Phân loại
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tiếp tục hỗ trợ Bình Dương triển khai các dự ánNewĐối ngoại Bình DươngTinCơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tiếp tục hỗ trợ Bình Dương triển khai các dự án/PublishingImages/2023-03/tiepJICA_Key_27032023095542.jpg
Chiều 22-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp ông Shimizu Akira - Trưởng Đại diện Văn phòng Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác.
3/27/2023 10:00YesĐã ban hành

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh ghi nhận và đánh giá cao sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, trong đó có JICA, cũng như những nỗ lực và đóng góp của ông Shimizu Akira trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản nói chung, Bình Dương với các đối tác Nhật Bản nói riêng. 

Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn ông Shimizu Akira đã tích cực hỗ trợ Bình Dương trong suốt thời gian qua và chúc ông tiếp tục gặt hái nhiều thành công trên cương vị mới.

Ông Shimizu Akira cảm ơn lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã luôn đồng hành, hỗ trợ ông trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. Dù gặp không ít thách thức do dịch Covid-19 cũng như gặp một số vướng mắc từ các dự án hạ tầng giao thông nhưng lãnh đạo tỉnh luôn hết lòng chia sẻ, hỗ trợ, hợp tác giải quyết những khó khăn. Năm 2023 đánh dấu cột mốc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, đồng thời các dự án hợp tác trọng điểm tại Bình Dương đang bước vào giai đoạn cao điểm. Vì vậy, ông Shimizu Akira mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh để các dự án được triển khai theo đúng kế hoạch.

tiepJICA.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tiếp ông Shimizu Akira - Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam

Ông cũng giới thiệu đến lãnh đạo tỉnh Tân Trưởng Đại diện Văn phòng JICA tại Việt Nam, ông Sugano Yuichi sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò hỗ trợ Bình Dương để sớm triển khai được các dự án hạ tầng giao thông quan trọng; đồng thời mong muốn sẽ tiếp tục các cuộc đối thoại định kỳ giữa JICA tại Việt Nam và lãnh đạo tỉnh để góp phần giúp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, cũng như có thêm cơ hội để hai bên tìm hiểu, triển khai các chương trình hợp tác mới.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh khẳng định, tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ông Sugano Yuichi - Tân Trưởng Đại diện Văn phòng JICA tại Việt Nam và Văn phòng JICA tại Việt Nam để tiếp tục thực hiện các dự án hợp tác đang được triển khai giữa hai bên.

tiepJICA 1.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng quà lưu niệm cho ông Shimizu Akira 

Hiện tại, Dự án Cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tại tỉnh Bình Dương đã được Bộ Tài chính cơ bản hoàn chỉnh các thủ tục liên quan và đang chờ phía Đại sứ quán Nhật Bản hoàn chỉnh các thủ tục trình Chính phủ Nhật Bản làm cơ sở tiến đến ký kết Công hàm trao đổi Dự án.

Đồng thời, đang hoàn chỉnh song song các thủ tục liên quan đến hiệp định vay vốn trình Chính phủ xem xét, phê duyệt là cơ sở ký kết hiệp định vay JICA ngay khi Công hàm trao đổi được ký kếttrong quý II/2023. Sau khi hiệp định vay vốn được ký kết, JICA và Bình Dương sẽ hoàn chỉnh các thủ tục liên quan để ký kết Biên bản ghi nhớ làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo của dự án.

tiepJICA 2.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng quà lưu niệm cho ông Sugano Yuichi – Tân Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam

Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất về cơ chế trao đổi thường xuyên và phối hợp chặt chẽ với JICA; ôngmong muốn thời gian tới hai bên sẽ có thêm nhiều chương trình hợp tác trên nhiều lĩnh vực hiệu quả hơn.

tiepJICA 3.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Nguồn: binhduong.gov.vn​

True
Chương trình Tọa đàm giữa Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2023-2026 với các địa phương phía Nam.Đối ngoại Bình DươngTinChương trình Tọa đàm giữa Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2023-2026 với các địa phương phía Nam./PublishingImages/2023-03/51f5825b7ebea3e0faaf3_Key_17032023211904.jpg
Chiều ngày 17/3 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, Bộ Ngoại giao và Tỉnh Bình Dương đã phối hợp tổ chức chương trình Tọa đàm giữa Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2023-2026 với các địa phương phía Nam.
3/17/2023 22:00YesĐã ban hành

Chủ trì buổi Tọa đàm có Đồng chí Phạm Quang Hiệu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Đồng chí Nguyễn Văn Dành, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương.

Tham dự buổi Tọa đàm có 15 Đại sứ nhiệm kỳ 2023-2026 và hơn 60 lãnh đạo, đại diện các sở, ban, ngành và đại diện doanh nghiệp của 4 tỉnh Đông Nam Bộ (Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh) và 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long).

Về phía tỉnh Bình Dương, tham dự có Đồng chí Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bình Dương; Đồng chí Nguyễn Trường Nhật Phượng, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương; Đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Xuân, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, các Hiệp hội và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

71a1205edcbb01e558aa2.jpg

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu phát biểu khai mạc.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu khẳng định, công tác đối ngoại thời gian qua đã được triển khai toàn diện, thực chất, và hiệu quả. Trong đó, ngoại giao kinh tế được xác định là một nhiệm vụ cơ bản, trung tâm, một động lực quan trọng để phát triển đất nước nhanh, bền vững. Hòa cùng những thành tựu chung đó, phải kể đến đóng góp quan trọng của các địa phương với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các đồng chí Lãnh đạo địa phương đối với công tác đối ngoại, tinh thần chủ động và quyết tâm cao nhất của các sở ngành, doanh nghiệp tại địa phương.

Với phương châm "lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ", Bộ Ngoại giao luôn đồng hành, hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực quốc tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ Ngoại giao xác định mạng lưới các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là những "cầu nối" của đất nước và của địa phương tại các địa bàn. Bên cạnh nhiệm vụ thúc đẩy quan hệ ngoại giao - chính trị, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các đồng chí đại sứ phải triển khai là công tác ngoại giao phục vụ phát triển, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với các nước. 

3814c44039a5e4fbbdb44.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Dành phát biểu tại buổi Tọa đàm.

Phát biểu tại buổi Tọa đàm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành đã đánh giá rất cao việc Bộ Ngoại giao tổ chức chương trình Tọa đàm giữa Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài với Lãnh đạo và doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố phía Nam nhằm tăng cường mối liên kết, quan hệ phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, góp phần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đối ngoại, thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong khu vực, cũng như của cả nước.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành cho hay, Vùng Đông Nam Bộ là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. (Tính đến ngày 20/02/2023, các tỉnh phía nam đã thu hút được tổng cộng 19.305 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn là 193 tỷ đô la Mỹ (chiếm 46% tổng vốn FDI cả nước) theo số liệu báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị kỳ vọng đến năm 2030, Đông Nam Bộ giữ vai trò quan trọng trong liên kết phát triển với các vùng kinh tế khác, là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu cả nước và khu vực Đông Nam Á. Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện theo Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị đã đề ra đầy đủ, đồng bộ các giải pháp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới. Với thế mạnh về nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, sản xuất, chế biến thủy hải sản, đây là vựa lúa của cả nước, giữ vai trò then chốt trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; đóng góp hơn 60% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản và 90% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

Ông nhấn mạnh, buổi Tọa đàm hôm nay là dịp quan trọng để tỉnh Bình Dương cũng như các các tỉnh, thành khu vực phía Nam gặp gỡ, trao đổi, thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, những kết quả trong công tác đối ngoại; đồng thời đề xuất, kiến nghị với Bộ Ngoại giao, với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài những nội dung để tiếp tục triển khai có hiệu quả các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế trong thời gian tới.

51f5825b7ebea3e0faaf3.jpg

Toàn cảnh buổi Tọa đàm.

Tại buổi Tọa đàm, lãnh đạo các địa phương khu vực phía Nam đã thông tin khái quát về tình hình phát triển kinh tế, xã hội, công tác đối ngoại của địa phương và các định hướng ưu tiên của địa phương trong hợp tác với các đối tác nước ngoài, cũng như các đề xuất, kiến nghị cụ thể đối với các Đại sứ.

Thông qua đó, các địa phương mong muốn, Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục hỗ trợ các địa phương làm cầu nối hữu hiệu giữa các tỉnh, thành phố với các địa phương và các bên đối tác nước ngoài; gắn hoạt động đối ngoại của Bộ Ngoại giao với mục tiêu hỗ trợ các địa phương kết nối, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố phía Nam nói riêng cả nước nói chung.

Sau khi nghe giới thiệu về tiềm năng thế mạnh của mỗi địa phương, các Đại sứ Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2023-2026 cam kết sẽ đồng hành, hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp khu vực phía Nam trong việc kết nối, giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thu hút đầu tư, đẩy mạnh hội nhập quốc tế phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương trong những năm tới.

Kết luận Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu khẳng định lãnh đạo Bộ Ngoại giao quán triệt sâu sắc đến từng cán bộ, nhân viên ngoại giao, đặc biệt là các đồng chí đại sứ, cán bộ, nhân viên đang công tác tại các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài tinh thần phục vụ cao nhất, phát huy vai trò tiên phong của công tác đối ngoại trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tụ đồng hành, làm tốt hơn nữa vai trò, trách nhiệm để kết nối các địa phương khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ với các đối tác trên thế giới.

Các đồng chí đại sứ là cầu nối quan trọng để giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế của các địa phương ta đến với bạn bè quốc tế… Sau buổi Tọa đàm này,ông  đề nghị các đồng chí đại sứ lưu ý các đề nghị, yêu cầu mà đại diện các địa phương đã nêu, quan tâm kết nối ngay khi gặp những đối tác, những cơ hội phù hợp. Cùng với đó, ông cũng đề nghị các cơ quan liên quan của các địa phương có mặt ở đây hôm phát huy tính chủ động, giữ liên hệ thường xuyên và phối hợp chặt chẽ với các đồng chí Trưởng cơ quan đại diện có mặt ở đây hôm nay./.

 

 

*Nhân dịp này, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Hoàng Thao cũng có buổi tiếp và làm việc với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu và Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2023-2026. 

25036ecac7121a4c4303.jpg

Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại buổi tiếp và làm việc.

Kim Mai


True
Chính phủ Trung Quốc thí điểm tổ chức cho công dân Trung Quốc du lịch sang Việt Nam theo đoànThông báo; Tin tức; Tuyên truyềnChính phủ Trung Quốc thí điểm tổ chức cho công dân Trung Quốc du lịch sang Việt Nam theo đoàn/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Ngày 09/3/2023, Đại sứ quán Trung Quốc có Công hàm số 43/2023 gửi Bộ Ngoai giao thông báo, kể từ ngày 15/3/2023, Chính phủ Trung Quốc thí điểm tổ chức cho công dân Trung Quốc du lịch sang Việt Nam theo đoàn
3/17/2023 10:00NoĐã ban hành

THÔNG BÁO

V/v đi lại giữa các nước

Theo thông báo của Đại sứ quán Trung Quốc kể từ ngày 15/3/2023:

  1. Chính phủ Trung Quốc thí điểm tổ chức cho công dân Trung Quốc du lịch sang Việt Nam theo đoàn.
  2. Hành khách trên chuyến bay thẳng từ Việt Nam sang Trung Quốc được phép sử dụng kết quả xét nghiệm kháng nguyên (bao gồm cả tự xét nghiệm bằng bộ kit xét nghiệm) thay cho xét nghiệm PCR để nhập cảnh Trung Quốc; sử dụng kết quả xét nghiệm trong vòng 48 tiếng trước khi khởi hành để tiến hành khai báo hải quan. Các hãng hàng không sẽ không kiểm tra kết quả xét nghiệm PCR hoặc xét nghiệm kháng nguyên của hành khách trong vòng 48 tiếng trước khi bay.​
False
HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG ỨNG DỤNG BÌNH DƯƠNG SỐTuyên truyền; Tin tứcHƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG ỨNG DỤNG BÌNH DƯƠNG SỐ/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
3/14/2023 11:00NoĐã ban hành

I. CÀI ĐẶT VÀ MỞ ỨNG DỤNG

1. Cài đặt ứng dụng

Sử dụng các kho ứng dụng trên thiết bị di động như "CH Play" (Android) hoặc "App Store" (iOS) để tìm kiếm ứng dụng với tên "Bình Dương Số" hoặc quét mã QR như sau:

1.png

2. Mở ứng dụng

Sau khi cài đặt xong, nhấn chọn "Open" hoặc "Mở" để mở ứng dụng.

2.png 

II. CHỨC NĂNG KHÔNG CẦN ĐĂNG NHẬP

Ứng dụng Bình Dương Số hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp sử dụng được nhiều chức năng để tra cứu và xem thông tin mà không cần đăng nhập ứng dụng.

1. Xem Tin tức

3.png 

2. Xem phản ánh hiện trường

4.png

3. Tìm kiếm thông tin tuyển dụng việc làm

5.png

4. Xem thông báo

6.png

5. Tra cứu thông tin quy hoạch xây dựng

5-1.png

5-2.png

6. Camera

6-1.png


6-2.png

III. CHỨC NĂNG CẦN ĐĂNG NHẬP

1. Đăng nhập

III-1.png

III-2.png

2. Đăng nhập bằng tài khoản trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia

III-2-1.png

III-2-2.png

3. Đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử VneID 

III-3-1.png

III-3-2.png



False
Phát triển Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh Bình Dương phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của tỉnhTuyên truyền; Tin tứcPhát triển Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh Bình Dương phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
​Chiều 13-3, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã đến khảo sát hoạt động của Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC) Bình Dương.
3/14/2023 10:00NoĐã ban hành

Tại buổi khảo sát, lãnh đạo IOC Bình Dương đã báo cáo tình hình hoạt động cũng như những thuận lợi, khó khăn từ khi đưa vào hoạt động Trung tâm IOC đến nay. Hiện nay hầu hết các sở, ngành đã được kết nối và chia sẻ dữ liệu, số liệu hoạt động cho Trung tâm IOC. Nhiều lĩnh vực người dân, doanh nghiệp quan tâm đã được Trung tâm IOC tổng hợp chia sẻ như: Thu chi ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công, tình hình thu hút đầu tư, cải cách hành chính, bảo vệ môi trường... Trung tâm IOC cũng đã triển khai chức năng phân tích, dự báo; chức năng quản lý dự án, phân hệ báo cáo thông minh.

IMG_0242.jpg

Lãnh đạo tỉnh nghe Trung tâm IOC Bình Dương báo cáo hoạt động

Phát biểu tại buổi khảo sát, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi biểu dương tập thể Trung tâm IOC Bình Dương cũng như các ngành liên quan đã có nhiều nỗ lực, cố gắng của trong thời gian qua để xây dựng hệ thống Trung tâm IOC ngày càng bài bản, chất lượng hơn. Bí thư Tỉnh ủy lưu ý, trong thời gian tới, Trung tâm IOC cần phải thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ được giao nhất là tăng cường kết nối với các ngành, lĩnh vực kết nối, chia sẻ dữ liệu đến cấp huyện, xã nhằm hỗ trợ các đơn vị, địa phương thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ. Ông cũng yêu cầu các ngành, các cấp, địa phương, đơn vị quyết tâm hơn nữa trong thực hiện công tác chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử với phương châm: "Nghĩ thật, làm thật, hiệu quả thật và người dân được hưởng lợi thật".

Chính thức vận hành từ ngày 19/4/2022, Trung tâm IOC là một hệ thống công nghệ thông tin bao gồm cơ sở hạ tầng, phần cứng, phần mềm có chức năng thu thập cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị và xử lý, phân tích cho kết quả đầu ra đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền và các cơ quan, đơn vị. Việc đưa vào vận hành IOC sẽ phục vụ đắc lực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội theo thời gian thực. Từ đó, đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời, chuẩn xác, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức trong quá trình giám sát, điều hành công việc.

IOC với khả năng tích hợp dữ liệu và các hệ thống sẵn có cùng các phần mềm điều khiển với hơn 20 lĩnh vực giám sát, điều hành đã được triển khai để khái quát toàn cảnh về các chỉ tiêu phát triển của tỉnh, nhất là các lĩnh vực trọng tâm, thế mạnh của tỉnh như: Chỉ tiêu kinh tế - xã hội; hành chính công; thông tin du lịch; an ninh trật tự, giao thông; thông tin phòng, chống dịch Covid-19; tương tác, giao tiếp phục vụ công dân; công khai thông tin quy hoạch; giám sát chất lượng môi trường; giám sát hoạt động công nghiệp; giám sát tài nguyên, môi trường; thông tin lĩnh vực y tế; thông tin lĩnh vực giáo dục; thông tin về cung, cầu lao động, cơ sở dữ liệu về trẻ em, bảo trợ xã hội, giáo dục nghề nghiệp; thông tin khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thông tin về chỉ số tiêu dùng, cung cầu hàng hóa, mặt hàng thiết yếu…​

Nguồn: Binhduong.gov.vn


False
Bình Dương xúc tiến thương mại đầu tư SingaporeĐối ngoại Bình DươngTinBình Dương xúc tiến thương mại đầu tư Singapore/PublishingImages/2023-03/xuctiensgp1_Key_10032023144508_Key_10032023153408.jpg
Sáng 10-3, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương đã diễn ra Chương trình xúc tiến đầu tư và thương mại với các đối tác Singapore.
3/10/2023 16:00YesĐã ban hành

Tham dự có ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Kho Choon Keng - Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Hoa Sing, Singapore (SCCCI); ông Cao Xuân Thắng - Bí thư thứ nhất, phụ trách Thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore; lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh cùng đại diện các doanh nghiệp Singapore và các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp của tỉnh Bình Dương.


Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh trao đổi với lãnh đạo Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Hoa Sing

Theo thống kê, Singapore hiện là quốc gia đầu tư lớn thứ 2 trong số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, với hơn 3.000 dự án và tổng vốn đầu tư đạt 70 tỷ đô la Mỹ. Riêng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Singapore hiện đứng thứ 3 trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với 277 dự án và tổng số vốn đầu tư hơn 5,4 tỷ đô la Mỹ. Chương trình được tổ chức nhằm giúp các doanh nghiệp Singapore có thêm thông tin về tình hình kinh tế-xã hội, những dự án phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị của Bình Dương và kết nối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó tiếp tục thúc đẩy đầu tư Singapore vào Bình Dương trong các lĩnh vực tiềm năng, lợi thế.


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành phát biểu tại Chương trình

Phát biểu tại Chương trình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành cho biết, tỉnh Bình Dương được đánh giá là một trong những tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Riêng trong 02 tháng đầu năm 2023, tỉnh đã thu hút 338 triệu đô la Mỹ vốn FDI. Lũy kế đến ngày 28/02/2023, toàn tỉnh có 4.092 dự án đầu tư từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký 39,73 tỷ đô la Mỹ. Bình Dương hiện đứng thứ 2 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, sau TP. Hồ Chí Minh. Kim ngạch xuất, nhập khẩu của tỉnh năm 2022 đạt 61,5 tỷ đô la Mỹ, thặng dư thương mại đạt gần 10 tỷ đô la Mỹ.

Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Bình Dương cũng tích cực mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực. Tính đến nay, tỉnh Bình Dương đã thiết lập mối quan hệ hợp tác song phương với 11 tỉnh, thành phố nước ngoài và trở thành thành viên chính thức, đối tác đáng tin cậy của 03 tổ chức quốc tế, bao gồm: Diễn đàn Cộng đồng Thông minh Thế giới (ICF), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Horasis và Hiệp hội Trung tâm Thương mại Thế giới (WTCA).

