòng Thương vụ Vùng Wallonie (thuộc Đại sứ quán Bỉ) đã đến làm việc tại tỉnh để chuẩn bị cho đoàn lãnh đạo Vùng Wallonie sang thăm và làm việc chính thức tại tỉnh Bình Dương. Đến tháng 4/2019, đoàn Tỉnh trưởng tỉnh Brabant Wallon đã sang thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa Bình Dương với các bên đối tác của Vương quốc Bỉ.

Dự án đầu tư:

Trong năm 2015, tỉnh Bình Dương chỉ có 01 dự án đầu tư FDI của Bỉ với tổng vốn đầu tư 1,5 triệu USD.

Đến cuối năm 2019, toàn tỉnh có 05 dự án đầu tư FDI của Bỉ với tổng vốn đầu tư 39,2 triệu USD (tăng 4 dự án và 37,7 triệu USD về tổng vốn đầu tư so với năm 2015).

* Thành Phố Emmen (Hà Lan)

 Ngày ký kết hợp tác: 17/11/2015

Thông tin chung: Thành phố Emmen nằm ở vùng Đông bắc Hà Lan, có diện tích 346,25 km2, dân số khoảng 250.000 người. Vùng Emmen bao gồm 4 thành phố: Emmen, Coevorden, Hoogeveen, Hardenberg, là khu vực kinh tế mạnh nhất vùng Đông bắc Hà Lan, có biên giới giáp với CHLB Đức. Đây cũng là trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng Bắc Hà Lan, là khu vực phát triển nông nghiệp công nghệ cao và là một trong những trung tâm logistics của Liên minh Châu Âu.

Hoạt động hợp tác:

Hàng năm, các đoàn đại biểu cấp cao và đại diện của các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương cũng thường xuyên sang thăm, làm việc và kết hợp tổ chức các chương trình hội thảo thu hút đầu tại TP. Emmen và các địa phương khác của Hà Lan cũng như tại các tỉnh/thành phố khác của Châu Âu.  

Tháng 4/2017, đoàn Thị trưởng TP. Emmen đã sang thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương.

Tháng 3/2019, đoàn Thị trưởng TP. Emmen cùng đại diện các doanh nghiệp của TP. Emmen đã đến thăm, làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương, thăm và làm việc với Tổng Công ty Becamex nhằm đẩy mạnh hoạt động hợp tác hữu nghị giữa hai bên trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và hợp tác đầu tư.

Dự án đầu tư:

Trong năm 2015, tỉnh Bình Dương có 10 dự án đầu tư FDI của Hà Lan với tổng vốn đầu tư 140,1 triệu USD.

Đến cuối năm 2019, toàn tỉnh đã có 41 dự án đầu tư FDI của các doanh nghiệp Hà Lan với tổng số vốn là 1 tỷ 73 triệu USD (tăng 31 dự án và 933 triệu USD về tổng vốn đầu tư so với 2015).

* Tỉnh Oryol (Nga)

Ngày ký kết hợp tác: 07/7/2017

Thông tin chung: Tỉnh Oryol cách Thủ đô Matxcova khoảng 360 km về phía tây nam, có diện tích 24.652 km2, dân số khoảng 770.000 người. Oryol có thế mạnh về các ngành công nghiệp: Cơ khí chế tạo, điện tử áp dụng khoa học công nghệ cao; các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị cho ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp vật liệu xây dựng và các ngành công nghiệp khác.

Hoạt động hợp tác:

Tháng 8/2018, đoàn đại biểu lãnh đạo UBND tỉnh cùng một số sở, ngành đã sang thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Oryol nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai địa phương.

Tháng 3/2019, đoàn đại biểu lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bình Dương đã sang thăm và làm việc chính thức với lãnh đạo tỉnh Oryol và các đối tác Liên bang Nga để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và hợp tác đầu tư giữa hai bên. Tỉnh Bình Dương và tỉnh Oryol đang nghiên cứu khả năng hợp tác xây dựng Khu công nghiệp Việt – Nga tại Bình Dương.

Dự án đầu tư: Hiện tại, Nga đang có 3 dự án đầu tư FDI với tổng số vốn đầu tư là 5,85 triệu USD tại tỉnh Bình Dương.

* Định hướng hoạt động đối ngoại trong thời gian tới

Trong thời gian sắp tới, nhằm triển khai thực hiệu có hiệu quả chủ trương, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, công tác hữu nghị và hợp tác quốc tế của tỉnh cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu như sau:

Tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển đi vào chiều sâu các mối quan hệ hợp tác đã được ký kết với các địa phương nước ngoài; trong đó tập trung phát huy những kết quả tích cực đã đạt được trong quan hệ hợp tác với TP. Daejeon, tỉnh Yamaguchi, TP. Eidnhoven, TP. Emmen và Vùng Emilia – Romagna.

Tích cực triển khai các hoạt động trao đổi đoàn cấp cao, tổ chức các chương trình xúc tiến thương và hợp tác đầu tư với tỉnh Oryol và các bên đối tác của LB Nga; xúc tiến trao đổi, thảo luận với Chính quyền tỉnh Oryol, Tập đoàn Rostec và các bên có liên quan về khả năng thành lập Khu công nghiệp Việt – Nga.

Tổ chức triển khai kế hoạch xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư và những chương trình hoạt động hợp tác cụ thể với thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) và tỉnh Đông Flanders (Bỉ).

Tích cực triển khai thực hiện những nội dung đã cam kết tại Tuyên bố chung Bình Dương 2018 cũng như những kết quả đã đạt được tại chuỗi sự kiện Bình Dương – WTA 2018 và tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Horasis 2018 và 2019.

Tiếp tục củng cố và mở rộng mạng lưới kết nối quốc tế thông qua các tổ chức quốc tế như: Hiệp hội Đô thị khoa học Thế giới WTA, Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Horasis, Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới ICF, Hiệp hội Trung tâm Thương mại Thế giới (WTCA); nỗ lực gắn kết chặt chẽ với các tổ chức và các thành viên trong mạng lưới xây dựng chiến lược tiếp thị, quảng bá rộng rãi tiềm năng và cơ hội hợp tác đầu tư của Bình Dương; trao đổi, chia sẻ và học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ cũng như trong quy hoạch xây dựng, phát triển và quản lý đô thị.

Dự kiến trong thời gian tới, tỉnh Bình Dương sẽ xúc tiến việc ký kết thỏa thuận hợp tác hữu nghị với thành phố Incheon (Hàn Quốc), Vùng Friuli – Venezia Giulia (Ý), tỉnh North Brabant (Hà Lan); tìm kiếm cơ hội hợp tác với các địa phương và các bên đối tác của Ấn Độ, Israel và các quốc gia tiềm năng khác trong khu vực.

 Sở Ngoại vụ

Lãnh đạo tỉnh đối thoại với doanh nghiệp Đài Loan đầu tư tại Bình DươngHỗ trợ Doanh nghiệpLãnh đạo tỉnh đối thoại với doanh nghiệp Đài Loan đầu tư tại Bình Dương/PublishingImages/2017-12/DOI THOAI DNDL 1_Key_07122017150335.jpg
Sáng 29/11, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức buổi Gặp gỡ doanh nghiệp Đài Loan đầu tư tại Bình Dương (theo định kỳ hàng năm). Đây là dịp để lãnh đạo tỉnh lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương.
12/1/2017 16:00NoĐã ban hành

Tham dự buổi Đối thoại có Ông Trần Thanh Liêm – Chủ tịch UBND tỉnh, Ông Trần Thanh Liêm – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Ông Lương Quang Trung – Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc tại TP. HCM, Ông Quách Du Đình – Hội trưởng Chi hội Thương gia Đài Loan tỉnh Bình Dương và lãnh đạo các Sở, ngành cùng đại diện của hơn 80 doanh nghiệp Đài Loan đầu tư tại Bình Dương.

 DOI THOAI DNDL 4(2).jpg
 Toàn cảnh buổi Đối thoại doanh nghiệp Đài Loan.

Tính đến nay, Đài Loan là quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều thứ 4 tại Việt Nam với 2.531 dự án có tổng vốn đăng kí là 30,7 tỷ đô la Mỹ. Riêng tại Bình Dương, các nhà đầu tư Đài Loan đã đầu tư 772 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 5 tỷ 804 triệu đô la Mỹ, đứng đầu trong danh sách các quốc gia vùng lãnh thổ đầu tư vào Bình Dương và chiếm hơn 20% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 

 DOI THOAI DNDL 3(2).jpg
Đại diện doanh nghiệp phát biểu tại Hội nghị. 

Tại buổi Đối thoại, các doanh nghiệp đã trực tiếp phản ánh ý kiến, nguyện vọng và những khó khăn, vướng mắc của đơn vị trong quá trình sản xuất, kinh doanh tại Bình Dương. Nội dung phản ánh chủ yếu thuộc các lĩnh vực thuế, bảo hiểm xã hội, hải quan, giao thông, nguồn lao động và môi trường đầu tư… Các ý kiến, nguyện vọng của doanh nghiệp đều được lãnh đạo tỉnh và các Sở, ngành trực tiếp giải đáp hoặc ghi nhận để kiến nghị Trung ương, nhằm hướng đến mục tiêu tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh.

Nhân dịp này, Ông Quách Du Đình thay mặt các doanh nghiệp Đài Loan phát biểu cảm ơn lãnh đạo tỉnh cùng các Sở, ngành đã luôn đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong suốt thời gian qua. Ông mong muốn tỉnh sẽ thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp giữa doanh nghiệp và lãnh đạo tỉnh nhằm kịp thời giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất, kinh doanh.

Một số dự án lớn của các nhà đầu tư Đài Loan tại Bình Dương: 
Dự án sản xuất các loại giấy công nghiệp do Công ty TNHH Cheng Loong Bình Dương Paper đầu tư tại Khu công nghiệp Quốc tế Protrade với tổng vốn đầu tư 1 tỷ đô la Mỹ; Dự án sản xuất các loại sợi tổng hợp do Công ty TNHH Polytex Far Eastern đầu tư tại Khu công nghiệp Bàu Bàng với tổng vốn đầu tư là 760 triệu đô la Mỹ; Dự án sản xuất các loại hàng gia dụng bằng gỗ, thủy tinh của Công ty TNHH gỗ Kaiser đầu tư tại Khu công nghiệp Mỹ Phước với tổng vốn đầu tư là 70 triệu đô la Mỹ.

 

Phòng Hợp tác Quốc tế 

Lãnh đạo tỉnh đối thoại với doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Bình DươngKinh tế, Văn hoá đối ngoạiLãnh đạo tỉnh đối thoại với doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Bình Dương/PublishingImages/2017-12/toan canh1_Key_07122017151147.jpg
Sáng 25/10, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức buổi Đối thoại doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Bình Dương (theo định kỳ hàng năm). Đây là dịp để lãnh đạo tỉnh lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương.
10/20/2017 16:00NoĐã ban hành

Tham dự buổi Đối thoại có Ông Trần Thanh Liêm – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Ông Kawaue Junichi - Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TP. HCM, Ông Kadowaki Keiichi - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM, Ông Yamamoto Kazuhito - Trưởng nhóm Công nghiệp 3, Chủ tịch Chi hội Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Bình Dương và lãnh đạo các Sở, ngành cùng đại diện của hơn 80 doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại Bình Dương.


Toàn cảnh buổi Đối thoại doanh nghiệp Nhật Bản.

Nhật Bản hiện là quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 2 tại Việt Nam với 3.523 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 46,1 tỷ USD. Tại tỉnh Bình Dương, các doanh nghiệp Nhật Bản đứng vị trí thứ 2 với 249 dự án, tổng vốn đăng ký đạt hơn 5,2 tỷ USD, chiếm 18,7% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn toàn tỉnh.

anh 11.jpg
Đại diện doanh nghiệp phát biểu trong chương trình.

