Tin Tức
Thứ 2, Ngày 10/02/2020, 09:00
Kế hoạch thực hiện Đề án thành phố thông minh Bình Dương năm 2020
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
10/02/2020

​​20200205_153853.jpg

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tặng hoa chúc mừng Ban Tổ chức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Horasis 2019 tại tỉnh Bình Dương – một trong chuỗi các sự kiện thành phố thông minh Bình Dương 2019

Trên cơ sở Đề án Thành phố Thông minh - Bình Dương được phê duyệt tại Quyết định số 3206/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương vừa bàn hành Kế hoạch thực hiện Đề án Thành phố thông minh Bình Dương năm 2020.

Kế hoạch nhằm mục tiêu hướng đến chủ đề triển khai nền tảng thông minh để đột phá sang thời kì mới 4.0, chú trọng vận dụng sáng tạo các mô hình quốc tế trong bối cảnh Bình Dương, đặc biệt tập trung nguồn lực vào một số dự án mới, dài hạn đã được triển khai những bước đầu tiên trong năm 2019, mở ra những đột phá mới trong tương lai. Mặt khác, hoàn thiện hơn nữa mô hình hợp tác Ba Nhà thông qua bổ sung, kiện toàn cơ cấu tổ chức đề án; tăng cường sự tham gia hợp tác liên tục giữa các cơ quan chính quyền, doanh nghiệp, trường - viện nghiên cứu trong tất cả các hoạt động; các đơn vị phát huy tinh thần chủ động đề xuất, phối hợp nghiên cứu, rà soát lại các công tác đã và đang thực hiện, xem xét về hiệu quả của dự án, để từ đó có được đề xuất tối ưu nhất; tích hợp các đề án có liên quan đến Thành phố thông minh để tạo sự đồng bộ. Mặt khác, nắm bắt cơ hội mới của thời đại 4.0, phát huy ưu thế về tăng trưởng, vị thế và tiềm lực mới của Bình Dương để tiếp tục phát triển nâng tầm hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực, học hỏi trao đổi kinh nghiệm, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, tiếp cận các cơ hội đầu tư mới. Ngoài ra, trong năm 2020, tỉnh Bình Dương cũng sẽ tích cực tham gia, phát huy tối đa cơ hội hợp tác với các mạng lưới, tổ chức quốc tế của các thành phố thông minh, đô thị đổi mới sáng tạo - khoa học công nghệ trên thế giới, đặc biệt là các tổ chức Bình Dương đã liên kết như Hiệp hội đô thị khoa học Thế giới (WTA), mạng lưới Horasis, Diễn đàn cộng đồng Thông minh Thế giới (ICF), hiệp hội các Trung tâm thương mại thế giới (WTCA), Nâng tầm trong hợp tác với các đối tác đi vào chiều sâu, đồng thời mở rộng thêm những thị trường tiềm năng mới như Ấn Độ.

Trong năm 2020, tỉnh Bình Dương dự kiến sẽ thực hiện 12 cụm dự án trọng điểm như sau:

1. Năm 2020, Bình Dương sẽ tiến hành thử nghiệm đăng kí danh hiệu Top 7 của ICF - 1 trong 7 địa phương có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu của năm 2021, với mục tiêu đặt ra là có kết quả không quá cách biệt so với các thành phố đạt Top 7. Bình Dương đã 2 năm liên tiếp 2018, 2019 đạt được Smart21 - 1 trong 21 địa phương có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu của năm do ICF bình chọn, và nghiên cứu cho thấy đang được người dân quan tâm rất sâu sắc.

2. Tập trung vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, môi trường sáng tạo, thúc đẩy khoa học công nghệ, ứng dụng vào thực tiễn trong tất cả các cấp. Đây là nền tảng tiên quyết cho tỉnh, tạo tiềm lực để đột phá, là chìa khóa thu hút đầu tư trong tương lai. Đồng thời các đại học đẩy mạnh các đề tài khoa học có tính ứng dụng cao, chuyển giao công nghệ, đăng cai tổ chức các cuộc thi sáng tạo công nghệ, thu hút thêm các hội thảo khoa học mang tầm vóc quốc tế; Thúc đẩy, khuyến khích trẻ em, thanh thiếu niên nhi đồng đam mê khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo là công tác quan trọng, tạo nền tảng bền vững cho một cộng đồng sáng tạo.

3. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong cộng đồng, hỗ trợ khởi nghiệp, khuyến khích tinh thần doanh nhân, xây dựng môi trường kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp mới, mở rộng kết nối các doanh nghiệp hiện hữu, đưa Trung tâm Sáng kiến cộng đồng & hỗ trợ khởi nghiệp (Binh Duong Innovation Center) vào hoạt động, nghiên cứu, thử nghiệm các mô hình trong nước và quốc tế, phối hợp với các đơn vị phù hợp để vận hành hiệu quả trung tâm; tiếp tục đẩy mạnh công tác ươm tạo, thu hút doanh nghiệp khởi nghiệp tại vườn ươm doanh nghiệp Becamex Business Incubator, đặc biệt chú trọng nâng cao số lượng khởi nghiệp, vừa thu hút thêm các nhà đầu tư khởi nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, khuyến khích khởi nghiệp và sáng tạo trong các trường nghề, hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp, …

4. Sản xuất tiên tiến/thông minh và Khu công nghiệp Khoa học Công nghệ:

Phát triển Khu Công nghiệp Khoa học Công nghệ là một trong những dự án trọng điểm, mũi nhọn để tạo ra đột phá mang tính nền tảng cho việc hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo nhằm thu hút đầu tư sản xuất có giá trị gia tăng cao, từng bước xây dựng nền sản xuất công nghệ cao trong các ngành công nghiệp chiến lược của vùng. Bên cạnh các việc phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ, mấu chốt quan trọng còn là xây dựng các thiết chế mềm thông qua các chính sách khuyến khích, hệ thống quản trị hiện đại và thúc đẩy sự hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo dựa trên sự hợp tác chặt chẽ và tương tác giữa các chủ thể đổi mới sáng tạo trong vùng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng trong hợp tác Ba Nhà, thúc đẩy các ngành công nghiệp chiến lược của vùng và hỗ trợ doanh nghiệp, ươm tạo và thu hút các công ty công nghệ.