Với định hướng phát triển phù hợp và bằng những nỗ lực trong việc xây dựng và triển khai Đề án Thành phố thông minh Bình Dương, Vùng Đổi mới sáng tạo Bình Dương đặc biệt là dự án Khu công nghiệp Khoa học công nghệ với tầm nhìn trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Bình Dương đã đạt được một số kết quả rất đáng khích lệ. Bình Dương cũng là địa phương đầu tiên của Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn Cộng đồng Thông minh Thế giới (ICF). Liên tục trong 5 năm 2019 – 2023, Bình Dương đã được ICF vinh danh là một trong 21 thành phố, khu vực có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu của thế giới (SMART 21) và được vinh danh TOP7 ICF, trở thành một trong 07 cộng đồng có Chiến lược phát triển thông minh tiêu biểu trên thế giới trong 02 năm liên tiếp 2021- 2022.


Toàn cảnh Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại với các đối tác Singapore

Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, tỉnh Bình Dương rất mong muốn nhận được sự hợp tác tích cực từ Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Hoa Sing, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore, Tổng Lãnh sự quán Singapore tại TP.Hồ Chí Minh và các nhà đầu tư Singapore hỗ trợ cho tỉnh trong mời gọi thu hút đầu tư các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, thân thiện với môi trường, ít thâm dụng lao động, tạo ra giá trị gia tăng cao; dịch vụ tài chính, logistics; các ngành công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp công nghệ cao và đặc biệt là thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp Khoa học công nghệ trên nền tảng công nghiệp 4.0 từ các nước phát triển, đối tác tiềm năng hàng đầu thế giới với trình độ quản trị hiện đại, trong đó có đối tác Singapore.


Ông Kho Choon Keng - Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Hoa Sing phát biểu

Cám ơn sự đón tiếp chu đáo, nồng hậu của tỉnh Bình Dương, ông Kho Choon Keng - Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Hoa Sing cho rằng, Chương trình mang ý nghĩa đặc biệt nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Singapore và là cơ hội tuyệt vời để kết nối các doanh nghiệp giữa hai bên. Các doanh nghiệp Singapore đánh giá rất cao sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường đầu tư của Bình Dương. Trong đó, các Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) đã minh chứng cho sự bền chặt, dài lâu trong mối quan hệ giữa Singapore và Việt Nam nói chung, tỉnh Bình Dương nói riêng. Các công ty tham gia chương trình là các doanh nghiệp có uy tín, năng lực, sẵn sàng hợp tác với các đối tác Bình Dương. Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Hoa Sing sẽ hỗ trợ các thành viên xúc tiến và thắt chặt hoạt động kinh doanh tại Bình Dương.



Các doanh nghiệp Singapore và Bình Dương trao đổi tại Chương trình​

Tại Chương trình, các doanh nghiệp Singapore và hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã trao đổi, kết nối tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư các lĩnh vực: Y tế, chăm sóc sức khỏe, vật liệu xây dựng, may mặc, chế biến gỗ và nội thất, ứng dụng quản lý giao thông thông minh, logistics…

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương mong muốn các nhà đầu tư, doanh nghiệp, doanh nhân Singapore sẽ tiếp tục tìm hiểu cơ hội đầu tư và có kế hoạch hợp tác trong các tiềm năng, lợi thế và các lĩnh vực mà tỉnh Bình Dương ưu tiên thu hút đầu tư trong thời gian tới. Chính quyền tỉnh Bình Dương cam kết sẽ tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh hỗ trợ cho sự phát triển doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh nói chung, các nhà đầu tư Singapore nói riêng.





Các đại biểu tặng quà cho nhau và chụp hình lưu niệm

Nguồn: binhduong.gov.vn

True
Triển lãm lớn nhất về nhà máy thông minh và tự động hóa sẽ được tổ chức tại Bình DươngĐối ngoại Bình DươngTinTriển lãm lớn nhất về nhà máy thông minh và tự động hóa sẽ được tổ chức tại Bình Dương/PublishingImages/2023-03/2lkkbcm_Key_10032023155408.jpg
Sáng 09-3, tại Seoul (Hàn Quốc) đã diễn ra Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Trung tâm Thương mại Thế giới Thành phố mới Bình Dương (WTC BDNC) và COEX để quảng bá Triển lãm Nhà máy thông minh và Chương trình Sản xuất thông minh tại Việt Nam.​
3/10/2023 16:00NoĐã ban hành

Theo đó, hai bên đã ký kết Biên bản ghi nhớ thỏa thuận về sự kiện "Tự động hóa Thế giới tại Việt Nam năm 2023", một triển lãm trong lĩnh vực nhà máy thông minh và tự động hóa công nghiệp đại diện cho châu Á, với quy mô lớn nhất từ trước đến nay (quy tụ 500 đơn vị triển lãm và 2.000 gian hàng tham gia).

Biên bản ghi nhớ này nhằm mục đích thúc đẩy việc đổi mới sáng tạo, hợp tác phát triển và mở rộng các chương trình trao đổi thuộc phạm vi các ngành công nghiệp liên quan giữa Việt Nam và Hàn Quốc, bao gồm các hội nghị, sự kiện quảng bá thương mại và các buổi hội thảo. Ngoài ra, WTC BDNC và Coex đã đồng ý hợp tác tổ chức chương trình "Tự động hóa Thế giới tại Việt Nam 2023" - "Automation World Vietnam" (tên dự kiến) tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC Bình Dương New City EXPO (WTC EXPO) vào tháng 9/2024.

4lkkcbcm.jpg

3lekkbcmko.jpg

Thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm tổ chức Chương trình "Tự động hóa Thế giới tại Việt Nam 2023" giữa WTC BDNC và Coex

​​Việc ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất tại Việt Nam, góp phần vào việc tăng cường năng lực công nghệ cho ngành công nghiệp sản xuất và nâng cao sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế. WTC BDNC cam kết thực hiện tốt các thỏa thuận trong việc hợp tác với các đối tác quốc tế để gia tăng tính đổi mới sáng tạo và khuyến khích tăng trưởng trong ngành công nghiệp sản xuất tại Việt Nam.

2lkkbcm.jpg

Thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa WTC BDNC và Coex, với sự chứng kiến của lãnh đạo Tổng Công ty Becamex IDC, Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương và Đại diện công ty Coex tại Hàn Quốc

Tỉnh Bình Dương, nơi đặt trụ sở của WTC BDNC, là một trong những tỉnh, thành thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Việt Nam. Đến nay tỉnh đã thu hút đầu tư nước ngoài với hơn 4.000 dự án FDI trị giá gần 40 tỷ đô la Mỹ. Bình Dương cũng là địa phương có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng cao nhất Việt Nam, tạo nên một địa điểm thu hút cho các doanh nghiệp. Với 29  khu công nghiệp quy mô lớn đang hoạt động, tỉnh có một hệ sinh thái công nghiệp lý tưởng để hỗ trợ việc thực hiện các thỏa thuận trong Biên bản ghi nhớ này.

1ônghungctbcm.jpg

Ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Becamex IDC phát biểu chúc mừng tại Lễ ký kết

Bà Huỳnh Đinh Thái Linh - Giám đốc WTC BDNC, cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng được hỗ trợ cho sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất tại Việt Nam thông qua thỏa thuận hợp tác này và đây là một bước tiến quan trọng để hiện thực hóa tầm nhìn của chúng tôi về việc xây dựng tỉnh Bình Dương thành một trung tâm đổi mới sáng tạo và công nghệ của ngành công nghiệp sản xuất."

Nguồn: binhduong.gov.vn​

False
Ngoại giao kinh tế đáp ứng nhu cầu thực tiễn, hỗ trợ kịp thời các lĩnh vực kinh tế trọng điểmĐối ngoại Việt NamTinNgoại giao kinh tế đáp ứng nhu cầu thực tiễn, hỗ trợ kịp thời các lĩnh vực kinh tế trọng điểm/PublishingImages/2023-03/ngkt 1_Key_10032023145139.jpeg
Chiều 09-3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về ngoại giao kinh tế và những trọng tâm ngoại giao kinh tế năm 2023.
3/10/2023 15:00NoĐã ban hành

Hội nghị được kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, công tác ngoại giao kinh tế trong năm 2022 đã bám sát các trọng tâm điều hành của Chính phủ, các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, kịp thời chuyển trọng tâm từ ngoại giao phục vụ phòng, chống dịch bệnh sang phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; kịp thời hỗ trợ các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, triển khai quyết liệt và cụ thể hóa nhiệm vụ "lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ". 

Công tác nghiên cứu, tham mưu các vấn đề kinh tế được chú trọng, kịp thời, nhạy bén, phục vụ hiệu quả, thiết thực cho công tác điều hành kinh tế-xã hội của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương. Tiếp tục tham gia chủ động, tích cực, trách nhiệm, hiệu quả các cơ chế kinh tế đa phương, nhất là các diễn đàn đa phương về kinh tế, bảo đảm ứng xử cân bằng, hài hòa với các đối tác lớn và phù hợp với lợi ích của đất nước, bắt kịp các xu thế mới, sáng kiến mới nhằm huy động tối đa các nguồn lực phục vụ chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao vị thế, uy tín đất nước. 

ngkt 1.jpeg

Toàn cảnh hội nghị tại Hà Nội

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu 6 trọng tâm cho công tác ngoại giao kinh tế trong năm 2023, gồm: Tiếp tục đẩy mạnh triển khai, cụ thể hóa Chương trình hành động của Chính phủ; xác định hợp tác kinh tế là trọng tâm trong các hoạt động của lãnh đạo cấp cao; đẩy mạnh hỗ trợ xuất khẩu, đầu tư, du lịch, lao động, khoa học-công nghệ... với tinh thần "lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ"; tiếp tục chủ động, tích cực hội nhập và liên kết quốc tế; chú trọng tăng cường công tác nghiên cứu, tham mưu và đổi mới mạnh mẽ, đẩy mạnh sáng tạo, nâng cao hiệu quả để tạo chuyển biến thực chất trong triển khai ngoại giao kinh tế. 

ngkt.jpeg  

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại hội nghị

Tại Bình Dương, trong năm 2022, lãnh đạo tỉnh đã đón tiếp 24 đoàn với 205 lượt khách của các cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam, đoàn cấp cao của các quốc gia và địa phương nước ngoài đến tìm hiểu về tình hình kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư và giao lưu văn hóa. Bình Dương cũng đã tổ chức, phối hợp tổ chức nhiều sự kiện mang tầm quốc tế. Đồng thời tận dụng hiệu quả các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương; các đoàn ra, đoàn vào; tăng cường quan hệ đoàn kết, hữu nghị với Chính phủ và nhân dân các nước, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để thực hiện các hoạt động đối ngoại, góp phần phát triển kinh tế-xã hội.

ngkt 4.jpg

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Bình Dương

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá, thời gian vừa qua, với tinh thần làm việc khẩn trương, chủ động, quyết liệt, ngành Ngoại giao và các Bộ, ngành, địa phương đã triển khai kịp thời các nhiệm vụ đối ngoại nói chung, công tác ngoại giao kinh tế nói riêng, đóng góp cho đất nước theo hướng phục hồi nhanh và phát triển bền vững, đạt được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Thủ tướng nhấn mạnh: Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; là bạn tốt, đối tác tin cậy, thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển. Việt Nam quyết tâm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả; lấy nội lực (với 3 thành tố chính là con người, thiên nhiên, truyền thống lịch sử-văn hóa) là cơ bản, chiến lược, quyết định, lâu dài và ngoại lực là quan trọng, đột phá. Việt Nam đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với quan điểm xuyên suốt lấy con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực và nguồn lực phát triển, không hy sinh tiến bộ và công bằng, an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

ngkt 2.jpeg

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị 

Thủ tướng đề nghị, cần tiếp tục phát huy bản sắc "ngoại giao cây tre" theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bám sát, quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, giữ vững bản lĩnh, nguyên tắc nhưng chủ động, linh hoạt, mềm dẻo. Trong bối cảnh thời gian, nguồn lực có hạn, công việc nhiều, yêu cầu cao, suy nghĩ phải kỹ, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, làm việc nào dứt điểm việc đó, góp phần thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng), đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng…

Nguồn: binhduong.gov.vn​​

False
Tập đoàn SEP (Hàn Quốc) mong muốn đầu tư Khu liên hợp công nghiệp trung hòa Carbon tại Bình DươngĐối ngoại Bình DươngTinTập đoàn SEP (Hàn Quốc) mong muốn đầu tư Khu liên hợp công nghiệp trung hòa Carbon tại Bình Dương/PublishingImages/2023-03/SEP 3_Key_10032023145750.jpg
Sáng 09-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã tiếp Đoàn lãnh đạo Tập đoàn SEP (Hàn Quốc) và Công ty cổ phần Tập đoàn Gia Định do GS.Dong Hoon Huyn – Chủ tịch Tập đoàn SEP, giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật Hàn Quốc làm Trưởng đoàn đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại tỉnh.
3/10/2023 15:00YesĐã ban hành

Tại buổi tiếp, ông Dong Hoon Huyn cho biết, Trường Đại học Kỹ thuật Hàn Quốc chuyên đào tạo các ngành kỹ thuật, công nghệ và là trường đại học đầu tiên của Hàn Quốc có Khoa trung hòa Carbon.

Hiện nay, các tập đoàn lớn như Samsung, LG, Hyundai… đều đang tập trung chuyển đổi sang sản xuất trung hòa Carbon.

Dựa trên mô hình trung hòa Carbon đang được thí điểm bởi các Khu liên hợp công nghiệp Banwol-Sihwa tại Hàn Quốc, Tập đoàn SEP muốn đầu tư hơn 200 triệu đô la Mỹ để thành lập Khu liên hợp công nghiệp trung hòa Carbon chuyên về ngành giày và cơ sở hạ tầng giảm thiểu Carbon đầu tiên tại Việt Nam trên diện tích 180 hecta tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Theo đó, có khoảng 20 doanh nghiệp thành viên của SEP sẽ tham gia và đầu tư các giải pháp trung hòa Carbon. Thông qua dự án này, sẽ góp phần giảm phát thải nhà kính, bảo vệ môi trường; đóng góp tích cực cho định hướng phát triển "xanh" và bền vững của tỉnh.

SEP.jpg

Toàn cảnh buổi tiếp

Song song đó, Trường Đại học Kỹ thuật Hàn Quốc sẽ trao học bổng toàn phần cho các sinh viên được đào tạo ngành Công nghệ môi trường tại Hàn Quốc để phục vụ cho Bình Dương trong lĩnh vực này. Thời gian tới, ông Dong Hoon Huyn mong muốn lãnh đạo tỉnh Bình Dương sẽ tích cực quan tâm, hỗ trợ để dự án sớm được triển khai.

SEP 1.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng tặng quà lưu niệm cho ông Dong Hoon Huyn 

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng đánh giá cao sự quan tâm của Tập đoàn SEP và Trường Đại học Kỹ thuật Hàn Quốc dành cho Bình Dương. Giới thiệu khái quát về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua, ông Mai Hùng Dũng nhấn mạnh, Bình Dương rất hoan nghênh việc đầu tư dự án của Tập đoàn. Bình Dương luôn ưu tiên các dự án công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện với môi trường, ít thâm dụng lao động, tạo ra giá trị gia tăng cao… đáp ứng yêu cầu phát triển theo hướng xanh và bền vững. Do đó, đề xuất triển khai dự án của Tập đoàn là phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh.

SEP 3.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cam kết sẽ thúc đẩy dự án sớm hình thành. Đồng thời, đề nghị các sở, ban, ngành tỉ​nh hướng dẫn, tạo mọi điều kiện về thủ tục đầu tư để Tập đoàn sớm triển khai dự án.  

Nguồn: binhduong.gov.vn​

True
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Phó Thủ tướng CampuchiaĐối ngoại Việt NamTinChủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Phó Thủ tướng Campuchia/PublishingImages/2023-03/ttxvn_0403chutichnuoc4_Key_06032023160104.jpg
Chiều 4/3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia Samdech Krolahom Sar Kheng đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
3/6/2023 16:00YesĐã ban hành

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Phó Thủ tướng Campuchia - Ảnh 1. 

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Campuchia Samdech Krolahom Sar Kheng - Ảnh: TTXVN

Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chào mừng Phó Thủ tướng Campuchia Samdech Krolahom Sar Kheng thăm Việt Nam, là vị khách quốc tế đầu tiên Chủ tịch nước tiếp.

Trong bối cảnh hai nước có sự hợp tác chặt chẽ và sâu rộng trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là vừa có nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và Năm Hữu nghị Việt Nam-Campuchia 2022; đồng thời vừa diễn ra cuộc gặp cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) vào ngày 18/2/2023, chuyến thăm của Phó Thủ tướng góp phần làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia Samdech Krolahom Sar Kheng chúc mừng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vừa được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ cương vị đứng đầu Nhà nước Việt Nam, chuyển lời chúc mừng của Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni tới Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Phó Thủ tướng bày tỏ vinh dự là vị khách quốc tế đầu tiên được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp và mong muốn, tin tưởng Chủ tịch nước tiếp tục có nhiều đóng góp quan trọng vun đắp mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước ngày càng tốt đẹp.

Phó Thủ tướng đánh giá cao mối quan hệ tốt đẹp giữa hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước trong thời gian qua; sự hỗ trợ của Việt Nam với Campuchia trong tổ chức thành công nhiều sự kiện quan trọng trong năm 2022, trong đó có Hội nghị cấp cao ASEAN năm 2022; Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 43 (AIPA-43) cũng như trong phát triển kinh tế- xã hội. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Samdech Krolahom Sar Kheng cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đánh giá cao kết quả hợp tác về an ninh, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia giữa hai nước.

Đề cập trong năm 2023, Campuchia tổ chức nhiều sự kiện quan trọng, trong đó có cuộc bầu cử Quốc hội khóa VII, Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 32 (SEA Games 32) và Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á (Para Games), Phó Thủ tướng bày tỏ mong muốn Việt Nam hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm và ủng hộ Campuchia tổ chức thành công các sự kiện này.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Vương quốc Campuchia Samdech Krolahom Sar Kheng đề nghị Việt Nam phối hợp chuẩn bị tổ chức thành công hội nghị các tỉnh giáp biên; khánh thành hai cửa khẩu mới giữa hai nước, qua đó, thúc đẩy xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cảm ơn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia dành tình cảm và đánh giá cao tầm quan trọng của mối quan hệ hai nước; đồng thời trân trọng gửi lời cảm ơn tới Quốc vương Norodom Sihamoni đã gửi Thư chúc mừng khi được Quốc hội bầu là Chủ tịch nước; gửi lời cảm ơn tới Quốc vương, lãnh đạo Đảng Nhân dân Campuchia, lãnh đạo cấp cao Campuchia đã dành tình cảm và sự đón tiếp nồng hậu cho Chủ tịch nước trong chuyến thăm Campuchia năm ngoái trên cương vị Thường trực Ban Bí thư. Qua Phó Thủ tướng Samdech Krolahom Sar Kheng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi lời mời Quốc vương Norodom Sihamoni sớm thăm lại Việt Nam.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Phó Thủ tướng Campuchia - Ảnh 2. 

Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước chúc mừng Campuchia tổ chức thành công cuộc bầu cử Hội đồng xã, phường khóa V; đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN và AIPA 2022, giúp vị thế và uy tín quốc tế của Campuchia ngày càng nâng cao.

Bày tỏ vui mừng hợp tác giữa hai nước đạt kết quả tốt đẹp trong mọi lĩnh vực trong thời gian qua, Chủ tịch nước cho biết hai nước đã tổ chức thành công nhiều chuyến thăm cấp cao giữa hai Đảng, hai Nhà nước; kim ngạch thương mại song phương đạt kết quả tích cực; các hoạt động hợp tác kinh tế, giao lưu nhân dân diễn ra sôi nổi, trong đó có các tỉnh biên giới.