Tại buổi Đối thoại, các doanh nghiệp đã trực tiếp phản ánh ý kiến, nguyện vọng và những khó khăn, vướng mắc của đơn vị trong quá trình sản xuất, kinh doanh tại Bình Dương. Nội dung phản ánh chủ yếu thuộc các lĩnh vực thuế, bảo hiểm xã hội, hải quan, giao thông, nguồn lao động và môi trường đầu tư… Các ý kiến, nguyện vọng của doanh nghiệp đều được lãnh đạo tỉnh và các Sở, ngành trực tiếp giải đáp hoặc ghi nhận để kiến nghị Trung ương, nhằm hướng đến mục tiêu tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh.

anh 21.jpg​​
Lãnh đạo Cục Hải quan trả lời thắc mắc của doanh nghiệp.

Nhân dịp này, Ông Kadowaki Keiichi, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh thay mặt các doanh nghiệp Nhật Bản phát biểu cảm ơn lãnh đạo tỉnh cùng các Sở, ngành đã luôn đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong suốt thời gian qua. Ông mong muốn tỉnh sẽ thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp giữa doanh nghiệp và lãnh đạo tỉnh nhằm kịp thời giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất, kinh doanh.

Các dự án lớn của doanh nghiệp Nhật Bản tại Bình Dương: Dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương (tổng vốn đăng ký 1,2 tỷ USD); Dự án sản xuất linh kiện điện tử Công ty TNHH Wonderful Saigon Electrics do tập đoàn Sun-S đầu tư tại khu công nghiệp VSIP 1 (tổng vốn đầu tư 450 triệu USD); Dự án sản xuất các thiết bị linh kiện điện tử Công ty TNHH Saigon Stec tại khu công nghiệp VSIP 2 (tổng vốn đầu tư 340 triệu USD)…

Phòng Hợp tác Quốc tế  

Hiệp định TPP sẽ giúp dệt may và xuất khẩu nông sản thu lợiHỗ trợ Doanh nghiệpHiệp định TPP sẽ giúp dệt may và xuất khẩu nông sản thu lợi/PublishingImages/2017-12/tpp_Key_07122017151010.jpg
Đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng, Hiệp định TPP mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
12/7/2015 16:00NoĐã ban hành
Sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) kết thúc vòng đàm phán cuối cùng, nhiều doanh nghiệp vui mừng vì mở ra cơ hội cho thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng lo lắng về những qui định chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp theo dõi rất sát sao tiến trình đàm phán và ký kết hiệp định này. Bởi trong 12 nước tham gia hiệp định TPP, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn các mặt hàng dệt may và nông, thủy sản Việt Nam.

Khẳng định rõ điều này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu khẳng định, TPP mở ra cho Việt Nam cơ rất lớn hội nhập vào toàn cầu. Các mặt hàng trước nay Việt Nam đang xuất cho Mỹ như dệt, may, nông thủy sản cơ hội rất lớn…

 

hiep dinh tpp se giup det may va xuat khau nong san thu loi hinh 0 
Các doanh nghiệp xuất khẩu của TP HCM đã có bước chuẩn bị 
cho việc hội nhập TPP từ nhiều năm nay. (Ảnh: Internet)
Trong khi đó, từ nhiều năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu đã có bước chuẩn bị cho việc hội nhập. Bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân - chuyên cung cấp các sản phẩm gia cầm sạch, đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho thiết bị công nghệ sản xuất chăn nuôi sạch theo quy trình hiện đại, khép kín.

“Công ty Ba Huân chuẩn bị từng nước cho hội nhập như nhập máy móc thiết bị, con giống chuẩn bị cho hội nhập. Hiệp định được ký rồi doanh nghiệp sẽ có cơ hội mở rộng thị trường. Doanh nghiệp cũng tìm hiểu để có cơ hội xuất khẩu, nguồn nguyên liệu chăn nuôi sẽ nhập giá tốt hơn”, bà Huân cho biết.

Riêng đối với các doanh nghiệp dệt may, TPP được đàm phám kết thúc sẽ mở ra cơ hội rất lớn vì Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn. Khi hiệp định này có hiệu lực, các sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này sẽ giảm thuế từ 16%-17% xuống 0%. 

Tuy nhiên, điều các doanh nghiệp của thành phố đang lo lắng, để hưởng được thuế ưu đãi khi xuất khẩu vào thị trường các nước tham gia hiệp định TPP, các sản phẩm dệt may của Việt Nam phải có tỷ lệ nhất định từ nguyên liệu sợi, nhuộm của Việt Nam hoặc các từ các nước tham gia hiệp định. Đây là cái khó của doanh nghiệp.

Ông Ngô Đức Hòa, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần may Thắng Lợi cho biết, hiện nay, cái khó nhất của doanh nghiệp là nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm dệt may phải của Việt Nam, trong khi Việt Nam không thể đáp ứng. Còn doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu từ Mỹ và Nhật thì giá thành rất cao.

Để các doanh nghiệp dệt may tận dụng được tốt cơ hội xuất khẩu với những ưu đãi thuế quan, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội dệt may thêu đan TP. HCM kiến nghị: Nhà nước và các ngành chức năng nên cập nhật và hướng dẫn cụ thể về nội dung về hải quan, tiêu chuẩn của TPP để doanh nghiệp đáp ứng tốt. Nhà nước cần có chính sách tốt hơn về phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho dệt, nhuộm… Nhà nước nên tập trung vấn đề này.

Nhiều doanh nghiệp đã có bước chuẩn bị sẵn sàng khi Hiệp định TPP được ký kết. Tuy nhiên, để các doanh nghiệp tận dụng được cơ hội này không chỉ là nỗ lực của doanh nghiệp mà cần có cơ chế chính sách đồng bộ để các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng các yêu cầu được hưởng thuế quan ưu đãi./.

 

Nguồn: Vov.vn
Bình Dương trao giấy Chứng nhận đầu tư đợt III/2015 cho 38 doanh nghiệp nước ngoàiKinh tế, Văn hoá đối ngoạiBình Dương trao giấy Chứng nhận đầu tư đợt III/2015 cho 38 doanh nghiệp nước ngoài/PublishingImages/2017-12/trao-gpdt1_Key_07122017152806.jpg
Nhằm thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cao của lãnh đạo tỉnh đối với các nhà đầu tư, sáng 23/10, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ trao giấy chứng nhận đầu tư đợt III năm 2015 cho 38 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI).
12/7/2015 16:00NoĐã ban hành

​Tham dự buổi lễ có Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Nam, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Thanh Liêm, đại diện Tổng Công ty Becamex IDC., lãnh đạo các Sở, ngành trong tỉnh, các Hiệp hội doanh nghiệp cùng đại diện 38 doanh nghiệp nhận giấy Chứng nhận đầu tư.

Năm 2015, tuy tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự tập trung quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo tỉnh, sự phấn đấu, nỗ lực của các cấp, các ngành và sự đồng lòng, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng các doanh nghiệp, Bình Dương đã thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh đạt được nhiều kết quả. Đặc biệt, trong hơn 9 tháng qua, môi trường đầu tư của tỉnh tiếp tục được cải thiện; tình hình thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài đạt được kết quả khá tốt. Trong 10 tháng đầu năm 2015, tỉnh đã thu hút được 1.632,76 triệu USD, đạt 163% kế hoạch năm, trong đó có 165 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư 910,98 triệu USD và 107 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm là 721,77 triệu USD. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh đã thu hút được 2.548 dự án FDI với tổng số vốn trên 22 tỷ USD.

Trong số 38 dự án nhận giấy Chứng nhận đầu tư đợt này, có 23 dự án cấp mới, với tổng vốn đầu tư mới là 151,5 triệu USD, và 15 dự án điều chỉnh tăng vốn, tổng vốn đầu tư tăng thêm là 341,4 triệu USD.

 
 Đại diện một số doanh nghiệp chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo tỉnh.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Nam nhấn mạnh, đây là sự kiện rất có ý nghĩa, diễn ra trong thời điểm Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và cộng đồng các doanh nghiệp trong toàn tỉnh đang phấn khởi chuẩn bị chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 – 2020), tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Đặc biệt, tại buổi lễ còn diễn ra sự kiện ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng Công ty Becamex với Tập đoàn Xây dựng và phát triển DDK. Đây là dự án có tổng vốn đầu tư lớn, được xây dựng trên diện tích 80 ha tại Khu công nghiệp Bàu Bàng, đầu tư Khu chuyên sản xuất phụ tùng xe đạp và các linh kiện nhựa, phù hợp với định hướng kêu gọi và thu hút đầu tư của tỉnh.

 trao-gpdt2.jpg
  Đại diện Tổng Công ty Becamex và đại diện Tập đoàn Xây dựng và phát triển DDK
 ký kết Thỏa thuận hợp tác.


Thay mặt Lãnh đạo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Nam cam kết, trong thời gian tới, Lãnh đạo tỉnh và các cấp, các ngành trong tỉnh sẽ tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách về phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ; triển khai thực hiện linh hoạt các giải pháp nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư; nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện cơ sở hạ tầng; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; đảm bảo tình hình an ninh trật tự…, nhằm tạo môi trường an toàn, thông thoáng, thuận lợi nhất để các doanh nghiệp an tâm đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Nguồn: Sở Ngoại vụ

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương làm việc và ký kết Bản ghi nhớ hợp tác hữu nghị với tỉnh Đông Flanders, Vương quốc BỉKinh tế, Văn hoá đối ngoạiLãnh đạo tỉnh Bình Dương làm việc và ký kết Bản ghi nhớ hợp tác hữu nghị với tỉnh Đông Flanders, Vương quốc Bỉ/PublishingImages/2017-12/dongflanders3_Key_07122017153003.JPG
Sáng 14/10, tại Phòng khách UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm chủ trì đón tiếp Đoàn lãnh đạo cấp cao tỉnh Đông Flanders, Vương quốc Bỉ đến thăm, làm việc chính thức và ký kết Bản ghi nhớ thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với tỉnh Bình Dương.
12/7/2015 16:00NoĐã ban hành

Tham dự buổi làm việc còn có lãnh đạo các Sở, ngành trong tỉnh, lãnh đạo Tổng Công ty Becamex IDC., đại diện một số doanh nghiệp Bỉ đang hoạt động tại Bình Dương. Về phía Đoàn lãnh đạo tỉnh Đông Flanders và cơ quan ngoại giao Vương quốc Bỉ tại Việt Nam, có ông Geert Versnick - Phó Thống đốc tỉnh Đông Flanders, bà Jehanne Roccas - Đại sứ Bỉ tại Việt Nam và nhiều đại diện khác.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, tính đến nay, tỉnh Bình Dương thu hút được 2.535 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 21,96 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, Vương quốc Bỉ có 7 dự án đầu tư với tổng số vốn 43 triệu đô la Mỹ.

Mặc dù các dự án đầu tư của Bỉ vào tỉnh Bình Dương chưa nhiều, song, trong thời gian qua, tỉnh Bình Dương và các địa phương của Bỉ đã không ngừng trao đổi thông tin, thảo luận, tìm hiểu cơ hội đầu tư với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực như: tổ chức hội thảo giới thiệu về môi trường đầu tư Bình Dương tại một số địa phương của Bỉ; các chuyến thăm, làm việc của chính quyền tỉnh Đông Flanders và Lãnh sự Vương quốc Bỉ với Lãnh đạo tỉnh Bình Dương…

 
 Đoàn lãnh đạo tỉnh Đông Flanders và cơ quan ngoại giao Vương quốc Bỉ 
chụp ảnh lưu niệm với Lãnh đạo tỉnh Bình Dương.