Đặc biệt, trên cơ sở Bình Dương đã có nhiều doanh nghiệp sản xuất, tỉnh và Khu Công nghiệp Khoa học Công nghệ có thể nghiên cứu việc tập trung phát triển ngành sản xuất thông minh / sản xuất tiên tiến (Advanced Manufacturing) để hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cấp trình độ sản xuất, tăng cao tính hiệu quả, phù hợp thời đại công nghiệp 4.0. (như số hóa, tự động hóa, AI, IOT, đào tạo 4.0. v.v.). Đây có thể là một thị trường tiềm năng rất lớn, đồng thời việc tập trung vào sản xuất thông minh có thể tạo một đột phá mới trong thu hút đầu tư về sản xuất công nghệ cao nói chung cho Bình Dương.

5. Xây dựng hệ sinh thái chuỗi cung ứng, logistics thông minh:

Việc nghiên cứu ý tưởng để triển khai xây dựng hệ sinh thái chuỗi cung ứng là dự án trọng điểm để giúp tăng cường khả năng quản lý nhà nước, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển, cũng như thúc đẩy liên kết vùng, thu hút vượt bậc các nhà đầu tư.

Xây dựng cơ sở hạ tầng logistics đường sắt, đường sông, và đồng thời nhanh chóng đưa các giải pháp nâng cấp hệ thống hạ tầng đường bộ, giảm được áp lực kẹt xe, là yêu cầu rất bức thiết hiện nay. Đây là chìa khóa để phát triển kinh tế xã hội tỉnh trong thời gian tới, tăng cường liên kết vùng, giảm thời gian và giá thành vận chuyển sản xuất cho doanh nghiệp.

6. Thu hút các doanh nghiệp và viện trường trong và ngoài nước, đặc biệt chú trọng về Công nghệ thông tin và truyền thông và sản xuất tiên tiến, cùng vào đầu tư, tham gia vào công tác nghiên cứu, thử nghiệm, thí điểm các dự án mới, và cùng tích cực hợp tác trong các dự án Bình Dương, thúc đẩy xây dựng hệ thống ICT, công nghệ số hóa thông minh (smart digitalization), chính quyền điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, trung tâm điều hành thành phố thông minh… đặc biệt là hạ tầng băng thông rộng.

7. Tiếp tục triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu, chính quyền điện tử, cải cách hành chính và dịch vụ công, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đặc biệt là trong hỗ trợ người dân. Đây là yêu cầu thiết yếu của thành phố thông minh, là nhiệm vụ trọng tâm, vừa nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân và doanh nghiệp, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội.

8. Tiếp tục phát triển từng bước Trung tâm điều hành thành phố thông minh, kết nối với hệ thống Cơ sở dữ liệu dùng chung, khởi đầu bằng trung tâm đường dây nóng 1022 đã khánh thành năm 2019, là đầu mối tiếp nhận và phản hồi kịp thời thông tin cho người dân qua nhiều kênh, phương tiện. Ngoài ra tỉnh cũng hỗ trợ, ủng hộ các doanh nghiệp, viện trường tiến hành triển khai các trung tâm điều hành của mình, và kết nối với tỉnh.

9. Tiếp tục đẩy mạnh dự án chiếu sáng LED đến các huyện thị ở Bình Dương, cũng như dùng đèn LED để tạo hiệu ứng mỹ thuật. Đây là dự án vừa hiệu quả tức thì, tiết kiệm chi phí, năng lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời nâng cao mỹ quan đô thị.

10. Truyền thông và quảng bá về đề án Thành phố Thông minh và các dự án cụ thể: triển khai công tác truyền thông đa phương tiện, tập trung thông điệp cụ thể, có chiều sâu hơn là những thông điệp mang tính quảng bá; chú trọng truyền tải đến từng người dân, doanh nghiệp và từng bước đẩy mạnh ra quốc tế.

11. Tiếp tục tổ chức sự kiện lớn tầm vóc thế giới, ưu tiên triển khai thành chuỗi các sự kiện Thành phố Thông minh mang đến nhiều ý nghĩa to lớn, thực tiễn cho Bình Dương, cả về thương hiệu lẫn thu hút đầu tư, trao đổi học hỏi kinh nghiệm, công nghệ, nhân lực v.v. Năm 2020 cũng chú trọng phát triển thêm những sự kiện mang tính khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.

12. Phát triển các chương trình phát triển bền vững (năng lượng sạch, bảo vệ môi trường, xử lý rác thải, công khai thông tin cho người dân...), tạo dựng một môi trường sống tốt cho người dân, thu hút chuyên gia đến sống và làm việc, tạo dựng thương hiệu Bình Dương thông minh, xanh, sạch và sống tốt.

Thùy Linh

Lượt người xem:  Views:   574
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin Tức