Chủ tịch nước đánh giá cao Bộ Nội vụ Campuchia và Bộ Công an Việt Nam đã hợp tác rất hiệu quả thời gian qua và là điểm sáng trong quan hệ hai nước; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Campuchia đã có nhiều đóng góp quan trọng, góp phần tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn đối với người Việt tại Campuchia.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tán thành với Phó Thủ tướng Campuchia về việc thúc đẩy hợp tác khu vực biên giới; qua đó, thúc đẩy xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Campuchia thực hiện các sự kiện quan trọng trong năm 2023, như tổ chức bầu cử Quốc hội khóa VII, Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 32 (SEA Games 32) và Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á (Para Games).

Nhân dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới lãnh đạo cấp cao và toàn thể nhân dân Campuchia, chúc Campuchia tiếp tục đạt được những thành tựu hơn nữa trong xây dựng và phát triển, qua đó góp phần thúc đẩy hợp tác hai nước ngày càng đạt được những thành tựu mới./.

Nguồn: baochinhphu.vn
True
Huyện Dầu Tiếng: Triển khai Tuyến đường điểm “thanh toán không dùng tiền mặt”Hoạt động đoàn thể; Tuyên truyền; Tin tứcHuyện Dầu Tiếng: Triển khai Tuyến đường điểm “thanh toán không dùng tiền mặt”/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/27/2023 10:00NoĐã ban hành
Nhằm thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số, thanh toán số, áp dụng nền tảng số hình thành xã hội văn minh, UBND huyện Dầu Tiếng ban hành Kế hoạch triển khai Tuyến đường điểm “thanh toán không dùng tiền mặt”.​Theo đó, dự kiến thời gian triển khai vào tháng 3/2023 tại tuyến đường Hùng Vương, khu phố 4B, thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng.
Mục đích của Kế hoạch nhằm thúc đẩy các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp, quán ăn, tiệm tạp hóa, trên địa bàn huyện sử dụng nền tảng số để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, tạo thuận lợi, an toàn cho người dân. Đồng thời, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hiểu về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, cách thức thực hiện chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong việc thực hiện chuyển đổi số, kinh tế số tiến tới thực hiện xã hội số trên địa bàn huyện.
Phòng Văn hóa Thông tin huyện Dầu Tiếng chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan, các ngân hàng và các trung tâm thanh toán không dùng tiền mặt để triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt trên tuyến đường "điểm" và toàn huyện.
Phòng Tài chính – Kế hoạch, phòng Kinh tế, Kho bạc Nhà nước, Chi cục Thuế huyện chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng, đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán và các đơn vị liên quan để nhanh chóng triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong các giao dịch trên địa bàn; vận động, khuyến khích các ngân hàng, đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán trên địa bàn có các hình thức miễn, giảm phí, khuyến mãi, giảm giá,… khi khách hàng dùng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; vận động các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt…
Theo kế hoạch, các phương tiện phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt có thể sử dụng cho tối thiểu 3 trong 4 phương thức sau: Mã vuông QR (Chuyển khoản hoặc thanh toán); qua website (Chuyển khoản hoặc thanh toán); Mobile Money và thẻ (POS); tích hợp sẵn sàng module thanh toán.​​​​

Nguồn: binhduong.gov.vn
False
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tiếp Tổng Lãnh sự Hoa KỳĐối ngoại Bình DươngTinBí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tiếp Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ/PublishingImages/2023-02/HK_Key_20022023080245.jpg
Sáng 16-02, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp bà Susan Burns – Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh đến chào xã giao lãnh đạo tỉnh.
2/20/2023 9:00YesĐã ban hành

Cùng tiếp có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành.

Tại buổi tiếp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi bày tỏ vui mừng được đón tiếp bà Susan Burns. Bí thư cũng thông tin những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế-xã hội của Bình Dương. Theo đó, trong những năm qua, tỉnh Bình Dương luôn được đánh giá là một trong những tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế - xã hội và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh luôn đạt mức tăng trưởng khá cao so với mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước, cơ cấu kinh tế của tỉnh dịch chuyển tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp.

HK.jpg

Toàn cảnh buổi tiếp

Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đến đầu tư tại Bình Dương, Hoa Kỳ hiện đứng thứ 13 với 134 dự án đầu tư với tổng số vốn hơn 1,35 tỷ đô la Mỹ, đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực điện, điện tử, logistics, gạch men và sứ vệ sinh, đồ gỗ và trang trí nội thất, hóa mỹ phẩm và các sản phẩm dệt may xuất khẩu.

Bí thư Tỉnh ủy cho biết, Bình Dương đang ưu tiên thu hút đầu tư các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tạo ra giá trị gia tăng cao phục vụ cho định hướng phát triển xanh và bền vững.

Thời gian tới, Bình Dương sẽ khởi công xây dựng các tuyến đường cao tốc trọng điểm đảm bảo kết nối với mạng lưới giao thông của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, kết nối, giao thương hàng hóa thuận lợi. Bên cạnh việc tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng và phát triển hệ thống giao thông hiện đại và đồng bộ, tỉnh Bình Dương cũng tích cực đầu tư phát triển lĩnh vực y tế, giáo dục-đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

HK 1.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tặng quà lưu niệm cho bà Susan Burns – Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh

Lãnh đạo tỉnh mong muốn, trên cương vị của mình, bà Susan Burns sẽ quan tâm, giới thiệu các doanh nghiệp Mỹ tiềm năng và phù hợp với tiêu chí của Bình Dương đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại tỉnh. Đồng thời, có nhiều hoạt động góp phần tăng cường hiệu quả hợp tác giữa hai bên, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ.

HK 2.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng tặng quà lưu niệm cho bà Susan Burns – Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh

Bà Susan Burns cảm ơn Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã dành thời gian đón tiếp và bày tỏ vui mừng khi được đến thăm Bình Dương, một tỉnh phát triển rất năng động.

Bà ấn tượng và ủng hộ định hướng phát triển của Bình Dương trong tương lai. Bên cạnh việc ưu tiên đầu tư, phát triển thương mại, trong nhiệm kỳ của mình, bà sẽ nỗ lực góp phần thúc đẩy hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và năng lượng sạch.

Bày tỏ niềm vui khi năm 2023, hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ kỷ niệm 10 năm mối quan hệ đối tác toàn diện, bà Susan Burns hy vọng hai bên sẽ nâng tầm mối quan hệ lên đối tác chiến lược và mong muốn quan hệ hợp tác giữa hai nước sẽ không ngừng phát triển.

HK 3.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Thông qua mối quan hệ hợp tác tốt đẹp bao năm qua giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cũng mong muốn thời gian tới, sẽ có nhiều doanh nghiệp, đối tác Hoa Kỳ đặt chân đến Bình Dương và xúc tiến việc thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Bình Dương và bang Nebras​ka (Hoa Kỳ).

Nguồn: binhduong.gov.vn

True
Bình Dương và TP. Daejeon (Hàn Quốc) tiếp tục ký kết tăng cường hợp tác hữu nghịĐối ngoại Bình DươngTinBình Dương và TP. Daejeon (Hàn Quốc) tiếp tục ký kết tăng cường hợp tác hữu nghị/PublishingImages/2023-02/TLSHK 1_Key_16022023115404_Key_20022023080507.jpg
​Chiều 15-02, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp Đoàn Hội đồng TP. Daejeon (Hàn Quốc) do ông Lee Sang Rae - Chủ tịch Hội đồng TP. Daejeon làm Trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại Bình Dương.
2/20/2023 9:00YesĐã ban hành

Cùng tiếp có ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Tại buổi tiếp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi hoan nghênh chuyến thăm và làm việc của Đoàn Hội đồng TP. Daejeon. Đồng thời, đánh giá cao hoạt động của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Bình Dương, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội, tiến tới xây dựng Thành phố thông minh Bình Dương trong tương lai.

TLSHK.jpg​​

Toàn cảnh Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tiếp ông Lee Sang Rae - Chủ tịch Hội đồng TP. Daejeon

Bí thư Tỉnh ủy mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ tiếp tục tìm hiểu môi trường đầu tư tại Bình Dương, nhất là trong các lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao; đồng thời có các hoạt động giao lưu văn hóa sâu rộng nhằm thắt chặt mối quan hệ tốt đẹp của tỉnh Bình Dương-TP. Daejeon nói riêng và hai nước Việt Nam-Hàn Quốc nói chung.

TLSHK 2.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi (bìa phải) tặng quà lưu niệm cho ông Lee Sang Rae - Chủ tịch Hội đồng TP. Daejeon

Ông Lee Sang Rae - Chủ tịch Hội đồng TP. Daejeon cảm ơn lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động hiệu quả trong thời gian qua. Ông khẳng định, với vị trí và nhiệm vụ của mình, ông sẽ cố gắng hết sức để vun đắp cho mối quan hệ giữa hai bên tốt đẹp, bền chặt hơn.

TLSHK 1.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

* Chiều cùng ngày, Thường trực HĐND tỉnh cũng đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn Hội đồng TP.Daejeon.

Tham dự có ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng lãnh đạo HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành. 

kyketDJ.jpg

Toàn cảnh buổi làm việc

Tại buổi làm việc, bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chia sẻ, sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trên nhiều lĩnh vực đều có bước phát triển vượt bậc, đem lại lợi ích chung cho cả hai quốc gia. Ngay từ năm 2005, tỉnh Bình Dương và TP. Daejeon đã ký kết thỏa thuận hợp tác hữu nghị; HĐND tỉnh Bình Dương và Hội đồng TP. Daejeon chính thức ký kết biên bản ghi nhớ về quan hệ trao đổi và hợp tác kể từ năm 2006. Qua đó, hai địa phương đã triển khai nhiều hoạt động trao đổi các đoàn đại biểu cấp cao và hợp tác đa dạng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực dân cử; từ đó thắt chặt mối quan hệ giữa tỉnh Bình Dương và TP. Daejeon, đồng thời góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.

kyketDJ 3.jpg

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng ​- Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng thông tin, trong năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương tiếp tục khởi sắc và đạt nhiều kết quả tích cực, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tỉnh hiện đứng thứ 2 trong cả nước chỉ sau TP.Hồ Chí Minh về thu hút vốn FDI. Hàn Quốc là quốc gia đứng thứ 5 trong 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Bình Dương với 760 dự án, tổng số vốn đầu tư là 3,3 tỷ đô la Mỹ.

kyketDJ 2.jpg

Ông Nguyễn Hoàng Thao (bìa phải) - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tặng quà lưu niệm cho ông Lee Sang Rae - Chủ tịch Hội đồng TP. Daejeon

Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Bình Dương và TP. Daejeon đã trao đổi cởi mở về mối quan hệ hợp tác bền chặt trên lĩnh vực văn hóa và đầu tư phát triển.

kyketDJ 4.jpg

kyketDJ 1.jpg

HĐND tỉnh Bình Dương và Hội đồng TP. Daejeon ký kết biên bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác hữu nghị   ​​​

Dịp này, HĐND tỉnh Bình Dương và Hội đồng TP. Daejeon đã thực hiện ký kết Biên bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác hữu nghị. Theo đó, hai bên sẽ nỗ lực xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa chính quyền địa phương, khu vực tư nhân và các nhóm công dân dựa trên sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau; thường xuyên chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong hoạt động của cơ quan dân cử; cùng nhau cử các đoàn tham dự các lễ hội, sự kiện thể thao, văn hóa ở hai khu vực và tích cực thúc đẩy giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, du lịch. Đồng thời tích cực hợp tác để tạo cơ hội trong phát triển kinh tế và thương mại, các lĩnh vực khoa học và công nghệ cùng có lợi cho hai bên.  

Nguồn: binhduong.gov.vn​

True
Tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-BruneiĐối ngoại Việt NamTinTăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Brunei/PublishingImages/2023-02/b4ba6d251b0afa3c663e1ac1814e874e-1676093199430402634719-83-0-1333-2000-crop-16760932070272025420584 (1)_Key_13022023102248.jpg
Sáng 11/02, sau cuộc hội kiến các thành viên Hoàng gia Brunei Darussalam tại Hoàng cung Istana Nurul Iman, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Quốc vương Hassanal Bolkiah.
2/13/2023 11:00NoĐã ban hành

Phía Brunei đã dành nghi lễ lễ tân đặc biệt khi toàn bộ thành viên hoàng gia đón và tham dự cuộc tiếp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Brunei - Ảnh 1. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Quốc vương Hassanal Bolkiah - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Quốc vương Hassanal Bolkiah nồng nhiệt chào mừng và đánh giá cao ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Brunei Darussalam của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, giúp tạo động lực mới thúc đẩy hợp tác hai nước phát triển ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. 

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Brunei - Ảnh 2. 

Các thành viên Hoàng gia Brunei chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Quốc vương Brunei bày tỏ hài lòng với việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện nhân chuyến thăm của Quốc vương tới Việt Nam năm 2019; đồng thời trân trọng chuyển lời hỏi thăm tới Lãnh đạo cấp cao Việt Nam. Quốc vương cũng chúc mừng Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh COVID-19, nhanh chóng phục hồi với tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất khu vực; khẳng định Brunei luôn coi trọng và mong muốn không ngừng phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục và nông nghiệp.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Brunei - Ảnh 3. 

Quốc vương Hassanal Bolkiah nồng nhiệt chào mừng và đánh giá cao ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Brunei Darussalam của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm của Quốc vương và Hoàng gia Brunei; trân trọng chuyển lời thăm hỏi thân tình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới Quốc vương và Hoàng gia. Thủ tướng Chính phủ cũng bày tỏ vui mừng đến thăm đất nước đã gắn liền với dấu mốc hội nhập quốc tế quan trọng của Việt Nam, khi chính tại thủ đô Bandar Seri Begawan tháng 7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN; khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện với Brunei.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Brunei - Ảnh 4. 

Thủ tướng Chính phủ chúc mừng những thành tựu của Brunei trong phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, tin tưởng Brunei sẽ sớm thực hiện thành công Tầm nhìn Brunei 2035 (Wawasan Brunei 2035) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ chúc mừng những thành tựu của Brunei trong phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, tin tưởng Brunei sẽ sớm thực hiện thành công Tầm nhìn Brunei 2035 (Wawasan Brunei 2035), trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển năng động và bền vững.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Brunei - Ảnh 5. 

Quốc vương Brunei bày tỏ hài lòng với việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện nhân chuyến thăm của Quốc vương tới Việt Nam năm 2019 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai nhà Lãnh đạo đánh giá cao sự phát triển hiệu quả của quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Brunei Darussalam trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, an ninh, quốc phòng, đến kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác biển, năng lượng, giáo dục đào tạo… đặc biệt, hợp tác thương mại đã đạt bước tiến vượt bậc; kim ngạch hai chiều năm 2022 đạt 725,8 triệu USD, tăng 134% so với năm 2021.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Brunei - Ảnh 5. 

Hai nhà Lãnh đạo nhất trí cao về các phương hướng tăng cường hợp tác Việt Nam-Brunei trên các lĩnh vực trong thời gian tới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai nhà Lãnh đạo nhất trí cao về các phương hướng tăng cường hợp tác Việt Nam-Brunei trên các lĩnh vực trong thời gian tới. Theo đó, hai bên sẽ tiếp tục thúc đẩy trao đổi, tiếp xúc ở cấp cao và các cấp; triển khai hiệu quả cơ chế hợp tác Ủy ban Hợp tác song phương cấp Bộ trưởng Ngoại giao; thực hiện hiệu quả các thỏa thuận hợp tác quan trọng, nhất là Chương trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Brunei Darussalam giai đoạn 2023-2027 vừa được ký kết dịp này. Hai bên nhất trí thúc đẩy tăng trưởng thương mại theo hướng đa dạng và cân bằng hơn; xem xét khả năng hợp tác liên doanh khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản cũng như tìm kiếm cơ hội trong các lĩnh vực hợp tác mới như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Brunei - Ảnh 7. 

Lễ ký kết và trao đổi Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác Toàn diện 2023-2027 và Công hàm trao đổi Thỏa thuận Miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ giữa Việt Nam và Brunei Darussalam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Brunei Darussalam tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường Brunei Darussalam, nhất là gạo và các sản phẩm nông, thủy sản đạt tiêu chuẩn Halal; hoan nghênh và sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Brunei Darussalam mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đề nghị hai bên tăng cường hợp tác kết nối hai nền kinh tế nhằm hỗ trợ xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả.

Hai nhà Lãnh đạo cũng nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực quan trọng khác như quốc phòng, an ninh và hợp tác biển, trong đó có duy trì hiệu quả Đường dây nóng hỗ trợ hoạt động nghề cá và chia sẻ thông tin thực thi pháp luật trên biển; đồng thời, thúc đẩy hợp tác giáo dục-đào tạo, du lịch, tăng cường kết nối, nâng tần suất các tuyến bay thương mại trực tiếp.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Brunei - Ảnh 8. 

Quốc vương Hassanal Bolkiah lái xe đưa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân tham quan Hoàng cung và tới dự tiệc chiêu đãi - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2021 của Brunei Darussalam cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa hai nước khi Việt Nam là Chủ tịch ASEAN năm 2020. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí tiếp tục tăng cường tham vấn và phối hợp chặt chẽ giữa hai nước tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; giữ gìn đoàn kết và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN.

Hai nhà Lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh và tự do hàng hải tại Biển Đông; cùng phối hợp duy trì đoàn kết và lập trường chung của ASEAN trong vấn đề Biển Đông, phấn đấu có tiến triển trong đàm phán bộ Quy tắc ứng xử (COC).

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Brunei - Ảnh 7. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Quốc vương Hassanal Bolkiah dự tiệc chiêu đãi - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trân trọng mời Quốc vương Brunei và Hoàng hậu sang thăm Việt Nam vào thời gian phù hợp. Quốc vương Brunei vui vẻ nhận lời và mong sớm sang thăm Việt Nam.

Kết thúc Hội đàm, hai nhà Lãnh đạo đã chứng kiến lễ ký kết và trao đổi Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác Toàn diện 2023-2027 và Công hàm trao đổi Thỏa thuận Miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ giữa Việt Nam và Brunei Darussalam./.

Nguồn: baochinhphu.vn


False
Việt Nam và Singapore thiết lập Quan hệ Đối tác kinh tế số-kinh tế xanhĐối ngoại Việt NamTinViệt Nam và Singapore thiết lập Quan hệ Đối tác kinh tế số-kinh tế xanh/PublishingImages/2023-02/img6111-1675922402756710058962-30-0-584-886-crop-1675922804177223113974_Key_10022023082919.jpg
Trưa 9/2, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, ngay sau hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long chứng kiến lễ trao đổi các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
2/10/2023 9:00YesĐã ban hành

Việt Nam và Singapore thiết lập Quan hệ Đối tác kinh tế số-kinh tế xanh - Ảnh 1. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long chứng kiến lễ trao đổi Bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ về việc thiết lập Quan hệ Đối tác kinh tế số-kinh tế xanh giữa Việt Nam và Singapore được ký kết bởi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng thứ hai Bộ Công Thương kiêm Bộ trưởng Bộ Lao động Singapore Tan See Leng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong đó, Bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ về việc thiết lập Quan hệ Đối tác kinh tế số-kinh tế xanh giữa Việt Nam và Singapore được ký kết bởi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng thứ hai Bộ Công Thương kiêm Bộ trưởng Bộ Lao động Singapore Tan See Leng.

Bản ghi nhớ giữa hai Bộ Công Thương về kế hoạch hợp tác kinh tế và thương mại được ký kết bởi Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng thứ hai Bộ Công Thương kiêm Bộ trưởng Bộ Lao động Singapore Tan See Leng.

Việt Nam và Singapore thiết lập Quan hệ Đối tác kinh tế số-kinh tế xanh - Ảnh 2. 