Qua trao đổi các chuyến viếng thăm cấp cao giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Đông Flanders, lãnh đạo hai địa phương thống nhất đi đến thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đóng góp vào sự tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Vương quốc Bỉ.

dongflanders2.JPG 
 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm và Phó Thống đốc tỉnh Đông Flanders Geert Versnick 
ký kết bản ghi nhớ hợp tác


Trong buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm và ông Geert Versnick, Phó Thống đốc tỉnh Đông Flanders đã đại diện cho hai địa phương ký kết Bản ghi nhớ về việc tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa UBND tỉnh Bình Dương và Chính quyền tỉnh Đông Flanders. Theo đó, hai bên sẽ ưu tiên xúc tiến các hoạt động kinh tế, thương mại trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, dịch vụ logistics, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Đồng thời, hai bên sẽ đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đào tạo và nghiên cứu. Trong thời gian tới, hai bên sẽ cùng nỗ lực xây dựng mối quan hệ bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả hai địa phương.

Nguồn: Sở Ngoại vụ

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm tiếp Đoàn công tác Ngân hàng Thế giớiKinh tế, Văn hoá đối ngoạiPhó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm tiếp Đoàn công tác Ngân hàng Thế giới/PublishingImages/2017-12/nganhangthegioi_Key_07122017153514.jpg
Chiều 6/10, tại Phòng khách UBND tỉnh, ông Trần Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tiếp và làm việc với Đoàn công tác Ngân hàng Thế giới về dự án thoát nước và xử lý nước thải khu vực Dĩ An.
12/7/2015 16:00NoĐã ban hành
​Tại buổi tiếp, ông Ousmane Dione - Giám đốc ngành nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương bày tỏ ấn tượng trước sự phát triển năng động của Bình Dương và đánh giá cao về sự cấp thiết của dự án thoát nước và xử lý nước thải khu vực Dĩ An. Sau chuyến thăm và làm việc này, Đoàn sẽ báo cáo với lãnh đạo Ngân hàng Thế giới để sớm triển khai thực hiện dự án.  
 

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Trần Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh hoan nghênh chuyến thăm lần này của Đoàn. Phó Chủ tịch cho biết, dự án thoát nước và xử lý nước thải khu vực Dĩ An là một trong những dự án rất cấp thiết đối với tỉnh Bình Dương nói chung và thị xã Dĩ An nói riêng. Đây cũng là dự án mà tỉnh đang kêu gọi hỗ trợ đầu tư từ các tổ chức trên thế giới. Phó Chủ tịch mong muốn, Ngân hàng Thế giới xem xét, hỗ trợ Bình Dương đầu tư dự án, góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại địa phương.
Tóm tắt Hiệp định TPPHỗ trợ Doanh nghiệpTóm tắt Hiệp định TPP/PublishingImages/2017-12/tpp-3_Key_07122017150623.jpg
Ngày 05/10/2015, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm Ốt-xtrây-lia, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po, Hoa Kỳ và Việt Nam, đã tuyên bố kết thúc đàm phán. Kết quả đàm phán là một hiệp định chất lượng cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm; thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh; nâng cao mức sống; giảm nghèo tại các nước; và nâng cao minh bạch hóa, quản trị tốt cũng như bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường. Việc kết thúc đàm phán hiệp định này với các tiêu chuẩn mới và cao về thương mại và đầu tư tại khu vực châu Á Thái Bình Dương là một bước quan trọng để tiến tới mục tiêu cao nhất về thương mại tự do và hội nhập trên toàn khu vực.
12/7/2014 16:00NoĐã ban hành
 
 Các nước tham gia đàm phán Hiệp định TPP

  CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH

Có 5 đặc điểm chính làm TPP trở thành một hiệp định mang tính bước ngoặc của thế kỷ 21, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu trong khi vẫn đề cập tới các vấn đề mang tính thế hệ mới. Các đặc điểm đó bao gồm:

·     Tiếp cận thị trường một cách toàn diện. Hiệp định TPP cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế về căn bản đối với tất cả thương mại hàng hóa và dịch vụ và điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thương mại trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội và lợi ích mới cho doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng của các nước thành viên.

·    Tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết. Hiệp định TPP tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung ứng, cũng như thương mại không gián đoạn, đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ thực hiện mục tiêu về tạo việc làm, nâng cao mức sống, thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và tạo thuận lợi cho việc hội nhập qua biên giới cũng như mở cửa thị trường trong nước.

·    Giải quyết các thách thức mới đối với thương mại. Hiệp định TPP thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh thông qua việc giải quyết các vấn đề mới, trong đó bao gồm việc phát triển nền kinh tế số và vai trò ngày càng tăng của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu.

·     Bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại. Hiệp định TPP bao gồm các yếu tố mới được đưa ra để bảo đảm rằng các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể hưởng lợi từ thương mại. Hiệp định bao gồm các cam kết nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu rõ về Hiệp định, tận dụng được những cơ hội mà Hiệp định mang lại và nêu lên những thách thức đáng chú ý tới chính phủ các nước thành viên. Hiệp định cũng bao gồm những cam kết cụ thể về phát triển và nâng cao năng lực thương mại để đảm bảo rằng tất cả các Bên đều có thể đáp ứng được những cam kết trong Hiệp định và tận dụng được đầy đủ những lợi ích của Hiệp định.

Nền tảng cho hội nhập khu vực. Hiệp định TPP được ra đời để tạo ra nền tảng cho việc hội nhập kinh tế khu vực và được xây dựng để bao hàm cả những nền kinh tế khác xuyên khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 

 
 Bộ trưởng 12 nước thành viên kết thúc đàm phán ngày 5/10/2015 tại At-lan-ta, Hoa Kỳ.

PHẠM VI

·    Hiệp định TPP gồm có 30 chương điều chỉnh thương mại và các vấn đề liên quan tới thương mại, bắt đầu từ thương mại hàng hóa và tiếp tục với hải quan và thuận lợi hóa thương mại; vệ sinh kiểm dịch động thực vật; hàng rào kỹ thuật đối với thương mại; quy định về phòng vệ thương mại; đầu tư; dịch vụ; thương mại điện tử; sở hữu trí tuệ; lao động; môi trường; các chương về “các vấn đề xuyên suốt” nhằm bảo đảm Hiệp định TPP đạt được tiềm năng của mình về phát triển, tính cạnh tranh và tính bao hàm; giải quyết tranh chấp; ngoại lệ và các điều khoản về thể chế.

·     Như đã đề cập ở phía trên, bên cạnh việc nâng cấp cách tiếp cận truyền thống đối với những vấn đề đã được điều chỉnh bởi các hiệp định thương mại tự do trước đó (FTAs), Hiệp định TPP còn đưa vào những vấn đề thương mại mới và đang nổi lên cũng như những vấn đề xuyên suốt. Những vấn đề này bao gồm những nội dung liên quan đến Internet và nền kinh tế số, sự tham gia ngày càng tăng của các doanh nghiệp Nhà nước vào thương mại và đầu tư quốc tế, khả năng của các doanh nghiệp nhỏ trong việc tận dụng các hiệp định thương mại và những nội dung khác.

·     Hiệp định TPP tập hợp một nhóm các nước khác nhau – khác nhau về địa lý, ngôn ngữ và lịch sử, quy mô và mức độ phát triển. Tất cả các nước TPP đều nhận thức rằng tính đa dạng về phát triển là một tài sản độc đáo nhưng cũng yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ, xây dựng năng lực cho các nước TPP có trình độ phát triển thấp hơn, và trong một số trường hợp, giai đoạn chuyển đổi và cơ chế đặc biệt cho phép một số thành viên TPP một khoảng thời gian bổ sung cần thiết để nâng cao năng lực thực thi các nghĩa vụ mới.

TẠO RA CÁC QUY TẮC THƯƠNG MẠI KHU VỰC

Dưới đây là bản tóm tắt 30 chương của Hiệp định TPP. Các lộ trình cam kết và phụ lục được quy định kèm theo các chương này liên quan tới thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ và nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh. Ngoài ra, chương về Doanh nghiệp Nhà nước bao gồm các ngoại trừ của từng nước được quy định trong phụ lục kèm theo chương.

1. Các điều khoản ban đầu và định nghĩa chung

Nhiều thành viên TPP đang có các hiệp định với nhau. Chương về Các điều khoản ban đầu và định nghĩa chung giải thích rõ mối quan hệ giữa TPP với các hiệp định thương mại quốc tế đang có giữa các Bên, trong đó có Hiệp định WTO, các hiệp định song phương và khu vực. Chương này cũng đưa ra các định nghĩa cho các thuật ngữ được sử dụng trong nhiều hơn một chương của Hiệp định.

2. Thương mại hàng hóa

Các Bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa công nghiệp và xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan cũng như các chính sách mang tính hạn chế khác đối với hàng hóa nông nghiệp. Việc tiếp cận mang tính ưu đãi thông qua Hiệp định TPP sẽ làm gia tăng thương mại giữa các nước TPP với thị trường gồm 800 triệu dân và sẽ hỗ trợ cho việc làm chất lượng cao tại tất cả 12 nước thành viên. Việc xóa bỏ phần lớn thuế quan đối với hàng công nghiệp sẽ được thực hiện ngay lập tức mặc dù thuế quan đối với một số mặt hàng sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn do các Bên thống nhất. Việc cắt giảm thuế cụ thể do các Bên thống nhất được quy định tại lộ trình cam kết bao gồm tất cả hàng hóa và được đính kèm theo lời văn của Hiệp định. Các Bên tham gia TPP sẽ công bố các lộ trình này và những thông tin khác liên quan tới thương mại hàng hóa để bảo đảm rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các doanh nghiệp lớn có thể tận dụng được Hiệp định TPP. Các Bên cũng nhất trí không sử dụng các yêu cầu về thực hiện như là điều kiện để một số nước áp đặt cho các doanh nghiệp để được hưởng các lợi ích về thuế quan. Ngoài ra, các Bên nhất trí không áp dụng các hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu và các loại thuế không phù hợp với WTO, bao gồm cả đối với hàng tân trang  - việc này được cho là sẽ thúc đẩy việc tái chế tất cả các bộ phận để chuyển thành các sản phẩm mới. Nếu các Bên TPP duy trì yêu cầu cấp phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu thì phải thông báo cho các Bên kia về những quy trình không nhằm mục đích làm chậm sự lưu thông thương mại.  

Đối với hàng nông nghiệp, các Bên sẽ xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các chính sách mang tính hạn chế khác để gia tăng thương mại hàng nông nghiệp trong khu vực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao an ninh lương thực và hỗ trợ việc làm cho người nông dân và chủ trại nuôi gia súc của các nước TPP. Bên cạnh việc xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan, các Bên TPP nhất trí thúc đẩy cải cách về mặt chính sách, bao gồm cả việc thông qua xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp, hợp tác trong WTO để xây dựng các quy định về tín dụng xuất khẩu và giới hạn khoảng thời gian cho phép áp dụng các hạn chế đối với xuất khẩu lương thực nhằm bảo đảm hơn nữa an ninh lương thực trong khu vực. Các Bên tham gia TPP nhất trí nâng cao tính minh bạch hóa liên quan đến việc vận hành doanh nghiệp thương mại nhà nước xuất khẩu và đưa ra các quy định hạn chế việc cấp vốn ưu đãi từ Chính phủ hoặc các chính sách khác gây bóp méo thương mại nông sản, cũng như yêu cầu về minh bạch hóa và phối hợp trong các hoạt động cụ thể liên quan đến công nghệ sinh học nông nghiệp và nông nghiệp hữu cơ.

