Tin Tức
Thứ 5, Ngày 26/09/2019, 11:00
Thị trường Việt Nam đủ lớn cho các kế hoạch kinh doanh của DN Singapore thành công
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
26/09/2019
Một trong những dấu ấn quan trọng trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình là cuộc Toạ đàm bàn tròn giữa Phó Thủ tướng Thường trực với lãnh đạo Liên đoàn Sản xuất Singapore – Tổ chức đại diện cho các nghiệp đoàn sản xuất, tập đoàn, công ty lớn của Singapore về các vấn đề mà họ quan tâm trong quá trình đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.


Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình gặp gỡ lãnh đạo Liên đoàn Sản xuất Singapore - Ảnh: VGP/Lê Sơn

Phát biểu với lãnh đạo các tập đoàn, công ty lớn của Singapore tại Toạ đàm bàn tròn với Liên đoàn Sản xuất Singapore, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình bày tỏ những ấn tượng sâu sắc của mình với sự phát triển thịnh vượng, bền vững, hài hoà về kinh tế, chính trị, văn hóa và con người trên tinh thần kỷ luật, trí tuệ, sáng tạo, đoàn kết và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của một quốc gia trên cơ sở tầm nhìn chiến lược phát triển hiệu quả và bài bản.

Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh: Trong 46 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 6 năm thiết lập Quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước, Singapore là đối tác quan trọng về đầu tư, thương mại, du lịch, giáo dục, y tế và vận tải quốc tế của Việt Nam trong khu vực ASEAN. Doanh nghiệp Singapore đã có mặt rất sớm ở Việt Nam và tham gia tìm hiểu, đầu tư tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.

Đến nay, Singapore đã đầu tư trên 50 tỷ USD với trên 2.300 dự án tại 48/63 tỉnh, đứng thứ 3/132 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Riêng 6 tháng đầu năm 2019, Singapore đã đầu tư 3,2 tỷ USD, đứng thứ 3/103 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2019. Singapore còn là cửa ngõ để các tập đoàn đa quốc gia gia tăng hợp tác đầu tư và thương mại với Việt Nam.

Đặc biệt, hiện nay Singapore đã đầu tư và đưa vào hoạt động 7 khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) tại Việt Nam rất hiệu quả, là biểu tượng của hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Năm 2018, quy mô thương mại hai nước đạt 7,66 tỷ USD, 6 tháng đầu năm 2019 đạt 3,7 tỷ USD. Nhiều mặt hàng nông sản, điện tử, tiêu dùng, nguyên liệu của Việt Nam tiếp tục làm đa dạng hoá sự lựa chọn của hơn 5 triệu người tiêu dùng và doanh nghiệp Singapore.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực, hợp tác về văn hoá, giáo dục, y tế, du lịch giữa hai nước đạt kết quả ấn tượng với hơn 300.000 người Việt Nam sang Singapore năm 2018. Đồng thời, Singapore cũng là lựa chọn hàng đầu đối với học sinh, sinh viên Việt Nam, sẽ là cầu nối liên kết, thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng Thường trực cũng thông báo cho lãnh đạo tập đoàn, công ty lớn của Singapore về những con số ấn tượng trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hơn 30 năm qua, với tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 6,74%. Riêng tăng trưởng kinh tế năm 2018 của Việt Nam đạt 7,08%, cao nhất trong 1 thập kỷ qua. Kim ngạch thương mại đạt 480 tỷ USD, xuất siêu 6,7 tỷ USD. Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo, trong năm 2019, kinh tế Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực ASEAN năm 2019.


Đại diện Liên đoàn Sản xuất Singapore tặng lưu niệm cho Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình - Ảnh VGP/Lê Sơn

Phân tích với các doanh nghiệp Singapore về triển vọng tìm hiểu, hợp tác và đầu tư tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Thường trực nêu rõ: Thị trường Việt Nam đang có những thay đổi căn bản và tăng nhanh về sức mua dựa trên nền tảng thu nhập bình quân đầu người, đạt gần 2.600 USD năm 2018. Hướng tới năm 2020, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5-7%/năm, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.200-3.500 USD/người.