Bản ghi nhớ giữa hai Bộ Công Thương về kế hoạch hợp tác kinh tế và thương mại được ký kết bởi Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng thứ hai Bộ Công Thương kiêm Bộ trưởng Bộ Lao động Singapore Tan See Leng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ông Nguyễn Tường Lâm, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Quốc gia về thanh niên, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và ông Alvin Tan, Quốc Vụ khanh Bộ Văn hóa, Cộng đồng và Thanh niên, Phó Chủ tịch Hội đồng Thanh niên quốc gia Singapore ký Bản ghi nhớ về hợp tác thanh niên giữa Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam và Hội đồng Thanh niên quốc gia Singapore.

Ông Nguyễn Đình Việt, quyền Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và Cục trưởng Cục Hàng hải Singapore ký kết Bản ghi nhớ hợp tác hàng hải.


Việt Nam và Singapore thiết lập Quan hệ Đối tác kinh tế số-kinh tế xanh - Ảnh 3. 

Ông Nguyễn Tường Lâm, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Quốc gia về thanh niên, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và ông Alvin Tan, Quốc Vụ khanh Bộ Văn hóa, Cộng đồng và Thanh niên, Phó Chủ tịch Hội đồng Thanh niên quốc gia Singapore ký Bản ghi nhớ về hợp tác thanh niên giữa Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam và Hội đồng Thanh niên quốc gia Singapore - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Một trong những nội dung trọng tâm trong chuyến thăm Singapore lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính là thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mới, quan trọng, như đổi mới sáng tạo, kinh tế số, chuyển đổi số, kinh tế xanh…

Thời gian tới, Việt Nam và Singapore dự kiến sẽ đẩy mạnh chia sẻ kinh nghiệm quản lý, các sáng kiến, nền tảng trong lĩnh vực chuyển đổi số trên 3 trụ cột là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số; hỗ trợ Việt Nam xây dựng nền tảng số, thúc đẩy chuyển đổi số trên các lĩnh vực ưu tiên, như quản lý dân cư, tài chính ngân hàng, đất đai, thương mại điện tử…

Đồng thời, hai bên sẽ hợp tác phát triển, kết nối chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, trong đó có chia sẻ, kết nối các cơ sở dữ liệu quốc gia (như dữ liệu về hàng hóa, phương tiện vận chuyển, thương mại hướng tới thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hai nước tiến hành hoàn toàn trên môi trường số).


Việt Nam và Singapore thiết lập Quan hệ Đối tác kinh tế số-kinh tế xanh - Ảnh 4. 

Ông Nguyễn Đình Việt, quyền Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và Cục trưởng Cục Hàng hải Singapore ký kết Bản ghi nhớ hợp tác hàng hải giữa Cục Hàng hải Việt Nam và Cơ quan Hàng hải và Cảng Singapore - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về kinh tế xanh, hai bên sẽ phối hợp, hỗ trợ Việt Nam thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng, hướng tới mục tiêu giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050. Việc thúc đẩy kết nối lưới điện giữa Việt Nam-Singapore cũng được kỳ vọng sẽ là hình mẫu cho việc hợp tác về thương mại, kết nối điện trong ASEAN, phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững.

Phía Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Singapore mở rộng đầu tư tại Việt Nam, nhất là trên các lĩnh vực ưu tiên, như đổi mới công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, chuyển đổi số; ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng xanh; hạ tầng công nghiệp, hạ tầng đô thị; phát triển thị trường vốn; đào tạo nguồn nhân lực; công nghiệp dược, sản xuất các thiết bị y tế; công nghiệp chế biến, chế tạo, vật liệu, điện tử; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Nguồn: baochinhphu.vn




True
Triển khai kế hoạch cải cách hành chính năm 2023Hoạt động của Sở Ngoại VụTinTriển khai kế hoạch cải cách hành chính năm 2023/PublishingImages/2023-02/z4093604638323_b9f1f125f4bda6e46ef5864de2bf4800_Key_08022023161101.jpg
Chiều ngày 08/02/2023, Sở Ngoại vụ tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch cải cách hành chính năm 2023.
2/8/2023 17:00YesĐã ban hành

z4093604638323_b9f1f125f4bda6e46ef5864de2bf4800.jpg 

Mục đích của kế hoạch nhằm triển khai toàn diện, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cải cách hành chính theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách thủ tục hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030; Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030; cụ thể hóa kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp; Nâng cao hơn nữa hiệu quả, năng lực và thái độ phục vụ của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong Sở. Qua đó, nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức và doanh nghiệp; Hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở; đảm bảo sự quản lý, điều hành thông suốt, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả.

Nội dung của Kế hoạch gồm 07 nhiệm vụ trọng tâm: Công tác chỉ đạo, điều hành, cải cách hành chính; Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Cải cách chế độ công vụ; Cải cách tài chính công; Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số.

Bà Hà Thanh, Giám đốc Sở đề nghị Trưởng các phòng, đơn vị nghiêm túc quán triệt và triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ trọng tâm và từng nhiệm vụ cụ thể của Kế hoạch. Giao Văn phòng Sở theo dõi việc thực hiện Kế hoạch; tổng hợp tham mưu xây dựng báo cáo kết quả triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính của cơ quan theo quy định.

z4093604647672_273b4920068a9fa0c2312209dfe9e2ff.jpg

Kim Mai

True
Hội nghị công chức, viên chức và người lao động năm 2022Hoạt động của Sở Ngoại VụTinHội nghị công chức, viên chức và người lao động năm 2022/PublishingImages/2023-02/HNCBCC 1_Key_01022023141939.jpg
Sáng ngày 31/01/2023, Sở Ngoại vụ tổ chức Hội nghị công chức, viên chức và người lao động năm 2022. Tham dự Hội nghị có ông Đặng Thanh Vân – Chủ tịch Công đoàn viên chức tỉnh; đại diện Sở Nội vụ cùng toàn thể lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động thuộc Sở Ngoại vụ.
2/1/2023 15:00YesĐã ban hành

toan canh hncbcc.JPG

Toàn cảnh Hội nghị.

​Hội nghị công chức, viên chức và người lao động là hoạt động thường niên, được tổ chức định kỳ hàng năm nhằm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm qua và đề ra phương hướng nhiệm vụ trong năm tới.

HNCBCC 1.jpg

Từ trái qua: Bà Nguyễn Thị Mộng Tuyền, Phó Chủ tịch Công đoàn Sở; Bà Hà Thanh, Giám đốc Sở; Ông Võ Thành Nhân, Phó Giám đốc Sở.

Tại Hội nghị, Sở Ngoại vụ thông qua báo cáo tóm tắt công tác Ngoại vụ năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2023; Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ năm 2022 và phương hướng thực hiện năm 2023; Báo cáo đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc thực hiện kế hoạch công tác năm 2022; Báo cáo tổng kết phong trào thi đua năm 2022, phát động phong trào thi đua năm 2023; Báo cáo tổng kết hoạt động của Ban thanh tra nhân dân năm 2022, phương hướng hoạt động năm 2023; Báo cáo thu chi kinh phí hoạt động năm 2022, phương hướng thu chi, công khai tài chính năm 2023, Thông qua Dự thảo Quy chế Chi tiêu nội bộ năm 2023;...

HNCBCC 2.jpg

Bà Hà Thanh, Giám đốc Sở phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, bà Hà Thanh, Giám đốc Sở cho hay năm 2022 với sự đoàn kết của tập thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Sở đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, kịp thời, linh hoạt đề xuất những hình thức mới để tham mưu Lãnh đạo tỉnh duy trì các hoạt động đối ngoại với các địa phương có quan hệ hợp tác hữu nghị và các đối tác nước ngoài nhằm tiếp tục duy trì công tác đối ngoại của địa phương trong tình hình mới, góp phần nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế và thu hút đầu tư.

Chi bộ được Đảng ủy Khối các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2022 và tặng Giấy khen; Công đoàn đạt danh hiệu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2022 và được LĐLĐ tỉnh tặng Bằng khen; Đoàn Thanh niên đạt tiêu chuẩn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2022, được  Ban Chấp hành Trung ương Đoàn tặng cờ thi đua xuất sắc và Đoàn khối công nhận Chi đoàn dẫn đầu xuất sắc. Đó là kết quả nỗ lực của cả tập thể công chức, viên chức. người lao động của Sở Ngoại vụ.

Để phát huy những kết quả đạt được trong năm 2022, bà Hà Thanh đề nghị các đoàn viên công đoàn ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, tích cực tham gia nhiều hơn nữa các hoạt động do cơ quan và Công đoàn phát động, tổ chức; tích cực phát huy vai trò tham gia ý kiến tại các cuộc họp nhằm xây dựng tổ chức ngày càng phát triển hơn.

Hội nghị cũng đã nghe các báo cáo khác như: Báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; công khai tài chính năm 2023; thông qua các quy chế; thảo luận và đóng góp những ý kiến thiết thực nhằm góp phần thực hiện tốt các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ đề ra của Sở trong năm 2023. Cũng tại Hội nghị, Sở đã công bố các quyết định khen thưởng và trao thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác năm 2022. 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập thể xét công nhận Lao động tiên tiến, có 07 CBCCVC đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở, 22 CBCCVC đạt "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ", xét nâng lương trước hạn năm 2022 cho 02 cá nhân, công nhận 04 tập thể "Lao động tiên tiến", Sở Ngoại vụ đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 02 tập thể, 07 cá nhân. Trong năm 2022 Sở Ngoại vụ đề nghị Chính phủ tặng Bằng khen cho 01 cá nhân.

HNCBCC 3.JPG

Ông Đặng Thanh Vân, Chủ tịch Công đoàn viên chức tỉnh phát biểu tại Hội nghị.

Thay mặt Công đoàn viên chức tỉnh, ông Đặng Thanh Vân ghi nhận nỗ lực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Sở trong thời gian qua. Đồng thời, ông cũng đã hướng dẫn và đề nghị đơn vị bổ sung thêm một số nội dung vào quyển tài liệu Hội nghị; hướng dẫn bổ sung công tác Ban thanh tra nhân dân; về hoạt động của Ban chấp hành công đoàn và bản ký giao ước thi đua giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với công đoàn cơ sở để hoàn chỉnh và đầy đủ các nội dung theo quy định.

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

HNCBCC 4.JPG

HNCBCC 5.JPG


HNCBCC 7.JPG

HNCBCC 8.jpg

HNCBCC 9.JPG

HNCBCC 10.jpg

Kim Mai



True
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023Tin tứcTinChủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023/PublishingImages/2023-01/z4054405721503_db02e7fd39d14f91300798965eebc3ee_Key_22012023025647_Key_27012023083956.jpg
Nhân dịp Tết Nguyên đán Qúy Mão 2023, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã phát biểu chúc mừng năm mới 2023. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh.​​
1/27/2023 9:00YesĐã ban hành

z4054405721503_db02e7fd39d14f91300798965eebc3ee_Key_22012023025647.jpg

Kính thưa đồng bào, đồng chí, các cán bộ, chiến sĩ cùng toàn thể cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Bình Dương!

Năm Nhâm Dần 2022 đi qua với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế - chính trị thế giới tác động tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội.

Nhưng bằng sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân; tỉnh Bình Dương đã đạt được nhiều kết quả, thành tích quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Nổi bật là: Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2022 tăng 8,02%.

- Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của tỉnh đạt hơn 60 tỷ đô la Mỹ, trong đó thặng dư thương mại đạt 9,2 tỷ đô la Mỹ.

- Thu ngân sách đạt gần 70.000 tỷ đồng, vượt 13% dự toán được giao.

- Bình Dương tiếp tục là điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi tỉnh nhà thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài với hơn 3,14 tỷ đô la Mỹ. Thu hút đầu tư trong nước cũng đạt hơn 100.000 tỷ đồng (tương ứng gần 4,3 tỷ đô la Mỹ). Đây là mức thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài cao nhất trong những năm gần đây.

- Mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn sau đại dịch Covid - 19 nhưng tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 14,8% so với cùng kỳ.

Bình Dương tiếp tục được Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới đánh giá là địa phương nằm trong TOP 7 cộng đồng có chiến lược phát triển Thành phố Thông minh tiêu biểu trên thế giới.

Bình Dương đã thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ, chúng ta đã góp phần triển khai hiệu quả công tác xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, công tác cấp căn cước công dân và mã định danh điện tử,... tổ chức thí điểm thành công mô hình số hóa hồ sơ hộ tịch và an sinh xã hội.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn, tỉnh cũng đã cơ bản giải quyết tốt các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19, chăm lo Tết cho các đối tượng chính sách, người lao động gặp khó khăn; giữ vững ổn định quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội và tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 25 năm tỉnh Bình Dương xây dựng và phát triển.

Những kết quả này là động lực quan trọng góp phần củng cố niềm tin; tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Bình Dương vững bước phát triển. Bình Dương tiếp tục được đánh giá là địa phương có quy mô nền kinh tế đứng thứ 3 cả nước, đạt quy mô gần 500.000 tỷ đồng.

Kính thưa đồng bào, đồng chí, các cán bộ, chiến sĩ cùng toàn thể cộng đồng doanh nghiệp tỉnh nhà!

Những thành tựu đạt được trong khó khăn, thách thức của năm 2022 là kết quả của sự nỗ lực to lớn, tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng cùng nhau vượt qua các khó khăn, thử thách của cả hệ thống chính trị, người dân, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh nhà.

Những thắng lợi đó sẽ tạo ra thế và lực mới cho tỉnh Bình Dương chúng ta bước vào năm 2023 với niềm phấn khởi, sự tự tin và quyết tâm cao hơn.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Bình Dương, tôi hoan nghênh và biểu dương sự nỗ lực, phấn đấu của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân, lực lượng vũ trang và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn.

 Xin chân thành cảm ơn toàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ và cộng đồng doanh nghiệp đã nêu cao tinh thần yêu nước, chung sức, đồng lòng để tạo nên những thành công trong năm qua.

Bước sang năm 2023 - năm bản lề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025; bên cạnh những thuận lợi cơ bản, dự báo nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

 Ủy ban nhân dân tỉnh quyết tâm sẽ triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết của Chính phủ, của Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh ngay từ đầu năm; trong đó tiếp tục tận dụng tốt các cơ hội, tập trung phát triển kinh tế - xã hội theo hướng ổn định và bền vững, chú trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng,

Tập trung đầu tư cho các dự án giao thông, công nghiệp trọng điểm, đẩy mạnh cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao tính minh bạch và năng lực cạnh tranh, tiếp tục tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh; cải thiện đời sống nhân dân.

Bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế.

Với quyết tâm cao và khí thế phấn khởi đón chào một mùa Xuân mới, thay mặt Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Dương tôi kêu gọi toàn thể đồng bào, đồng chí; cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, bà con kiều bào và cộng đồng doanh nghiệp toàn tỉnh phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua những khó khăn, thách thức, tạo tiền đề vững chắc xây dựng quê hương Bình Dương ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Trước thềm năm mới và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, thay mặt Lãnh đạo tỉnh Bình Dương, tôi xin chúc toàn thể đồng bào, đồng chí, các cán bộ, chiến sĩ và cộng đồng doanh nghiệp tỉnh nhà luôn an khang, thịnh vượng.

Chúc cho mỗi gia đình, mỗi người dân Bình Dương có một năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.

Chúc tỉnh Bình Dương thân yêu của chúng ta phát triển bền vững trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển.

Trân trọng kính chào!

Nguồn: binhduong.gov.vn

True
Ngoại giao Việt Nam 2023: Nỗ lực phấn đấu để xứng đáng với sứ mệnh được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phóĐối ngoại Việt NamBài viếtNgoại giao Việt Nam 2023: Nỗ lực phấn đấu để xứng đáng với sứ mệnh được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó/PublishingImages/2023-01/bui-thanh-son-16740942615971429926140_Key_27012023084451.jpg
Trước những thách thức đặt ra, chính sách đối ngoại của đất nước càng thể hiện bản sắc rõ ràng của ngoại giao cây tre Việt Nam, "dĩ bất biến ứng vạn biến". Để làm được điều đó, ngành ngoại giao tiếp tục phấn đấu, nỗ lực hết mình, quyết tâm phát triền nền ngoại giao Việt Nam "vừa hồng vừa chuyên", trong sạch, vững mạnh, tiên phong, toàn diện, hiện đại, chủ động, thích ứng để xứng đáng với sứ mệnh nặng nề nhưng hết sức vẻ vang mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
1/27/2023 9:00NoĐã ban hành

bui-thanh-son-16740942615971429926140.jpg

Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khi trả lời phỏng vấn báo chí nhân dịp cuối năm 2022.

Xin Bộ trưởng cho biết những điểm sáng trong công tác của ngành ngoại giao trong năm 2022?

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Trong bối cảnh phức tạp, nhiều biến động của tình hình thế giới năm 2022, dưới sự chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội, ngành ngoại giao đã bám sát đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, kết quả của Hội nghị Đối ngoại toàn quốc lần thứ nhất, triển khai kịp thời, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm với các giải pháp cụ thể nhằm đóng góp vào nỗ lực thực hiện tốt ba nhiệm vụ cơ bản là bảo đảm mục tiêu an ninh, phát triển và nâng cao vị thế của đất nước.

Chúng ta đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Quốc hội, ngoại giao nhân dân và các hoạt động đối ngoại của các ban, bộ, ngành, địa phương để từ đó phát huy sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị.

Có thể nêu một số đóng góp nổi bật của ngành ngoại giao trong năm 2022 như sau:

Đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội, phục hồi kinh tế của đất nước sau đại dịch COVID-19 với phương châm "lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ". Trên tinh thần Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư và bám sát trọng tâm điều hành kinh tế-xã hội của Chính phủ, Bộ Ngoại giao, cùng với sự hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, đã chủ động, kịp thời chuyển trạng thái ngoại giao kinh tế từ hỗ trợ phòng chống dịch bệnh sang hỗ trợ thích ứng an toàn, thu hút nguồn lực từ bên ngoài phục vụ phục hồi tăng trưởng trong nước và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho đất nước. Chúng ta đã quản lý tốt biên giới trên bộ, trên biển, giữ gìn đường biên hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển đồng thời tăng cường đàm phán, đối thoại giải quyết tranh chấp, tăng cường hợp tác biển, củng cố tin cậy với các nước; kịp  thời trao đổi, xử lý các vi phạm trên cơ sở luật pháp quốc tế. Tại các diễn đàn đa phương, Việt Nam chủ động có những phát biểu quan trọng để củng cố sự quan tâm của các nước, khẳng định thượng tôn pháp luật trên biển, UNCLOS 1982.

Về đối ngoại song phương, tiếp tục tăng cường, củng cố quan hệ với các nước lớn, các nước láng giềng, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống. Chúng ta đã tiến hành nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng, trong đó, nhiều hoạt động mang tầm chiến lược và có ý nghĩa lịch sử, nhất là chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ngoài ra, ta đã nâng cấp quan hệ với Hàn Quốc lên "Đối tác chiến lược toàn diện" nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Hàn Quốc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, đưa tổng số nước có quan hệ "Đối tác chiến lược toàn diện" với Việt Nam lên 4 nước; thiết lập quan hệ ngoại giao với quần đảo Cook, đưa tổng số nước có quan hệ ngoại giao lên 190 nước.

Về đa phương, thể hiện tốt vai trò thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, ghi nhiều dấu ấn quan trọng với việc được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 77; trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025; trúng cử Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể của UNESCO nhiệm kỳ 2022 - 2026.

Triển khai linh hoạt, kịp thời, hiệu quả hoạt động ngoại giao vaccine, giúp Việt Nam có độ bao phủ vaccine cao nhất thế giới. Đây là kết tinh tổng lực, quyết liệt từ các cấp, các ngành và từ trong đến ngoài nước.