3. Dệt may

Các Bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ thuế quan đối với hàng dệt may – ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng kinh tế tại một số thị trường của các nước TPP. Hầu hết thuế quan sẽ được xóa bỏ ngay lập tức, mặt dù thuế quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn do các Bên thống nhất. Chương Dệt may cũng bao gồm các quy tắc xuất xứ cụ thể yêu cầu việc sử dụng sợi và vải từ khu vực TPP  - điều này sẽ thúc đẩy việc thiết lập các chuỗi cung ứng và đầu tư khu vực trong lĩnh vực này, cùng với cơ chế “nguồn cung thiếu hụt” cho phép việc sử dụng một số loại sợi và vải nhất định không có sẵn trong khu vực. Ngoài ra, Chương này còn bao gồm các cam kết về hợp tác và thực thi hải quan nhằm ngăn chặn việc trốn thuế, buôn lậu và gian lận cũng như cơ chế tự vệ đặc biệt đối với dệt may để đối phó với thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ bị thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước trong trường hợp có sự gia tăng đột biến về nhập khẩu.

4. Quy tắc xuất xứ          

Để gỡ rối tình trạng “bát mỳ ống” của quy tắc xuất xứ gây trở ngại cho doanh nghiệp trong việc tận dụng các FTA trước đó trong khu vực, thúc đẩy chuỗi cung ứng khu vực và bảo đảm rằng các nước TPP sẽ là những người hưởng lợi chính của Hiệp định hơn là các nước không phải là thành viên, 12 nước Thành viên TPP đã thống nhất về một bộ quy tắc xuất xứ chung để xác định một hàng hóa cụ thể “có xuất xứ” và do vậy được hưởng thuế quan ưu đãi trong TPP. Quy tắc xuất xứ cụ thể theo mặt hàng được quy định kèm theo lời văn của Hiệp định. Hiệp định TPP quy định về “cộng gộp” để các nguyên liệu đầu vào từ một Bên TPP được đối xử như những nguyên liệu từ một Bên khác nếu được sử dụng để sản xuất ra một sản phẩm tại bất kỳ một Bên TPP. Các Bên tham gia TPP cũng đưa ra các quy tắc để bảo đảm rằng doanh nghiệp có thể hoạt động một cách dễ dàng xuyên khu vực TPP thông qua việc thiết lập một hệ thống chung trên toàn TPP về chứng minh và kiểm tra xuất xứ của hàng hóa TPP. Các nhà nhập khẩu sẽ có thể yêu cầu được hưởng ưu đãi về xuất xứ với điều kiện họ có các chứng từ chứng minh. Ngoài ra, Chương này cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền công cụ cần thiết để xác minh các yêu cầu về hưởng ưu đãi một cách có hiệu quả.

5. Quản lý hải quan và thuận lợi hóa thương mại

Bên cạnh các nỗ lực trong khuôn khổ WTO về thuận lợi hóa thương mại, các Bên TPP đã nhất trí về các quy tắc nhằm thúc đẩy việc tạo thuận lợi cho thương mại, nâng cao tính minh bạch hóa trong các thủ tục hải quan và bảo đảm tính chính trực trong việc quản lý hải quan. Những quy tắc này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp TPP bao gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích các quy trình vận hành thủ tục hải quan nhanh chóng và thúc đẩy chuỗi cung ứng khu vực. Các Bên TPP đã nhất trí minh bạch hóa các quy tắc, trong đó có việc công bố các luật và quy định về hải quan cũng như quy định về giải phóng hàng hóa không chậm trễ và ký quỹ hoặc thanh toán bắt buộc trong trường hợp hải quan chưa đưa ra quyết định về số thuế hoặc phí phải trả. Các nước TPP nhất trí áp dụng những quy định thông báo trước về xác định trị giá hải quan và các vấn đề khác nhằm giúp cho doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp lớn và nhỏ, kinh doanh với khả năng có thể dự báo trước được tình hình. Các nước cũng nhất trí về các quy định liên quan tới xử phạt hải quan để bảo đảm các hình thức xử phạt này được thực hiện một cách công bằng và minh bạch. Bên cạnh đó, vì tầm quan trọng của chuyển phát nhanh đối các lĩnh vực kinh doanh, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nước TPP đã nhất trí về các quy định hải quan đối với chuyển phát nhanh. Để hỗ trợ việc chống buôn lậu và trốn thuế, các nước TPP nhất trí cung cấp thông tin khi được yêu cầu để hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực thi luật hải quan.

6. Các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật

Liên quan đến việc cải tiến các quy định về SPS, các nước TPP đã chia sẻ mối quan tâm trong việc bảo đảm các quy định dựa trên căn cứ khoa học mang tính minh bạch, không phân biệt đối xử, và tái khẳng định quyền của các nước trong việc bảo đảm an ninh lương thực và bảo vệ sức khỏe vật nuôi và cây trồng tại nước mình. Hiệp định TPP dựa trên các quy định của Hiệp định SPS của WTO về xác định và quản lý rủi ro theo một cách không hạn chế thương mại hơn mức cần thiết. Các nước TPP nhất trí cho phép công chúng được đóng góp ý kiến vào các dự thảo quy định SPS trong quá trình đưa ra quyết định và ban hành chính sách cũng như để bảo đảm rằng doanh nghiệp hiểu rõ các quy định mà họ sẽ phải tuân thủ. Các nước nhất trí rằng việc kiểm tra hàng hóa đáp ứng các quy định SPS được dựa trên các rủi ro tiềm tàng trên thực tế có gắn với việc nhập khẩu và thông báo cho nhà nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong vòng bảy ngày nếu hàng hóa bị cấm nhập khẩu vì lý do liên quan đến SPS. Các Bên cũng nhất trí rằng các biện pháp khẩn cấp cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật có thể được thực hiện với điều kiện Bên thực hiện biện pháp đó phải thông báo cho tất cả các Bên về sự cần thiết mang tính khoa học của biện pháp được áp dụng. Ngoài ra, các Bên cam kết cải thiện việc trao đổi thông tin liên quan tới các yêu cầu về tương đương và khu vực hóa, cũng như đẩy mạnh việc kiểm tra trên toàn hệ thống để đánh giá tính đầy đủ trong việc kiểm soát về mặt quy định đối với an toàn thực phẩm của các Bên TPP. Trong nỗ lực giải quyết nhanh các vấn đề SPS phát sinh giữa các Bên, các Bên đã nhất trí thiết lập một cơ chế tham vấn giữa các chính phủ. 

7. Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT)

Các thành viên TPP đã nhất trí về các nguyên tắc minh bạch và không phân biệt đối xử khi xây dựng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp, trong khi vẫn bảo lưu quyền của các thành viên TPP trong quản lý vì các lợi ích công cộng. Các thành viên TPP đồng ý hợp tác để đảm bảo rằng các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật không tạo ra rào cản không cần thiết đối với thương mại. Để cắt giảm chi phí cho các doanh nghiệp TPP, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, các thành viên TPP nhất trí các quy định giúp xóa bỏ các quy trình kiểm tra và chứng nhận trùng lắp đối với các sản phẩm, thiết lập quy trình dễ dàng hơn giúp các công ty tiếp cận thị trường các nước TPP. Trong Hiệp định TPP, các thành viên phải cho phép công chúng góp ý đối với dự thảo các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp trong quá trình xây dựng chính sách và để đảm bảo rằng các thương nhân hiểu rõ các quy định mà họ cần phải thực hiện. Các thành viên cũng sẽ đảm bảo một khoảng thời gian hợp lý giữa thời điểm công bố các quy định kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp và thời điểm có hiệu lực để các doanh nghiệp có đủ thời gian đáp ứng các yêu cầu mới. Ngoài ra, Hiệp định TPP bao gồm các phụ lục liên quan tới các quy định về các lĩnh vực cụ thể nhằm thúc đẩy các cách tiếp cận chung về chính sách trong khu vực TPP. Các lĩnh vực này bao gồm mỹ phẩm, thiết  bị y tế, dược phẩm, các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông, rượu và đồ uống có cồn, thực phẩm và các chất gây nghiện và các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

8. Phòng vệ thương mại

Chương Phòng vệ thương mại thúc đẩy minh bạch hóa và quy trình thủ tục trong các vụ kiện phòng vệ thương mại thông qua việc công nhận các thực tiễn tốt nhất nhưng không ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ của các thành viên TPP trong WTO. Chương này đưa ra một cơ chế tự vệ tạm thời, cho phép một thành viên thực hiện một biện pháp tự vệ tạm thời trong một khoảng thời gian cụ thể nếu việc nhập khẩu tăng đột biến do kết quả của việc cắt giảm thuế được thực hiện theo Hiệp định TPP đủ để gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước. Các biện pháp này có thể được duy trì lên tới 2 năm, với việc gia hạn 1 năm, nhưng phải được tự do hóa dần dần nếu các biện pháp này đã kéo dài hơn 1 năm. Các thành viên áp dụng các biện pháp tự vệ sẽ phải thực hiện các yêu cầu thông báo và tham vấn. Chương này cũng đưa ra các quy định yêu cầu một thành viên TPP đang áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời cung cấp khoản bồi thường được các bên thống nhất. Đồng thời, các thành viên không được cùng lúc áp dụng nhiều hơn một biện pháp tự vệ được cho phép trong TPP đối với một sản phẩm.

9. Đầu tư

Khi xây dựng các quy định về đầu tư, các thành viên TPP đã đưa ra các nguyên tắc yêu cầu các chính sách và bảo hộ đầu tư công bằng và không phân biệt đối xử nhằm bảo đảm nguyên tắc cơ bản của luật pháp, trong khi vẫn bảo đảm khả năng của Chính phủ các thành viên để đạt được các mục tiêu chính sách công hợp pháp. TPP quy định sự bảo hộ đầu tư cơ bản như trong các hiệp định thương mại khác, bao gồm: đối xử quốc gia; đối xử tối huệ quốc; “tiêu chuẩn đối xử tối thiểu” đối với đầu tư trên cơ sở tập quán luật thương mại quốc tế; nghiêm cấm việc trưng thu không vì mục đích công cộng, không theo quy trình thủ tục và không có bồi thường; tự do chuyển tiền liên quan đến đầu tư với các ngoại lệ trong Hiệp định TPP nhằm đảm bảo cho các Chính phủ giữ quyền linh hoạt quản lý các dòng vốn không ổn định, bao gồm thông qua biện pháp tự vệ tạm thời không phân biệt đối xử (chẳng hạn như kiểm soát vốn) nhằm hạn chế việc chuyển tiền liên quan đến đầu tư trong trường hợp khủng hoảng hoặc có nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán, và các cuộc khủng hoảng kinh tế khác hoặc để đảm bảo sự toàn vẹn và ổn định của hệ thống tài chính; nghiêm cấm “các yêu cầu thực hiện” chẳng hạn như yêu cầu về hàm lượng nội địa hoặc tỷ lệ nội địa hóa công nghệ; và tự do bổ nhiệm các vị trí quản lý cấp cao mà không quan tâm đến quốc tịch.

Các thành viên chấp nhận các nghĩa vụ dựa trên cơ sở “một danh mục chọn bỏ”, nghĩa là thị trường các nước là mở hoàn toàn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trừ khi các Thành viên đưa ra một ngoại lệ (biện pháp bảo lưu không tương thích) trong một trong hai Phụ lục cụ thể của quốc gia đó đính kèm Hiệp định TPP: (1) các biện pháp hiện hành trong đó một quốc gia chấp nhận nghĩa vụ không đưa ra các biện pháp hạn chế hơn trong tương lai và ràng buộc bất kỳ sự tự do hóa nào trong tương lai, và (2) các biện pháp và chính sách mà theo đó một quốc gia duy trì quyền tự do làm theo ý mình một cách đầy đủ trong tương lai. Chương này cũng đưa ra trọng tài quốc tế trung lập và minh bạch đối với các tranh chấp về đầu tư, với cơ chế tự vệ mạnh mẽ nhằm ngăn chặn các khiếu nại lạm dụng và không đáng kể và đảm bảo quyền của các Chính phủ quản lý lợi ích công cộng, bao gồm bảo vệ sức khỏe, an toàn và môi trường. Cơ chế tự vệ theo quy trình bao gồm: quy trình trọng tài minh bạch, đệ trình của các bên quan tâm, đệ trình của bên thứ ba; việc rà soát được tiến hành đối với các khiếu nại không đáng kể và quyết định về phí luật sư; rà soát tạm thời và cơ chế quyết định; diễn giải chung mang tính ràng buộc của các Bên TPP; các hạn chế thời gian thực hiện khiếu nại; và các quy định nhằm ngăn chặn bên nguyên đơn theo đuổi một khiếu nại theo các quy trình song song.