"Tôi tin rằng, thị trường Việt Nam đủ lớn cho các kế hoạch kinh doanh thành công của các bạn", Phó Thủ tướng Thường trực nói.

Theo đó, Việt Nam luôn kiên định chính sách hội nhập quốc tế, với việc đã ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do. Việt Nam và Singapore đều tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, mở ra nhiều cơ hội mới về đầu tư, thương mại giữa hai nước.

Thứ hạng của Việt Nam trên nhiều bảng xếp hạng toàn cầu được cải thiện đáng kể. Theo báo cáo Doing Business 2019, mới được Ngân hàng Thế giới công bố, chỉ số môi trường cạnh tranh của Việt Nam xếp thứ 69/190, tăng 13 bậc năm 2016. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, chỉ số năng lực cạnh tranh tăng 5 bậc; chỉ số đổi mới sáng tạo tăng 12 bậc theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới; xếp hạng của Fitch Ratings tháng 5/2019 về triển vọng của ngân hàng Việt Nam nâng từ mức ổn định lên mức tích cực…

Để thúc đẩy phát triển tích cực trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh đến việc cơ cấu lại nền kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế số trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Đồng thời, nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư quốc gia và cải thiện chất lượng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên cơ sở đó, Việt Nam sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhất quán, bảo đảm công khai, minh bạch, đơn giản hoá các thủ tục về thuế, hải quan; tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, có chuyên môn và tay nghề giỏi, giảm dần nhân công giá rẻ; nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng và nâng cao tính kết nối giữa các vùng miền, địa phương của Việt Nam dựa trên lợi thế cạnh tranh trong quá trình tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của hàng hoá; thúc đẩy các giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, từng bước nâng cao tỉ lệ cung ứng nội địa và phát triển chuỗi giá trị trong nước.

Phó Thủ tướng Thường trực cũng đánh giá cao nền kinh tế Singapore có trình độ phát triển cao trên thế giới, trong khi đó Việt Nam cũng được coi là nền kinh tế phát triển năng động hàng đầu châu Á. Do đó, hai nước có những cơ hội và dư địa hợp tác với nhau, phát huy tiềm năng, tăng cường liên kết khu vực và quốc tế.

Việt Nam đang hướng tới xây dựng một quốc gia công nghiệp hiện đại và thông minh nên có nhu cầu lớn về đầu tư phát triển hạ tầng, năng lượng hiện đại, nền giáo dục tiên tiến… Trong khi đó, đây là những lĩnh vực mà Singapore có thế mạnh, là cơ hội quý báu để Singapore nắm bắt tiếp tục hợp tác, đầu tư phát triển tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đang phát triển hết sức năng động, có đóng góp ngày càng lớn và quan trọng vào quy mô của nền kinh tế. Vì thế, hai bên cần liên kết trong chuỗi cung ứng toàn cầu, từng bước mở không gian hợp tác từ chiều dọc sang chiều ngang, tiếp cận có hiệu quả thị trường khu vực và toàn cầu trong thời gian tới.

Lãnh đạo các tập đoàn, công ty của Singapore tham dự cuộc Tọa đàm bàn tròn - Ảnh VGP/Lê Sơn

Hiện nay, Chính phủ hai nước đã xây dựng cơ chế đối thoại "Hội nghị kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Singapore" đang được triển khai rất hiệu quả, thực chất trong thời gian qua, góp phần giải quyết những vướng mắc cụ thể của các doanh nghiệp, đề ra các ý tưởng hợp tác kinh doanh mới, gián tiếp thúc đẩy đầu tư của Singapore vào Việt Nam.

Cũng tại cuộc Toạ đàm này, lãnh đạo các Bộ Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã cùng với Phó Thủ tướng Thường trực trao đổi, trả lời cởi mở rất nhiều vấn đề mà các tập đoàn, công ty lớn quan tâm đến việc tìm hiểu, hợp tác, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

​(Nguồn: chinhphu.vn)

Lượt người xem:  Views:   657
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin Tức