Làm tốt công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân. Thực hiện hiệu quả Kết luận 12 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, tích cực vận động thu hút nguồn lực tri thức, kinh tế của kiều bào cho phát triển đất nước (kiều hối đến hết tháng 10 đạt 9,5 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng cao dịp Tết Nguyên đán). Công tác bảo hộ công dân được triển khai thường xuyên, nhanh chóng, hiệu quả. Trong năm 2022, chúng ta đã thực hiện hành bảo hộ cho khoảng 21.500 trường hợp công dân Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới. Trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine, chúng ta đã cơ bản hoàn tất việc sơ tán an toàn khoảng 6.000 công dân, kiều bào khỏi khu vực chiến sự; phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước và nước sở tại đưa 1.400 người lao động Việt Nam bị lừa đảo sang làm việc bất hợp pháp ở Campuchia về nước; tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân và đưa 700 ngư dân Việt Nam về nước.

Bên cạnh đó, đổi mới mạnh mẽ công tác thông tin đối ngoại và ngoại giao văn hóa cả về nội dung và hình thức, tận dụng sức mạnh của công nghệ số; góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế và vận động quốc tế công nhận những di sản văn hóa giá trị của Việt Nam, nâng cao sức mạnh mềm quốc gia. Trong năm 2022, Việt Nam đã có thêm 4 di sản được UNESCO ghi danh (gồm Di sản Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh, Bia ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, Thành phố học tập Cao Lãnh và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm). Nỗ lực của đội ngũ làm công tác thông tin đối ngoại đã góp phần tạo dư luận đồng thuận cả trong nước và quốc tế, thu hút nguồn lực phát triển, đồng thời kịp thời phản bác các thông tin sai lệch về Việt Nam, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Năm 2022 là một năm đầy biến động. Thế giới vừa bước ra khỏi đại dịch với kỳ vọng có nhiều cơ hội phục hồi kinh tế thì cuộc khủng hoảng tại Ukraine bất ngờ xảy ra, đặt ra nhiều thách thức đến kinh tế, chính trị thế giới. Ngành ngoại giao đã chủ động dự báo, thay đổi và thích ứng như thế nào trước bối cảnh này thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Năm 2022, thế giới có những biến động hết sức nhanh chóng, phức tạp và chưa từng có tiền lệ. Trong nước, đây là năm thứ 2 triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đặc biệt là sau khi chính thức mở cửa trở lại từ tháng 3/2022, chúng ta tiếp tục tập trung kiểm soát tốt dịch COVID-19, giữ ổn định chính trị - xã hội và phục hồi kinh tế.

Trong bối cảnh đó, với ngành ngoại giao, việc phát huy năng lực dự báo, tham mưu và khả năng "linh hoạt, chủ động, thích ứng" với tình hình mới trở nên cần thiết hơn bao giờ hết và trên thực tế, công tác này đã được Bộ Ngoại giao tập trung, nỗ lực thực hiện tốt.

Công tác dự báo, tham mưu được đẩy mạnh, thể hiện ở các điểm sau:

-Xác định rõ trọng tâm nghiên cứu dự báo, nhất là xu thế dịch bệnh COVID-19, chính sách mở cửa và phục hồi của các nước, các diễn biến trong quan hệ nước lớn, những xu hướng đa phương, liên kết mới và những vấn đề an ninh phi truyền thống để từ đó có những kiến nghị phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.

-Phát huy tối đa vai trò "ăng-ten đối ngoại" của toàn bộ 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, với vai trò phân tích, dự báo từ sớm, từ xa ngay từ các địa bàn ngoài nước, từ tiếp xúc đối ngoại, phân tích động thái sở tại đến tham mưu chính sách, biện pháp.

-Phối hợp chặt chẽ với cơ quan tham mưu của các ban, bộ, ngành như Hội đồng Lý luận Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng… cũng như tham khảo ý kiến các học giả, chuyên gia trong nước và quốc tế về kinh nghiệm, mô hình xử lý các vấn đề kinh tế, phát triển của các nước phục vụ chính sách điều hành kinh tế-xã hội của Chính phủ.

-Triển khai các công trình nghiên cứu với một đề tài cấp Nhà nước và 28 đề tài cấp Bộ về đối ngoại, trong đó có một đề tài trọng điểm cấp Bộ; chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh nghiên cứu, nhất là những những vấn đề nhạy cảm, những vấn đề có thể ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc.

Sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo, thích ứng, thể hiện ở những điểm sau:

-Linh hoạt, bắt nhịp kịp thời xu thế mở cửa trở lại của các nước để chủ động nối lại các hoạt động đối ngoại trực tiếp cả song phương và đa phương, góp phần đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, thực chất. Các hoạt động đối ngoại sôi động, nhất là đối ngoại cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội đã thể hiện sự chủ động, linh hoạt, thích ứng với tình hình mới. Chúng ta đã triển khai gần 70 hoạt động đối ngoại của lãnh đạo chủ chốt, trong đó có 34 hoạt động trực tiếp (gồm 15 đoàn thăm nước ngoài và 19 đoàn nước ngoài thăm Việt Nam); 36 hoạt động trực tuyến (gồm các cuộc hội đàm, điện đàm, hội nghị trực tuyến).

-Trước diễn biến của tình hình xung đột Nga-Ukraine, ngành ngoại giao chủ động phối hợp chặt chẽ, hiệp đồng tác chiến với các cơ quan liên quan, không để bị động, bất ngờ, kịp thời bảo đảm lợi ích của đất nước, bảo hộ công dân Việt Nam bị ảnh hưởng, đóng góp vào các nỗ lực quốc tế hỗ trợ cho người dân vùng xung đột, tìm hiểu, tham mưu để khắc phục, ứng phó với hệ lụy do xung đột gây ra.

-Kịp thời có bước chuyển linh hoạt nhiệm vụ trọng tâm từ ngoại giao vaccine sang ngoại giao phục vụ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội để thích ứng với tình hình mới của đất nước.

Năm 2022 chứng kiến sự sôi động của những chuyến thăm song phương và tham dự hội nghị, diễn đàn đa phương của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam. Các hoạt động đối ngoại cấp cao trên thể hiện điều gì?

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Năm 2022 đã chứng kiến sự sôi động trở lại của các hoạt động đối ngoại. Các hoạt động đối ngoại được triển khai toàn diện trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội đã tiến hành gần 70 hoạt động đối ngoại cấp cao cả song phương và đa phương, trực tiếp và trực tuyến, tiêu biểu là chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Các hoạt động đối ngoại sôi động thể hiện sự chủ động, linh hoạt, thích ứng với tình hình mới. Một mặt, chúng ta vẫn tiến hành các hoạt động đối ngoại trực tuyến, mặt khác, đẩy mạnh gặp gỡ trực tiếp với lãnh đạo cấp cao các nước, các đối tác quốc tế.

Các cuộc tiếp xúc cấp cao với các nước, các đối tác đã thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ, sự tin cậy chính trị, tình cảm hữu nghị với các nước, các đối tác, đặc biệt là các nước láng giềng và các đối tác quan trọng của Việt Nam.

Các hoạt động đối ngoại đã truyền tải rộng rãi thông điệp về việc phục hồi nhanh chóng và phát triển về mọi mặt của Việt Nam, từ đó giúp thu hút các nguồn lực bên ngoài để phục vụ quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch…

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam cũng đã chủ động, tích cực tham gia các hội nghị, diễn đàn đa phương quan trọng trong năm như Tuần lễ Cấp cao APEC, Hội nghị Cấp cao ASEAN 40, 41, Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ, ASEAN - EU, Đại hội đồng AIPA, góp phần nâng tầm đối ngoại đa phương, chủ động tham gia và phát huy vai trò của Việt Nam tại các cơ chế đa phương, tiếp tục đóng góp cho công việc chung của khu vực và thế giới, khẳng định vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế.

Các chuyến thăm cũng là dịp khẳng định mạnh mẽ chính sách của Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo và coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời, một nguồn lực của cộng đồng dân tộc và nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước.

Từ trọng tâm là ngoại giao y tế, ngoại giao vaccine trong hai năm 2020-2021, đến năm 2022, có thể thấy kinh tế đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của đối ngoại. Xin Bộ trưởng phân tích rõ hơn sự thay đổi và thích ứng này?

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Ngoại giao kinh tế luôn là một trụ cột quan trọng trong công tác của Bộ Ngoại giao. Trong năm 2022, dưới sự chỉ đạo sáng suốt, kịp thời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ, ngành Ngoại giao đã thể hiện sự chủ động, nhạy bén trong việc nhanh chóng chuyển trọng tâm từ ngoại giao vaccine sang ngoại giao kinh tế phục vụ phục hồi và phát triển kinh tế đất nước.

Công tác ngoại giao kinh tế luôn đồng hành với cả nước, tiếp tục được đẩy mạnh, trở thành nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên của toàn ngành cũng như của tất cả 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đóng góp vào thành tích tăng trưởng GDP 8% năm nay, thể hiện ở một số mặt như sau:

Trước hết, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương tiếp tục cụ thể hóa chủ trương của Đại hội XIII về xây dựng ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Bộ Ngoại giao đã tham mưu, trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 15-CT/TW về ngoại giao kinh tế. Đây là định hướng quan trọng, đưa ngoại giao kinh tế thực sự trở thành nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của cả hệ thống chính trị, tạo xung lực mới để triển khai hiệu quả hơn công tác ngoại giao kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Thứ hai, ngành ngoại giao tiếp tục đóng góp làm sâu sắc quan hệ với các nước, đặc biệt quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư. Hợp tác kinh tế trở thành nội dung trung tâm trong tất cả các hoạt động đối ngoại Cấp cao và các cấp. Trong tất cả 62 hoạt động đối ngoại cấp cao, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội đều chỉ đạo và trực tiếp thúc đẩy hết sức mình các nội dung kinh tế. Các hoạt động đối ngoại cấp cao đều đạt những kết quả, thỏa thuận  quan trọng, thiết thực về kinh tế với khoảng 150 văn kiện, thoả thuận hợp tác kinh tế được ký kết.

Thứ ba, ngành ngoại giao tiếp tục đóng góp đẩy mạnh hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế. Chúng ta đã kịp thời, nhanh nhạy tranh thủ thu hút nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển, nhất là các nguồn tài chính xanh, đầu tư cho chuyển đổi năng lượng và các ngành công nghệ cao… (điển hình là Nhóm G7, châu Âu và Việt Nam đã có Tuyên bố chính trị về quan hệ "Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng" (JETP), huy động nguồn đầu tư ban đầu trị giá 15,5 tỷ USD; LEGO đã khởi công nhà máy trung hòa carbon đầu tiên có vốn đầu tư 1,3 tỷ USD, Samsung khánh thành Trung tâm R&D tại Hà Nội trị giá 220 triệu USD). Ngành ngoại giao cũng hỗ trợ, thúc đẩy triển khai hiệu quả 15 FTA đã ký kết; tham mưu, kiến nghị để Việt Nam kịp thời tham gia các sáng kiến liên kết kinh tế quốc tế nhằm tranh thủ các nguồn lực cho phát triển. 

Thứ tư, bước đầu triển khai hiệu quả chủ trương lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã tích cực đồng hành, kết nối, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông sản,  thu hút đầu tư và mở rộng hợp tác kinh tế. Năm 2022, Bộ Ngoại giao đã tổ chức khoảng hơn 50 đoàn làm việc với hơn 25 địa phương, tổ chức 70 hoạt động kết nối các đối tác cho địa phương, hỗ trợ ký kết hơn 40 văn bản hợp tác quốc tế; được các địa phương đánh giá cao.

Thứ năm, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện tiếp tục chủ động, nhạy bén trong công tác nghiên cứu, tham mưu phục vụ điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ, trên cơ sở bám sát nhu cầu trong nước và các trọng tâm của Chính phủ. Đã có nhiều báo cáo có chất lượng về tình hình kinh tế thế giới và các vấn đề đang nổi lên tác động sâu sắc đến phát triển kinh tế đất nước, từ đó tham mưu, kiến nghị chính sách phù hợp của ta.

Xin Bộ trưởng chia sẻ phương hướng và biện pháp triển khai công tác ngoại giao kinh tế để đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, thực hiện các mục tiêu kinh tế mà Chính phủ đặt ra?

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Để đóng góp thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước, trong năm 2023, Bộ Ngoại giao xác định triển khai 4 trọng tâm ngoại giao kinh tế như sau:

Một là, tiếp tục triển khai nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; tranh thủ và phát huy cao nhất thế và lực mới của đất nước; phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển đất nước và nâng cao vị thế, uy tín đất nước. Đẩy mạnh quán triệt sâu rộng và cụ thể hoá Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị sẽ được Chính phủ sớm ban hành.

Hai là, tiếp tục thúc đẩy, làm sâu sắc và gia tăng đan xen lợi ích của Việt Nam với các đối tác. Đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, trong đó, ưu tiên hàng đầu là thúc đẩy hợp tác kinh tế hiệu quả, thực chất. Thúc đẩy đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá chuỗi cung ứng. Thu hút đầu tư chất lượng cao và các nguồn lực phục vụ chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. Thúc đẩy tháo gỡ những điểm nghẽn trong quan hệ kinh tế của ta với các đối tác chủ chốt. Tận dụng hiệu quả mạng lưới 15 FTA đang thực thi; tham gia chọn lọc các liên kết kinh tế quốc tế trên cơ sở phù hợp với lợi ích quốc gia - dân tộc, khả năng và điều kiện cụ thể của đất nước.

Ba là, chú trọng công tác nghiên cứu, tham mưu, nâng cao năng lực phân tích, dự báo chiến lược, cảnh báo phục vụ điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ. Bám sát tình hình, biến động của kinh tế thế giới, các điều chỉnh chiến lược, chinh sách và sáng kiến của các quốc gia để kiến nghị các đối sách, biện pháp ứng xử phù hợp.

Bốn là, đổi mới phương thức, tăng cường năng lực triển khai và nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác ngoại giao kinh tế. Tăng cường phối hợp liên ngành, kiến nghị Chính phủ xem xét thành lập các tổ công tác về những vấn đề cụ thể, cấp bách khi cần thiết nhằm bảo đảm hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Chính phủ.

Với tinh thần đó, trên cơ sở bám sát các chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, với phương châm triển khai"quyết liệt, mạnh dạn, đột phá, thực chất, hiệu quả, khai thác và tranh thủ mọi cơ hội cho phát triển đất nước", tôi tin tưởng công tác ngoại giao kinh tế sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ tinh thần khẩn trương, quyết liệt của công tác ngoại giao vaccine để đóng góp thiết thực và hiệu quả hơn nữa cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong năm 2023, tạo nền tảng vững chắc hướng tới các mục tiêu và khát vọng phát triển đất nước đến năm 2030.

Xin Bộ trưởng cho biết những phương hướng trọng tâm của ngoại giao Việt Nam trong năm 2023 là gì và sẽ được triển khai như thế nào?

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Bối cảnh tình hình kinh tế thế giới năm 2023 dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức hơn năm 2022. Trong nước, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu phát triển của Đại hội Đảng lần thứ XIII, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025 và cân bằng chiến lược giữa ổn định, tăng trưởng và xây dựng nền tảng để phát triển bứt phá.

Do đó, ngành ngoại giao sẽ tập trung vào triển khai 6 ưu tiên sau.

Một là, tiếp tục củng cố cục diện đối ngoại ổn định, hòa bình và thuận lợi để phát triển; đẩy mạnh quan hệ với các nước láng giềng, nước lớn, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, bạn bè truyền thống và các đối tác quan trọng khác đi vào chiều sâu, thực chất, gia tăng tin cậy chính trị và đan xen lợi ích; đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương; tham gia tích cực vào ASEAN, Tiểu vùng Mekong, Liên Hợp Quốc; tranh thủ hiệu quả các sáng kiến phát triển, tích cực tham gia vào quá trình xây dựng các khuôn khổ luật lệ, tiêu chuẩn mới; thúc đẩy ngoại giao phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu…; ứng xử chủ động, linh hoạt, hiệu quả với các sáng kiến về liên kết mới ở khu vực, phù hợp với lợi ích, an ninh quốc gia của đất nước.

Hai là, góp phần vào duy trì ổn định vĩ mô và phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo có nguy cơ suy thoái. Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển. Chủ động nắm bắt và tham mưu các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế; mở rộng thị trường xuất khẩu, từng bước đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, thị trường và đối tác nhập khẩu. Định vị Việt Nam trong chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu và chuyển đổi xanh để có các bước triển khai bài bản và chuẩn bị trong nước nhằm nắm bắt cơ hội và khai thác xu thế phát triển mới. Tranh thủ sự hỗ trợ của các nước trong quá trình xây dựng và tái cơ cấu ngành nông nghiệp bền vững, chuyển dịch chuỗi cung ứng, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng; tận dụng hiệu quả các FTA đã ký kết, đặc biệt là CPTPP, EVFTA, RCEP.

Ba là, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh, nắm sát tình hình Biển Đông và biên giới trên bộ, vừa chủ động thúc đẩy hợp tác với các nước liên quan, vừa kịp thời tham mưu đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hành động xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, quyền tài phán và các lợi ích chính đáng của Việt Nam; thúc đẩy đàm phán COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và chủ động, linh hoạt và kịp thời trong đấu tranh nhằm phản bác các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc nhằm phá hoại tư tưởng, chia rẽ nội bộ, kích động chống phá của các thế lực thù địch, phản động.

Bốn là, thúc đẩy nền ngoại giao hiện đại, toàn diện, trong đó tăng cường hiệu quả phối hợp giữa 3 trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Quốc hội và đối ngoại nhân dân; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa tất cả các trụ cột, lực lượng làm công tác đối ngoại.

Năm là, phát huy vai trò của đối ngoại trong thúc đẩy bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược đáp ứng đúng và trúng yêu cầu của tình hình mới. Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược về đối ngoại, nhất là các vấn đề tác động trực tiếp, lâu dài đến an ninh và phát triển của đất nước. Thường xuyên theo dõi, nghiên cứu, nắm chắc và dự báo đúng tình hình để kịp thời có đối sách và giải pháp phù hợp. Đi vào triển khai các đề án, chiến lược lớn trong lĩnh vực đối ngoại, an ninh, quốc phòng, trong đó có Nghị quyết về những định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược Đối ngoại Việt Nam đến năm 2030.

Sáu là, xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, bản lĩnh và trí tuệ, hiện đại, chuyên nghiệp về phong cách, phương pháp làm việc, có tinh thần đổi mới, sáng tạo. Tiếp tục đặc biệt coi trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng và công tác cán bộ, trong đó có đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ ngoại giao, nhất là với cán bộ cấp chiến lược, lãnh đạo, quản lý; từng bước xây dựng, phát triển đội ngũ chuyên gia có trình độ đạt tầm khu vực và quốc tế. Kiện toàn tổ chức, bộ máy ngành ngoại giao tinh gọn, khoa học, hợp lý và hiệu quả. Đẩy mạnh hiện đại hóa, chuyển đổi số ngành ngoại giao.

Trước những thách thức, chính sách đối ngoại của đất nước càng thể hiện bản sắc rõ ràng của ngoại giao cây tre Việt Nam, "dĩ bất biến ứng vạn biến", Bộ trưởng có bình luận gì về điều này?

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Trong những năm gần đây, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, chưa từng có kể từ Chiến tranh Lạnh đến nay. Điều này đặt ra cơ hội, nhưng đồng thời cả những thách thức lớn đối với môi trường đối ngoại Việt Nam. Trước những  biến chuyển lớn của thời đại, đối ngoại Việt Nam càng thể hiện rõ ràng bản sắc để bảo vệ vững chắc và phát huy mạnh mẽ lợi ích của đất nước.

Bản sắc ngoại giao Việt Nam có cội nguồn là những triết lý và truyền thống ngoại giao của ông cha ta xuyên suốt lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Bản sắc đó được nâng lên một tầm cao mới bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam hiện đại.

Tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc lần thứ nhất năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đúc kết: Hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx - Lenin, kế thừa và phát huy truyền thống, bản sắc đối ngoại, ngoại giao và văn hoá dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới và tư tưởng tiến bộ của thời đại, chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của Thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc "Cây tre Việt Nam: Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển".

Gốc vững chính là truyền thống tự lực, tự cường, là lợi ích quốc gia-dân tộc, được dẫn dắt bởi nền tảng tư tưởng của Đảng. Thân chắc chính là bản lĩnh kiên cường trước mọi thử thách, khó khăn, là những cốt lõi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong thời kỳ Đổi mới đã được thực tiễn kiểm chứng và vun đắp hơn 36 năm qua. Cành uyển chuyển là ứng xử "dĩ bất biến, ứng vạn biến".

Tình hình càng phức tạp, thì càng kiên trì về nguyên tắc, càng linh hoạt về sách lược. Đối ngoại Việt Nam dựa vào cái bất biến là bản sắc đối ngoại, đường lối đối ngoại để ứng phó với cái vạn biến của thế giới, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lẽ phải, chính nghĩa, phù hợp với những giá trị chung của nhân loại, đóng góp vì một thế giới hòa bình, hợp tác, ổn định và phát triển. Đó cũng chính là vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước, như đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Để làm được điều đó, ngành ngoại giao sẽ cần tiếp tục phấn đấu, nỗ lực hết mình, quyết tâm phát triền nền ngoại giao Việt Nam "vừa hồng vừa chuyên", trong sạch, vững mạnh, tiên phong, toàn diện, hiện đại, chủ động, thích ứng-để xứng đáng với sứ mệnh nặng nề nhưng hết sức vẻ vang mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó./.

Nguồn: baochinhphu.vn

False
Quy định về xét nghiệm PCR đối với người nhập cảnh Trung QuốcThông báo; Tuyên truyền; Tin tứcTinQuy định về xét nghiệm PCR đối với người nhập cảnh Trung Quốc/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Ngày 17/01/2023, Cục Lãnh sự có công văn số 186/LS-QHLS về việc quy định về xét nghiệm PCR đối với người nhập cảnh Trung Quốc
1/18/2023 16:00NoĐã ban hành
THÔNG BÁO
​Kể từ ngày 17/01/2023, hành khách nhập cảnh Trung Quốc cần có bản giấy kết quả xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 48 tiếng trước khi khởi hành (ghi rõ tên của người làm xét nghiệm, ngày, tháng, năm sinh và số của giấy tờ tùy thân); Nếu kết quả xét nghiệm là bản điện tử thì cần in ra và mang theo; ngôn ngữ là tiếng Việt, tiếng Trung hoặc tiếng Anh; sủ dụng khẩu trang trong suốt chuyến bay.
False
Dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố, vun đắp quan hệ Việt Nam-LàoĐối ngoại Việt NamTinDành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố, vun đắp quan hệ Việt Nam-Lào/PublishingImages/2023-01/img4825-1673415287452751037420-53-0-1303-2000-crop-1673416218934186713804_Key_11012023151410.jpg
Sáng 11/01, ngay sau lễ đón chính thức tại Phủ Thủ tướng tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
1/11/2023 16:00YesĐã ban hành

Dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố, vun đắp qua hệ Việt Nam-Lào - Ảnh 1. 

Sau lễ đón chính thức tại Phủ Thủ tướng tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc hội đàm với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại cuộc hội đàm, trong không khí nồng ấm, thắm tình đồng chí anh em, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng lần đầu tiên thăm chính thức nước CHDCND Lào trên cương vị người đứng đầu Chính phủ Việt Nam; và là khách mời đầu tiên của Thủ tướng Sonexay Siphandone; cảm ơn Thủ tướng Sonexay Siphandone đã dành cho Đoàn đại biểu cấp cao của Chính phủ Việt Nam sự đón tiếp nồng hậu, trọng thị và chân tình; đồng thời chúc mừng đồng chí Sonexay Siphandone được tín nhiệm bầu làm Thủ tướng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chuyển lời thăm hỏi và chúc mừng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam tới đồng chí Sonexay Siphandone. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng bày tỏ cảm ơn tình cảm thủy chung, trong sáng, sự ủng hộ, giúp đỡ chí tình của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Lào luôn dành cho Việt Nam.


Dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố, vun đắp qua hệ Việt Nam-Lào - Ảnh 2. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng lần đầu tiên thăm chính thức nước CHDCND Lào trên cương vị người đứng đầu Chính phủ Việt Nam; và là khách mời đầu tiên của Thủ tướng Sonexay Siphandone - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng chúc mừng những kết quả tích cực của Lào trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19, phục hồi kinh tế-xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân; tin tưởng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và nỗ lực của Chính phủ Lào do đồng chí Sonexay Siphandone làm Thủ tướng, Lào sẽ sớm khắc phục các khó khăn hiện nay, tiếp tục thực hiện thành công các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ IX, tiến tới thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.

Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Lào, đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban liên Chính phủ và bế mạc Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022; nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm trong bối cảnh hai nước vừa kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác; đánh giá cao Thủ tướng Phạm Minh Chính là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Lào trong năm 2023, ngay sau khi đồng chí được bầu làm Thủ tướng nước CHDCND Lào.


Dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố, vun đắp qua hệ Việt Nam-Lào - Ảnh 3. 

Thủ tướng Sonexay Siphandone đánh giá cao những thành tựu to lớn và toàn diện Việt Nam đã giành được trong công cuộc xây dựng, phát triển và hội nhập quốc tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Lào chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chí tình chí nghĩa và sự hỗ trợ vô tư, trong sáng của Việt Nam dành cho Lào trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây, cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ngày nay.

Thủ tướng Sonexay Siphandone trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith và Chủ tịch Quốc hội Saysomphone Phomvihane tới lãnh đạo cấp cao Việt Nam; đánh giá cao những thành tựu to lớn và toàn diện Việt Nam đã giành được trong công cuộc xây dựng, phát triển và hội nhập quốc tế; đặc biệt gần đây là trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 và nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau dịch bệnh, có vai trò và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.


Dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố, vun đắp qua hệ Việt Nam-Lào - Ảnh 4. 

Hai Thủ tướng chứng kiến lễ ký Thoả thuận giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Lào về hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho các bộ, ngành, địa phương của Lào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai Thủ tướng tiếp tục khẳng định chính sách nhất quán của hai Đảng, hai nước luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố, vun đắp quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào và bày tỏ vui mừng về sự phát triển tích cực, bền vững của quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước thời gian qua.

Tin cậy chính trị không ngừng được củng cố và ngày càng đi vào chiều sâu. Hai bên trao đổi nhiều đoàn trên tất cả các cấp, các kênh; tiếp tục phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương; tổ chức thành công hàng trăm hoạt động ý nghĩa trong Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022 ở cả hai nước.

Đặc biệt, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư được tăng cường thúc đẩy đúng hướng. Việt Nam có thêm 05 dự án mới và 4 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng giá trị 70 triệu USD, tăng gần 50% so với năm 2021. Nhiều dự án hợp tác quan trọng khác cũng được triển khai tích cực, hiệu quả. Thương mại là điểm sáng với tổng kim ngạch song phương cả năm 2022 đạt gần 1,7 tỷ USD, tăng hơn 21% so với năm 2021, vượt mục tiêu đã đề ra (tăng trưởng 10-15%).


Dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố, vun đắp qua hệ Việt Nam-Lào - Ảnh 5. 

Hai Thủ tướng chứng kiến lễ ký Hiệp định tương trợ tư pháp dân sự giữa Việt Nam và Lào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về phương hướng hợp tác trong thời gian tới, hai bên nhất trí nỗ lực triển khai Thỏa thuận chiến lược hợp tác Việt-Lào giai đoạn 2021-2030, Hiệp định Hợp tác song phương Việt-Lào 2021-2025 và các thỏa thuận, kế hoạch hợp tác đã ký trên các lĩnh vực; tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp, các kênh để không ngừng củng cố quan hệ chính trị tin cậy đặc biệt và bền chặt; đẩy mạnh trao đổi lý luận chính trị; phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tăng cường hợp tác an ninh, quốc phòng.

Hai bên cũng nhất trí tiếp tục nâng tầm hợp tác kinh tế; hỗ trợ nhau phục hồi sau đại dịch, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả. Tiếp tục phối hợp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tăng cường kết nối hiệu quả giữa hai nền kinh tế, kể cả kết nối cứng về hạ tầng giao thông, viễn thông, năng lượng…, cũng như kết nối hạ tầng mềm về thể chế, chính sách, thương mại điện tử, kinh tế số, tài chính, ngân hàng…

Dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố, vun đắp qua hệ Việt Nam-Lào - Ảnh 6. 

Hai Thủ tướng chứng kiến lễ ký Kế hoạch hợp tác năm 2023 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục và Thể thao Lào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai bên nhất trí tiếp tục duy trì tăng trưởng thương mại ổn định từ 10-15% mỗi năm trở lên; không ngừng mở rộng hợp tác đầu tư, trong đó quan tâm thúc đẩy đầu tư vào các dự án ở các tỉnh giáp biên. Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác về tư pháp, khoa học công nghệ, văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương, nhất là các tỉnh giáp biên.

Hai bên cũng nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực thông tin truyền thông, coi trọng tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ hai nước về truyền thống quan hệ đặc biệt Việt-Lào. Đặc biệt hai bên quan tâm phối hợp triển khai thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo; chú trọng hợp tác đào tạo cán bộ các cấp, nhất là cán bộ nguồn.

Dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố, vun đắp qua hệ Việt Nam-Lào - Ảnh 7. 

Hai Thủ tướng chứng kiến lễ ký kết Biên bản hợp tác khung về thiết lập mỗi quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Quảng Trị, Việt Nam và tỉnh Champasak, Lào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tăng cường trao đổi thông tin, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế, nhất là tại Liên Hợp Quốc, ASEAN và các cơ chế hợp tác tiểu vùng; cùng các nước ASEAN khác phấn đấu giữ vững đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN, phối hợp duy trì lập trường chung của ASEAN trong các vấn đề chiến lược, trong đó có vấn đề Biển Đông. Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Lào đảm nhận thành công các trọng trách quốc tế trong thời gian tới, trong đó có vai trò Chủ tịch ASEAN/AIPA vào năm 2024.
Dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố, vun đắp qua hệ Việt Nam-Lào - Ảnh 8. 

Hai Thủ tướng chứng kiến lễ ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực đổi mới tài chính và hệ thống thanh toán giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Lào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngay sau cuộc hội đàm, hai Thủ tướng đã chứng kiến lễ ký kết 10 văn kiện hợp tác gồm: Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào về đối tác số; Hiệp định Tương trợ tư pháp dân sự giữa Việt Nam và Lào; Nghị định thư về hợp tác đào tạo giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào giai đoạn 2022-2027; Thoả thuận hợp tác toàn diện trong lĩnh vực giao thông vận tải đường thuỷ giữa Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Bộ Công chính và Vận tải Lào; Kế hoạch hợp tác năm 2023 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục và Thể thao Lào.

Dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố, vun đắp qua hệ Việt Nam-Lào - Ảnh 9. 

Hai Thủ tướng chứng kiến lễ ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác y tế giữa Bộ Y tế Việt Nam và Bộ Y tế Lào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực đổi mới tài chính và hệ thống thanh toán giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Lào; Bản ghi nhớ về hợp tác y tế giữa Bộ Y tế Việt Nam và Bộ Y tế Lào; 

Bản ghi nhớ về cơ chế tham vấn ngoại giao kinh tế giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Lào;  Thoả thuận giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Lào về hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho các bộ, ngành, địa phương của Lào; Biên bản hợp tác khung về thiết lập mỗi quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Quảng Trị, Việt Nam và tỉnh Champasak, Lào.

Dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố, vun đắp qua hệ Việt Nam-Lào - Ảnh 10. 

Hai Thủ tướng chứng kiến lễ ký kết Thoả thuận hợp tác toàn diện trong lĩnh vực giao thông vận tải đường thuỷ giữa Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Bộ Công chính và Vận tải Lào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thoả thuận giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Lào về hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho các bộ, ngành, địa phương của Lào; Biên bản hợp tác khung về thiết lập mỗi quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Quảng Trị, Việt Nam và tỉnh Champasak, Lào.

Dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố, vun đắp qua hệ Việt Nam-Lào - Ảnh 11. 

Hai Thủ tướng chứng kiến lễ ký kết Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào về đối tác số - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Buổi hội đàm đã diễn ra trong bầu không khí thắm tình hữu nghị, chân thành và nồng ấm. Kết thúc hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trân trọng mời Thủ tướng Sonexay Siphandone thăm chính thức Việt Nam trong thời gian sớm nhất và Thủ tướng Sonexay Siphandone đã vui vẻ nhận lời.

Nguồn: baochinhphu.vn










True
Tập đoàn Tokyu tiếp tục đầu tư vào Bình DươngĐối ngoại Bình DươngTinTập đoàn Tokyu tiếp tục đầu tư vào Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
​Chiều 10-01, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp Đoàn lãnh đạo Tập đoàn Tokyu (Nhật Bản) do ông Takahashi Kazuo - Tổng Giám đốc Tập đoàn Tokyu làm Trưởng đoàn.
1/11/2023 16:00YesĐã ban hành

Cùng tiếp có ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Tại buổi tiếp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh, năm 2023 là năm đánh dấu chặng đường 10 năm Tập đoàn Tokyu đầu tư vào Bình Dương, chủ yếu tập trung vào các dự án xây dựng hạ tầng đô thị Thành phố mới Bình Dương. Trong hành trình này, chính quyền địa phương luôn quan tâm, đồng hành tích cực cùng Tập đoàn với nhiều dấu ấn đáng nhớ.

tdtokyu.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tiếp ông Takahashi Kazuo - Tổng Giám đốc Tập đoàn Tokyu

Trên cơ sở đó, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi mong muốn Tập đoàn Tokyu đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Riêng năm 2023, hy vọng Tập đoàn sẽ hoàn thành mục tiêu khởi công 10 tòa nhà trong Thành phố mới Bình Dương, góp phần tạo nên diện mạo đô thị hiện đại. Đồng thời, tiếp tục đồng hành cùng Bình Dương xây dựng và phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, đô thị. Bí thư Tỉnh ủy cam kết tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi theo quy định của pháp luật Việt Nam để Tập đoàn Tokyu phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

tdtokyu 1.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tặng quà lưu niệm cho ông Takahashi Kazuo

Trong không khí ấm áp, thân tình, Bí thư Tỉnh ủy chúc các thành viên Đoàn lãnh đạo Tập đoàn Tokyu một năm mới mạnh khỏe, hạnh phú​c và thành công.

tdtokyu 2.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng quà lưu niệm cho ông Takahashi Kazuo

Ông Takahashi Kazuo - Tổng Giám đốc Tập đoàn Tokyu bày tỏ niềm xúc động trước tình cảm của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cũng như chính quyền tỉnh Bình Dương. Sau 4 năm trở lại Bình Dương, ông Takahashi Kazuo rất bất ngờ trước sự thay đổi tích cực của tỉnh, đặc biệt là khả năng kiểm soát và phục hồi sau dịch bệnh Covid-19. Ông tin tưởng mối quan hệ tốt đẹp giữa Tập đoàn với tỉnh sẽ ngày càng bền chặt; từ đó nâng tầm đầu tư và tạo ra nhiều giá trị hơn cho tiến trình phát triển của Bình Dương. Ông Takahashi Kazuo chúc Bình Dương trong năm 2023 sẽ gặt hái nhiều thành tựu trên các lĩnh vực, tiếp tục tỏa sáng trên bản đồ kinh tế Việt Nam.

tdtokyu 3.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Được thành lập vào năm 1922, Tập đoàn Tokyu hiện là một trong những tập đoàn kinh tế lớn và lâu đời của Nhật Bản, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như đường sắt, giao thông vận tải, hệ thống bán lẻ, văn hóa, giáo dục… trong đó, nổi bật nhất là lĩnh vực phát triển đô thị.

Công ty TNHH Becamex Tokyu (BECAMEX TOKYU) được thành lập vào tháng 3/2012, là công ty liên doanh giữa Tập đoàn Tokyu và Tổng công ty Becamex IDC.

Dự án khu đô thị Tokyu của Công ty TNHH Becamex Tokyu có tổng vốn đầu tư đăng ký 1,2 tỷ đô la Mỹ. Mục tiêu dự án là đầu tư, phát triển, kinh doanh bất động sản bao gồm trung tâm thương mại, dịch vụ, nhà ở, dịch vụ giải trí,… tại khu đô thị mới thuộc Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị tỉnh Bình Dương.

Dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng các công trình chung cư Sora Garden 1,2; chung cư The View; khu nhà ở Hakura; khu thương mại Hikari (giai đoạn 1); trường Quốc tế Việt Hoa,… Đang xây dựng công trình Trung tâm thương mại Sora Garden; khu thương mại Hikari (giai đoạn 2); chung cư H9BC,... Sắp tới dự kiến tiếp tục triển khai dự án chung cư Sora Garden 3; công viên Sora Garden,...

 Nguồn: binhduong.gov.vn

True
Chủ tịch UBND tỉnh tiếp lãnh đạo CapitaLand Development Việt NamĐối ngoại Bình DươngTinChủ tịch UBND tỉnh tiếp lãnh đạo CapitaLand Development Việt Nam/PublishingImages/2023-01/tiepcapita4_Key_10012023165819_Key_11012023153442.jpg
Sáng 10-01, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với ông Ronald Tay - Tổng Giám Đốc CapitaLand Development Việt Nam.
1/11/2023 16:00NoĐã ban hành

Tại buổi tiếp, ông Ronald Tay cho biết, năm 2023 đánh dấu cột mốc quan trọng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Singapore. Hai quốc gia sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhân sự kiện này, trong đó có chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến Singapore vào tháng 2 tới. Dự kiến tháng 3/2023, Chủ tịch Tập đoàn CapitaLand (nguyên là Phó Thủ tướng Singapore) sẽ có chuyến công tác đến Việt Nam để tham quan tiến độ các dự án đang được triển khai. Ông Ronald Tay mong muốn nhận được sự hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh và các sở, ban ngành để đẩy nhanh tiến độ dự án của Tập đoàn tại Bình Dương góp phần chào mừng sự kiện quan trọng này.


Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với ông Ronald Tay - Tổng Giám Đốc CapitaLand Development Việt Nam

Ông cho biết, Tập đoàn CapitaLand đã ký kết hợp tác với Tổng Công ty Becamex IDC về dự án phát triển Thành phố thông minh Bình Dương với vốn đầu tư hơn 500 triệu đô la Mỹ tại Thành phố mới Bình Dương. Dự án tập trung phát triển các khối nhà ở với tổng diện tích 18,9 hecta, dự kiến sẽ có trên 3.700 căn hộ và nhà ở sở hữu lâu dài được xây dựng tại dự án bao gồm nhà ở thấp tầng, trung tầng và cao tầng, đáp ứng nhu cầu cho khoảng 13.000 cư dân. Quá trình xây dựng sẽ được triển khai theo từng giai đoạn, giai đoạn đầu bao gồm khoảng 1.300 căn hộ và nhà ở dự kiến hoàn thành trong năm 2024. Toàn dự án sẽ hoàn thiện vào năm 2027.


Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tặng quà lưu niệm cho ông Ronald Tay - Tổng Giám Đốc CapitaLand Development Việt Nam


Ông Ronald Tay - Tổng Giám Đốc CapitaLand Development Việt Nam tặng quà lưu niệm cho ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh nhấn mạnh, lãnh đạo tỉnh luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đến đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh tại Bình Dương. Hiện nay nhu cầu nhà ở của tỉnh rất lớn, Bình Dương mong muốn tìm được nhiều nhà đầu tư có tầm để phát triển các khu đô thị hiện đại, tiện ích. Chủ tịch giao các sở ban ngành và Tổng Công ty Becamex IDC phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn CapitaLand để triển khai hiệu quả dự án.


Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Nguồn: binhduong.gov.vn

CapitaLand là tập đoàn bất động sản lớn ở khu vực châu Á với trụ sở chính đặt tại Singapore. Lĩnh vực bất động sản của Tập đoàn CapitaLand sở hữu danh mục đầu tư trị giá khoảng 22,4 tỷ đô la Singapore (tương đương 380 ngàn tỷ đồng). Hoạt động kinh doanh có mặt tại 256 thành phố của 39 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung vào thị trường cốt lõi Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.

Tại Việt Nam, CapitaLand có 2 dự án phức hợp và hơn 12.000 căn hộ chất lượng tại 16 dự án nhà ở và một khu bán lẻ. 

False
Họp mặt Lãnh sự đoàn và các cơ quan nước ngoài năm 2023Đối ngoại Bình DươngBài viếtHọp mặt Lãnh sự đoàn và các cơ quan nước ngoài năm 2023/PublishingImages/2023-01/z4017957204451_a5e8de692e09c90ffb82f3af5d32c0ca_Key_06012023150514.jpg
Tối ngày 04-1-2023, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh tổ chức Buổi Họp mặt Lãnh sự đoàn nhân dịp Xuân Quý Mão 2023.
1/6/2023 16:00YesĐã ban hành

_BCM6577.JPG

Toàn cảnh sự kiện.

Tham dự có ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh, ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, bà Nguyễn Trường Nhật Phượng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố; cùng đại diện Bộ Ngoại giao, Tổng lãnh sự quán, Cơ quan thương vụ, Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài và một số doanh nghiệp trong và ngoài nước.

z4014247519027_d15658415544408ecf9f1cc8bec2417c.jpg

Ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu.

Phát biểu tại buổi lễ Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng cho biết đây là một sự kiện hết sức có ý nghĩa để cùng nhau ôn lại những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, cũng như những khó khăn, thách thức cần phải vượt qua trong thời gian tới.

Năm 2022, trong bối cảnh tình hình kinh tế chính trị thế giới và trong nước diễn biến với nhiều cơ hội và thách thức đan xen; với tinh thần đoàn kết, năng động và nắm bắt kịp thời các cơ hội, tỉnh Bình Dương đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh tiếp tục khởi sắc và đạt nhiều kết quả tích cực, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Cụ thể: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước tăng 8,01%; GRDP bình quân đầu người đạt 166 triệu đồng; Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 8,9% so với năm 2021;  Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu đạt 61,5 tỷ đô la Mỹ, Thặng dư thương mại đạt gần 10 tỷ đô la Mỹ. Trong năm 2022, Bình Dương đã thu hút thêm 3,1 tỷ đô la Mỹ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lũy kế đến ngày 31/12/2022, toàn tỉnh hiện có 4.085 dự án đầu tư từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Đan Mạch,... với tổng vốn đăng ký là 39,7 tỷ đô la Mỹ. Bình Dương hiện đứng thứ 02 trong cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, sau TP. Hồ Chí Minh. 

Ông Mai Hùng Dũng khẳng định, một trong những yếu tố quan trọng giúp cho tỉnh Bình Dương đạt được những thành quả tốt đẹp trong năm 2022 nói riêng và trong 26 năm hình thành và phát triển nói chung là nhờ sự hợp tác chặt chẽ, sự hỗ trợ nhiệt tình của các Tổng Lãnh sự quán, Cơ quan thương vụ, Hiệp hội, doanh nghiệp, nước ngoài... trong việc quảng bá, cung cấp thông tin và giới thiệu cho các nhà đầu tư và cộng đồng quốc tế về một tỉnh Bình Dương thân thiện, năng động trong quá trình phát triển; tạo cơ hội cho Bình Dương củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới vì mục tiêu phát triển bền vững.

_BCM6581.JPG

Ông Kho Ngee Seng Roy, Tổng lãnh sự Cộng hòa Singapore phát biểu.

Trưởng Đoàn Lãnh sự tại thành phố Hồ Chí Minh ông Kho Ngee Seng Roy, Tổng lãnh sự Cộng hòa Singapore phát biểu Chính quyền tỉnh Bình Dương rất chủ động và làm việc rất hiệu quả trong việc đề ra chính sách và các chủ trương ưu đãi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Những nỗ lực đáng kể của Bình Dương để nuôi dưỡng sự phát triển, đặc biệt là những chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn, mặt bằng cũng như các chương trinh hỗ trợ khác, là rất quan trọng. Chính tinh thần nỗ lực này đã khiến Bình Dương trở thành một trong những tỉnh thành dẫn đầu miền Nam trong lĩnh vực thu hút đầu tư. Đơn cử như tình hình đầu tư của Singapore tại tỉnh Bình Dương; tỉnh là cái nôi của Khu Công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP), khu công nghiệp VSIP đầu tiên được thành lập tại Bình Dương vào 25 năm trước. Ngày hôm nay, VSIP đã có 11 khu công nghiệp trên toàn Việt Nam, và 3 trong số đó là ở Bình Dương.

Đây chính là kết quả của những nỗ lực không ngừng của chính quyền tỉnh để cải thiện trong nhiều lĩnh vực, từ thành phố thông minh, cải cách hành chính, chuyển đổi số, đến nâng cao cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, và cải cách để đối đầu các thách thức đến từ biến đổi khí hậu.

Đại diện Lãnh sự đoàn ông mong muốn được hợp tác với Bình Dương không chỉ trong những lĩnh vực thế mạnh và chuyên biệt của quốc gia quê hương ông, mà còn trong những lĩnh vực như hỗ trợ phát triển kinh tế, trao đổi văn hóa – nghệ thuật, hợp tác về giáo dục, phát triển bền vững, quản lý nhà nước, y tế, kinh tế số, và nhiều hình thức cũng như lĩnh vực khác nhằm tiếp tục đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương. 

_BCM6599.JPG

Ông Trần Phước Anh, Giám đốc Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh phát biểu.

Đại diện Bộ Ngoại giao ông Trần Phước Anh, Giám đốc Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh phát biểu, với tư cách là Cơ quan đại diện Bộ Ngoại giao tại các tỉnh phía Nam, ông vui mừng ghi nhận hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Bình Dương, với tinh thần chủ động, sáng tạo, chân thành, đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đưa Bình Dương Dương trở thành một trong những điểm thu hút vốn FDI hàng đầu tại Việt Nam trong khi tình hình thế giới và khu vực gặp nhiều khó khăn thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng như những biến động của tình hình chính trị và kinh tế toàn cầu. Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục làm cầu nối giúp tỉnh Bình Dương kết nối với các cơ quan Lãnh sự đoàn, các tổ chức và các đối tác nước ngoài… để hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng.

_BCM6632-1.jpg

SNgV



True
Hướng dẫn người dân nộp dịch vụ công trực tuyếnTuyên truyềnTinHướng dẫn người dân nộp dịch vụ công trực tuyến/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Từ ngày 28/11/2022, Bình Dương đưa vào vận hành thí điểm Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính. Cá nhân, tổ chức đăng nhập vào địa chỉ https://dichvucong.gov.vn để nộp và nhận hồ sơ trực tuyến.
1/6/2023 9:00NoĐã ban hành

dvctt.jpg

dvctt 2.jpg


False
Bình Dương luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất kinh doanh hiệu quảĐối ngoại Bình DươngTinBình Dương luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất kinh doanh hiệu quả/PublishingImages/2023-01/vovanminh4-1_Key_05012023060533_Key_05012023092734.jpg
Chiều 04-01, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị đối thoại với các Chi hội, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Bình Dương năm 2023.
1/5/2023 10:00YesĐã ban hành

Tham dự có ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện Chi hội Thương gia Đài Loan, Chi hội doanh nghiệp Hàn Quốc, Chi hội doanh nghiệp đầu tư Nhật Bản tại Bình Dương; đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh.

 

Toàn cảnh hội nghị

Khai mạc hội nghị, UBND tỉnh đã thông tin tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương năm 2022. Theo đó, trong năm 2022, tỉnh tiếp tục đạt được nhiều kết quả khả quan, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định, kết quả đã đạt và vượt 29/34 chỉ tiêu kế hoạch năm 2022. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 8,01% (năm 2021 tăng 3,2%); GRDP bình quân đầu người đạt 166 triệu đồng; cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm với tỷ trọng tương ứng là 67,1% - 22,8% - 2,7% - 7,4%. Tỉnh đứng thứ 2 trong cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với hơn 4.000 dự án, với tổng vốn đăng ký gần 40 tỷ đô la Mỹcó thể kể đến một số tập đoàn lớn như Tập đoàn Tokyu Nhật Bản, Procter & Gamble (Mỹ), Kumho… gần đây nhất là Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) đầu tư nhà máy 1 tỷ đô la Mỹ tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore III. Trong năm 2022, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 8,9% so với năm trước (năm 2021 tăng 4,5%). Kim ngạch xuất khẩu đạt 35,7 tỷ đô la Mỹ, tăng 9% so với năm 2021; kim ngạch nhập khẩu đạt 25,8 tỷ đô la Mỹ, tăng 1%; thặng dư thương mại đạt gần 10 tỷ đô la Mỹ, chủ yếu xuất khẩu các mặc hàng chế biến gỗ, da giày, dệt may...

Thời gian tới, tỉnh tiếp tục cấu trúc lại mạng lưới công nghiệp nội tỉnh, nâng cấp các khu công nghiệp hiện hữu trở thành khu công nghiệp thông minh, sẽ tập trung hơn vào việc hiện đại hoá các ngành công nghiệp hiện hữu, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa và đổi mới ngành công nghiệp - tập trung thu hút 6 ngành công nghiệp tương lai (S-curve), tạo điều kiện để phát huy nguồn lực toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình phát triển. Tiếp tục xây dựng hệ thống giao thông liên kết vùng bằng việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông với các công trình trọng điểm như: Đường Vành đai 3, Vành đai 4, Quốc lộ 56B, ĐT.745B (Tây Ninh - Bình Dương - Bình Phước), đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đường Mỹ Phước - Tân Vạn, Quốc lộ 13...

Tỉnh cũng lựa chọn, ưu tiên nhà đầu tư có tầm nhìn, chất lượng, hiệu quả, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ cao trong sản xuất, kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường để tạo nên sự hài hòa giữa phát triển kinh tế-xã hội và tăng trưởng xanh, góp phần xây dựng Thành phố thông minh Bình Dương vươn tầm quốc tế. Để đảm bảo tính bền vững và khả thi trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đang thực hiện di dời và tái định cư các doanh nghiệp sản xuất vào các khu vực quy hoạch để mở rộng không gian phát triển, thiết lập hệ sinh thái các khu, cụm ngành liên kết, tránh các vùng đô thị tập trung và giảm thiểu rủi ro ô nhiễm môi trường. Trong đó, tập trung di dời các cơ sở sản xuất tại khu vực phía Nam quanh các đô thị lên khu vực phía Bắc. Hoàn thành đề án này có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giúp sắp xếp lại không gian phát triển mới, khắc phục các hạn chế, và khai thác tốt tiềm năng đất đai ở các huyện phía Bắc. Từ đó, việc di dời sẽ có thể tạo ra cuộc cách mạng tiếp theo của Bình Dương khi khu vực phía Bắc thực sự chuyển mình thành trung tâm công nghiệp – khoa học công nghệ mới và khu vực phía Nam thành trung tâm của các đô thị chất lượng cao.



Đại diện Chi hội doanh nghiệp đầu tư Nhật Bản và Chi hội Thương gia Đài Loan tại Bình Dương trao đổi một số khó khăn, vướng mắc tại hội nghị

Tại hội nghị, đại diện các Chi hội, doanh nghiệp nước ngoài đã đặt những câu hỏi và đề xuất, kiến nghị liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, cấp giấy phép cho các chuyên gia, người lao động nước ngoài, cấp giấy phép đầu tư, bố trí quỹ đất, cung cấp điện cho sản xuất kinh doanh…


Ông Lê Hồng Khanh – Phó Giám đốc Công ty điện lực Bình Dương thông tin với doanh nghiệp về tình hình cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp


Ông Phạm Ngọc Thuận - Tổng Giám đốc Tổng công ty Becamex IDC khẳng định, Bình Dương bố trí đầy đủ quỹ đất để phục vụ các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh tại Bình Dương


Ông Phạm Văn Tuyên - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thông tin về tình hình cấp Giấy phép xuất, nhập cảnh cho chuyên gia và người lao động nước ngoài

Đại diện các sở, ngành đã giải đáp các vướng mắc của các doanh nghiệp. Về tình hình cung cấp điện, ông Lê Hồng Khanh – Phó Giám đốc Công ty điện lực Bình Dương cho biết, năm 2022, Bình Dương là tỉnh có sản lượng điện đứng thứ 3 toàn quốc chỉ sau TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Dự kiến năm 2023, Tổng công ty Điện lực miền Nam sẽ triển khai thực hiện 11 công trình trạm biến áp 110KV trên địa bàn tỉnh. Do đó, Bình Dương đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đối với việc cấp Giấy phép xuất, nhập cảnh cho chuyên gia và người lao động nước ngoài, ông Phạm Văn Tuyên – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, tỉnh sẽ sớm giải quyết khó khăn, vướng mắc hiện tại để tạo điều kiện cho các chuyên gia, người lao động nước ngoài trở lại Bình Dương làm việc… Còn đối với quỹ đất để phục vụ cho các nhà đầu tư, ông Phạm Ngọc Thuận – Tổng Giám đốc Tổng công ty Becamex IDC cam kết, Bình Dương đã bố trí đầy đủ quỹ đất để các doanh nghiệp có thể đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh tại Bình Dương. Hiện tại, tỉnh đã xây dựng Khu công nghiệp Bàu Bàng tại phía Bắc của tỉnh với quy mô hơn 1.000ha để phục vụ các doanh nghiệp di chuyển quy mô sản xuất từ khu vực phía Nam sang khu vực phía Bắc của tỉnh. Tỉnh cũng đang xây dựng Khu công nghiệp Khoa học và Công nghệ tại huyện Bàu Bàng để sẵn sàng đón các doanh nghiệp sản xuất công nghệ cao đến đầu tư…


Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh kết luận hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị, thay mặt lãnh đạo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp đang đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đồng thời trân trọng cám ơn các nhà đầu tư nước ngoài đã tin tưởng đầu tư và đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần vào những thành tựu tốt đẹp trong quá trình 26 năm hình thành và phát triển của tỉnh Bình Dương. Chủ tịch UBND tỉnh cam kết, chính quyền tỉnh sẽ luôn đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh tại Bình Dương.

Nguồn: binhduong.gov.vn

True
Cổng Thông tin điện tử Bình Dương ra mắt thêm 03 phiên bản tiếng nước ngoàiĐối ngoại Bình DươngTinCổng Thông tin điện tử Bình Dương ra mắt thêm 03 phiên bản tiếng nước ngoài/PublishingImages/2023-01/nghithuc4-1-2_Key_04012023184854_Key_05012023093357.jpg
Chiều 04-01, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ ra mắt 03 phiên bản tiếng Hàn – Hoa – Nhật của Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) Bình Dương.
1/5/2023 10:00YesĐã ban hành

Tham dự buổi lễ có ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện Chi hội Thương gia Đài Loan, Chi hội doanh nghiệp đầu tư Hàn Quốc, Chi hội doanh nghiệp đầu tư Nhật Bản tại Bình Dương; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Hành trình hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Cổng TTĐT Bình Dương không ngừng đổi mới về giao diện và nội dung, đã trở th​ành một trong những kênh truyền thông chính thống của chính quyền tỉnh Bình Dương trên Internet.


Đại biểu tham dự buổi lễ

Thời gian qua, phiên bản tiếng Việt (binhduong.gov.vn) và tiếng Anh (eng.binhduong.gov.vn) của Cổng TTĐT Bình Dương đã đẩy mạnh đưa thông tin, hình ảnh của tỉnh đến gần hơn với bạn bè quốc tế, góp phần đưa Bình Dương trở thành địa phương đứng thứ 2 cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài với 4.063 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 39,6 tỷ đô la Mỹ.

Hiện tại có 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương. Trong đó: Đài Loan xếp vị trí dẫn đầu với 861 dự án, tổng vốn đầu tư trên 6,2 tỷ đô la Mỹ; Nhật Bản đứng thứ 2 với 337 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 5,8 tỷ đô la Mỹ; Hàn Quốc xếp thứ 5 với 758 dự án, tổng vốn đầu tư trên 3,2 tỷ đô la Mỹ. Ngoài ra, các quốc gia sử dụng tiếng Hoa làm ngôn ngữ chính như: Trung Quốc (Hồng Kong), Singapore cũng nằm trong Top 10 nước đầu tư nhiều nhất vào Bình Dương.


Đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt Phiên bản tiếng Hàn - Hoa - Nhật của Cổng Thông tin điện tử Bình Dương

Việc ra mắt thêm các phiên bản tiếng Hàn (kr.binhduong.gov.vn) – tiếng Hoa (cn.binhduong.gov.vn) – tiếng Nhật (jp.binhduong.gov.vn) của Cổng TTĐT tỉnh có ý nghĩa hết sức to lớn trong giai đoạn mới, Bình Dương đang có những bước chuyển quan trọng, với nền tảng là xây dựng Thành phố thông minh, Vùng đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm góp phần thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công tác đối ngoại của tỉnh nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng trong thời gian tới.

Nội dung và kết cấu các chuyên mục ở 03 phiên bản mới được sắp xếp hợp lý, dễ hiểu, gồm các chuyên mục như: Giới thiệu khái quát về Bình Dương; Tổ chức bộ máy chính quyền tỉnh Bình Dương; Tin tức sự kiện; Đầu tư phát triển; Chế độ chính sách, chủ trương đường lối của tỉnh; Dịch vụ công; Đường dây nóng…03 phiên bản mới của Cổng thông tin điện tử tỉnh sẽ là 3 cánh cửa kết nối với thế giới, để Bình Dương tiếp tục là điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển bền vững.


Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đánh giá cao việc ra mắt các phiên bản tiếng Hàn – Hoa – Nhật của Cổng TTĐT tỉnh. Để bắt kịp xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và tiến trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Cổng TTĐT Bình Dương tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, giữ gìn uy tín là kênh thông tin chính thống của chính quyền tỉnh Bình Dương, thực hiện chức năng truyền thông chính sách trên môi trường mạng, không ngừng cải tiến, đổi mới, ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ của công nghệ số để nâng cao chất lượng phục vụ của chính quyền tỉnh trên Internet, quản trị tốt kho dữ liệu mở phục vụ người dân và doanh nghiệp; tiếp tục nằm trong Top 10 hệ thống Cổng thông tin địa phương tốt nhất của cả nước, xứng đáng là kênh thông tin chính thống của tỉnh, là cầu nối đáng tin cậy của người dân, doanh nghiệp, của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài với chính quyền.

Nguồn: binhduong.gov.vn​

True
Việt Nam - Bỉ đẩy mạnh quan hệ Đối tác chiến lược về nông nghiệp, hợp tác đầu tư, thương mạiĐất nước con người Việt NamTinViệt Nam - Bỉ đẩy mạnh quan hệ Đối tác chiến lược về nông nghiệp, hợp tác đầu tư, thương mại/PublishingImages/2022-12/img3571-1670954475124851441042_Key_14122022092647.jpg
Nhận lời mời của Thủ tướng Alexander De Croo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Vương quốc Bỉ từ ngày 13-15/12. Chiều 13/12, theo giờ địa phương, ngay sau Lễ đón trọng thể tại Cung điện Egmont, hai Thủ tướng đã tiến hành hội đàm.
12/14/2022 10:00YesĐã ban hành

Việt Nam - Bỉ đẩy mạnh quan hệ Đối tác chiến lược về nông nghiệp, hợp tác đầu tư, thương mại - Ảnh 1. 