10. Thương mại dịch vụ qua biên giới

Trên cơ sở tầm quan trọng ngày càng tăng của thương mại dịch vụ đối với các Thành viên TPP, 12 quốc gia chia sẻ sự quan tâm về tự do hóa thương mại trong lĩnh vực này. TPP bao gồm các nghĩa vụ cốt lõi trong WTO và các hiệp định thương mại khác: đối xử quốc gia; đối xử tối huệ quốc; mở cửa thị trường yêu cầu không Thành viên TPP nào có thể áp dụng các hạn chế định lượng đối với việc cung cấp dịch vụ (chẳng hạn như một hạn chế về số lượng các nhà cung cấp hoặc số lượng các dịch vụ) hoặc yêu cầu thành lập một loại thực thể pháp lý hoặc liên doanh cụ thể; và hiện diện địa phương, nghĩa là không một nước nào có thể yêu cầu một nhà cung cấp dịch vụ từ một quốc gia khác thiết lập một văn phòng hoặc liên kết hoặc cư trú trong lãnh thổ của mình để được cung cấp dịch vụ. Các Thành viên TPP chấp nhận các nghĩa vụ dựa trên cơ sở “một danh mục chọn bỏ”, nghĩa là thị trường các nước là mở hoàn tòan đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trừ khi các Thành viên đưa ra một ngoại lệ (biện pháp bảo lưu không tương thích) trong một trong hai Phụ lục cụ thể của quốc gia đó đính kèm Hiệp định TPP: (1) các biện pháp hiện hành trong đó một quốc gia chấp nhận nghĩa vụ không đưa ra các biện pháp hạn chế hơn trong tương lai và ràng buộc bất kỳ sự tự do hóa nào trong tương lai, và (2) các biện pháp và chính sách mà theo đó một quốc gia duy trì quyền tự do làm theo ý mình một cách đầy đủ trong tương lai.

Các Thành viên TPP cũng đồng ý quản lý các biện pháp áp dụng chung theo cơ chế hợp lý, khách quan và công bằng; và chấp nhận các yêu cầu về minh bạch hóa trong xây dựng các quy định mới về dịch vụ. Các lợi ích của chương này có thể bị từ chối đối với “các doanh nghiệp bên ngoài TPP” và một nhà cung cấp dịch vụ được sở hữu bởi các bên không phải là Thành viên TPP và một Thành viên TPP nghiêm cấm các giao dịch cụ thể với bên đó. Các Thành viên TPP đồng ý cho phép tự do chuyển tiền liên quan tới cung cấp dịch vụ qua biên giới với các ngoại lệ của Hiệp định TPP nhằm đảm bảo cho các Chính phủ giữ quyền linh hoạt quản lý các dòng vốn không ổn định, bao gồm thông qua biện pháp tự vệ tạm thời không phân biệt đối xử (chẳng hạn như kiểm soát vốn) nhằm hạn chế việc chuyển tiền cung cấp dịch vụ qua biên giới trong hoàn cảnh khủng hoảng hoặc có nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán, và các cuộc khủng hoảng kinh tế khác hoặc để đảm bảo sự toàn vẹn và ổn định của hệ thống tài chính. Thêm vào đó, Chương này bao gồm phụ lục dịch vụ chuyên môn nhằm khuyến khích hoạt động hợp tác về công nhận việc cấp giấy phép hoặc các vấn đề chính sách khác và phụ lục về dịch vụ chuyển phát nhanh.

11. Dịch vụ tài chính

Chương Dịch vụ tài chính của TPP cung cấp các cơ hội mở cửa thị trường đầu tư và qua biên giới quan trọng, trong khi đảm bảo rằng các Thành viên TPP duy trì quyền quản lý đầy đủ đối với các tổ chức và thị trường tài chính, thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp khủng hoảng. Chương này bao gồm các nghĩa vụ cốt lõi tìm thấy trong các hiệp định thương mại khác, bao gồm: Đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc, các quy định cụ thể của Chương Đầu tư, bao gồm Tiêu chuẩn đối xử tối thiểu (chẳng hạn như cho phép các khiếu nại bị từ chối tại tòa hoặc không được cung cấp bảo vệ an ninh) tuân theo các tập quán luật thương mại quốc tế (ví dụ như các khiếu nại về một số hành động của chính phủ không nằm trong nghĩa vụ pháp lý chung), cũng như các khiếu nại vì các thiệt hại do nội chiến (ví dụ như thua lỗ gây ra do xung đột vũ trang hoặc nội chiến); và mở cửa thị trường. Điều này cho phép việc bán dịch vụ tài chính cụ thể qua biên giới sang một Thành viên TPP từ một nhà cung cấp dịch vụ của một Thành viên TPP khác mà không yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ phải thành lập cơ sở hoạt động tại một nước khác để bán các dịch vụ của mình – nhưng cho phép một Thành viên TPP yêu cầu đăng ký hoặc được ủy quyền của nhà cung cấp dịch vụ tài chính qua biên giới ở nước TPP khác nhằm giúp đảm bảo việc quản lý và giám sát thích hợp. Một nhà cung cấp dịch vụ của một Thành viên TPP có thể cung cấp một dịch vụ tài chính mới tại thị trường của nước TPP khác nếu các công ty trong nước tại thị trường này được phép cung cấp dịch vụ đó. Các Thành viên TPP có các ngoại lệ cụ thể của mình đối với một số các quy định trong hai phụ lục đính kèm Hiệp định TPP: (1) các biện pháp hiện hành trong đó một quốc gia chấp nhận nghĩa vụ không đưa ra các biện pháp hạn chế hơn trong tương lai và ràng buộc bất kỳ sự tự do hóa nào trong tương lai, và (2) các biện pháp và chính sách mà theo đó một quốc gia duy trì quyền tự do làm theo ý mình một cách đầy đủ trong tương lai.

Các Thành viên TPP cũng đưa ra các nguyên tắc công nhận chính thức tầm quan trọng của quy trình hoạch định chính sách để giải quyết việc đưa ra các dịch vụ bảo hiểm của các nhà cung cấp được cấp phép và các quy trình để đạt được mục tiêu này. Thêm vào đó, Hiệp định TPP bao gồm các cam kết cụ thể về quản lý danh mục đầu tư, dịch vụ thanh toán thẻ điện tử và chuyển thông tin để xử lý dữ liệu. Hiệp định cũng bao gồm các quy định cụ thể về tranh chấp đầu tư liên quan tới tiêu chuẩn đối xử tối thiểu trên cơ sở tập quán luật thương mại quốc tế, cũng như các quy định liên quan tới các chuyên gia dịch vụ tài chính trong ban trọng tài và cơ chế trình tự đặc biệt nhằm tạo điều kiện cho việc áp dụng ngoại lệ thận trọng và các ngoại lệ khác của Chương. Cuối cùng, Hiệp định bao gồm các ngoại lệ duy trì quyền linh hoạt lớn cho các nhà quản lý tài chính của TPP thực hiện các biện pháp thúc đẩy sự ổn định tài chính và sự toàn vẹn của hệ thống tài chính bao gồm các ngoại lệ thận trọng và ngoại lệ về các biện pháp không phân biệt đối xử nhằm theo đuổi các chính sách tiền tệ hoặc chính sách cụ thể khác.

12.   Nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh

Chương Nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh khuyến khích các cơ quan có thẩm quyền của các thành viên TPP cung cấp thông tin về việc nộp đơn xin nhập cảnh, để đảm bảo rằng phí nộp đơn là hợp lý, đưa ra quyết định đối với đơn xin nhập cảnh và thông tin cho các ứng viên nộp đơn về quyết định là sớm nhất có thể. Các thành viên TPP đồng ý đảm bảo rằng các yêu cầu về nhập cảnh tạm thời là sẵn sàng công khai cho công chúng, bao gồm công bố thông tin kịp thời và trực tuyến nếu có thể và cung cấp tài liệu giải thích; và các Bên đồng ý tiếp tục hợp tác về các vấn đề nhập cảnh tạm thời chẳng hạn như xử lý thị thực. Đa số các thành viên TPP cũng đã cam kết về mở cửa thị trường khách kinh doanh cho nhau, theo như Phụ lục cụ thể của từng nước đính kèm Hiệp định TPP.

13. Viễn thông

Các Thành viên TPP chia sẻ sự quan tâm trong việc đảm bảo mạng lưới viễn thông hiệu quả và đáng tin cậy tại mỗi quốc gia. Các mạng lưới này là cần thiết đối với các công ty lớn và nhỏ như là một cổng ra vào đối với các dịch vụ Internet cũng như các sản phẩm như điện thoại di động thông minh và các thiết bị máy tính bảng và các ứng dụng và nội dung tích hợp của các thiết bị này. Lần đầu tiên trong một hiệp định thương mại khu vực, các quy định tiếp cận mạng lưới hỗ trợ cạnh tranh được mở rộng đối với các nhà cung cấp điện thoại. Các thành viên TPP cam kết đảm bảo rằng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong lãnh thổ của mình cung cấp sự kết nối nội địa, các dịch vụ cho thuê thiết bị, địa điểm dùng chung, và tiếp cận các cổng hoặc thiết bị khác theo các điều khoản và điều kiện hợp lý và theo một thời gian kịp thời. Các Thành viên cũng cam kết, nếu có yêu cầu cấp giấy phép, đảm bảo minh bạch hóa về bất kỳ quy định nào trong lĩnh vực này và quy định đó không giới hạn các công nghệ cụ thể như cách thức nhằm tạo điều kiện cho công nghệ trong nước. Nhằm tránh các thất bại thị trường hoặc các hành vi độc quyền, các Thành viên TPP đồng ý dựa trên áp lực thị trường và các đàm phán thương mại trong lĩnh vực viễn thông. Các Thành viên cũng đồng ý thúc đẩy cạnh tranh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các phương tiện khác nhau trong chuyển vùng di động. Các Thành viên TPP đồng ý rằng nếu một Thành viên lựa chọn quản lý mức phí dịch vụ chuyển vùng di động quốc tế bán buôn thì Thành viên đó phải cho phép các nhà hoạt động từ các Thành viên TPP không quản lý các dịch vụ điện thoại được hưởng lợi ích với mức phí thấp hơn.

14. Thương mại điện tử

Trong Chương Thương mại điện tử, các Thành viên TPP cam kết đảm bảo rằng các công ty và người tiêu dùng có thể tiếp cận và chuyển dữ liệu, với các mục tiêu chính sách công hợp pháp, chẳng hạn như quyền riêng tư, nhằm đảm bảo tự do lưu chuyển thông tin và dữ liệu toàn cầu, dẫn dắt nền kinh tế Internet và kỹ thuật số. 12 Thành viên TPP cũng đồng ý không yêu cầu các công ty TPP thiết lập các trung tâm dữ liệu để lưu trữ dữ liệu như là một điều kiện để được hoạt động tại một thị trường TPP và thêm vào đó, mã nguồn của phần mềm không được yêu cầu lưu chuyển hoặc tiếp cận. Chương này nghiêm cấm việc áp dụng thuế quan đối với các sản phẩm kỹ thuật số và ngăn chặn các thành viên TPP tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp dịch vụ trong nước đối với các sản phẩm kỹ thuật số này thông qua các biện pháp như thuế phân biệt đối xử hoặc sự ngăn cấm một cách rõ ràng. Để bảo vệ người tiêu dùng, các Thành viên TPP đồng ý thông qua và duy trì các luật bảo vệ người tiêu dùng liên quan đến các hoạt động thương mại gian lận và lừa bịp trực tuyến và đảm bảo rằng sự riêng tư và sự bảo vệ người tiêu dùng khác sẽ có hiệu lực tại các thị trường TPP. Các Thành viên cũng được yêu cầu phải có các biện pháp để chấm dứt các tin nhắn thương mại điện tử được gửi đi không do yêu cầu. Để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử, chương này bao gồm các quy định khuyến khích các nước TPP thúc đẩy thương mại không giấy tờ giữa các doanh nghiệp và chính phủ, chẳng hạn như các mẫu khai thuế quan được đưa ra dưới dạng điện tử, cũng như cung cấp chứng minh xác thực và chữ ký điện tử cho các giao dịch thương mại. 12 Thành viên TPP đồng ý hợp tác để giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng lợi thế của thương mại điện tử và Chương này khuyến khích hợp tác chính sách liên quan tới việc bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến, sự đe dọa của tội phạm máy tính và khả năng của tội phạm máy tính.

15. Mua sắm chính phủ

Các Thành viên TPP cùng quan tâm tới mở cửa thị trường mua sắm chính phủ rộng lớn của nhau thông qua các quy tắc công bằng, minh bạch, có thể dự đoán, và không phân biệt đối xử. Trong chương Mua sắm chính phủ, các Thành viên TPP cam kết với những nguyên tắc chính về đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử. Các Thành viên cũng đồng ý công bố các thông tin liên quan một cách kịp thời, để các nhà cung cấp có đủ thời gian nhận được hồ sơ dự thầu và nộp bản chào thầu, để đối xử với các nhà thầu một cách công bằng, bình đẳng, và để duy trì tính bảo mật cho các nhà thầu. Thêm vào đó, các Thành viên đồng ý sẽ sử dụng các mô tả kỹ thuật công bằng và khách quan, sẽ chỉ duyệt hợp đồng dựa trên những tiêu chí đánh giá đã mô tả trong các thông báo và hồ sơ dự thầu, sẽ xây dựng các quy trình hợp lý để chất vấn hoặc xem xét các khiếu nại đối với một phê duyệt nào đó. Mỗi Thành viên sẽ đưa ra một danh sách chọn cho các đơn vị mà Thành viên đó sẽ xây dựng, được liệt kê tại phụ lục gắn liền với Hiệp định TPP.

16. Chính sách cạnh tranh

Các Thành viên TPP cùng quan tâm bảo đảm một khuôn khổ cạnh tranh bình đẳng trong khu vực thông qua những quy định yêu cầu các Thành viên TPP duy trì hệ thống luật pháp cấm những hành vi kinh doanh phi cạnh tranh, cũng như những hoạt động thương mại gian lận và lừa đảo, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Các Thành viên TPP đồng ý sẽ thông qua hoặc duy trì hệ thống luật cạnh tranh quốc gia cấm hành vi kinh doanh phi cạnh tranh và sẽ làm việc để áp dụng những luật lệ này vào tất cả các hoạt động kinh doanh trong phạm vi lãnh thổ của mình. Để đảm bảo những luật lệ này được thực thi một cách hiệu quả, các Thành viên TPP đồng ý sẽ thành lập hoặc duy trì các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm về việc thực thi luật cạnh tranh quốc gia, và thông qua hoặc duy trì luật lệ hoặc quy định cấm các hoạt động thương mại gian lận và lừa đảo gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Các Thành viên cũng đồng ý sẽ hợp tác, trong trường hợp có thể, về những vấn đề các Bên cùng quan tâm liên quan đến các hoạt động cạnh tranh. 12 Thành viên đồng ý với những nghĩa vụ liên quan đến thủ tục hợp lý và tính công bằng trong quy trình, cũng như quyền cá nhân đối với những hành động gây ra tổn hại do vi phạm luật cạnh tranh của một Thành viên. Thêm vào đó, các Thành viên TPP đồng ý hợp tác trong phạm vi chính sách cạnh tranh và thực thi luật cạnh tranh, bao gồm thông qua thông báo, tham vấn hoặc trao đổi thông tin. Chương này không thuộc đối tượng điều chỉnh của các quy định về giải quyết tranh chấp của Hiệp định TPP, nhưng các Thành viên TPP có thể tham vấn để xử lý những quan ngại liên quan đến chương này.

17. Doanh nghiệp nhà nước (SOEs)

Tất cả các Thành viên TPP đều có SOEs, thường đóng vai trò cung cấp dịch vụ công và các hoạt động khác, nhưng các Thành viên TPP đều nhận thấy lợi ích của việc thống nhất một khuôn khổ quy định về cạnh tranh liên quan đến các SOEs. Chương SOEs điều chỉnh những SOEs chủ yếu tham gia vào các hoạt động thương mại. Các Thành viên nhất trí bảo đảm rằng các SOEs của mình sẽ tiến hành các hoạt động thương mại trên cơ sở tính toán thương mại, trừ trường hợp không phù hợp với nhiệm vụ mà các SOEs đó đang phải thực hiện để cung cấp các dịch vụ công. Các Thành viên cũng đồng ý bảo đảm rằng các SOEs hoặc đơn vị độc quyền sẵn có không có những hoạt động phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ của các Thành viên khác. Các Thành viên đồng ý trao cho tòa án quyền tài phán đối với các hoạt động thương mại của các SOEs nước ngoài và bảo đảm rằng các cơ quan hành chính quản lý cả các SOEs và doanh nghiệp tư nhân cũng làm như vậy một cách công bằng. Các Thành viên TPP đồng ý sẽ không tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với lợi ích của các Thành viên TPP khác khi cung cấp hỗ trợ phi thương mại cho các SOEs, hay làm tổn hại đến ngành trong nước của Thành viên khác thông qua việc cung cấp các hỗ trợ phi thương mại cho SOEs sản xuất và bán hàng hóa trên lãnh thổ của SOE khác đó. Các Thành viên TPP đồng ý chia sẻ danh sách các SOEs với các Thành viên khác và khi được yêu cầu sẽ cung cấp các thông tin bổ sung về mức độ sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ và những hỗ trợ phi thương mại cung cấp cho các SOEs. Chương này cũng tạo ra các trường hợp ngoại lệ cho các SOEs không có ảnh hưởng trên thị trường TPP, cũng như những ngoại lệ cụ thể theo từng nước, được quy định trong các phụ lục, gắn liền với Hiệp định TPP.

18. Sở hữu trí tuệ

Chương Sở hữu trí tuệ (IP) trong TPP điều chỉnh các lĩnh vực về bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, bí mật thương mại, các hình thức khác của quyền sở hữu trí tuệ, và việc thực thi các quyền về sở hữu trí tuệ, cũng như các lĩnh vực mà các Thành viên đồng ý hợp tác.

Chương này xây dựng tiêu chuẩn cho bằng sáng chế, lấy từ Hiệp định TRIPS của WTO và những thông lệ quốc tế tốt nhất. Về nhãn hiệu, chương này làm rõ và củng cố việc bảo vệ tên nhãn hiệu và những dấu hiệu khác mà các doanh nghiệp và cá nhân sử dụng để phân biệt sản phẩm của họ trên thị trường. Chương này cũng yêu cầu các Thành viên đưa vào cả tính minh bạch và quy trình bảo vệ phù hợp liên quan đến việc bảo vệ những chỉ dẫn địa lý mới, bao gồm cả những chỉ dẫn địa lý đã được công nhận hoặc được bảo vệ ở những hiệp định quốc tế khác. Việc bảo vệ này bao gồm cả việc phân định rõ mối quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, cũng như việc bảo vệ việc sử dụng những thuật ngữ thường dùng.

Chương IP sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm, đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở các thị trường mới, và đây là điều rất cấn thiết cho các doanh nghiệp nhỏ.

Bên cạnh đó, chương này cũng bao gồm những điều khoản thích hợp liên quan đến dược phẩm tạo điều kiện cho cả việc phát triển các loại thuốc cứu sinh mới cũng như việc phổ biến các loại thuốc thông dụng, có tính đến thời gian từng Thành viên cần để đáp ứng được các tiêu chuẩn này. Chương này bao gồm những cam kết liên quan đến việc bảo vệ mật kết quả thử nghiệm và các dữ liệu khác để có được quyền marketing dược phẩm và hóa phẩm nông nghiệp. Chương này cũng tái khẳng định cam kết của các Thành viên với Tuyên bố 2001 của WTO về Hiệp định TRIPS và Sức khỏe cộng đồng và cụ thể là xác nhận rằng các Thành viên không bị hạn chế áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bao gổm cả trong trường hợp có những đại dịch như HIV/AIDS.

Về bản quyền, chương IP xây dựng những cam kết liên quan đến quyền của người sáng chế, và tạo ra bảo hộ rõ rệt đối với các tác phẩm như bài hát, phim, sách, và phần mềm, và bao gồm những điều khoản cân đối và hiệu quả về các biện pháp bảo vệ công nghệ và thông tin quản lý bản quyền. Bên cạnh các cam kết này, chương này cũng bao gồm một nghĩa vụ - lần đầu tiên xuất hiện trong bất kỳ hiệp định thương mại nào – để các Thành viên có thể liên tục cố gắng đạt được sự cân bằng trong hệ thống bản quyền thông qua, trong số những nội dung khác, những ngoại lệ và hạn chế - bao gồm cả những nội dung trong môi trường số - để phục vụ những mục đích chính đáng, như phê bình, góp ý, báo cáo tin tức, dạy học, học bổng, và nghiên cứu. Chương này yêu cầu các Thành viên phải thông qua hoặc duy trì một khuôn khổ về vùng an toàn cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Các nghĩa vụ này không cho phép các Thành viên tạo ra các vùng an toàn ngẫu nhiên để giám sát hệ thống của các IPS tìm kiếm nội dung vi phạm.

Chương này yêu cầu các Thành viên TPP cung cấp các công cụ hợp pháp để ngăn ngừa việc sử dụng sai các bí mật thương mại, và xây dựng các quy trình thủ tục và xử phạt hình sự đối với tội phạm trộm cắp bí mật thương mại, bao gồm cả trộm cắp qua mạng.

Cuối cùng, các Thành viên TPP đồng ý cung cấp các hệ thống chế tài mạnh, bao gồm cả những quy trình thủ tục dân sự, các biện pháp tạm thời, các biện phảp quản lý biên giới, và chế tài hình sự đối với tội giả mạo nhãn hiệu và vi phạm bản quyền.

19. Lao động

Tất cả các Thành viên TPP đều là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và thừa nhận mối liên hệ giữa quyền của người lao động với thương mại. Trong TPP, các Thành viên đồng ý thông qua và duy trì trong luật và thông lệ của mình các quyền cơ bản của người lao động như được thừa nhận trong Tuyên bố 1998 của ILO, đó là quyền tự do liên kết và quyền thương lượng tập thể; xóa bỏ lao động cưỡng bức; xóa bỏ lao động trẻ em và cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất; và loại bỏ sự phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp. Các Thành viên cũng đồng ý có luật quy định mức lương tối thiểu, số giờ làm việc, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Những cam kết này áp dụng cả với các khu chế xuất. 12 Thành viên TPP đồng ý không miễn trừ hoặc giảm hiệu lực của luật lệ quy định việc thực thi các quyền cơ bản của người lao động để thu hút thương mại hoặc đầu tư, và sẽ thực thi hiệu quả luật liên quan đến lao động một cách bền vững hoặc đều đặn có thể có ảnh hưởng tới thương mại hoặc đầu tư giữa các Thành viên TPP. Bên cạnh các cam kết của các Thành viên xóa bỏ lao động cưỡng bức trong nước mình, chương Lao động bao gồm cả những cam kết không khuyến khích việc nhập khẩu hàng hóa được sản xuất bằng lao động cưỡng bức hoặc lao động trẻ em, hoặc sử dụng đầu vào được sản xuất ra bằng lao động cưỡng bức, bất kể nước xuất xứ có nằm trong TPP hay không. Mỗi Thành viên TPP đều cam kết bảo đảm khả năng tiếp cận với hệ thống thủ tục hành chính và tư pháp công bằng, không thiên vị và minh bạch và sẽ cung cấp các biện pháp khắc phục hiệu quả những vi phạm luật lao động của mình. Các Thành viên cũng đồng ý cho phép sự tham gia của công chúng vào việc thực thi chương Lao động, bao gồm cả việc xây dựng cơ chế tiếp nhận ý kiến đóng góp của công chúng và đáp ứng các yêu cầu về thông tin.