Hai Thủ tướng chụp ảnh chung trước khi hội đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn sự đón tiếp thân tình, trọng thị và chu đáo của Chính phủ Bỉ dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam, khẳng định Việt Nam luôn coi Bỉ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu trong Liên minh châu Âu.

Thủ tướng Alexander De Croo nhấn mạnh, trong bối cảnh hai nước đang hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 – 2023), chuyến thăm lần này của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý nghĩa rất quan trọng góp phần đưa quan hệ hai nước sang giai đoạn phát triển mới, đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả hơn, nhất là về thương mại – đầu tư; đồng thời khẳng định coi trọng vai trò, vị thế của Việt Nam ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Việt Nam - Bỉ đẩy mạnh quan hệ Đối tác chiến lược về nông nghiệp, hợp tác đầu tư, thương mại - Ảnh 2. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Alexander De Croo đã trao đổi toàn diện về tình hình phát triển kinh tế - xã hội mỗi nước, quan hệ hợp tác song phương và các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong không khí chân thành, tin cậy và thẳng thắn, hai Thủ tướng đã trao đổi toàn diện về tình hình phát triển kinh tế - xã hội mỗi nước, quan hệ hợp tác song phương và các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.

Hai Thủ tướng bày tỏ vui mừng với bề dày và chất lượng quan hệ, hai nước tiếp tục đạt được những bước tiến tích cực trong quan hệ song phương trong những năm vừa qua bất chấp trong điều kiện bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì tiếp xúc thường xuyên, đầu tư – thương mại phát triển mạnh mẽ, nhiều dự án đầu tư của Bỉ hoạt động hiệu quả tại Việt Nam. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn Chính phủ và nhân dân Bỉ đã hỗ trợ vaccine phòng COVID-19, góp phần giúp Việt Nam đẩy lùi dịch bệnh và sớm mở cửa, phục hồi kinh tế.


Việt Nam - Bỉ đẩy mạnh quan hệ Đối tác chiến lược về nông nghiệp, hợp tác đầu tư, thương mại - Ảnh 2. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Alexander De Croo chứng kiến lễ ký Ý định thư hợp tác giữa Bộ TN&MT và Bộ Biển Bắc của Vương quốc Bỉ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai nhà Lãnh đạo đã thống nhất các phương hướng, biện pháp lớn để đẩy mạnh toàn diện hợp tác giữa hai nước, nhất là làm sâu sắc hợp tác trong khuôn khổ Đối tác chiến lược về nông nghiệp, đẩy mạnh hợp tác đầu tư, thương mại và trên các lĩnh vực tiềm năng khác. Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao, và tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trân trọng mời Thủ tướng Alexander De Croo sang thăm Việt Nam trong năm 2023 nhân dịp 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, và trân trọng chuyển lời thăm hỏi của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đến lãnh đạo cấp cao Bỉ.

Việt Nam - Bỉ đẩy mạnh quan hệ Đối tác chiến lược về nông nghiệp, hợp tác đầu tư, thương mại - Ảnh 3. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Alexander De Croo chứng kiến ký kết gia hạn bản ghi nhớ (MOU) về chất lượng, an toàn nông sản, thú y và bảo vệ thực vật giữa Bộ NN&PTNT Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Bỉ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về hợp tác kinh tế - thương mại, hai Thủ tướng khuyến khích các cơ quan và doanh nghiệp hai nước tiếp tục triển khai đầy đủ, hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Bỉ sớm hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư EU - Việt Nam (EVIPA); khuyến khích các doanh nghiệp Bỉ đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh như chuyển đổi số, năng lượng tái tạo, hệ thống hậu cần, cảng biển, hạ tầng chiến lược; ủng hộ Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ "thẻ vàng" đối với thủy sản Việt Nam.

Về phần mình, Thủ tướng Alexander De Croo khẳng định Hiệp định EVFTA là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai bên; chia sẻ sự quan tâm và sẽ thúc đẩy sớm thông qua Hiệp định EVIPA; đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong chuyển đổi nghề cá bền vững, sẽ chuyển đề nghị đến EC để xem xét gỡ "thẻ vàng" cho Việt Nam.​

Việt Nam - Bỉ đẩy mạnh quan hệ Đối tác chiến lược về nông nghiệp, hợp tác đầu tư, thương mại - Ảnh 4. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Alexander De Croo chứng kiến ký kết Ý định thư giữa UBND TP. Cần Thơ và Liên danh Ipei Belgium – Besix – Ice Loft về hợp tác đầu tư dự án Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long và dự án Trung tâm Logistics hạng II tại thành phố Cần Thơ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về Đối tác chiến lược về nông nghiệp, hai bên ghi nhận những kết quả hợp tác tích cực trong 5 năm đầu triển khai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Bỉ hỗ trợ phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh; hỗ trợ các giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn và hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long; hỗ trợ triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 hướng đến phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; hai bên thúc đẩy cơ chế hợp tác ba bên với các nước châu Phi, với sự hỗ trợ về tài chính và hậu cần của Bỉ, để cùng ứng phó với vấn đề an ninh lương thực trên thế giới. Phía Bỉ ủng hộ việc hai bên triển khai mạnh mẽ, hiệu quả Đối tác chiến lược về nông nghiệp, đề nghị lập Nhóm làm việc chung để sớm có các dự án hợp tác cụ thể.

Hai bên nhất trí mở rộng hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực quốc phòng - an ninh, giáo dục - đào tạo, văn hóa, nhất là tổ chức Ngày văn hóa ở mỗi nước để gia tăng hiểu biết, giao lưu nhân dân, du lịch và đẩy mạnh phối hợp cùng giải quyết các thách thức toàn cầu. Về ứng phó với biến đổi khí hậu, Thủ tướng Bỉ bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam về tài chính và công nghệ để thực hiện các cam kết quốc tế về khí hậu, đặc biệt là phát triển công nghệ năng lượng tái tạo và các ngành công nghiệp phụ trợ.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ Bỉ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Bỉ hội nhập thành công và đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội Bỉ, coi đây là cầu nối thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Việt Nam - Bỉ đẩy mạnh quan hệ Đối tác chiến lược về nông nghiệp, hợp tác đầu tư, thương mại - Ảnh 5. 

Hai Thủ tướng chứng kiến lễ ký kết Bản ghi nhớ (MOU) về dự án bình ổn giá trị sinh khối của phế phẩm nông nghiệp từ dừa hướng tới sản xuất than hoạt tính chất lượng cao giữa tỉnh Bến Tre và đối tác phía Bỉ- Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai Thủ tướng cũng đã trao đổi sâu rộng về các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm và khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế, đặc biệt khi hai nước cùng là thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025, góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Trao đổi về vấn đề Biển Đông, hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông; ủng hộ thượng tôn pháp luật, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

Sau hội đàm, hai Thủ tướng đã chứng kiến Lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hai nước trong các lĩnh vực nông nghiệp, phát triển kinh tế biển xanh, an toàn thực phẩm, phát triển than hoạt tính…

Việt Nam - Bỉ đẩy mạnh quan hệ Đối tác chiến lược về nông nghiệp, hợp tác đầu tư, thương mại - Ảnh 5. 

Hai Thủ tướng chứng kiến lễ ký Bản ghi nhớ (MOU) giữa Tập đoàn Hateco và các đối tác phía Bỉ là Công ty Dredging International NV và Công ty Rent A Port - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong đó, Tập đoàn Hateco của Việt Nam và các đối tác phía Bỉ là Công ty Dredging International NV và Công ty Rent A Port đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác, khảo sát, nghiên cứu việc phát triển một trung tâm cảng và dịch vụ logistics tại phù hợp với quy hoạch cảng biển Việt Nam và qui định pháp luật Việt Nam liên quan.

Hạ tầng cảng biển, logistics là một trong những nội dung quan trọng trong chuyến công tác châu Âu lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Tại Hà Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tìm hiểu về mô hình phát triển của cảng Rotterdam – cảng lớn nhất châu Âu và là một trong những cảng sôi động hàng đầu thế giới. Tại Bỉ, Thủ tướng đã tiếp lãnh đạo tập đoàn CMA-CGM – tập đoàn vận tải khổng lồ của Pháp với doanh thu 56 tỷ USD năm 2021 để tiếp tục thúc đẩy các dự án đầu tư các cảng biển tại Việt Nam.

Hiện Chính phủ Việt Nam đang tập trung phát triển kinh tế biển, hạ tầng cảng biển và logistic nhằm đưa Việt Nam trở thành một trung tâm logistics, trung tâm trung chuyển hàng hóa quốc tế và trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển.

Nguồn: baochinhphu.vn






True
ADB hỗ trợ Bình Dương 20 triệu đô la Mỹ trong xử lý rác thảiĐối ngoại Bình DươngTinADB hỗ trợ Bình Dương 20 triệu đô la Mỹ trong xử lý rác thải/PublishingImages/2022-12/chupluuniem_Key_09122022155743_Key_13122022160926.jpg
​Sáng 09-12, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với ông Keiju Mitsuhashi - Phó Giám đốc Quốc gia Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Cơ quan đại diện thường trú tại Việt Nam.
12/13/2022 17:00NoĐã ban hành

Tại buổi làm việc, đại diện ADB đã trình bày với lãnh đạo tỉnh kế hoạch ký kết đợt 2 với Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase). Theo đó, ADB và JICA sẽ đồng tài trợ Biwase trong 2 dự án: Sản xuất phân Compose công suất 840 tấn/ngày và lò đốt rác công suất 200 tấn/ngày kết hợp thu nhiệt phát điện 5 MW/H. Tổng giá trị cho 2 dự án là 20 triệu đô la Mỹ. Ông Keiju Mitsuhashi hy vọng mối quan hệ giữa ADB và UBND tỉnh Bình Dương ngày càng chặt chẽ hơn nữa thông qua việc cùng nhau thực hiện nhiều dự án đầu tư lĩnh vực công hoặc dự án hợp tác công tư. Bên cạnh đó, ông Keiju Mitsuhashi đề nghị tỉnh xem xét điều chỉnh kịp thời giá dịch vụ cung cấp nước sạch và xử lý rác thải phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

TiancanhADBsang.jpg 

Toàn cảnh buổi làm việc

Theo ông Nguyễn Văn Thiền - Chủ tịch Hội đồng quản trị Biwase, hiện tổng sản lượng rác thu về mỗi ngày khoảng 2.500 tấn/ngày. Công suất xử lý rác của nhà máy đạt 1.800 tấn/ngày. Do đó, nhà máy đang quá tải trong khâu xử lý. Với 2 dự án đợt này sẽ hỗ trợ Biwase rất lớn trong vấn đề xử lý rác quá tải.

CancanhADB.jpg 

Ông Mai Hùng Dũng (bìa phải) - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh​ và đại diện ngân hàng ADB trao đổi nội dung 02 dự án​

Chia sẻ với ADB về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh năm 2022, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng phấn khởi cho biết, Bình Dương có tộc độ tăng trưởng kinh tế cao, với Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 8,01%; GRDP bình quân đầu người đạt 166 triệu đồng. Sau 20 năm phát triển, Bình Dương là thủ phủ công nghiệp của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với tốc độ đô thị hóa cao, do đó, xử lý nước thải đô thị và rác thải công nghiệp là những vấn đề mà tỉnh luôn đặc biệt quan tâm. Ông Mai Hùng Dũng đánh giá cao các dự án mà ADB đang triển khai tại Bình Dương. Đồng thời mong muốn Công ty Biwase sẽ sử dụng vốn vay minh bạch, hiệu quả, đúng quy định pháp luật, tạo niềm tin để ADB tiếp tục hỗ trợ thêm nhiều dự án ý nghĩa khác. Đối với vấn đề giá dịch vụ nước sạch và xử lý rác thải, các sở ngành, đơn vị liên quan sẽ tham mưu để UBND tỉnh xem xét ban hành trong thời gian sớm nhất trên tinh thần hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân.

chupluuniem.jpg 

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Nguồn: binhduong.gov.vn

False
Hai Thủ tướng Việt Nam – Hà Lan nhất trí về nhiều vấn đề hợp tác chiến lượcĐối ngoại Việt NamTinHai Thủ tướng Việt Nam – Hà Lan nhất trí về nhiều vấn đề hợp tác chiến lược/PublishingImages/2022-12/img7313-16708505119311682612134_Key_13122022155550.jpg
Nhận lời mời của Thủ tướng Mark Rutte, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Vương Quốc Hà Lan từ 11-13/12/2022. Sáng 12/12, ngay sau Lễ đón trọng thể, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiến hành hội đàm với Thủ tướng Mark Rutte.
12/13/2022 16:00YesĐã ban hành

Hai Thủ tướng Việt Nam – Hà Lan nhất trí về nhiều vấn đề hợp tác chiến lược - Ảnh 1. 

Ngay sau Lễ đón trọng thể, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiến hành hội đàm với Thủ tướng Mark Rutte - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nhiệt liệt chào đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, nhấn mạnh quan hệ hai nước có bề dày lịch sử gần 400 năm và bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ đưa quan hệ hai nước sang giai đoạn phát triển mới sâu sắc, mạnh mẽ hơn. Thủ tướng Mark Rutte cũng chia sẻ tình cảm đặc biệt và ấn tượng tốt đẹp về các chuyến thăm chính thức Việt Nam, vào năm 2014 và 2019; bày tỏ trân trọng về sự đón tiếp thân tình và hiếu khá​ch của Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Thủ tướng Mark Rutte cũng gửi lời thăm hỏi thân tình tới các lãnh đạo cấp cao Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn Thủ tướng Mark Rutte về sự đón tiếp trọng thị và nồng hậu, cũng như những tình cảm đặc biệt của Thủ tướng đối với Việt Nam; cảm ơn Chính phủ và nhân dân Hà Lan đã ủng hộ vaccine và trang thiết bị y tế, giúp Việt Nam sớm đẩy lùi dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Khẳng định quyết tâm cùng Hà Lan đẩy mạnh quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước, Thủ tướng Chính phủ trân trọng mời Thủ tướng Mark Rutte thăm Việt Nam trong năm 2023, nhân dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Thủ tướng Mark Rutte.

Trong không khí cởi mở, chân thành, tin cậy và thẳng thắn, hai Thủ tướng đã trao đổi toàn diện về tình hình phát triển kinh tế - xã hội mỗi nước, quan hệ song phương và các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Thủ tướng Mark Rutte đánh giá cao việc Việt Nam sớm kiểm soát đại dịch và đạt nhiều kết quả ấn tượng trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; khẳng định coi trọng vị thế và vai trò quan trọng của Việt Nam trong chính sách của Hà Lan đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.​


Hai Thủ tướng Việt Nam – Hà Lan nhất trí về nhiều vấn đề hợp tác chiến lược - Ảnh 3. 

Hai Thủ tướng Việt Nam, Hà Lan nhất trí về nhiều vấn đề hợp tác chiến lược - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai Thủ tướng bày tỏ vui mừng về những phát triển tích cực trong quan hệ Đối tác toàn diện thời gian qua, với các chuyến thăm, trao đổi thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao, trên các kênh Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương; đồng thời bày tỏ hài lòng về sự phát triển mạnh mẽ của hợp tác thương mại, đầu tư, đưa Hà Lan trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam ở châu Âu và là nhà đầu tư lớn nhất trong số các quốc gia EU đầu tư vào Việt Nam.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), cùng thúc đẩy để hai nước trở thành các trung tâm trung chuyển hàng hoá ở hai khu vực. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Hà Lan sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA); khuyến khích các doanh nghiệp Hà Lan đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực thế mạnh của Hà Lan như cảng biển, công nghệ đóng tàu, kết nối về logistics, hạ tầng chiến lược; đề nghị Hà Lan ủng hộ Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam xây dựng cảng biển, cảng hàng không và trung tâm đổi mới sáng tạo theo mô hình trung tâm Brainport; và đề xuất hai bên sớm ký hiệp định hợp tác lao động.

Thủ tướng Mark Rutte khẳng định Hiệp định EVFTA là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế hai nước; nhấn mạnh các doanh nghiệp Hà Lan ngày càng quan tâm đến Việt Nam, nơi có ổn định chính trị và môi trường đầu tư – kinh doanh thuận lợi; đánh giá cao nỗ lực phát triển nghề cá bền vững của Việt Nam, ủng hộ Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí đẩy mạnh, làm sâu sắc hợp tác hai nước trong khuôn khổ Đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và Đối tác chiến lược về nông nghiệp bền vững. Hà Lan sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, công nghệ và các khoản vay ưu đãi để giúp Việt Nam phát triển nông nghiệp bền vững, hệ thống logistics, chuyển đổi xanh, bảo vệ đa dạng sinh học, quản lý nước, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.  ​​

Hai Thủ tướng Việt Nam – Hà Lan nhất trí về nhiều vấn đề hợp tác chiến lược - Ảnh 4. 

Hai Thủ tướng chứng kiến lễ ký Tuyên bố chung giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Vương quốc Hà Lan về hợp tác giảm phát thải trong sản xuất và tiêu dùng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Hà Lan hỗ trợ Việt Nam xây dựng một nền nông nghiệp hướng tới sinh thái, hiện đại, thông minh; Chính phủ Hà Lan hỗ trợ về tài chính, công nghệ đào tạo nguồn nhân lực trong khuôn khổ "Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng" (JETP) trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích, nhằm giúp Việt Nam ứng phó hiệu quả và thực hiện các cam kết về biến đổi khí hậu; hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế tuần hoàn.

Thủ tướng Mark Rutte khẳng định sẽ thúc đẩy hợp tác trong phát triển năng lượng tái tạo, hỗ trợ Việt Nam về công nghệ khai thác cát ngoài khơi, chống sạt lở đất, sửa đổi Luật Tài nguyên nước ở Việt Nam; đồng thời, hoan nghênh đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc hai bên thành lập cơ chế hợp tác ba bên về nông nghiệp, an ninh lương thực, nhằm ứng phó với đứt gãy chuỗi cung ứng và đóng góp vào nỗ lực chung giải quyết vấn đề an ninh lương thực toàn cầu.

Hai bên nhất trí mở rộng hợp tác về an ninh - quốc phòng, văn hóa - du lịch, giao thông vận tải, khoa học – công nghệ, giáo dục - đào tạo, tiếp tục ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương như khuôn khổ hợp tác ASEAN - EU, ASEM, Liên Hợp Quốc... Thủ tướng Chính phủ đề nghị thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương như giữa Hà Nội – Amsterdam, Thành phố Hồ Chí Minh – Rotterdam; đề nghị Hà Lan tăng học bổng cho sinh viên Việt Nam sang học tại các trường đại học của Hà Lan.

Hai Thủ tướng Việt Nam – Hà Lan nhất trí về nhiều vấn đề hợp tác chiến lược - Ảnh 5. 

Hai Thủ tướng chứng kiến lễ ký Kế hoạch hành động chung về quản lý tài nguyên nước giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Bộ Hạ tầng và Tài nguyên nước Hà Lan - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

​Về vấn đề Biển Đông, hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Cũng tại buổi hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ Hà Lan tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho Cộng đồng người Việt Nam, là cầu nối quan trọng trong quan hệ hữu nghị hai nước, hội nhập thành công và đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội Hà Lan.

Sau hội đàm, hai Thủ tướng đã chứng kiến Lễ ký kết một số văn kiện hợp tác giữa hai nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, đào tạo đại học./.

Nguồn: baochinhphu.vn







True
1 - 30Next