Các cam kết tại chương này là đối tượng điều chỉnh của các thủ tục giải quyết khiếu nại được quy định tại chương Giải quyết tranh chấp. Để thúc đẩy việc giải quyết nhanh các vấn đề về lao động giữa các thành viên TPP, chương Lao động cũng xây dựng cơ chế đối thoại mà các Thành viên có thể lựa chọn áp dụng để cố gắng giải quyết bất cứ vấn đề nào về lao động trong chương này giữa các Thành viên. Cơ chế đối thoại này cho phép việc xem xét nhanh các vấn đề và cho phép các Thành viên cùng nhất trí với chương trình hành động để xử lý vấn đề. Chương Lao động tạo ra một cơ chế hợp tác về các vấn đề về lao động, bao gồm cả các cơ hội để các bên đóng góp xác định phạm vi hợp tác và tham gia, nếu phù hợp và các Thành viên cùng tham gia, trong các hoạt động hợp tác.

20. Môi trường

Với tư cách là ngôi nhà đối với của một phần quan trọng của thế giới hoang dã, các giống cây trồng và sinh vật biển, các Thành viên TPP chia sẻ một cam kết mạnh mẽ nhằm bảo vệ và bảo tồn môi trường, bao gồm cả việc các thành viên làm việc với nhau nhằm giải quyết các thách thức về môi trường, ví dụ như ô nhiễm môi trường, buôn bán động vật hoang dã, khai thác trái phép, đánh bắt trái phép và bảo vệ môi trường biển. Trong khuôn khổ của Hiệp định TPP, 12 Thành viên nhất trí đối với thực thi có hiệu quả pháp luật về môi trường và không làm suy giảm hệ thống pháp luật về môi trường nhằm mục đích khuyến khích thương mại và đầu tư. Các Bên cũng nhất trí thực thi các nghĩa vụ theo Công ước về Thương mại quốc tế đối với các loài động thực vật nguy cấp (CITES) và thực hiện các biện pháp nhằm đấu tranh và tăng cường hợp tác để ngăn chặn thương mại về động thực vật hoang dã được tiến hành một cách bất hợp pháp. Ngoài ra, các Thành viên cũng đồng ý thúc đẩy quản lý phát triển rừng bền vững, bảo vệ và bảo tồn các loài động vật và giống cây hoang dã được xác định là nguy cấp trong lãnh thổ của nước mình, trong đó bao gồm cả các hành động mà các Bên tiến hành nhằm bảo tồn toàn vẹn sinh thái của các vùng tự nhiên được bảo vệ đặc biệt, ví dụ như khu vực đầm lầy. Trong nỗ lực bảo vệ vùng đại dương chung, các Thành viên TPP nhất trí đối với quản lý bền vững nghề cá, thúc đẩy việc bảo tồn các loài sinh vật biển quan trọng, ví dụ như cá mập, đấu tranh chống đánh bắt trái phép, cũng như nghiêm cấm một số hình thức trợ cấp nghề cá có tác động tiêu cực nhất dẫn đến tình trạng khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên cá. Các hình thức trợ cấp này ảnh hưởng tiêu cực đến dự trữ cá và tiếp tay cho các hoạt động đánh bắt trái phép, không được thống kê và không được pháp luật quy định. Các Bên nhất trí tăng cường tính minh bạch liên quan đến các chương trình trợ cấp và nỗ lực hết sức ngăn chặn việc đưa ra các hình thức trợ cấp mới dẫn đến đánh bắt cạn kiệt và vượt quá trữ lượng các nguồn tài nguyên.

Các Thành viên TPP cũng nhất trí bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm đánh bắt và bảo vệ tầng ô zôn khỏi các chất gây phá hủy. Các Thành viên tái khẳng định cam kết của họ trong việc thực thi Hiệp định nhiều bên về môi trường (MEAs) mà họ là thành viên. Các Thành viên cam kết minh bạch trong các vấn đề khi đưa ra, thực thi và thúc đẩy các quyết định về môi trường. Ngoài ra, các Thành viên nhất trí đối với việc tạo điều kiện cho cộng đồng đóng góp đối với việc thực thi Chương Môi trường thông qua các phiên xem xét và đánh giá việc thành lập Ủy ban về Môi trường nhằm giám sát việc thực thi chương này. Chương này cũng bao gồm cam kết về minh bạch hóa trong việc thực thi và tuân thủ và các đối tượng của quy trình giải quyết tranh chấp được quy định trong Chương Giải quyết tranh chấp. Các Thành viên còn nhất trí khuyến khích các sáng kiến tự nguyện về môi trường, ví dụ như các chương trình hợp tác về trách nhiệm xã hội. Cuối cùng, các Bên cam kết hợp tác và giải quyết các vấn đề thuộc mối quan tâm chung, trong đó bao gồm các khu vực bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, và thời gian chuyển đổi sang các nền kinh tế có mức khí thải thấp và phát triển bền vững.

21. Hợp tác và Nâng cao năng lực

12 nền kinh tế thành viên TPP rất đa dạng về trình độ phát triển. Mọi Thành viên đều nhận thức rằng các thành viên kém phát triển hơn của Hiệp định TPP có thể phải đối mặt với các thách thức nhất định khi thực thi hiệp định, tận dụng tối đa lợi thế về cơ hội do hiệp định này tạo ra và đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các doanh nghiệp nhỏ hơn, cộng đồng vùng nông thôn, phụ nữ và các nhóm thu nhập xã hội thấp hơn. Nhằm giải quyết các thách thức trên, Chương Hợp tác và Nâng cao năng lực thiết lập một Ủy ban về Hợp tác và Nâng cao năng lực nhằm phát hiện và rà soát các khu vực có tiềm năng hợp tác và xây dựng năng lực trên cơ sở tự nguyện và sự sẵn có của các nguồn lực. Ủy ban này sẽ thúc đẩy trao đổi thông tin nhằm hỗ trợ các yêu cầu về hợp tác và nâng cao năng lực.

22. Cạnh tranh và Tạo thuận lợi kinh doanh

Chương Cạnh tranh và Tạo thuận lợi kinh doanh nhằm mục tiêu giúp cho TPP đạt được các tiềm năng của khu vực nhằm phát triển sức cạnh tranh của các thành viên tham gia hiệp định và của cả khu vực nói chung. Chương này tạo nên các cơ chế chính thức nhằm rà soát tác động của TPP lên sức cạnh tranh của các Thành viên thông qua các cuộc đối thoại giữa các chính phủ và giữa chính phủ với doanh nghiệp và cộng đồng, tập trung tham gia sâu vào chuỗi cung ứng khu vực nhằm đánh giá sự phát triển, tận dụng lợi thế của các cơ hội mới, và giải quyết bất cứ các thách thức có thể nổi lên khi Hiệp định TPP có hiệu lực. Trong số các giải pháp này có việc thành lập Ủy ban về Cạnh tranh và Tạo thuận lợi kinh doanh. Ủy ban này sẽ nhóm họp thường xuyên nhằm rà soát tác động của Hiệp định TPP lên sức cạnh tranh của khu vực và quốc gia, và lên hệ thống kinh tế khu vực. Ủy ban sẽ xem xét các khuyến nghị và đề xuất từ các đối tượng liên quan đối với các cách thức mà Hiệp định TPP có thể thúc đẩy hơn nữa sự cạnh tranh, bao gồm cả việc tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào chuỗi cung ứng khu vực. Chương này cũng thiết lập một khung cơ bản dành cho Ủy ban để đánh giá hoạt động của chuỗi cung ứng theo Hiệp định, trong đó bao gồm các cách thức để thúc đẩy sự tham gia của SME vào chuỗi cung ứng và rà soát đóng góp của các đố tượng liên quan và các chuyên gia.

23. Phát triển

Các thành viên TPP tìm kiếm giải pháp nhằm đảm bảo Hiệp định TPP sẽ là một hình mẫu của sự hội nhập thương mại và kinh tế tiêu chuẩn cao, và đặc biệt nhằm đảm bảo mọi Thành viên TPP có thể thu được các lợi ích từ Hiệp định, có đầy đủ năng lực để thực thi các cam kết của mình và nổi lên như các nền kinh tế thịnh vượng hơn và thị trường mạnh mẽ hơn cho tất cả các thành viên. Chương Phát triển gồm có 3 lĩnh vực cơ bản được coi như dành cho các chương trình hợp tác khi Hiệp định có hiệu lực. Các lĩnh vực này bao gồm: (1) tăng trưởng kinh tế toàn diện và cơ bản bao gồm có phát triển bền vững, giảm đói nghèo và thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ; (2) thúc đẩy phụ nữ và kinh tế, trong đó có việc hỗ trợ phụ nữ xây dựng năng lực và các kỹ năng, tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ với thị trường, đạt được kỹ năng về công nghệ thông tin và tài chính, thiết lập mạng lưới lãnh đạo nữ giới, và chỉ ra các thực tiễn tốt nhất trong ứng dụng linh hoạt trong môi trường công việc; và (3) giáo dục, khoa học và công nghệ, nghiên cứu và sáng tạo. Chương này cũng thiết lập Ủy ban TPP về phát triển - là cơ quan sẽ nhóm họp thường xuyên để thúc đẩy các chương trình hợp tác tự nguyện trong các lĩnh vực này và các cơ hội mới khi nó phát sinh.

24. Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các nước TPP chia sẻ mối quan tâm đến việc thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào thương mại và bảo đảm rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa chia sẻ các lợi ích của Hiệp định TPP. Bên cạnh những cam kết tại các chương khác của Hiệp định về tiếp cận thị trường, giảm các công việc giấy tờ, tiếp cận internet, thuận lợi hóa thương mại, chuyển phát nhanh và các nội dung khác, Chương về Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm các cam kết của mỗi Bên về thiết lập một trang web thân thiện với người sử dụng dành cho đối tượng sử dụng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để dễ dàng tiếp cận các thông tin về Hiệp định TPP và những cách thức mà các doanh nghiệp nhỏ có thể tận dụng Hiệp định này, bao gồm cả việc diễn giải các điều khoản của Hiệp định TPP liên quan tới doanh nghiệp vừa và nhỏ; các quy định và thủ tục liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ; các quy định về đầu tư nước ngoài; các thủ tục về đăng ký kinh doanh; các quy định về lao động và các thông tin về thuế. Ngoài ra, Chương này quy định việc thành lập Ủy ban Doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiến hành họp định kỳ để rà soát mức độ hỗ trợ của Hiệp định TPP cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cân nhắc các cách thức để nâng cao hơn nữa những lợi ích của Hiệp định và giám sát các hoạt động hợp tác hoặc nâng cao năng lực để hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua tư vấn xuất khẩu, hỗ trợ, đào tạo cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; chia sẻ thông tin; cấp vốn thương mại và các hoạt động khác.      

25. Gắn kết môi trường chính sách

Chương Gắn kết môi trường chính sách của TPP sẽ giúp mở ra một môi trường thông thoáng, bình đẳng và dễ dự đoán dành cho các doanh nghiệp hoạt động trên các thị trường TPP bằng cách khuyến khích minh bạch hóa, công bằng và hợp tác giữa các chính phủ để đạt được một phương thức tiếp cận chính sách một cách gắn kết. Chương này nhằm mục đích tạo thuận lợi về gắn kết môi trường chính sách tại mỗi quốc gia TPP bằng việc thúc đẩy các cơ chế cho quá trình tham vấn và hợp tác giữa các cơ quan nội bộ một cách hiệu quả. Chương này cũng khuyến khích việc chấp nhận rộng rãi các chính sách tốt, ví dụ như các đánh giá tác động của các biện pháp chính sách được đề xuất, trao đổi thông tin của các nhóm nền tảng cho quá trình chọn lựa các chính sách thay thế và bản chất của chính sách được giới thiệu. Chương này còn bao gồm các điều khoản nhằm giúp đảm bảo các chính sách rõ ràng, chính xác về mặt văn bản, theo đó cộng đồng có thể tiếp cận thông tin đối với các biện pháp chính sách mới, nếu có thể thì theo hình thức trực tuyến, và các biện pháp chính sách hiện hành đã được rà soát định kỳ nhằm quyết định xem các biện pháp đó đang còn là các công cụ hiệu quả nhất để đạt được các mục tiêu đề ra. Ngoài ra, Chương này cũng khuyến khích các chính phủ TPP cung cấp các thông báo thường niên về tất cả các biện pháp chính sách mà chính phủ đó định thực hiện. Cuối cùng, Chương này cũng thiết lập một Ủy ban mà theo đó sẽ cung cấp cho các quốc gia TPP, doanh nghiệp và cộng đồng tiếp tục có các cơ hội báo cáo về quá trình thực thi, chia sẻ kinh nghiệm về các thực tiễn tốt nhất, và xem xét các khu vực có tiềm năng hợp tác. Chương này, dưới bất kỳ hình thức nào, không ảnh hưởng đến quyền của các Thành viên trong việc đưa ra các chính sách về sức khỏe cộng đồng, an toàn, an ninh và các lý do vì lợi ích công cộng khác.       

26. Minh bạch hóa và Chống tham nhũng

Chương Minh bạch hóa và chống tham nhũng có mục đích thúc đẩy các mục tiêu, được chia sẻ bởi toàn bộ các Bên tham gia Hiệp định, tăng cường quản trị tốt và xử lý những ảnh hưởng xói mòn của việc hối lộ và tham nhũng lên nền kinh tế. Theo Chương này, các Bên tham gia TPP phải đảm bảo rằng, trong chừng mực có thể, luật pháp, quy định và các quy chế hành chính có liên quan tới bất kỳ vấn đề nào được quy định bởi Hiệp định TPP sẽ được công bố công khai và tiếp nhận các nhận xét. Các Bên sẽ đảm bảo quyền lợi theo quy trình thủ tục đối với tố tụng hành chính cho các bên liên quan đến TPP, bao gồm việc nhanh chóng xem xét thông qua các tòa án hoặc thủ tục tố tụng hành chính hoặc quan tòa công bằng. Các Bên cũng đồng ý áp dụng hoặc duy trì luật hình sự hóa đối với việc cung cấp những lợi ích không chính đáng của một công chức hay những hành động hối lộ khác có ảnh hưởng đến đầu tư và thương mại quốc tế. Các Bên cũng cam kết sẽ áp dụng hiệu quả các quy định và luật pháp về chống hối lộ. Hơn nữa, các bên đồng ý nỗ lực duy trì hoặc áp dụng các tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử của các công chức cũng như các biện pháp nhằm xác định và quản lý xung đột lợi ích, qua đó tăng cường đào tạo công chức, tránh việc sử dụng quà tặng, khuyến khích việc thông báo về các hành động hối lộ và có hình thức kỷ luật hoặc các biện pháp khác đối với các công chức có hành động hối lộ. Trong một Phụ lục của Chương này, các Bên TPP cũng đồng ý với các điều khoản thúc đẩy tính minh bạch và quy trình liên quan đến danh sách và các chi phí cho các sản phẩm dược phẩm hoặc các thiết bị y tế. Các cam kết trong phụ lục này không thuộc đối tượng của thủ tục giải quyết tranh chấp.

27. Các điều khoản về hành chính và thể chế

Chương về Các điều khoản hành chính và thể chế của TPP xây dựng một khung thể chế thông qua đó các Bên có thể đánh giá và hướng dẫn việc thực hiện hoặc hoạt động của Hiệp định, đặc biệt bằng việc thành lập Ủy ban TPP, bao gồm các Bộ trưởng hoặc các quan chức cấp cao, giám sát hoạt động và quá trình thực thi Hiệp định và định hướng phát triển tương lai. Ủy ban này sẽ rà soát mối quan hệ kinh tế và đối tác giữa các Bên theo định kỳ để đảm bảo duy trì liên kết chặt chẽ với những thách thức mà các Bên gặp phải. Mọi sửa đổi cần có sự đồng thuận và kết luật thông qua các thủ tục pháp lý của các Bên. Chương này cũng cung cấp thông tin về đầu mối liên lạc của các Bên để tạo thuận lợi cho trao đổi và tạo ra một cơ chế để những Bên có thời hạn chuyển đổi cụ thể đối với một nghĩa vụ nào đó có thể báo cáo về tiến trình thực hiện và định hướng nhằm đảm bảo tính minh bạch trong việc thực hiện các nghĩa vụ.

28. Giải quyết tranh chấp

Chương về Giải quyết tranh chấp có mục tiêu nhanh chóng giúp đỡ các Bên giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện Hiệp định TPP. Các Bên TPP có mục tiêu là giải quyết các tranh chấp thông qua tham vấn và khi cần thiết có thể thông qua các Ban hội thẩm công bằng, không thiên vị. Cơ chế giải quyết tranh chấp đề ra trong Chương này áp dụng cho toàn bộ Hiệp định TPP, trừ một số ít trường hợp đặc biệt. Công chúng có thể theo dõi tiến trình tố tụng từ thời điểm các đệ trình được công bố, công chúng cũng có thể theo dõi phiên điều trần và báo cáo cuối cùng của các Ban hội thẩm cũng sẽ được công bố. Các Ban hội thẩm cũng sẽ cân nhắc các yêu cầu cung cấp quan điểm tới vụ tranh chấp từ của các đơn vị phi chính phủ hoạt động trong lãnh thổ của bất kỳ Bên tranh chấp nào. Các Bên TPP sẽ nỗ lực hết sức nhằm giải quyết tranh chấp thông qua hợp tác và tham vấn và được khuyến khích sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp khác nếu phù hợp. Trong trường hợp tham vấn thất bại, các Bên có thể yêu cầu thành lập một Ban hội thẩm, được thành lập trong vòng 60 ngày kể từ khi có yêu cầu tham vấn hoặc 30 ngày đối với hàng hóa mau hỏng. Ban Hội thẩm sẽ bao gồm 3 chuyên gia độc lập về thương mại quốc tế và có liên quan tới lĩnh vực tranh chấp cùng với một quy trình thủ tục để chắc chắn rằng Ban Hội thẩm sẽ được thành lập trong một khoảng thời gian nhất định ngay cả khi các Bên không thống nhất được về thành phần của Ban. Ban Hội thẩm sẽ tuân theo một quy tắc ứng xử chung nhằm đảm bảo tính thống nhất của cơ chế giải quyết tranh chấp. Ban Hội thẩm sẽ có một báo cáo ban đầu trong vòng 150 ngày kể từ khi thành viên cuối cùng của Ban được chỉ định hoặc 120 ngày trong trường hợp khẩn cấp, như là trường hợp liên quan tới các hàng hóa dễ hỏng. Báo cáo ban đầu này sẽ là báo cáo mật và các Bên có thể nhận xét bổ sung. Báo cáo cuối cùng sẽ được hoàn thành trong vòng 30 ngày kể từ ngày có báo cáo ban đầu và phải được công báo trong vòng 15 ngày nhưng các thông tin mật sẽ được giữ kín. Để đảm bảo các Bên sẽ tuân thủ, Chương giải quyết tranh chấp cho phép sử dụng trả đũa thương mại (ví dụ như ngừng không cho hưởng lợi ích), nếu một Bên không tuân thủ với nghĩa vụ của mình. Trước  khi sử dụng biện pháp trả đũa thương mại, Bên không tuân thủ có thể thảo luận hoặc yêu cầu một khoảng thời gian hợp lý để khắc phục các vi phạm của mình.

29. Ngoại lệ

Chương về Ngoại lệ mang lại các linh hoạt cho các Bên trong Hiệp định TPP để đảm bảo đầy đủ quyền lợi chung, bao gồm lợi ích an ninh cơ bản và các phúc lợi công. Chương này kết hợp các ngoại lệ chung trong Điều XX của Hiệp định chung về Thương mại và thuế quan 1994 cho các điều khoản liên quan tới hàng hóa thương mại, theo đó Hiệp định TPP sẽ không ngăn cản các Bên áp dụng hoặc thực thi các biện pháp cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng, bảo về đời sống hoặc sức khỏe con người, động hoặc thực vật, bảo vệ sở hữu trí tuệ, thực thi các biện pháp liên quan tới các sản phẩm của lao động tù nhân, để bảo vệ tài sản quốc gia giá trị nghệ thuật, lịch sử, hoặc khảo cổ và bảo tồn các nguồn tài nguyên bị cạn kiệt. Chương này cũng bao gồm các ngoại lệ chung tương tự như trong Điều XIV của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ liên quan tới các điều khoản liên quan tới thương mại dịch vụ. Chương này bao gồm cả ngoại lệ về tự đánh giá áp dụng chung cho toàn bộ Hiệp định TPP, theo đó một Bên có thể sử dụng các biện pháp mà họ thấy cần thiết để bảo vệ lợi ích an ninh cơ bản. Chương này cũng xác định các hoàn cảnh cụ thể và điều kiện mà theo đó một Bên có thể áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời (ví dụ như kiểm soát vốn) để hạn chế giao dịch - ví dụ như góp vốn, chuyển lợi nhuận và cổ tức, thanh toán lãi hoặc tiền bản quyền - đối với các khoản đầu tư, để đảm bảo chính phủ duy trì linh hoạt để quản lý dòng vốn biến động, bao gồm bối cảnh của cán cân thanh toán hoặc các khủng hoảng kinh tế khác. Hơn nữa, chương này cũng xác định rõ rằng trong Hiệp định TPP không Bên nào bị ép buộc phải cung cấp thông tin nếu đi ngược lại quy định pháp luật trong nước hoặc lợi ích cộng đồng, hoặc phương hại đến lợi ích thương mại hợp pháp của doanh nghiệp cụ thể.

30. Các điều khoản cuối cùng

Chương về Các điều khoản cuối cùng là về những hình thức mà Hiệp định TPP sẽ có hiệu lực, những hình thức sửa đổi cam kết, những quy tắc xây dựng tiến trình để các nước và vùng lãnh thổ khác có thể gia nhập TPP sau này, các hình thức rút ra khỏi Hiệp định và ngôn ngữ chính được sử dụng để công bố. Chương này nhằm đảm bảo các cam kết trong Hiệp định TPP có thể được sửa đổi, nhưng chỉ sau khi mỗi Bên đã hoàn tất thủ tục trong nước và nộp lưu chiểu. Chương này cũng quy định rõ rằng Hiệp định TPP mở cho các nước thuộc thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương và những quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác gia nhập nếu được các Bên đồng thuận. Hiệp định TPP sẽ có hiệu lực theo các thủ tục cần thiết được quy định tại Chương này. Chương về các điều khoản cuối cùng cũng quy định rõ quy trình để một Bên có thể rút ra khỏi Hiệp định, chỉ định một cơ quan lưu chiểu để tiếp nhận và cung cấp tài liệu, và cũng xác định tiếng Anh, Tây Ban Nha và Pháp là những ngôn ngữ chính đồng thời được sử dụng cho Hiệp định.

Tổng hợp